1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng

53 1,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 397,91 KB

Nội dung

Tôi thực hiện nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của tôm Chân Trắng, cụ thể là : ”Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm Chân Trắng”.. • Ảnh

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn nhiệt tình của thầy cô, anh chị hướng dẫn Nhân đây cho phép tôi được gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:

• Ban chủ nhiệm khoa Nuôi Trồng Thuỷ Sản, các thầy cô trong bộ môn Hải Sản đã tạo cơ hội, thời gian cho chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này

• Th.s Đào Văn Trí - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển nuôi biển Sông Lô, Th.s Nguyễn Địch Thanh đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp hoàn thành đề tài

• Các anh, chị kĩ sư, cán bộ công nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nuôi biển - Sông Lô, đã tận tình chỉ dẫn chu đáo trong suốt thời gian thực tập tại Trung tâm

• Cảm ơn các anh chị trong trung tâm đã giúp đỡ về trang thiết bị nghiên cứu, đo đạc, các cơ sở vật chất khác, giúp tôi hoàn thiện đề tài

Nha Trang, tháng 11 năm 2005

Sinh viên thực hiện Võ Thị Thu Em

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong suốt thời gian qua nghề nuôi tôm Sú đã phổ biến ở hầu hết các tỉnh ven biển Việt Nam, mang lại lợi nhuận tương đối cao Tuy nhiên, cũng có nhiều rủi ro mà người nuôi phải đối phó như vấn đề dịch bệnh lây lan, môi trường nước ô nhiễm …hiệu quả sản xuất ngày càng thấp Để duy trì và phát triển nghề thuỷ sản, việc đa dạng hoá đối tượng nuôi là cần thiết, tôm Chân Trắng được xem là đối tượng có khả năng khắc phục nhược điểm trên và mang lại kết quả khả quan hơn cho người nuôi

Cũng như ở các nước Châu Á khác, tôm Chân Trắng được di nhập vào nước ta trong thời gian gần đây Do đó các vấn đề nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái… của loài này chưa nhiều Điều đặt ra, chúng ta cần tìm hiểu nhiều về chúng, để xây dựng các quy trình kỹ thuật sản xuất giống cũng như nuôi thương phẩm phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, giúp người nuôi đạt được hiệu quả trong sản xuất Góp phần giải quyết vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Nuôi Trồng Thuỷ sản - Bộ môn Hải sản trường Đại học Thuỷ sản Tôi thực hiện nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của tôm Chân Trắng, cụ thể là : ”Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm Chân Trắng” Với các nội dung chính:

• Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến tỷ lệ nở của trứng

Trang 3

• Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm Chân Trắng từ Nauplius đến Postlarvae 1

• Ương nuôi thử nghiệm ấu trùng ở khoảng nhiệt độ và độ mặn thích hợp

Qua nghiên cứu góp phần xác định được khoảng nhiệt độ và độ mặn thích hợp trong ương nuôi ấu trùng Đồng thời giúp hoàn thiện và ổn định quy trình sản xuất giống nhân tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nguồn giống chất lượng tốt cho người nuôi Ngoài ra nâng cao hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái của đối tượng này

Do thời gian và trình có hạn nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót tránh khỏi, mong được sự góp ý của quý thầy cô, các anh chị hướng dẫn

cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện

Trang 4

PHẦN 1 : TỔNG LUẬN

I.MỘT VÀI HIỂU BIẾT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.Phân loại, phân bố:

Tên tiếng Anh : White leg shrimp

Tên tiếng Việt : tôm Chân Trắng hay tôm he Chân Trắng

1.2 Phân bố:

Tôm có nguồn gốc ở ven biển Thái Bình Dương thuộc Châu Mỹ La Tinh (từ Peru ở phía Nam lên tới Mehico ở phía Bắc) Ở những vùng biển này quanh năm nhiệt độ thường lớn hơn 20oC (Whylean Sweeney, 1991), (Rosenbery, 2000) Đây là đối tượng nuôi chính ở Châu Mỹ La Tinh, Bắc Trung Mỹ đến Braxin [16]

2 Đặc điểm sinh học của tôm Chân Trắng:

2.1 Đặc điểm hình thái:

Tôm Chân Trắng co vỏ giáp với những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai telson, không có rãnh sau mắt Đường gờ sau mắt, chuỳ khá dài, đôi khi dài tới mép sau cánh của vỏ giáp Gờ trán không có, gờ vỏ giáp ngắn thường kéo dài tới 2/3 khoảng cách giữa gai gan và ổ mắt

Trang 5

Có 6 đốt bụng ba đốt mang trứng, rãnh bụng hẹp hoặc không có Telson không phân nhánh, râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn

so với vỏ giáp Tôm có màu trắng đục vì vậy có tên gọi thông dụng là tôm Bạc Ở một thời kì nhất định tôm có màu xanh nhạt ở rìa đuôi.[17]

Các loài gần với tôm Chân Trắng: Litopenaeus setiferus, Litopenaeus

stylirostris Ở Châu Á, tôm Chân Trắng gần giống với tôm he Trung Quốc

(Penaeus chinensis) và tôm thẻ của Việt Nam (Penaeus merguiensis) thân

không có đốm vằn, chân bò màu trắng ngà…[16]

2.2 Đặc điểm sinh thái:

Trong tự nhiên tôm Chân Trắng phân bố ở nơi đáy cát, độ sâu 0 - 72

m nước, nhiệt độ nước ổn định từ 25 - 32oC, độ mặn từ 28 - 34 ppt, pH từ 7.7 - 8.3 Tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm con

