PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2. Ảnh hưởng của độ mặn
Độ mặn là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân bố và hoạt động sống của các giai đoạn ấu trùng. Tuy nhiên tuỳ từng giai đoạn mà ảnh hưởng của độ mặn lờn trứng và ấu trựng khỏc nhau. Theo dừi ảnh hưởng của độ mặn lên tỷ lệ nở của trứng, đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ấu trùng. Thí nghiệm được bố trí ở thang độ mặn: 26 ppt, 28 ppt, 30 ppt. Các điều kiện khác khi tiến hành thí nghiệm là giống nhau. Kết qủa thu được :
Bảng 14: Ảnh hưởng của độ mặn đến phát triển của trứng:
Độ mặn(ppt) Chổ soỏ
26 28 30
Thời gian trứng nở (giờ) 21.5 20 18
Tyỷ leọ thuù tinh(%) 82.33 82.67 83.67
Tỷ lệ nở(%) 71.67 72.36 75
Qua bảng 14 cho thấy thời gian chuyển giai đoạn ở các thang độ mặn khác nhau, có sự chênh lệch không lớn. Ở thang độ mặn 30 ppt, 28 ppt có thời gian chuyển giai đoạn ngắn, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở cao. Độ mặn t26 ppt thời gian chuyển từ trứng đến Nauplius 1 dài, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng thấp. Điều này phù hợp với vòng đời phát triển của tôm he nói chung: tôm bố mẹ giao vĩ và đẻ ở biển, nơi có độ mặn cao. Do đó, theo quy luật tự nhiên trứng phát triển tốt ở nơi có độ mặn cao và ổn định.
So với kết quả nghiên cứu của Th.s Đào Văn Trí trong đề tài “Nghiên cứu áp dụng quy trình kĩ thuật sản xuất giống và cơ sở khoa học cho việc quy hoạch vùng nuôi tôm Chân Trắng ở Việt Nam”, kết quả cuả chúng tôi không khác mấy.
Khi xét đến yếu tố độ mặn ảnh hưởng đến ấu trùng, chúng tôi thu được kết quả ở các bảng 15, 16, 17, 18.
Bảng 15: Độ mặn ảnh hưởng đến thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng Đơn vị: thời gian chuyển giai đoạn(giờ)
N4 - Z3 M1-M3 M3-PL1 N4 –PL1 Đợt
Giai đoạn Độ mặn(ppt)
26 96 75 66 237
28 98 86 66 253
1
30 117 120 69 306
26 96 69 51 216
28 118 89 72 279
2
30 130 99 79 308
Bảng số liệu 15 cho thấy độ mặn ảnh hưởng đến thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng. Trong hai đợt thí nghiệm thu được kết quả gần như giống nhau.
Nhìn chung, 26 ppt ấu trùng chuyển giai đoạn sớm, tỷ lệ sống cao. So sánh 3 thang độ mặn, có kết quả theo thứ tự: 26ppt > 28ppt >30ppt. Vậy theo kết quả trên chúng tôi thấy rằng độ mặn thích hợp từ 26 ppt đến 28 ppt.
So với nghiên cứu của FAO [23] ảnh hưởng của độ mặn lên thời giai chuyển giai đoạn của ấu trùng tôm bạc ở hai thang độ mặn 25 ppt và 30 ppt. Kết quả thu được: độ mặn 25 ppt thời gian chuyển giai đoạn Zoea là 90 – 94 giờ; Mysis là 115 – 129 giờ. Ở độ mặn 30 ppt, Zoea có thời gian chuyển giai đoạn 92 – 96 giờ, Mysis là 118 – 123 giờ và nhiệt độ ở hai thang độ mặn là 28 – 30oC. Qua đây cho thấy, thang độ mặn thấp có thời gian chuyển giai đoạn sớm hơn. Như vậy kết quả của đề tài khác. Sự khác nhau có thể giải thích do thời gian chuyển giai đoạn còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khỏc nhau: nhiệt độọ, bản thõn ấu trựng … Ngoài ra còn nguyên nhân khác là sự khác nhau về vùng địa ly.ù
So với kết quả nghiên cứu của Th.s Đào Văn Trí: độ mặn 25 – 26 ppt, 27 – 28 ppt, 29 – 30 ppt, 31 – 32 ppt có thời gian chuyển giai đoạn từ Z1 lên PL1 lần lượt là 250, 241, 236, 228 giơ. Vậỳ 29 - 31ppt là thang độ mặn thích hợp cho ấu trùng phát triển. Kết quả của đề tài này khác, điều này được lý giải có thể do sự khác nhau về thời gian thí nghiệm. Đề tài của chúng tôi bố trí vào tháng 9 đến tháng 11 ( nhằm muà mưa ) nhiệt độ thấp, chất lượng nước kém, không phù hợp cho sự phát trển bình thường của ấu trùng. Ngược lại với đề tài của tác giả Đào Văn Trí, bố trí vào mùa khô, có nhiều yếu tố thuận lợi cho ấu trùng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao và bệnh ít xảy ra. Nếu có điều kiện, sẽ bố trí ở hai khoảng thời gian khác nhau kiểm tra giả thiết này.
