1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang

119 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 566,1 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng này đồng thời được sự đồng ý của khoa Kinh tế _ Trường Đại học Thuỷ Sản em đã thực hiện đồ án “Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và x

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Thuỷ Sản, Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu Em xin gởi đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng toàn thể Quý Thầy Cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, đặc biệt là Thầy Phạm Xuân Thuỷ, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này Kính chúc Quý Thầy Cô cùng các Anh Chị dồi dào sức khoẻ và thành công trong cuộc sống

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Phượng

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đồ án:

Hạch toán kế toán giúp cho doanh nghiệp theo dõi tình hình và tính toán kết quả sản xuất kinh doanh Công tác kế toán giúp cho người quản lý biết được hiệu quả cũng như lợi nhuận sau một kỳ kinh doanh

Để đem lại hiệu quả cao cũng như lợi nhuận sau một kỳ kinh doanh người quản lý phải năng động chọn lựa những bước đi thích hợp, tận dụng tối đa những nguồn lực sẳn có, tiết kiệm hay nói đúng hơn là kiểm soát chặt chẽ các chi phí phát sinh Doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Có như vậy thì hoạt động kinh doanh mới mang lại lợi nhuận, giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và ngày càng vững mạnh trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích luỹ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động vừa thực hiện đầy đủ đối với nghĩa vụ đối với Nhà nước Nhận thức được tầm quan trọng này đồng thời được sự đồng ý của khoa

Kinh tế _ Trường Đại học Thuỷ Sản em đã thực hiện đồ án “Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh” để

làm đồ án tốt nghiệp

2 Mục đích của đồ án:

Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn nhằm cũng cố và bổ sung kiến thức đã học đồng thời làm quen với công tác nghiên cứu khoa học

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về doanh thu và kết quả kinh doanh

Phân tích thực trạng tình hình doanh thu tiêu thụ và kết quả kinh doanh, đánh giá chung những mặt đạt được và những mặt tồn tại của Công ty từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ của Công ty

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang

Trang 3

Phạm vi nghiên cứu là hệ thống công tác kế toán, qua đó đi sâu tìm hiểu công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Phương pháp nghiên cứu: Quan sát thực tế, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, phỏng vấn

4 Nội dung của đồ án:

Ngoài lời nói đầu, kết luận, thì đồ án này gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ

và xác định kết quả kinh doanh

Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác

định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang

Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán

doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang

5 Những đóng góp của đồ án:

Đồ án đã đánh giá đúng thực trạng công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang

Đồ án cũng chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Đã nêu ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty

Đồ án tốt nghiệp này đã giúp em hiểu rõ hơn về công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần phụ liệu may Nha Trang Nhưng vì thời gian thực tập có hạn nên đồ án này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự phê bình, đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và các Anh Chị trong phòng kế toán của Công ty để đồ án của em có giá trị thực tiễn hơn

Nha Trang, ngày 25 tháng 11 năm 2005 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Phượng

Trang 5

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:

1.1.1 Doanh thu:

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong

kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu bao gồm:

+Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hoá mua vào

+Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán

+Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia,

1.1.2 Tiêu thụ sản phẩm:

Tiêu thụ là quá trình đưa các loại sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất ra vào lĩnh vực lưu thông để thực hiện giá trị của nó thông qua các phương thức bán hàng Sản phẩm mà doanh nghiệp bán cho người mua có thể là thành phẩm hay lao vụ đã hoàn thành ở bộ phận sản xuất chính hay bộ phận sản xuất phụ

Thực chất quá trình tiêu thụ sản phẩm là quá trình tìm kiếm doanh thu để bù đắp chi phí và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm tốt là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp và là điều kiện cơ bản để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế

1.1.3 Kết quả kinh doanh:

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển điều kiện quan trọng đối với doanh nghiệp là tiêu thụ được nhiều, bù đắp chi phí thì sẽ có lãi Còn sản phẩm của doanh nghiệp nào không tiêu thụ được, không bù đắp được chi phí bỏ ra thì sẽ dẫn đến tình trạng thua lỗ trong kinh doanh

1.2 KẾ TOÁN THÀNH PHẨM:

1.2.1 Khái niệm:

Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê

Trang 6

ngoài gia công đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng qui định có thể nhập kho hay giao ngay cho khách hàng Tùy theo đặc điểm sản xuất mà sản phẩm hoàn thành có thể chia làm nhiều loại với những phẩm cấp khác nhau gọi là chính phẩm, thứ phẩm hay sản phẩm loại 1, 2,…

1.2.2 Nguyên tắc hạch toán thành phẩm:

- Trong quá trình hạch toán thành phải sử dụng theo đúng phương pháp hạch toán đã sử dụng đối với các loại hàng tồn kho khác Nghĩa là lựa chọn một trong hai phương pháp: kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ

- Kế toán chi tiết từng phần phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ sản phẩm theo các phương pháp thẻ song song, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư kế toán chi tiết nguyên vật liệu…

- Kế toán nhập xuất kho thành phẩm phải phản ánh theo giá thành thực hiện Trong phương pháp kê khai thường xuyên thì tình hình nhập- xuất kho thành phẩm hàng ngày có thể ghi theo giá hạch toán, cuối tháng điều chỉnh theo giá thực tế Giá hạch toán có thể theo giá kế hoạch, giá thành định mức hoặc giá thành thực tế của kỳ trước

Cuối niên độ kế toán nếu có sự giảm giá phải lập dự phòng giảm giá những thành phẩm tồn kho

1.2.3 Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán thành phẩm kế toán sử dụng:

- TK 155 – Thành phẩm

- TK 157 – Hàng gửi đi bán

- TK 632 – Giá vốn hàng bán

1.2.4 Chứng từ -sổ sách:

v Chứng từ:

Theo qui định của bộ tài chính tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ để làm cơ sở cho việc phản ánh và kiểm tra các đối tượng có liên quan

Đối với kế toán thành phẩm thì cần thiết phải lập các chứng từ sau:

- Biên bản kiểm nghiệm sản phẩm

- Phiếu nhập kho

Trang 7

- Phiếu xuất kho

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Biên bản kiểm kê sản phẩm

v Sổ sách:

Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết thành phẩm áp dụng tại doanh

nghiệp mà kế toán sử dụng các sổ kế toán sau:

- Thẻ kho, sổ kế toán chi tiết thành phẩm, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư

- Ngoài những sổ chi tiết trên có thể mở bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê luỹ kế

tổng hợp nhập xuất tồn thành phẩm để phục vụ cho việc ghi sổ được đơn giản

- Đối với kế toán tổng hợp kế toán sử dụng sổ cái tài khoản 155 hoặc có thể

chi tiết cho từng loại thành phẩm của doanh nghiệp

1.2.5 Sơ đồ hạch toán kế toán thành phẩm:

Kiểm kê phát hiện thừa Xuất kho TP đem góp vốn

Nhập kho thành phẩm Xuất kho TP gởi đi bán

do sản xuất hoàn thành

Sơ đồ 1: hạch toán kế toán thành phẩm

Trang 8

1.3 KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ:

1.3.1 Khái niệm và vai trò:

v Khái niệm:

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

v Vai trò:

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh phản ánh qui mô của quá trình tái sản xuất Ngoài ra doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, trả lương, thưởng cho người lao động, nộp thuế

1.3.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu:

Đối với doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời

thoã mãn cả 5 điều kiện sau:

• Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua

• Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát

• Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

• Doanh nghiệp sẽ thu được hoặc đã thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng

• Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch

vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoã mãn cả 4 điều kiện sau:

+Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

+Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó

+Xác định được phần công việc đã hoàn thành và lập bảng cân đối kế toán

Trang 9

+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó

1.3.3 Nguyên tắc hạch toán doanh thu bán hàng 511, 512:

Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc sau:

+Đối với sản phẩm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT

+Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán

+Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu)

+Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánh vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công

+Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì được hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng

+Những sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do về chất lượng, về quy cách kỹ thuật người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc người mua hàng với khối lượng lớn được chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên trên các tài khoản 531- Hàng bán bị trả lại, hoặc tài khoản 532- Giảm giá hàng bán, tài khoản 521- Chiết khấu thương mại

Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào tài khoản

Trang 10

511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mà chỉ hạch toán vào bên Có tài khoản 131 – Phải thu khách hàng” về khoản tiền đã thu của khách hàng

1.3.4 Chứng từ, sổ sách:

v Chứng từ:

Các loại chứng từ thường dùng để làm căn cứ ghi sổ kế toán là các hoá đơn liên quan đến việc bán hàng gồm:

+ Hoá đơn GTGT 3 liên loại khổ lớn (Mẫu số 01 – GTGT – 3LL)

+ Hoá đơn GTGT 2 liên loại khổ nhỏ (Mẫu số 01 – GTGT – 2LL)

+ Hoá đơn bán hàng loại 3 liên khổ lớn (Mẫu số 02 – GTGT – 3LL)

+ Hoá đơn bán hàng loại 2 liên khổ nhỏ (Mẫu số 02 – GTGT – 2LL)

+ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho

+ Hoá đơn cước phí vận chyển

+ Hoá đơn dịch vụ,

Việc sử dụng hoá đơn nào tùy thuộc vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị hạch toán, tùy thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà đơn

vị đăng ký với cơ quan thuế Riêng hoá đơn kiêm phiếu xuất kho thì có vai trò như một hoá đơn bán hàng

Đối với các đơn vị có tồn tại hoạt động xuất khẩu thì chứng từ được sử dụng bao gồm:

+ Hợp đồng ngoại thương (xuất khẩu trực tiếp)

+ Hợp đồng uỷ thác (xuất khẩu uỷ thác )

+ Hoá đơn GTGT (liên 2 hải quan giữ)

+ Phiếu đóng gói

+ Giấy chứng nhận xuất khẩu về chất lượng, xuất xứ hàng hoá

+ Và các chứng từ khác có thể kèm theo

v Sổ sách:

Để ghi chép doanh thu tiêu thụ kế toán cần mở các sổ có liên quan, các sổ này được mở tuỳ thuộc vào hình thức ghi sổ mà đơn vị áp dụng Ngoài ra còn có sổ sách chung thường được lập ở các đơn vị như:

+ Sổ chi tiết bán hàng

+ Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 11

+ Sổ cái TK 511, 512, 531, 532

Trong đó sổ chi tiết bán hàng được lập để phán ánh chi tiết về số lượng đơn giá, doanh thu bán hàng của từng loại hàng hoá dịch vụ

1.3.5 Tài khoản sử dụng:

+ Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ

+ Tài khoản 511, 512 không có số dư cuối kỳ

1.3.6 Sơ đồ hạch toán kế toán doanh thu bán hàng:

Việc hạch toán doanh thu tiêu thụ phụ thuộc vào từng phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán

v Bán hàng thông thường

+ Nếu là đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

+ Nếu là đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Doanh thu bán hàng (giá bán có thuế GTGT)

v Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

+ Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

(giá bán chưa thuế GTGT) trả lần đầu

Chênh lệch giữa tổng giá bán trả góp

Với giá bán trả tiền ngay chưa thuế số tiền còn ï

Thuế GTGT đầu ra (nếu có)

Trang 12

+ Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Chênh lệch giữa tổng giá bán trả góp

với giá bán trả tiền ngay chưa thuế số tiền còn ï

v Thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp:

Thuế xuất khẩu, thuế TTĐB Doanh thu bán hàng

phải nộp (bao gồm cả thuế XK, TTĐB)

3331

Thuế GTGT phải nộp

theo phương pháp trực tiếp

v Bán hàng theo phương thức trao đổi hàng:

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Doanh thu bán hàng Nhập kho NVL, hàng hoá

Thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT được khấu trừ

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Doanh thu bán hàng Nhập kho NVL, hàng hoá

(có thuế GTGT) (có thuế GTGT)

Trang 13

v Bán hàng thông qua đại lý ký gởi:

Tại trụ sở giao hàng:

Doanh thu thực tế thu của số

hàng giao đại lý bán được Tiền hoa hồng thanh toán

3331

Thuế GTGT phải nộp

Tại cơ sở nhận hàng:

Tiền bán hàng thu được thanh toán tiền hàng

cho bên có hàng

511

Hoa hồng được hưởng

v Khi sử dụng hàng hoá để biếu tặng:

1.3.7 Phương pháp hạch toán các khoản làm giảm doanh thu:

1.3.7.1 Chiết khấu thương mại:

+ Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 521 : Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

Trang 14

Có TK 111, 112,

Có TK 131: Phải thu khách hàng + Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho người mua sang tài khoản doanh thu:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521: Chiết khấu thương mại

1.3.7.2 Giảm giá hàng bán:

+ Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán:

Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán Có TK 111, 112: Nếu khách hàng đã trả tiền Có TK 131 : Nếu khách hàng chưa thanh toán + Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng Nợ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ

Có TK 532: Giảm giá hàng bán

1.3.7.3 Hàng bán bị trả lại:

Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, kế toán phải phản ánh các bút toán liên quan đến việc nhận lại hàng, những chi phí liên quan đến hàng bị trả lại, thanh toán với người mua và xử lý hàng bị trả lại theo quy định

+ Phản ánh doanh thu bị trả lại:

Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Nợ TK 811: Nếu ở niên độ trước

Có TK 111: Tiền mặt Có TK 131: Phải thu của khách hàng + Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản doanh thu để xác định doanh thu thuần:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng

Có TK 531: Hàng bán bị trả lại Hoặc Nợ TK 711: Thu nhập khác

Có TK 531: Hàng bán bị trả lại

Trang 15

911 511 111, 112

K/C doanh thu thuần

Khách hàng mua trả tiền ngay

K/C các khoản giảm mua chịu ứng trước

Sơ đồ 2: hạch toán kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng

1.4 KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN:

1.4.1 Khái niệm:

Giá vốn hàng bán là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định

1.4.2 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

1.4.3 Sơ đồ hạch toán:

Xuất kho thành phẩm, hàng hoá,

Hàng gửi bán Nhập kho thành phẩm đã

kỳ không phân bổ Hoàn nhập dự phòng giảm

Các khoản hao hụt mất mát của

241, 154

Chi phí xây dựng, tự chế vượt Kết chuyển giá vốn hàng

Quá mức bình thường bán trong kỳ

Trang 16

1.5 KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG:

1.5.1 Nội dung:

Chi phí bán hàng là chi phí biểu hiện bằng tiền của lao động vật hoá và lao động sống trực tiếp cho quá trình tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ Chi phí bán hàng gồm: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì,

1.5.2 Tài khoản sử dụng:

+Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

1.5.3 Sơ đồ hạch toán:

Tiền lương và các khoản trích theo lương của NVBH Các khoản làm giảm

bộ phận bán hàng Cuối kỳ kết chuyển CPBH

phận bán hàng DN có chu kỳcuối kỳ kết

Chi phí dịch vụ mua ngoài kỳ không có BH để XĐ

SP tiêu thụ

Sơ đồ 4: hạch toán chi phí bán hàng

1.6 KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:

1.6.1 Nội dung:

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí liên quan đến toàn bộ hoạt động quản lý chung của DN bao gồm : Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng vật liệu văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

1.6.2 Tài khoản sử dụng:

Trang 17

Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

1.6.3 Sơ đồ hạch toán:

Chi phí chờ phân bổ, 1422

kinh doanh dài chuyển CP Khấu hao TSCĐ trong kỳ không QLDN để

Có SP tiêu thụ XĐKQKD

tiêu thụ VAT đầu ra không được

khấu trư, thuế khác

159, 139

Lập dự phòng phải thu

khó đòi, giảm giá hàng

tồn kho

111, 112, 331

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Sơ đồ 5: hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 1.7 KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH:

1.7.1 Nội dung:

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của DN

1.7.2 Tài khoản sử dụng:

TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ

Trang 18

1.7.3 Sơ đồ hạch toán:

Thuế GTGT phải nộp theo Thu lãi đầu tư chứng khoán

phương pháp trực tiếp

111, 112, 131, 128, 222

911

Thu lãi hoạt động GVLD

Kết chuyển doanh thu

112 Lãi tiền gửi ngân hàng

413

Cuối niên độ xử lý chênh lệch Tỷ giá phát sinh

Sơ đồ 6: hạch toán doanh thu hoạt động tài chính

1.8 KẾ TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH:

1.8.1 Nội dung: Chi phí tài chính là các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên

quan đến hoạt động đầu tư tài chính như hoạt động đi vay, cho vay, góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư chứng khoán, mua bán ngoại tệ, cho thuê tài sản

1.8.2 Tài khoản sử dụng:

§ Tài khoản 635 – Chi phí tài chính

§ Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ

1.8.3 Sơ đồ hạch toán:

Trang 19

111, 112, 141 635 911

Chi phí nhượng bán chứng

khoán

Lỗ do đầu tư chứng khoán tài chính để xác định KQKD

111, 112,141,

Chi phí trong quá trình tham

128, 222

Lỗ do liên doanh trừ vào chênh lệch hoàn nhập dự

vào vốn góp phòng giảm giá đầu tư chứng

Kết chuyển giá trị bất

động sản đem bán

214, 111, 334

CP khấu hao CP khác

TSCĐ cho thuê hoạt động

Cuối niên độ xử lý chênh

lệch tỷ giá

129, 229

Chênh lệch lập dự phòng

giảm giá đầu tư chứng khoán

Sơ đồ 7: hạch toán chi phí tài chính

Trang 20

1.9 KẾ TOÁN THU NHẬP KHÁC:

1.9.1 Nội dung: Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xãy ra

không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng

1.9.2 Tài khoản sử dụng:

§ Tài khoản 711 – Thu nhập khác

§ Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ

1.9.3 Sơ đồ hạch toán

nhập khác để xác định

kết quả kinh doanh Thu nợ khó đòi đã xử lý đã

đã xoá sổ nayđòi được

311, 331, 338 Xử lý xoá sổ khi không xác

định được chủ

333 Miễn giảm thuế thuộc năm trước (trừ thuế TNDN)

Thu tiền bảo hiểm được bồi thường

Thu nhập năm trước bị bỏ sót

Sơ đồ 8: hạch toán thu nhập khác

Trang 21

1.10 KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC:

1.10.1 Nội dung:

Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra chẳng hạn như: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán

1.10.2 Tài khoản sử dụng:

§ Tài khoản 811 – Chi phí khác

§ Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ

1.10.3 Sơ đồ hạch toán:

Chi khắc phục tổn thất do

gặp rủi ro trong kinh doanh

Sơ đồ 9: hạch toán chi phí khác

1.11 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH: 1.11.1 Khái niệm:

Trang 22

Kết quả kinh doanh hàng hoá, sản phẩm là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí Tuỳ theo từng hoạt động kinh doanh mà kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, hàng hoá đã thực hiện của các bộ phận khác nhau trong công ty

1.11.2 Nguyên tắc hạch toán:

Tài khoản này phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng qui định của cơ chế quản lý tài chính

Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng

Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là doanh thu thuần và thu nhập thuần

1.11.3 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 911 – Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ

1.11.4 Trình tự hạch toán:

K/C Giá vốn hàng bán K/C doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ

K/C chi phí hoạt động K/Cdoanh thu bán

tài chính hàng nội bộ

K/C chi phí trả trước

Kết chuyển lãi

Sơ đồ 10: hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh

Trang 23

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG

Trang 24

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG: 2.1.1 Giới thiệu về Công ty:

§ Ngân hàng giao dịch:

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Khánh Hoà

§ Đơn vị chủ quản: Sở công nghiệp tỉnh Khánh Hoà

§ Công ty có các xưởng đặt tại:

§ Xưởng sản xuất: 62 Lê Hồng Phong- Nha Trang

§ Xựởng sản xuất: Đường Trường Sơn – Bình Tân – Nha Trang

§ Trung tâm thương mại và dịch vụ ISE: 02 Nguyễn Thiện Thuật- Nha Trang

§ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: 219 Thống Nhất –Nha Trang

Tên gọi và biểu tượng:

Công ty có tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang Viết tắt là ISE

Tên giao dịch: Nha Trang Garment Accessories Joint Stock Company Biểu tượng: Mũi tên đi lên nền màu xanh phía trong có chữ ISE là niềm

tin và hy vọng phát triển của Công ty

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang tiền thân là Xí nghiệp dây khoá kéo Nha Trang, là đơn vị hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan Có quyết định thành lập ngày 10/04/1987, nhưng đến tháng 7/1987 Công ty mới chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng dây khoá kéo Ngày 02/09/1987, Xí nghiệp cho ra đời sản phẩm đầu tiên, sản phẩm nhãn hiệu TSF (Taiwan Super Factory) Thực tế lúc này Xí nghiệp chỉ gia công một giai đoạn cuối cùng của dây

Trang 25

chuyền sản xuất dây khoá kéo đó là công đoạn thành phẩm Tất cả các bán thành phẩm, đầu khoá phải nhập từ Đài Loan, các công đoạn cuối cùng thực hiện tại Xí nghiệp dây khoá kéo Nha Trang với 30 công nhân và kỹ sư sản xuất vừa tự lắp đặt vận hành máy với cùng trên 20 máy móc thiết bị đơn giản như: máy bóc tách AI401, máy dập chặn dưới AI402, máy vô khoá AI403, máy dập chặn trên AI404, máy cắt zizag AI405 Sau hơn một năm hoạt động, năm 1989 Xí nghiệp đã mở thêm một phân xưởng bán thành phẩm, với các loại máy dệt, máy định hình máy may để tạo ra phôi bán thành phẩm từ cac nguyên liệu là cước, sợi Đồng thời Xí nghiệp cũng bắt đầu thực hiện công đoạn nhuộm màu sản phẩm Lúc này sản phẩm dây khoá kéo được gia công theo yêu cầu của khách hàng về màu sắc, kích cỡ Thị trường của Xí nghiệp được phát triển nhờ tính đa dạng của sản phẩm

Năm 1990 được xem là năm đột phá, nhảy vọt của Xí nghiệp Được sự hỗ trợ của Nhà nước, Ban lãnh đạo Xí nghiệp đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, mua sắm thêm máy móc thiết bị nhằm khép kín và hoàn thiện dây chuyền sản xuất dây khoá kéo từ khâu đầu cho đến khâu cuối Sản phẩm của Xí nghiệp vì thế cũng được hoàn chỉnh dần Ngoài ra, Xí nghiệp còn xây dựng thêm 2 phân xưởng đồng và phân xưởng nhuộm khá đồng bộ và hiện đại

Ngày 28/10/1991, Xí nghiệp được Uỷ ban hợp tác và đầu tư cấp giấy phép số 267/CP và trực thuộc UBND thành phố Nha Trang hoạt động chính thức theo Nghị định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991

Từ năm 1991-1993 với khẩu hiệu: “Tăng sản lượng_ Tiết kiệm chi phí sản xuất_ Hạ giá thành sản phẩm”, Xí nghiệp đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và không ngừng tăng được uy tín của sản phẩm trên thị trường, thị phần tăng nhanh tại hai thị trường phía Bắc và phía Nam

Năm 1994, Xí nghiệp mua lại toàn bộ cổ phần của liên doanh IPP và trở thành doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và có tài khoản riêng tại ngân hàng Tháng 9/1994, Nhà máy dệt Nha Trang sát nhập vào Xí nhgiệp dây khoá kéo Nha Trang và hình thành nên Công ty vật liệu may Nha Trang Từ đó Công ty cũng đã đổi tên mới cho phù hợp là ISE (International Super Economic), đồng thời mở thêm một số mặt hàng phụ liệu may như: dây

Trang 26

đai, dây khoá kéo thun, mex áo, chỉ vắt sổ, cước nguyên liệu Bên cạnh đó, Công

ty được nhà nước cho phép xuất khẩu trực tiếp

Đến năm 2001, thực hiện quyết định số 1174/QĐ_TTG ngày 31/8/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển Công ty vật liệu may Nha Trang thành Công

ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang với số vốn điều lệ là 18 tỷ đồng Công ty được cổ phần theo hình thức bán 100% phần vốn thực tế tại doanh nnghiệp khi tiến hành cổ phần hoá Trong đó, 70% vốn điều lệ bán cho người lao động trong doanh nghiệp và 30% còn lại bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp

Hơn 15 năm qua, Công ty đã có những bước phát triển rõ rệt, từ một xí nghiệp nhỏ chỉ có 30 công nhân và tổng diện tích là 2.000m2, nay đã phát triển lên trên

500 công nhân và diện tích là 30.000m2

Với sự sáng tạo của Ban giám đốc, Công ty đã xây dựng các cơ sở sản xuất với vị trí hợp lý tạo điều kiện cung ứng các sản phẩm dễ dàng và thuận lợi trong quá trình sản xuất, đồng thời cùng với đổi mới máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất cho ra cho ra các sản phẩm chất lượng cao Do đó, sản phẩm của Công

ty được chấp nhận trên thị trường trong nước và ngoài nước như: Ba Lan, Đức, Ý, Nhật, Korea, Australia, Trung Quốc, Lào và hiện nay là thị trường EU và Mỹ Sản phẩm dây khoá kéo của Công ty đạt được nhiều giải thưởng chất lượng:

• Huy chương vàng “ Hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc “ năm 1998 và 1998 tại Hà Nội

• Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 1996

• Giải thưởng chất lượng châu Âu năm 1997

• Giải thưởng chất lượng quốc tế lần thứ 25 năm 1997

• Sản phẩm dây khoá kéo của công ty được Trung tâm tiêu chuẩn đo lường khu vực BI tại TP Hồ Chí Minh kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng hơn hẳn các loại dây khoá kéo cùng loại của nước ngoài hiện có tại Việt Nam như:

King, Venus, YKK, HKK

2.1.3 Chức năng nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang:

2.1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ:

Trang 27

Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang đã và đang trong quá trình chuyển đổi từ hình thức sở hữu Nhà nước sang Công ty cổ phần Trong hồ sơ thành lập có ghi rõ chức năng và nhiệm vụ của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đã định: là một trong những công ty được hình thành và hoạt động trong lĩnh vực vật liệu may, Công ty được giao chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh các loại dây khoá kéo Căn cứ vào quyết định thành lập, Công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau:

+ Sản xuất kinh doanh các loại dây khoá kéo, phụ liệu may

+ Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo qui định, không ngừng phát huy năng lực sản xuất kinh doanh, xây dựng và quản lý định mức kinh tế, kỹ thuật và áp dung biện pháp hữu hiệu thúc đẩy Công ty phát triển có hiệu quả

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế, kỹ thuật của nhà nước, các hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật

+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất

+ Thực hiện các chế độ, thể lệ về bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng

+ Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ của nhà nước

+ Sản xuất đúng ngành nghề và đúng mục đích đăng ký trong hồ sơ khi quyết định thành lập

+ Thực hiện đúng nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với nhà nước

2.1.3.2 Nguyên tắc hoạt động:

Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang là một doanh nghiệp hoạt động tuân theo qui định của luật doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty

Giải quyết kịp thời và thoả đáng mọi quan hệ giữa lợi ích của nhà nước, công ty và người lao động Trong đó, lợi ích của người lao động được coi là động lực trực tiếp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ một thủ trưởng trong

Trang 28

công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương hướng và mục tiêu đã định

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang:

2.1.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty:

Sơ đồ 11: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

Nhận xét: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty đảm bảo chế độ một thủ trưởng trong công tác quản

lý Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Cơ cấu quản lý và kiểm soát của Công ty gồm:

- Hội đồng quản trị

- Ban giám đốc

- Ban kiểm soát

BAN KIỂM SOÁT BAN GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN

XUẤT

Phòng điều độ sản xuất

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

1

Phân xưởng

2

Phân xưởng

3

Phân xưởng

4

Phân xưởng

5

Phân xưởng

6

Phòng kế toán tài vụ

Phòng kinh doanh xuất nghập khẩu

Phòng nhân sự tiền công

Phòng hành chính quản trị

Trang 29

Thành viên hội đồng quản trị:

Cơ cấu hội đồng quản trị của Công ty gồm 05 thành viên:

01 Chủ tịch Hội đồng quản trị

01 Phó chủ tịch Hội đồng quản trị

03 Ủy viên Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát:

Gồm có 03 kiểm soát viên thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty

Bộ máy điều hành của Công ty gồm có:

v Giám đốc: là người đứng đầu của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Giám đốc Công ty có quyền hạn và nghĩa vụ sau:

- Điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch được nhất trí thông qua tại Đại hội công nhân viên chức, được Sở Công nghiệp và Ủy ban kế hoạch trình duyệt

- Quan hệ giao dịch với khách hàng ký kết các hợp đồng kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Chủ động liên doanh liên kết theo đúng qui định của nhà nước với các thành phần kinh tế để thực hiện kế hoạch đã đề ra nhằm đạt được hiệu quả cao nhất

- Được quyền quyết định về số lượng lao động cần thiết, tổ chức các bộ phận sản xuất kinh doanh đảm bảo tinh gọn và đạt hiệu quả cao Được quyền bổ nhiệm, nâng lương, tổ chức tuyển dụng và nâng bậc tay nghề theo qui định của Nhà nước

- Có trách nhiệm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động Đồng thời chịu trách nhiệm về những hậu quả do mình gây ra trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật

v Phó giám đốc kỹ thuật: Quản lý chung về mặt kỹ thuật an toàn cho máy móc thiết bị, điều hành các hoạt động tại phòng kỹ thuật, chịu trách nhiệm về các sự cố kỹ thuật xảy ra trong Công ty

Trang 30

v Phó giám đốc sản xuất: Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, phân công nhiệm vụ cho từng phân xưởng và báo cáo lên Giám đốc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh để Giám đốc nắm bắt kịp thời Từ đó cùng nhau bàn bạc đề ra kế hoạch kỳ sau

v Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc và cùng chịu trách nhiệm liên đới với Giám đốc trước Hội đồng quản trị về các phần việc được phân công và ủy nhiệm

v Phòng kỹ thuật công nghệ: Dưới sự điều hành trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật, chịu trách nhiệm về công tác sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị của toàn Công ty, cũng như có trách nhiệm tham mưu về việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh

v Phòng quản trị chất lượng: Có trách nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra

v Phòng hóa màu: Có chức năng chủ yếu là thí nghiệm màu, kiểm nghiệm màu và tạo màu để chuyển cho phân xưởng nhuộm làm nhiệm vụ nhuộm màu dây khóa kéo cho phù hợp với lô hàng hay đơn đặt hàng

v Phòng kế toán: Có nhiệm vụ cung cấp thông tin tài chính và chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính của Công ty

v Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tổ chức quản lý các hợp đồng xuất nhập khẩu vật tư, trang thiết bị sản xuất Tham mưu soạn thảo các hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cho Giám đốc Theo dõi tình hình xuất khẩu sản phẩm, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất và đề ra kế hoạch cho các kỳ sản xuất

v Phòng nhân sự tiền công: Chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự đào tạo tuyển dụng cán bộ công nhân viên và các chế độ của người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

v Phòng điều độ sản xuất: Dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng và tình hình tiêu thụ sản phẩm mà lên kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng theo dõi tiến độ sản xuất của từng phân xưởng để có những điều chỉnh kịp thời giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và cân đối, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn giao hàng