ưa sống ở khu vực cửa sông, nơi giàu sinh vật phù du

Tôm Chân Trắng thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống Thích nghi với độ mặn 5 - 50 ppt, thích hợp nhất 10 - 40 ppt, khi độ mặn dưới 5 ppt hoặc trên 50 ppt tôm bắt đầu chết dần Thích nghi với nhiệt độ: 25 - 32oC Tôm chết dần khi nhiệt độ giảm dưới 9oC và chết sau 2 giờ khi nhiệt độ tăng lên 41oC.[16]

2.3.Tính ăn :

Là loài ăn tạp, thức ăn của tôm Chân Trắng cần một tỷ lệ thích hợp các thành phần dinh dưỡng như protid, glucide, lipid, Vitamin và muối khoáng… Dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của tôm Khả năng chuyển hoá của tôm rất cao, có nhu cầu protein thấp hơn các loài tôm he khác.[4]

2.4 Đặc điểm sinh sản:

Mùa vụ sinh sản:

Khu vực tôm phân bố tự nhiên, quanh năm đều bắt được tôm ôm trứng Có sự sai khác về mùa vụ sinh sản ở ven biển phía bắc Equado, tôm

Trang 6

xuất hiện từ đầu tháng 3 đến tháng 8, mùa đẻ rộ chủ yếu vào tháng 4 - 5 Ở Peru mùa tôm đẻ chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau [6]

Tôm Chân Trắng có thelycum hở, khác tôm Sú và tôm he Nhật Bản Giao vĩ:

Tôm đực và tôm cái tìm nhau giao vĩ khi hoàng hôn Tôm đực phóng các chùm tinh từ cơ quan giao cấu cho dính vào đôi chân bò thứ 3 đến thứ 5 của con cái Trong điều kiện nuôi, tỷ lệ giao vĩ tự nhiên rất thấp

Sức sinh sản và đẻ trứng :

Buồng trứng tôm cái thành thục có màu hồng, trứng tôm sau khi đẻ có màu vỏ đỗ xanh Tôm mẹ dài cỡ 14 cm có lượng trứng 10 - 15 vạn trứng Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng lại tái phát dục tiếp Thời gian giữa hai lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày, con đẻ nhiều nhất tới 10 lần / năm, thường sau khi đẻ 3 - 4 lần liên tục tôm lột xác

Các chùm tinh của con đực cũng tái sinh nhiều lần Con cái trứng đã thành thục nhưng không được thụ tinh vẫn có thể đẻ trứng bình thường nhưng không ấp nở [6]

II.NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG VÀ ẤU TRÙNG TÔM CHÂN TRẮNG:

Nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố sinh thái ảnh hưởng lớnthuỷ sinh vật Nhiệt độ làm thay đổi sinh trưởng, hoạt động, hình thái Độ mặn là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng [13]

Theo nhiều nghiên cứu về khả năng chịu đựng các điều kiện thuỷ lý thuỷ hoá cho thấy : hầu hết các loài tôm he nhiệt độ thích hợp nằm trong khoảng 25 – 30oC, tốt nhất 27 – 29oC Ở nhiệt độ thấp hơn 25oC (trừ một

vài loài chịu nhiệt thấp như P chinesis, P sertiferus) đều bất lợi cho tôm,

làm tôm giảm ăn, sinh trưởng chậm Nhiệt độ cao trong khoảng 30 – 33oC

Trang 7

tôm sinh trưởng nhanh, thời gian lột xác nhanh nhưng dễ bị nhiễm bệnh Nhiệt độ lớn hơn 34oC sẽ gây nguy hiểm cho tôm Riêng yếu tố độ mặn có thể thấy mức độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm ít hơn so với nhiệt độ [1]

1 Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn lên tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng

Theo FAO, chất lượng nước tốt nhất sử dụng cho tôm Chân Trắng sinh sản nhân tạo phải được xử lý qua tia cực tím và duy trì ở nhiệt độ 28 –

29oC, độ mặn 30 – 35 ppt sẽ cho tỷ lệ đẻ tôm mẹ cao Khi ấp nở nên cho trứng vào bể với mật độ ấp 4.000 trứng /m3 nước, lúc này cần duy trì nhiệt độ từ 29 – 32oC, độ mặn 32 - 35 ppt là phù hợp [23]

Theo Lục Minh Diệp cho biết về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sinh sản tôm he, nhiệt độ thích hợp cho sinh sản hầu hết các loài tôm

he nằm trong khoảng 27 – 29oC Nhìn chung nhiệt độ nhỏ hơn 26oC sẽ làm giảm khả năng sinh sản của chúng Nhưng cũng có loài thành thục tốt ở

nhiệt độ thấp như P chinensis (18oC) Sự ổn định nhiệt độ nước trong suốt quá trình thành thục là điều kiện rất quan trọng của tôm Chân Trắng,

nhưng một số loài khác thì không (như P.stylirostris, P.indicus) Về độ

mặn, ông cho rằng khoảng thích hợp cho sinh sản từ 28 – 36 ppt.[1]

2 Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến tốc độ tăng trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng:

Về ảnh hưởng của nhiệt độ Zein Eldin và Grifith (1966) khi nghiên

cứu trên PL của Penaeus azùtecus ở 25 ppt và nhiệt độ từ 15 - 35oC thu kết quả Tỷ lệ sống của ấu trùng đạt giá trị cao nhất trên 90% ở 20 – 25oC và giảm dần đến 32oC, ấu trùng chết sau 15 ngày [20]

Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển, sinh trưởng của ấu trùng Preston (1985) cho thấy, Khi nhiệt độ tăng từ 18 đến

34oC thời gian phát triển của 3 loài Penaeus plebejus, Metapenaeus

Trang 8

macleayi và M bennetae đều giảm Ở giai đoạn M,ø Z kích thước giảm thang

nhiệt độ 19oC, 34oC và tăng ở nhiệt độ 24oC, 29oC.[20]