Tuy nhiên tôm Chân Trắng là loài rộng nhiệt, rộng muối. Do đó có thể nuôi, sản xuất giống được vào mùa mưa. Vì theo định luật chống chịu của Shelford : sinh vật có khoảng chống chịu rộng với nhiều yếu tố thường có vùng phân bố rộng, nên khả năng điều tiết cơ thể để thích nghi với môi trường vào mùa có nhiệt độ lạnh là điều xảy ra được. Do vậy kết quả thu được của đợt thí nghiệm có thể chấp nhận được.
Bảng 16: Độ mặn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng
ẹụn vũ : Tyỷ leọ soỏng(%) N4 –Z3 M1-M3 M3-PL1 PL1-PL10
Đợt
Giai đoạn Độ mặn(ppt)
26 83.6 61.3 40 11
28 80 68 53 12.2
1
30 86 64.7 40 12.7
26 92 76 80 63.5
28 89 65 66 56.35
2
30 86 60 63 55.08
0 20 40 60 80 100
N4 –Z3 M1-M3 M3-PL1 PL1-PL10giai đoạn
tỷ lệ sống (%)
26 28 30
Hình16 : Độ mặn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng
Giai đoạn
Tyỷ leọ soỏng %
0 20 40 60 80 100
N4-Z3 M1-M3 M3-PL1 PL1-PL10 26ppt 27ppt 30ppt
Đợt 1
Đợt 2
Thông qua bảng và đồ thị 16 cho thấy tỷ lệ sống của ấu trùng ở đợt thí nghiệm 2 cao hơn, như đã đề cập ở trên do đợt 1 ấu trùng hay xảy ra bệnh, chết nhiều do đó tỷ lệ sống thấp. Tuy nhiên qua hai đợt thí nghiệm tỷ lệ sống tăng theo thứ tự độ mặn 30 ppt, 28 ppt, 26 ppt.
Để thấy rừ ảnh hưởng của độ mặn đờựn ấu trựng , chỳng ta xột đến cỏc chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài, khối lượng, cũng như tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày:
40
Bảng 17: Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ sinh trưởng về chiều dài.
Đơn vị chiều dài (mm).
ẽ Giai đoạn Z1 Z3 M1 M3 PL1 PL5 PL10
Đợt Độ mặn(ppt)
26 0.882±0.082 2.9±0.149 3.355±0.137 3.549±0.173 4.043±0.267 4.272±0.3 6.021±0.409 28 0.905±0.067 2.894±0.126 3.359±0.113 3.565±0.217 3.775±0.249 4.399±0.265 5.243±0.354 1
30 0.922±0.065 2.853±0.16 3.313±0.121 3.56±0.2 3.829± 0.18 3.919±0.224 5.309±0.394 26 0.851±0.03 2.591±0.099 3.594±0.221 4.153±0.236 4.162±0.145 4.866±0.165 5.498±0.658 28 0.784±0.035 2.729±0.159 3.459±0.228 3.97±0.444 4.092±0.142 4.586±0.205 5.284±0.498 2
30 0.797±0.042 2.494±0.124 3.435±0.155 3.729±0.221 3.943±0.217 4.762±0.353 5.151±0.555
Từ kết quả bảng 17, 18 cho các nhận xét sau:
Các thang độ mặn khác nhau, ấu trùng ở cùng một giai đoạn có tốc độ sinh trưởng về chiều dài không khác nhau lớn. Tuy nhiên sinh trưởng về khối lượng cú sự khỏc biệt rừ rệt 26 ppt> 28 ppt > 30 ppt . Qua đõy cho thấy sự sinh trưởng, phát triển của ấu trùng hoàn toàn phù hợp với qui luật tự nhiên: sống tốt ở nơi có độ mặn cao từ giai đoạn ấu trùng, đến hậu ấu trùng sinh trưởng phát triển ở vùng cửa sông.