Trang 31

v Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng và nhiệm vụ quản lý công tác văn thư, đội xe vận tải, đội bảo vệ của Công ty và phụ trách về mặt y tế

v Giữa các phòng ban có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau để tham mưu cho Ban Giám đốc, đồng thời đề ra những kế hoạch, giải pháp kỹ thuật kịp thời, chính xác giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra nhịp nhàng và cân đối

v Giữa các phân xưởng cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh dưới sự quản lý điều hành trực tiếp của Ban lãnh đạo Công ty và các phòng ban Các mối quan hệ này tạo thành một dây chuyền sản xuất khép kín trong việc chế tạo ra sản phẩm một cách hoàn chỉnh của Công ty

v Quản đốc phân xưởng: Là người đứng đầu và điều hành phân xưởng, chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về toàn bộ hoạt động của phân xưởng do mình quản lý Ở mỗi phân xưởng có 01 kế toán thống kê có trách nhiệm báo cáo tình hình sản xuất của phân xưởng

v Mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong Công ty được giao nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể đồng thời cũng chịu trách nhiệm trước bộ phận trực tiếp của mình và trước Ban Giám đốc

2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty:

Sơ đồ 12: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang

CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG

BỘ PHẬN SẢN

XUẤT PHỤ TRỢ

BỘ PHẬN SẢN XUẤT

1

Phân xưởng

2

Phân xưởng

3

Phân xưởng

5

Phân xưởng

4

Đội

xe vận tải

Phòng quản trị chất lượng

Trang 32

Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang gồm các bộ phận và phân xưởng sau:

Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của Công ty Bộ phận sản xuất chính gồm các phân xưởng sau:

o Phân xưởng 1: Sản xuất băng dính, cước, dây đai, dây thun

o Phân xưởng 2: Nhuộm băng vải, nhuộm thun, nhuộm dây đai

o Phân xưởng 3: Sản xuất đầu khoá, tay khoá

o Phân xưởng 4: Sản xuất dây thành phẩm Nylon các loại

o Phân xưởng 5: Sản xuất dây thành phẩm plastic và kim loại

o Phân xưởng 6: Sản xuất nút áo, buckle, móc áo

Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là bộ phận không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng nó góp phần làm cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và đều đặn Thuộc bộ phận này chỉ có phân xưởng cơ điện Chức năng của phân xưởng cơ điện là sản xuất các loại khuôn và gia công khuôn cho các phân xưởng

5, 6 đồng thời có nhiệm vụ sửa chữa

Bộ phận phục vụ sản xuất: Bộ phận này đảm bảo cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm, dụng cụ lao động

Bộ phận KCS: thuộc phòng quản trị chất lượng được phân bổ ở các bộ phận xưởng, có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng dây bán thành phẩm và thành phẩm

Giới thiệu một qui trình sản xuất dây khóa kéo: (xem sơ đồ trang 32)

2.1.5 Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

2.1.5.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên:

Ở nước ta, do khí hậu nóng ẩm, một năm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô Vào mùa mưa thời tiết trở lạnh do vâïy nhu cầu về áo ấm gia tăng cùng với áo đi mưa nên nhu cầu dây khóa kéo nhựa sử dụng cho túi xách, cặp da, áo mưa hay dây kéo răng cá sấu, dây kéo đồng để may áo Jacket cũng tăng lên Vì vậy sản phẩm của Công ty được tập trung sản xuất kể từ đầu tháng 7 đến Tết với số lượng lớn để tiêu thụ mùa lạnh Sau Tết Nguyên Đán nhu cầu giảm đi cùng với sự chuyển đổi nhiệt độ thời tiết cho nên sản phẩm của Công ty chỉ mang tính mùa

Trang 33

vụ Từ đó, Công ty luôn có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và sản xuất sản phẩm sao cho hiệu quả và hợp lý nhất

2.1.5.2 Đặc điểm về Vốn:

Trong những năm đầu vốn của Công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định

vì đây là nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Song nhờ những năm phấn đấu tiếp theo sản phẩm ra đời được thị trường chấp nhận đã tạo điều kiện cho Công ty phát triển dần dựa trên lợi nhuận thu về Để đầu tư phát triển, bên cạnh quỹ phát triển sản xuất được tích lũy, Công ty phải huy động nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại Tuy nhiên, nguồn tín dụng này cũng bị hạn chế bỡi chỉ tiêu được phép cho vay của ngân hàng trung ương Hiện nay, Công ty đã huy động vốn nhàn rỗi trong CBCNV thông qua việc Công ty được cổ phần hóa theo hình thức bán 100% phần vốn thực tế của doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa Trong đó 70% bán cho người lao động trong Công ty và 30% bán cho các đối tượng bên ngoài

2.1.5.3 Đặc điểm về lao động:

Trong một số điều kiện và đặc điểm sản xuất nhất định, khi mà máy móc thiết bị không thể thay thế được con người thì lao động giữ một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trình độ tay nghề, trách nhiệm của người lao động quyết định trực tiếp đến số lượng và chất lượng sản phẩm và điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Để có thể đánh giá được quy mô lao động của Công ty ta có thể nhìn vào các bảng thống kê số liệu dưới đây:

Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2002, 2003, 2004:

Chỉ tiêu

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

2 Lao động trực tiếp 532 88,67 550 88,70 693 88,20

Trang 34

Bảng2: Cơ cấu trình độ lao động của Công ty năm 2002 - 2004

Trình độ lao động

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

II Trung cấp và công nhân 552 92,00 567 91,45 698 91,48

Vì Công ty là một doanh nghiệp sản xuất cho nên lực lượng lao động chủ yếu là trực tiếp sản xuất Với lực lượng lao động này cùng với trình độ chuyên môn của họ đã đảm bảo cho quá trình sản xuất của Công ty được diễn ra liên tục

2.1.5.4 Đặc điểm về trình độ khoa học công nghệ và máy móc thiết bị:

Hiện nay tổng số máy móc thiết bị của Công ty là: 67 dây chuyền Trong đó:

- Máy móc thiết bị dệt dây đai, dây thun: 04 dây chuyền

- Máy móc thiết bị sản xuất dây khóa kéo: 52 dây chuyền , thiết bị tự động, công suất

15 triệu mét /năm

- Máy móc thiết bị sản xuất dây kéo đồng 07 dây chuyền, công suất 3 triệu mét/năm

- Máy móc thiết bị sản xuất dây plastic (răng cá sấu): 03 dây chuyền, công suất 3 triệu mét/năm

- Máy móc thiết bị kéo cước 01 dây chuyền, chuyên sản xuất cước nguyên liệu cho dây kéo nhựa, cước phục vụ đánh bắt hải sản và ngành công nghiệp khác: công suất 200 tấn/năm

Máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu nhập từ Đài Loan, Nhật Bản, Đức Mặt khác, Công ty không chỉ chú trọng đầu tư máy móc thiết bị về qui mô mà còn đẩy mạnh hướng đầu tư về chiều sâu, hiện đại hóa máy móc thiết bị như : đầu tư dây chuyền sản xuất dây khóa kéo hợp nhất _ thiết bị ngoại nhập của Đức, đầu tư thiết bị rọi màu quang phổ cho nhuộm màu, …

Nhờ sự đầu tư đúng đắn của Công ty mà sản phẩm ngày càng đáp ứng tốt hơn theo yêu cầu ngày càng khắt khe và đa dạng của khách hàng Đặc biệt, nhờ đó mà chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng tăng, góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm ISE ngày một phát triển

Trang 35

Không đạt

đạt

Sơ đồ 13: Qui trình sản xuất dây khoá kéo Nylon đầu dưới đóng

Phôi dây kéo Bóc tách tạo khoản trống

Dập (dán) chặn trên Phôi nhôm, phôi dán Dập (dán) chặn dưới

Cắt zigzag

Vào khoá Đầu khoá

Phôi nhôm/ cước/ phôi

dán

Kiểm tra

Bao gói Nhập kho

Trang 36

2.1.6 Thuận lợi và khó khăn hiện tại của Công ty ISE:

Tình hình cạnh tranh đối với các sản phẩm Công ty ngày càng gay gắt chi phối đến chiến lược phát triển thị trường cùng với các chính sách chung của Công ty

2.1.7 Đánh giá khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ISE trong thời gian qua:( xem bảng 3 trang 34)

Nhận xét:

+ Doanh thu năm 2003 của Công ty tăng lên so với năm 2002 là 4.383.176 (ngàn đồng) hay tăng 14,50%, trong đó doanh thu hàng xuất khẩu tăng 787.825 (ngàn đồng) hay tăng 26,72% Sang năm 2004, doanh thu tăng 7.242.695 (ngàn đồng) hay tăng 20,92% so với năm 2003 Có được kết quả này là nhờ Công ty không ngừng gia tăng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm

+ Thu nhập hoạt động tài chính của Công ty qua năm 2003 tăng 114.314 (ngàn đồng) hay tăng 15,09% Năm 2004 tăng 101.593 (ngàn đồng) hay tăng 11,65% so với năm 2003 Nguyên nhân là do Công ty thu được lợi nhuận từ hoạt động liên doanh

Các khoản thu nhập khác của Công ty năm 2003 giảm 16.696 (ngàn đồng) so với năm 2002 hay giảm 9,88% Sang năm 2004 lại tăng hơn năm 2003 là 328 (ngàn đồng) hay tăng 0,22 % nhưng việc tăng này không đáng kể Nguyên nhân

Trang 37

Bảng 3: Bảng đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ISE

Năm 2002 – 2004

ĐVT: 1.000đ

So sánh 03/02 So sánh 04/03

1.Doanh thu bán hàng 1.000đ 30.237.214 34.620.390 41.863.085 4.383.176 14,50 7.242.695 20,92 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 1.000đ 2.948.100 3.735.925 4.209.416 787.825 26,72 473.491 12,67

2 Thu nhập hoạt động tài chính 1.000đ 757.433 871.747 973.34 114.314 15,09 101.593 11,65

4 Tổng doanh thu 1.000đ 31.163.684 35.644.478 42.989.094 4.480.794 14,38 7.344.616 20,61

5 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.000đ 2.971.538 3.158.350 5.069.955 186.812 6,29 1.911.605 60,53

6 Tổng lợi nhuận sau thuế 1.000đ 2.971.538 3.158.350 3.802.466 186.812 6,29 644.116 20,39

7 Nguồn vốn kinh doanh bình quân 1.000đ 29.576.919 31.493.823 34.423.517 1.916.904 6,48 2.929.694 9,30

8 Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân 1.000đ 12.712.448 13.707.006 15.240.437 994.558 7,82 1.533.432 11,19

9 Nộp Ngân sách nhà nước 1.000đ 28.018 25.905 669.649 -2.113 -7,54 643.744 2.485,02

Trang 38

là do Công ty không có hoạt động nhượng bán TSCĐ Nếu TSCĐ của công ty bị

hư hỏng thì sửa chữa nâng cấp còn nếu không sử dụng được nữa sẽ cất vào kho + Lợi nhuận trước thuế năm 2003 tăng 186.812 (ngàn đồng) hay tăng 6,29%

so với năm 2002 Năm 2004 lợi nhuận trước thuế tăng 1.911.605 (ngàn đồng) tương đương tăng 60,53% Có được kết quả này là do Công ty đã thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, tích cực tìm kiếm thị trường nhờ đó mà sản lượng tiêu thụ tăng làm cho lợi nhuận tăng

+ Lợi nhuận sau thuế năm 2003 tăng 186.812 (ngàn đồng) hay tăng 6,29% so với năm 2002 Sang năm 2004 tăng 644.116 (ngàn đồng) so với năm 2003 hay tăng 20,39% Năm 2002 và 2003 Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

vì mới cổ phần hoá, sang năm 2004 Công ty bắt đầu đóng thuế TNDN Qua 3năm ta thấy năm 2004 Công ty làm ăn có hiệu quả nhất

+ Tổng vốn kinh doanh năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1.916.904 (ngàn đồng) hay tăng 6,48% Năm 2004 tăng 2.929.694 (ngàn đồng) so với năm 2003 hay tăng 9,30% Cho thấy Công ty đã chú trọng bổ sung vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mang lại hiệu quả cao

+ Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 tăng 994.558 (ngàn đồng) hay tăng 7,82%

so với năm 2002 Năm 2004 tăng 1.533.432 (ngàn đồng) so với năm 2003 hay tăng 11,19% Cho thấy nhờ việc kinh doanh có hiệu quả mà Công ty tích trữ được vốn chủ sở hữu ngày càng nhiều giúp cho Công ty chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình

+ Nộp ngân sách nhà nước năm 2003 giảm 2.113 (ngàn đồng) hay giảm 7,54% so với năm 2002 Năm 2004 tăng 643.744 (ngàn đồng) so với năm 2003 hay tăng 2,485.02% Đây là mức tăng rất đáng kể vì từ 2004 Công ty nộp thuế TNDN còn hai năm 2002 và 2003 được miễn thuế TNDN Điều này cho thấy viêc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của Công ty ngày càng tốt hơn