Theo Zein- Eldin và Aldrich theo dõi tốc độ sinh trưởng PL tôm

Penaeus aztecus thấy chiều dài và khối lượng tăng mạnh ở nhiệt độ

25-32oC, giảm mạnh ở nhiệt độ 11oC và 18oC ở bất kỳ điều kiện độ mặn nào Nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ lên tốc độ tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với ảnh hưởng của độ mặn [20]

Theo tổ chức FAO : mặc dù tôm Chân Trắng có thể sống ở khoảng nhiệt độ dao động rộng nhưng khoảng thích hợp là 23 – 30oC, (nhất là ở vùng Nhiệt đới và Cận Nhiệt đới) và thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm 27 – 30oC Cụ thể tôm 1g phát triển tốt ở 30oC, tôm 12 - 18 g phát triển tốt ở 27oC Chúng cũng có thể sống được ở nhiệt độ thấp 15oC và cao

30oC, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm (Wyban & Sweeny, 1991) Ở Châu Á từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau có thể nuôi được vì tôm chịu được nhiệt độ thấp, do đó nuôi được qua mùa đông Điều này có ý nghĩa lớn, việc tăng số vụ nuôi trong năm Đây là một trong những lý do mà người nuôi quan tâm.[23]

Xét đến yếu tố độ mặn ảnh hưởng đến ấu trùng:

Quan sát tốc độ sinh trưởng của ấu trùng Penaeus plebejus của

Preston (1985) thấy giá trị tăng theo thứ tự: 40ppt > 35 ppt = 30 ppt >25ppt

>20ppt ở giai đoạn Zoea Ngoài ra tỷ lệ sống cao trên dưới 35 ppt ở giai

đoạn Nauplius và 30 ppt ở giai đoạn Mysis Thí nghiệm trên Metapenaeus

bennettae, ông cho rằng nhiệt độ trên dưới 29oC và độ mặn từ 30 - 35ppt thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng Giai đoạn Mysis có nhiệt độ và độ mặn tốt nhất là 29oC và 30 ppt.[20]

Theo nghiên cứu Rajya Lakshm và Chandara (1987) thí nghiệm về

sinh trưởng của ấu trùng Penaeus monodon Trong điều kiện nhiệt độ từ 28

Trang 9

–32oC, cho thấy tốc độ sinh trưởng theo độ mặn được sắp xếp theo thứ tự 15ppt >20 ppt >0 ppt [20]

Zein- Eldin và Aldrich (1995), nghiên cứu về độ mặn ảnh hưởng lên

PL tôm Penaeus aztecus Ởû nhiệt độ 25-32oC với các thang độ mặn từ 35ppt, tốc độ tăng trưởng về chiều dài ở các thang dộ mặn tăng dần 35ppt, tuy nhiên mức độ tăng không rõ ràng.[20]

Trong báo cáo của William A.Bray et Addison L.Lawrence (1992) đã nhận định rằng: nhiệt độ từ 27 – 29oC được xem là nhiệt độ phát triển bình thường của tôm Nếu dưới 29oC làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loài tôm Bàn luận về yếu tố độ mặn ông cho rằng: độ mặn từ 28 - 36 ppt là khoảng thích hợp cho hầu hết các loài tôm [18]

Những nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến ấu trùng tôm ở Việt Nam :

Theo Đoàn Văn Đẩu và cộng tác viên (1989) trong nghiên cứu kĩ thuật, công nghệ sản xuất tôm giống các loài tôm biển thuộc giống tôm he Sau 20 lần thử nghiệm đã đưa ra tiêu chuẩn về nhiệt độ cho bể nuôi tôm bố mẹ và bể ương ấu trùng là từ 25 – 31oC, nhiệt độ tối ưu là 28oC; tiêu chuẩn về độ mặn 28 - 30 ppt [3]

Gần đây nhất là nghiên cứu của Th.s Đào Văn Trí về ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến hoạt động giao vĩ của tôm Chân Trắng bố mẹ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở của trứng cũng như tốc độ tăng trưởng của ấu trùng cho kết quả thể hiện ở bảng sau :

Trang 10

Bảng 1 : Aûnh hưởng của nhiệt độ đến phát triển của ấu trùng

Nhiệt độ thí nghiệm ( o C)

Chỉ tiêu

Thời gian biến thái từ

trứng đến Nauplius.( giờ)

Thời gian biến thái từ Z1 –

PL8 (giờ)

253±10.23 245±9.25 240±8.56 231±6.87 Tỷ lệ sống (%) 34.67±10.65 45.78±9.98 55.06±9.81 63.35±8.34

Bảng 2 : Aûnh hưởng của độ mặn đến phát triển của ấu trùng

Độ mặn thí nghiệm (ppt)

Nhiệt độ và độ mặn thích hợp dao động trong khoảng 28 – 30oC, 29-32 ppt [8]

Nhìn chung nhiệt độ và độ mặn là 2 yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của ấu trùng, nhưng chúng là động vật thuỷ sinh nên chịu tác động của nhiều yếu tố vô sinh và hữu sinh khác

Trang 11

III.TÌNH HÌNH NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG Ở CHÂU Á VÀ VIỆT NAM:

1.Tình hình di nhập và nuôi tôm các nước Châu Á

Tôm Chân Trắng là loài không phân bố ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng Chúng được di nhập thử vào Châu Á năm 1978 - 1979 và đến năm 1996 mới trở thành đối tượng nuôi chính ở Trung Quốc, Đài Loan Năm 2000 - 2001 tôm Chân Trắng được nuôi ở hầu khắp các nước Châu Á Nguyên nhân của việc di nhập loài tôm này do chúng có nhiều ưu điểm hơn so với các đối tượng nuôi truyền thống cuả mỗi quốc gia (Trung Quốc :