Qua hai đợt thí nghiệm ta thấy khoảng độ mặn phù hợp là 26 ppt đến 28 ppt. Tuy nhiên so sánh 3 thang độ mặn, sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng không có sự khác nhau nhiều. Như vậy có thể thấy độ mặn ảnh hưởng không lớn đến sinh trưởng của ấu trùng. Theo Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Trọng Nho : khi độ mặn thay đổi làm tăng điều hoà áp suất thẩm thấu và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của sinh vật. Nhưng nhìn chung độ mặn chỉ ảnh hưởng lớn đến đời sống thuỷ sinh vật khi thay đổi đột ngột. Nếu độ mặn thay đổi từ từ thì trong nhiều trường hợp cường độ trao đổi chất vẫn mang tính đặc trưng của loài [3].
Điều này giải thích sự thay đổi không khác về chiều dài giữa các thang độ mặn thớ nghieọm.
Bảng 18 : Độ mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng về khối lượng
Đơn vị khối lượng(mg/ con) PL1 PL5 PL10
Đợt
Giai đoạn Độ mặn(ppt)
26 0.31 0.544 1.228
28 0.25 0.374 1.24
1
30 0.23 0.407 0.845
26 0.401 0.636 0.927
28 0.353 0.667 0.896
2
30 0.297 0.525 0.793
Hình 17 : Độ mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng về khối lượng
Qua hình 17 cho thấy, ở giai đoạn PL1 và PL5 của đợt thí nghiệm 2 có khối lượng lớn hơn. Tuy nhiên đến giai đoạn PL110 khối lượng tăng ở đợt 1 hơn. Do đợt 2, đến PL10 có tỷ lệ sống cao nên mật độ dày có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng. Nhìn chung kết quả thu được ở các giai đoạn của các thang độ mặn khác nhau đều thấy, ấu trùng sinh trưởng tốt ở thang độ mặn 26 - 28 ppt.
Tôm he nói chung, ấu trùng phát triển theo kiểu biến thái. Để có hình dáng giống loà chúng phải lột xác nhiều lần. Mà lột xác là tăng bộc phát về chiều dài, liên tục về khối lượng. Từ đây có thể xác định tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
26ppt 28ppt 30ppt 26ppt 28ppt 30ppt
Đợt 1 Đợt 2
Độ mặn
Khoỏi lửụng (mg/con)
PL1 PL5 PL10
Bảng 19 : Tốc độ sinh trưởng về chiều dài và khối lượng theo ngày
Lm(mm/ngày) Đợt
Chổ soỏ
Độ mặn(ppt) Cw(mg/ ngày)
Z M PL
26 0.0918 0.73 0.06 0.019
28 0.0990 0.70 0.06 0.014
1
30 0.0261 0.60 0.05 0.014
26 0.0526 0.44 0.194 0.130
28 0.0543 0.39 0.138 0.120
2
30 0.0496 0.314 0.073 0.120
Hình 18: Tốc độ sinh trưởng về chiều dài tương đối theo ngày Qua bảng 19 cho thấy, kết quả ở hai đợt thí nghiệm cho kết quả khác nhau.
Cụ thể ở đợt 1 có thời gian chuyển giai đoạn tương đối ngắn hơn nhưng tốc độ sinh trưởng theo ngày ở hầu hết các giai đoạn nhanh hơn đợt hai. Qua đây một lần nữa khẳng định: khi nuôi cũng như sản xuất giống chúng ta nên tiến hành vào mùa có nhiệt độ cao và ổn định.
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8
26ppt 28ppt 30ppt 26ppt 28ppt 30ppt Đợt 1
Chiều dài (mm/ngaứy)
Z M PL
Đợt 2
Độ mặn
Đồng thời bảng 19 một lần nữa cho thấy độ mặn thích hợp cho ấu trùng phát triển 26 ppt và 28 ppt. Trong phạm vi độ mặn nghiên cứu khi độ mặn càng thấp, sinh trưởng tương đối theo ngày càng lớn.
III. NUÔI THỬ NGHIỆM :