+ Số lượng lao động năm 2003 tăng so với năm 2002 là 20 (người) hay tăng 3,33% Sang năm 2004 số lao động tăng 143 (người) hay tăng 23,06% Chứng tỏ Công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh và mang lại việc làm ngày càng nhiều cho người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động

Trang 39

+ Thu nhập bình quân người lao động năm 2003 tăng 174 (ngàn đồng) hay tăng 18,95% so với năm 2002 Năm 2004 thu nhập bình quân người lao động tăng

134 (ngàn đồng) hay tăng 12,27% Điều này cho thấy đời sống của người lao động được nâng cao

Nhìn chung, Công ty đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong việc sử dụng vốn, đời sống của cán bộ công nhân viên

cũng được nâng cao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước

2.1.8 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của Công ty:

2.1.8.1 Phân tích kết cấu và biến động của tài sản: (xem bảng 4 trang 37) Nhận xét:

v Về sự biến động tài sản:

Tổng tài sản của của Công ty năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 1.916.904 (ngàn đồng) tương ứng với mức tăng là 6,48% Sang năm 2004, Tổng tài sản tăng 2.929.693,5 (ngàn đồng) so với năm 2003 tương ứng với mức tăng là 9,30% Trong đó:

oTSLĐ và ĐTTCNH năm 2003 tăng so với năm 2002 là 137.652 (ngàn đồng) tương đương tăng 0,93% và năm 2004 tăng 199.635,5 (ngàn đồng) tương đương tăng 1,34% so với năm 2003 Sự tăng lên này là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:

+ Tiền năm 2003 tăng so với năm 2002 là 323.006,5 (ngàn đồng) tương đương tăng 40,78% và năm 2004 tiền tăng 211.020 (ngàn đồng) so với năm 2003 tương đương tăng 18,93% Chứng tỏ công ty chưa huy động hết lượng tiền này vào sản xuất kinh doanh hay nói cách khác Công ty chưa có kế hoạch đẩy lượng tiền này vào lưu thông để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

+ Các khoản phải thu năm 2003 giảm so với năm 2002 là 83.170 (ngàn đồng) tương đương với mức giảm là 3,73%, là do Công ty thực hiện tốt việc thu hồi nợ, nhưng sang năm 2004 lại tăng 150.628,5 (ngàn đồng) tương đương tăng 7,03% Điều này cho thấy năm 2004 Công ty đã để cho khách hàng chiếm dụng vốn Vì vậy Công ty cần tích cực đẩy mạnh công tác thu hồi nợ nhằm sớm đưa số vốn bị chiếm dụng vào lưu thông nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Trang 40

Bảng 4: Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản của Công ty ISE:

Ngày đăng: 31/08/2014, 16:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: hạch toán kế toán thành phẩm - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 1 hạch toán kế toán thành phẩm (Trang 7)
Sơ đồ 3: hạch toán giá vốn hàng bán - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 3 hạch toán giá vốn hàng bán (Trang 15)
Sơ đồ 2: hạch toán kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 2 hạch toán kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng (Trang 15)
Sơ đồ 4: hạch toán chi phí bán hàng - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 4 hạch toán chi phí bán hàng (Trang 16)
Sơ đồ 5: hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 5 hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp (Trang 17)
Sơ đồ 6: hạch toán doanh thu hoạt động tài chính - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 6 hạch toán doanh thu hoạt động tài chính (Trang 18)
Sơ đồ 7: hạch toán chi phí tài chính - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 7 hạch toán chi phí tài chính (Trang 19)
Sơ đồ 8: hạch toán thu nhập khác - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 8 hạch toán thu nhập khác (Trang 20)
Sơ đồ 9: hạch toán chi phí khác - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 9 hạch toán chi phí khác (Trang 21)
Sơ đồ 10: hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 10 hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh (Trang 22)
Sơ đồ 11: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 11 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty (Trang 28)
Sơ đồ 12: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 12 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang (Trang 31)
Sơ đồ 13: Qui trình sản xuất dây khoá kéo Nylon đầu dưới đóng Phoâi daây keùo - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 13 Qui trình sản xuất dây khoá kéo Nylon đầu dưới đóng Phoâi daây keùo (Trang 35)
Bảng 3: Bảng  đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ISE  Naêm 2002 – 2004 - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Bảng 3 Bảng đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ISE Naêm 2002 – 2004 (Trang 37)
Bảng 4: Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản của Công ty ISE: - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Bảng 4 Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản của Công ty ISE: (Trang 40)
Bảng 5: Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản của Công ty ISE: - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Bảng 5 Phân tích sự biến động và kết cấu tài sản của Công ty ISE: (Trang 43)
Bảng 6: Tình hình khả năng thanh toán của Công ty ISE năm 2002 – 2004: - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Bảng 6 Tình hình khả năng thanh toán của Công ty ISE năm 2002 – 2004: (Trang 45)
Bảng 7: Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty ISE năm 2002 – 2004: - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Bảng 7 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty ISE năm 2002 – 2004: (Trang 47)
Sơ đồ 15: Cơ cấu tổ chức hệ thống sổ kế toán của Công ty - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 15 Cơ cấu tổ chức hệ thống sổ kế toán của Công ty (Trang 52)
Bảng tổng hợp - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Bảng t ổng hợp (Trang 57)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 155 - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
155 (Trang 61)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 63223 - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
63223 (Trang 68)
Sơ đồ 18: Kênh phân phối sản phẩm của Công ty - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 18 Kênh phân phối sản phẩm của Công ty (Trang 72)
Sơ đồ 19:  hạch toán kế toán doanh thu dây khoá kéo Nylon - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 19 hạch toán kế toán doanh thu dây khoá kéo Nylon (Trang 77)
Sơ đồ 21:  hạch toán kế toán doanh thu dây đai thun, băng dính, buckle. - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
Sơ đồ 21 hạch toán kế toán doanh thu dây đai thun, băng dính, buckle (Trang 78)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 51123 - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
51123 (Trang 80)
BẢNG TỔNG HỢP TKĐƯ TÀI KHOẢN 51123 - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
51123 (Trang 81)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 641 - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
641 (Trang 86)
BẢNG TỔNG HỢP TKĐƯ TÀI KHOẢN 642 - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
642 (Trang 90)
BẢNG TỔNG HỢP TKĐƯ TÀI KHOẢN 515 - hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang
515 (Trang 94)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w