P.chinesis, Việt Nam: P.monodon ) như : lớn nhanh 1 - 1.5g/tuần; chịu

được độ mặn với biên độ lớn (0.5 - 45 ppt); nuôi được trong nước ngọt; chịu được nhiệt độ thấp (nhỏ hơn 15oC) Do đó có thể nuôi vào mùa đông, đặc biệt dễ nhân giống và thuần hoá Vì vậy hạn chế được các vấn đề liên quan đến việc thu gom tôm bố mẹ hoặc hậu ấu trùng ở ngoài tự nhiên.[7] Là đối tượng rộng muối, rộng nhiệt Do đó mô hình nuôi chúng phong phú như nuôi tôm thương phẩm tôm Chân Trắng ghép với cá nước ngọt trong ao nuôi cá ở Trung Quốc, hoặc nuôi tôm Chân Trắng ở ruộng lúa [10] Trung Quốc đã thử nghiệm nuôi tôm trong ao nước ngọt hoàn toàn và cho kết quả nuôi tốt Như vậy qua kinh nghiệm nuôi của các nước nuôi tôm Chân Trắng trước nước ta Chúng ta có thể nghiên cứu điều kiện tự nhiên của Việt Nam xem có phù hợp để nuôi đối tượng này với nhiều hình thức khác nhau trong môi trường nước ngọt, mặn, lợ hay không

Các nước Châu Á dẫn đầu về sản xuất tôm nuôi của thế giới Riêng tôm he Chân Trắng chiếm 42% sản lượng toàn cầu, tương đương với tôm Sú Tôm Chân Trắng đã đạt 33% sản lượng tôm nuôi của Châu Á năm

2003 chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan và Inđônexia Mặc dù hiện nay tôm Sú vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong sản xuất tôm nuôi ở Châu Á với khoảng 50% sản lượng, nhưng dự đoán trong 2 năm tới, hầu hết các nứơc

Trang 12

Châu Á sẽ mở rộng việc nuôi tôm Chân Trắng Trong số 390.000 tấn tôm nuôi ở Trung Quốc năm 2003 có khoảng 60% là tôm Chân Trắng Năm

2004 Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển nuôi tôm, tăng sản lượng lên trên 400.000 tấn chủ yếu tôm Chân Trắng Thái Lan, Inđônêxia, Philippines, Ấn Độ phát triển mạnh đối tượng này.[17]

Việt Nam đa dạng hoá các loài tôm nuôi bằng việc nuôi tôm Chân Trắng, năm 2003 nước ta đã sản xuất 15.000 tấn, năm 2004 đạt hơn 40.000 tấn tôm Chân Trắng cùng với 200.000 tấn tôm Sú Năm 2005 Việt Nam sẽ sản xuất hơn 100.000 tấn tôm Chân Trắng.[17]

2 Tình hình nuôi tôm Chân Trắng của nước ta:

Trước thực trạng nuôi tôm Sú của nước ta hiện nay, việc di nhập tôm Chân Trắng đang được xem là một giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn mà nuôi tôm Sú gặp phải Vào tháng 09/ 2001, công ty Duyên Hải - Bạc Liêu - là đơn vị đầu tiên được bộ Thuỷ Sản cho phép đưa tôm Chân Trắng vào sinh sản nhân tạo để bán ra thị trường [14] Sau đó ở Phú Yên (công ty Asia Hawaii Ventures) và Hà Tĩnh (công ty công nghệ Việt Mỹ) cũng tham gia sản xuất giống Tuy nhiên, việc sản xuất giống nhìn chung chỉ dừng lại ở mức tự cung tự cấp trong nội bộ diện tích của đơn vị mình Trong những năm qua, nghề nuôi tôm trên cát phát triển mạnh ở các tỉnh Nam Trung bộ đã góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân sống ven biển Một số địa phương đã thu được kết quả tốt cả về năng suất và sản lượng : Quảng Ninh thả nuôi 376 triệu con giống, có đơn vị đã đạt năng suất 18 tấn/ha/vụ; Quảng Ngãi nuôi tôm trên cát ở cả 2 vụ, năng suất bình quân 9.4 tấn/ha, có hộ đạt 15 tấn/ha, hiệu quả kinh tế cao đã góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng bãi ngang ven biển Nghệ An tuy chỉ đạt bình quân 3 tấn/ha, nhưng do tôm được thả nuôi sau vụ nuôi tôm Sú và mức đầu tư thấp, đã có lãi từ 20 – 30 triệu đồng/ha;

Trang 13

Đồng Nai đạt năng suất bình quân 5 tấn/ha, lãi trên 100 triệu đồng/ha [15] Đặc biệt, có một số cơ sở nuôi đạt kết quả rất cao : Công ty Xuất khẩu Thủy sản II Quảng Ninh nuôi 18 ha đạt sản lượng 176 tấn; Công ty Công nghệ Việt Mỹ nuôi 2 vụ trên diện tích 346 ha, đạt năng suất 7 tấn/ha, sản lượng 2.422 tấn; Công ty Đầu tư Phát triển Hạ Long đạt năng suất 11 tấn/ha/vụ; tại Phú Yên có 30 ha của Công ty Asia Hawaii và 4.2 ha thuộc dự án của Sở Khoa học Công nghệ nuôi trên vùng đất cát ven biển, đạt năng suất bình quân 6 tấn/ha/vụ [15]

3.Tình hình sản xuất tôm giống

Nguồn giống người nuôi sử dụng chủ yếu là di nhập từ Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan Tuy nhiên việc di nhập không được kiểm dịch chặt chẽ nên xảy ra nhiều hiện tượng tôm chết do nguồn giống không đảm bảo sạch bệnh[7] Từ thực tế như vậy, để chủ động được nguồn giống đạt chất lượng, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân và hoàn thiện qui trình sản xuất giống nhân tạo đối tượng này Năm 2002 đã bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về đối tượng này qua đề tài Bộ Thuỷ sản giao cho Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản III: ‘’ Áp dụng kĩ thuật sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch vùng nuôi tôm Chân Trắng’’ Nhằm hoàn thiện qui trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm Chân Trắng, đồng thờitrên

cơ sở qui hoạch vùng nuôi đối tượng này một cách hợp lý

Đáp ứng nguồn giống cho người nuôi, các nứơc đã tiến hành sản xuất giống nhân tạo, thể hiện ở bảng sau:

Trang 14

Bảng 3: Sản xuất giống các loài tôm và tôm Chân Trắng ở các nước

Châu Á năm 2002 [16]

Nước và lãnh

thổ

Số trại giống tôm Chân Trắng

Số trại giống tôm khác

Tổng sản lượng tôm giống PL (triệu con/tháng)

Tổng sản lượng tôm Chân Trắng giống (triệu con/tháng)

Trang 15

PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I.ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

Địa điểm: Tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển - Sông Lô- Nha Trang

Thời gian: từ ngày 30/ 08 đến 20/ 11/ 2005

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu trên trứng và ấu trùng của tôm Chân Trắng (Litopenaeus

vannamei (Boone, 1931)), trứng và ấu trùng được lấy từ Viện nghiên cứu

Nuôi trồng Thủy sản III - 33 Đặng Tất – Nha Trang

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1 Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ thí nghiệm:

§ Xô nhựa (5L), số lượng 9 cái

§ Bể composite có thể tích 300L, số lượng 9 cái

§ Hộp lồng, số lượng 18 cái

§ Phòng thí nghiệm (có mái che)

§ Các dụng cụ cần thiết khác

Cách bố trí dụng cụ và chuẩn bị thí nghiệm:

Vệ sinh bể và phòng thí nghiệm bằng cách, dùng xà phòng để chà bể và phòng Tiếp theo rửa lại bằng nước ngọt cho sạch hết xà phòng Để bể khô sau đó tạt chlorine (50 - 100ppm), đậy bạt khoảng vài ngày tiếp tục rửa bể bằng nước ngọt cho hết mùi chlorine Tiếp theo phun phormon, đậy bạt để vài ngày, rửa lại bằng nước ngọt (hết mùi phormon) Qua khâu vệ sinh như vậy chúng ta cấp nước vào bể để tiến hành thí ngiệm được

Trang 16

Hình 1: Hệ thống bể thí nghiệm về độ mặn ảnh hưởng đến sự phát triển

của ấu trùng

Hình 2: Hệ thống xô thí nghiệm về nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển

của ấu trùng

Trang 17

2 Chuẩn bị nước:

Nước biển lấy vào bể chứa (có mái che), xử lý nước bằng thuốc tím nồng độ 20-30 ppm hoặc cao hơn tuỳ theo con nước và mùa vụ sản xuât Nước này cung cấp cho các bể thí nghiệm

3 Thiết bị đo yếu tố môi trường:

Đo pH: bằng máy đo pH

Đo độ mặn: bằng Sali kế

Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế

4.Phương pháp xác định sự phát triển, tốc độ sinh trưởng của trứng và ấu trùng:

Đối với thí nghiệm về ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển của trứng: được bố trí ở các mức 26 ppt, 28 ppt, 30 ppt, pha đô mặn theo công thức ở mục V

Trang 18

+ Tốc độ sinh trưởng dựa theo hai chỉ tiêu chiều dài và trọng lượng Chiều dài : xác định ở các giai đoạn : Zoea 1, 3; Mysis 1, 3; Postlarvae 1, 5, 10 bằng máy: Profile projector độ chính xác 0.01mm

Hình 3: Máy Profile projector

Trọng lượng được xác định bằng cách cho mẫu ấu trùng tôm vào cân chân không, độ chính xác 0.001g

Hình 4: Cân chân không

Trang 19

Cách lấy mẫu để cân: Thu mẫu trong bể thí nghiệm (khoảng 50-100 con) sau đó cho mẫu vào giấy thấm cho hết nước từ đó lấy ấu trùng cho vào cân để cân Đếm số con cân được sau đó tính được trọng lượng trung bình của một ấu trùng (chỉ cân ấu trùng ở Postlarvae1, 5, 10)

+ Tỷ lệ sống: Xác định ở các giai đoạn Zoea1, 3; Mysis 1, 3; Postlarvae 1, 5, 10

5 Chăm sóc và quản lý:

* Mật độ ương nuôi: 125 Nauplius/L

• Chế độ cho ăn: theo bảng 4

Thức ăn tổng hợp(mg/l) Giai đoạn Tảo tươi

(*10 4 tb/ml/lần) Tảo khô Lansy Frippak

N-Artermia Cáthể/ml/lần

Postlarvae Thức ăn tổng hợp No : 0.3 – 0.6 mg/l 2 - 3

* Thời gian cho ăn: 3 giờ /lần

Chú ý : Mỗi giai đoạn phát triển của ấu trùng ta phải thay đổi vợt cà thức ăn cho phù hợp với cỡ mồi

• Chế độ siphon :

Chế độ siphon được thể hiện ở bảng 5 sau:

Giai đoạn Phần trăm nước siphon ra

Postlarvae

1, 3, 5, 7, 9

pha đúng ở các mức độ mặn thí nghiệm

Chú ý: Ở các lô thí nghiệm về nhiệt độ, giai đoạn Zoea và Mysis không thêm nước tuy nhiên đến Postlarvae ta thêm nước ngọt nhằm giảm độ mặn đến 28 ppt

Trang 20

Nước cấp vào phải đảm bảo các yếu tố môi trường phù hợp với môi trường trong bể thí nghiệm

6.Phòng và trị bệnh: phòng bệnh là chính, quan trọng nhất phaiø giữ vệ

sinh thật tốt trong suốt quá trình ương nuôi

Các loại bệnh thường gặp ở tôm Chân Trắng trong quá trình ương nuôi: bệnh do nấm, vi khuẩn, protozoa, virus gây ra

IV BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM:

1 Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở ø của trứng:

Dụng cụ thí nghiệm: hộp lồng, kính hiển vi

Bố trí theo sơ đồ khối 1:

Hình 5: Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ và

độ mặn đến sự phát triển của trứng

Mật độ 100 trứng/ hộp lồng Nhiệt độ: 29 – 30 0 C

Thay đổi độ mặn

Mật độ 100 trứng/hộp lồng

Trang 21

Cách xác định tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở:

Tỷ lệ thụ tinh xác định bằng việc quan sát sự phân cắt của trứng dưới kính hiển vi Công thức tính ở mục V

2 Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng :

Thể hiện theo sơ đồ khối 2: mỗi lô thí nghiệm lặp lại 3 lần

Hình 6: Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ và

độ mặn đến sự phát triển của ấu trùng ï

3 Nuôi thử nghiệm ở khoảng nhiệt độ và độ mặn thích hợp:

Qúa trình theo dõi tiến hành với 3 bể, mật độ ương nuôi từng bể thể hiện ở bảng dưới đây

• Nước đủ tiêu chuẩn thí nghiệm

Thời gian chuyển giai đoạn Tỷ lệ sống Tốc độ tăng trưởng

Thay đổi độ mặn

Mật độ 125N/L

Độ mặn: 32ppt

pH: 7.2 – 7.7

Mật độ 125 N/L Nhiệt độ:29 – 30 o C pH: 7.2 – 7.7

Nhận xét va økết luận

Trang 22

Bảng 6: Mật độ ương nuôi

Bể ciment có thể tích 6m3

Chế độ chăm sóc tương tự trong các bể thí nghiệm

V THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU:

Hàng ngày theo dõi các yếu tố môi trường

Qua từng giai đoạn theo dõi và thu mẫu để xác định tỷ lệ sống, thời gian chuyển giai đoạn; cân, đo để xác định tốc độ tăng trưởng

* Các công thức sử dụng:

• Tỷ lệ sống

% 100

%

C

B A

với X: tỷ lệ sống của ấu trùng

A: Số ấu trùng tôm còn lại

B: Số ấu trùng tôm lấy để thí nghiệm

C: Số ấu trùng tôm ban đầu

Trang 23

Với: V1,N1: Thể tích và nồng độ muối của nước biển

V2, N2: Thể tích và nồng độ muôí của nước ngọt

V, N: Thể tích và nồng độ muối cần pha

Thay đổi nhiệt độ Thay đổi độ mặn

Hình 7 : Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến

sự phát triển của trứng và ấu trùng tôm Chân Trắng

Kết luận, đánh giá kết quả thử nghiệm

Ương nuơi thử nghiệm ở điều kiện nhiệt độ, độ mặn thích hợp

Nhận xét và kết luận

Tỷ lệ thụ tinh Tỷ lệ nở

Tỷ lệ sống Thời gian Tốc độ

biến thái tăng trưởng

Trang 24

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

I KẾT QUẢ QUAN SÁT ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THÁI CỦA TRỨNG VÀ ẤU TRÙNG TÔM CHÂN TRẮNG:

Trứng tôm Chân Trắng có kích thước nhỏ

Hình 8: Trứng của tôm Chân Trắng

Cũng như các loài tôm khác thuộc họ tôm he (Penaeus), ấu trùng trải

qua 3 giai đoạn phát triển gồm Nauplius, Zoea, Mysis và giai đoạn hậu ấu trùng Postlarvae[11] Quan sát trong thời gian thực tập có một số kết quả về hình thái cơ bản của các giai đoạn ấu trùng:

Giai đoạn Nauplius:

Nauplius của tôm Chân trắng trải qua 5 giai đoạn phát triển từ N1 đến

N5 dinh dưỡng bằng noãn hoàng Nauplius bơi đứt đoạn (bơi không liên tục) và không định hướng Các giai đoạn phụ này được phân biệt dựa vào số lượng gai đuôi

Trang 25

Giai đoạn Zoea (Protozoea):

Sau 36÷48 giờ, Nauplius lột xác chuyển sang giai đoạn Zoea Ở giai đoạn này cơ quan tiêu hoá tương đối hoàn chỉnh, ấu trùng bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài, chủ yếu là phytoplankton Phương thức bắt mồi là ăn lọc Ấu trùng có tính hướng quang mạnh, bơi liên tục và có định hướng Cơ thể ấu trùng tạm chia thành: phần đầu, phần ngực, phần bụng và phân biệt dựa vào sự phát triển của gai lưng và gai bên hông tại các đốt trên phần bụng Thời gian của mỗi giai đoạn phụ là 24 - 28 giơ.ø Thời gian chuyển giai đoạn nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiệt độ, chất lượng nước, số lượng, chất lượng thức ăn và tình trạng sức khỏe của ấu trùng Sự khác biệt về hình thái của mỗi giai đoạn phụ như sau:

Hình 9: Ấu trùng Zoea Zoea 1 có kích thước gấp đôi Nauplius, chiều dài thân xấp xỉ 1.0 mm, xuất hiện điểm mắt Hệ thống tiêu hoá chạy dọc từ miệng đến hậu môn ở cuối sau cơ thể, có thể nhìn thấy thức ăn trong ruột Phần ngực có 6 đốt trong khi phần bụng chưa phân đốt Zoea 1 có phần đầu hình tròn khá lớn và một cặp mắt lồi nhưng chưa lộ hẳn ra ngoài

Trang 26

Zoea 2 chiều dài cơ thể xấp xỉ 1.9 mm, tuy trong cùng một bể nuôi nhưng chiều dài ấu trùng bắt đầu có sự khác biệt nhiều Chuỷ với một hàng gai xuất hiện ở phía trước của phần đầu Cặp mắt bắt đầu lộ ra Phần bụng phân chia thành 6 đốt nhưng chưa rõ, đuôi dính liền với đốt 6

Zoea 3 chiều dài thân xấp xỉ 2.7 mm, chân đuôi phân nhánh kép Các đốt bụng phát triển dài, đốt 6 dài nhất và có các gai nhỏ; 5 đốt bụng đếm từ trên xuống, mỗi đốt mang một gai lưng, riêng đốt thứ 5 có thêm một cặp gai hông Một cặp uropod có lông xuất hiện ở đốt bụng 6

Giai đoạn Mysis:

Hình dạng giống tôm trưởng thành, trải qua 3-5 ngày Mysis ăn cả thực vật phù du và động vật phù du, tuy nhiên đến Mysis 3 chúng thích ăn động vật phù du hơn

Mysis có 3 giai đoạn phụ, mỗi giai đoạn phụ từ 24 - 28 giờ Phân biệt các giai đoạn phụ nhờ vào những cặp chân ở ngực và ở bụng Chúng có xu hướng xuống sâu, chúc đầu xuống nước, bơi lội theo kiểu thụt lùi Trong khi bơi ngược, Mysis dùng chân ở dưới bụng tạo ra những dòng nước nhỏ đẩy tảo vào miệng và đẩy động vật phù du về phía các cặp chân bò để được bắt lấy dễ dàng hơn

Hình 10: Ấu trùng Mysis

Ngày đăng: 31/08/2014, 16:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lục Minh Diệp - Bài giảng kỹ thuật nuôi giáp xác, tr 7 - 18 Khác
2. Hoàng Bớch Đào - Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lờn sinh trưởng,ứ phát triển và hô hấp của ấu trùng tôm Sú –Luận án thạc sĩ Khác
4. Đoàn Văn Đẩu và cộng tác viên (1991) - Nghiên cứu kĩ thuật và công nghệ sản xuất tôm biển - trong Công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật Thuỷ sản (1989 – 1991)- Tạp chí Thuỷ sản Hà Nội Khác
5. Trần Kiên - Sinh thái động vật – Nhà Xuất Bản Giáo Dục - 1976 Khác
6. Ngô Trọng Lư - Đặc điểm sinh học tôm Chân Trắng – Con Tôm số 1/2003 Khác
7. TS Phạm Anh Tuấn - Ý kiến trao đổi - Du nhập tôm Chân Trắng những khía cạnh cần xem xét - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I Khác
8. Đào Văn Trí (2003-2004) - Áp dụng kĩ thuật sản xuất giống và cơ sở khoa học phục vụ qui hoạch vùng nuôi tôm Chân Trắng - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III Khác
9. Đào Văn Trí và Thanh Hoa (2003) – Ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát triển tỷ lệ sống cuả ấu trùng tôm Chân Trắng - tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học (1984 - 2004) - Bộ Thuỷ Sản Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III – Nhà Xuất Bản Nông nghiệp. Tr 436 - 442 Khác
10. Hà Trang - Khuyến ngư Việt Nam, số 3/2002 – Trung Quốc Thuỷ sản soá 4/2002 Khác
11. Vũ Thế Trụ - Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống tại Việt Nam 12. Nguyễn Đình Trung - Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản - Đại học Thủy sản - lưu hành nội bộ Khác
13. Nguyễn Văn Tuyên - Sinh thái và môi trường - NXB giáo dục – 1990 - Tr 35 - 37 Khác
14. Bản tin nhanh – Kinh Tế Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường - số 04/05/2005 Khác
16. Chuyên đề - Một số hiểu biết về tôm Chân Trắng – số3/2003 tr 2 - 17 Khác
17. Hiểu biết về tôm Chân Trắng -Con Tôm số 09/2004 trích từ Asian Aqua, Magazine 03/2004.TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI Khác
18.William A.bray et Addison – 1992 – reproduction of penaeus species captivity- marine shrimp culture principle and pratice elservier Amtersdam - London –Newyork – Tokyo - tr 100 –124 Khác
19. Lurraine . H. BayBay(1989) - the effect of temperature & salinity on P.monodon porlarvae with Observations on commercial hatechery techniques in relation to PL quality – BangKok –THAILAN tr 14 – 60 Khác
20. I. James Lester & M. Josefa R. Pante 1992 - Penaeid temperature and salinity responces trong Marine shrimp culture principles & practices – Elservier Amcsterdan – London – Newyork – Tokyo. Tr 525 – 532 Khác
21. Heath management and biosercurity maintenance in white shrimp hatcheries in Latin America - FAO Fisherie technical Khác
22. E. Palacios, C. I. Perez - Rostro. J. L. Remirez, A. M. Ibarra, IS. Racotta.Reproductive exhaustion in shrimp (Penaeus vannamei) reflected in larval biochemical composition, survival and growth Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Sản xuất giống các loài tôm và tôm Chân Trắng ở các nước  Châu Á năm 2002 [16] - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 3 Sản xuất giống các loài tôm và tôm Chân Trắng ở các nước Châu Á năm 2002 [16] (Trang 14)
Hình 1: Hệ thống bể thí nghiệm về độ mặn ảnh hưởng đến sự phát triển  cuỷa aỏu truứng - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình 1 Hệ thống bể thí nghiệm về độ mặn ảnh hưởng đến sự phát triển cuỷa aỏu truứng (Trang 16)
Hình 2: Hệ thống xô thí nghiệm về nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình 2 Hệ thống xô thí nghiệm về nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển (Trang 16)
Hình 3: Máy Profile projector. - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình 3 Máy Profile projector (Trang 18)
Hình 4: Caân chaân khoâng - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình 4 Caân chaân khoâng (Trang 18)
Hình 5: Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ và  độ mặn đến sự phát triển của trứng - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình 5 Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sự phát triển của trứng (Trang 20)
Hình 6: Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ và  độ mặn đến sự phỏt triển của ấu trựng ù - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình 6 Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sự phỏt triển của ấu trựng ù (Trang 21)
Hình 7 : Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến  sự phát triển của trứng và ấu trùng tôm Chân Trắng - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình 7 Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển của trứng và ấu trùng tôm Chân Trắng (Trang 23)
Hình 8: Trứng của tôm Chân Trắng - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình 8 Trứng của tôm Chân Trắng (Trang 24)
Hỡnh 9: AÁu truứng Zoea - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
nh 9: AÁu truứng Zoea (Trang 25)
Hình dạng giống tôm trưởng thành, trải qua 3-5 ngày. Mysis ăn cả thực  vật phù du và động vật phù du, tuy nhiên đến Mysis 3 chúng thích ăn động  vật phù du hơn - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình d ạng giống tôm trưởng thành, trải qua 3-5 ngày. Mysis ăn cả thực vật phù du và động vật phù du, tuy nhiên đến Mysis 3 chúng thích ăn động vật phù du hơn (Trang 26)
Hỡnh 11 : AÁu truứng Postlarvae - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
nh 11 : AÁu truứng Postlarvae (Trang 27)
Bảng 7 : Aûnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của trứng - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 7 Aûnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của trứng (Trang 28)
Bảng 8: Aûnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian chuyển giai đoạn. - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 8 Aûnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian chuyển giai đoạn (Trang 29)
Bảng 9: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng về chiều dài. - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 9 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng về chiều dài (Trang 30)
Bảng  10:  Nhiệt  độ  ảnh  hưởng  đến  sinh  trưởng  về  khối  lượng  của  ấu  truứng - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
ng 10: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng về khối lượng của ấu truứng (Trang 31)
Bảng  11:  Nhiệt  độ  ảnh  hưởng  đến  thời  gian  chuyển  giai  đoạn,  chiều  dài  cuỷa aỏu truứng [10] - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
ng 11: Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian chuyển giai đoạn, chiều dài cuỷa aỏu truứng [10] (Trang 32)
Bảng  12:  Tốc  độ  sinh  trưởng  tương  đối  theo  ngày  của  khối  lượng  và  chiều dài ấu trùng tôm Chân Trắng - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
ng 12: Tốc độ sinh trưởng tương đối theo ngày của khối lượng và chiều dài ấu trùng tôm Chân Trắng (Trang 33)
Bảng 13: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng. - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 13 Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng (Trang 34)
Bảng 14: Ảnh hưởng của độ mặn đến phát triển của trứng: - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 14 Ảnh hưởng của độ mặn đến phát triển của trứng: (Trang 35)
Bảng  số  liệu  15  cho  thấy  độ  mặn  ảnh  hưởng  đến  thời  gian  chuyển  giai  đoạn của ấu trùng - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
ng số liệu 15 cho thấy độ mặn ảnh hưởng đến thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng (Trang 36)
Bảng 16:  Độ mặn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 16 Độ mặn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng (Trang 38)
Bảng 17: Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ sinh trưởng về chiều dài. - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 17 Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ sinh trưởng về chiều dài (Trang 40)
Hình 17 : Độ mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng về khối lượng - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình 17 Độ mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng về khối lượng (Trang 42)
Hình 18: Tốc độ sinh trưởng về chiều dài tương đối theo ngày  Qua bảng 19 cho thấy, kết quả ở hai đợt thí nghiệm cho kết quả khác nhau - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình 18 Tốc độ sinh trưởng về chiều dài tương đối theo ngày Qua bảng 19 cho thấy, kết quả ở hai đợt thí nghiệm cho kết quả khác nhau (Trang 43)
Bảng 22: Nhiệt độ và độ mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng về khối lượng                           Đơn vị: khối lượng (mg/con) - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 22 Nhiệt độ và độ mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng về khối lượng Đơn vị: khối lượng (mg/con) (Trang 46)
Hình 19 : Nhiệt độ và độ mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng về chiều dài  Qua kết quả nuôi thử nghiệm cho nhận xét sau:độ mặn cần giảm dần  theo thời gian nuôi, nhiệt độ thích hợp 28-30 o , 28 – 30 ppt - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình 19 Nhiệt độ và độ mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng về chiều dài Qua kết quả nuôi thử nghiệm cho nhận xét sau:độ mặn cần giảm dần theo thời gian nuôi, nhiệt độ thích hợp 28-30 o , 28 – 30 ppt (Trang 46)
Bảng 23: Tốc độâ sinh trưởng tương đối theo ngày của chiều dài và khối lượng - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 23 Tốc độâ sinh trưởng tương đối theo ngày của chiều dài và khối lượng (Trang 47)
Hình 20: Nhiệt độ và độ mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng về khối lượng Kết hợp hình 20 và bảng 22 cho thấy tốc độ tăng trưởng về khối lượng  của 3 bể không có sự khác nhau ở giai đoạn PL 1 , PL 5 - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Hình 20 Nhiệt độ và độ mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng về khối lượng Kết hợp hình 20 và bảng 22 cho thấy tốc độ tăng trưởng về khối lượng của 3 bể không có sự khác nhau ở giai đoạn PL 1 , PL 5 (Trang 47)
Bảng 24: Chiều dài của ấu trùng tôm - ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến sự phát triển, tỷ lệ sống của trứng và ấu trùng tôm chân trắng
Bảng 24 Chiều dài của ấu trùng tôm (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w