Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang

129 571 0
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ liệu may nha trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng là nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế mở, muốn khẳng định được vị trí của mình trên thương trường, muốn chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả đó sẽ được đánh giá qua phân tích tình hình tài chính. Các chỉ tiêu phân tích tài chính sẽ cho ta thấy được bức tranh về hoạt động của doanh nghiệp, giúp tìm ra hướng đi đúng đắn, có các chiến lược và quyết định kịp thời nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, đồng thời còn giúp cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế có cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích tình hình tài chính không những chỉ quan trọng đối với chủ doanh nghiệp mà còn rất quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc thường xuyên đánh giá và phân tích tình hình tài chính sẽ giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước thấy rõ được thực trạng tình hình biến động của nguồn vốn và tài sản, việc sử dụng các nguồn vốn và tài sản đúng mục đích hay không, công tác quản lý, bảo toàn và phát triển vốn có thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước hay không. Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu đó, và nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang, nhờ có sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, các cô chú, anh chị phòng kế toán – tài chính trong Công ty, em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu cho các doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh, sự tồn tại trên thị trường và phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp buộc phải khẳng định mình và phát huy mọi khả năng sẵn có lẫn tiềm tàng, không ngừng nâng cao vị trí trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Song bên cạnh những nỗ lực đó, thì việc doanh nghiệp phải biết tự Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 2 đánh giá tình hình tình tài chính của mình là hết sức cần thiết, và việc đánh giá này chủ yếu dựa trên thông tin do báo cáo tài chính mang lại. Không chỉ riêng doanh nghiệp quan tâm đến tình hình tài chính của mình mà còn nhiều đối tượng quan tâm khác như: các cá nhân, tổ chức, ngân hàng, nhà đầu tư… bởi thông qua các chỉ tiêu khi phân tích tình hình tài chính sẽ giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn. Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2009. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu khi thực hiện đề tài là phương pháp so sánh và tổng hợp các số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại Công Ty, bao gồm: các số liệu trên các báo cáo tài chính, các thông tin tìm hiểu được từ việc trao đổi, phỏng vấn với các nhân viên trong Công ty, nhất là nhân viên phòng kế toán tài chính. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, Phương pháp phân tích tài chính Dupont, Phương pháp tỷ lệ, Phương pháp liên hệ cân đối. 4. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung Chương II: Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang. Chương III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hơn nữa năng lực tài chính của Công ty. Thông qua khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các Thầy Cô khoa Kinh Tế trường Đại học Nha Trang, sự quan tâm hướng dẫn tận tình của Cô giáo Võ Hải Thủy, và cùng với sự giúp đỡ của các cô, các anh, các chị phòng Kế toán – Tài chính trong Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này! Sinh viên thực hiện Tống Thị Lệ Hằng Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 3 CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ LUẬN I.1. Bản chất, chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp I.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động chuyển dịch của các luồng giá trị phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và trực tiếp phục vụ cho quá trình này của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế, biểu hiện dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho quá trình tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà nước. Bản chất của tài chính phản ánh sự ràng buộc về quan hệ kinh tế giữa các chủ thể với nhau trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính. Hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị thuộc phạm trù bản chất tài chính doanh nghiệp bao gồm: Thứ nhất: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Quan hệ này biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa Ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp thông qua các hình thức: - Doanh nghiệp nộp các loại thuế vào ngân sách đúng theo luật định. - Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp (Doanh nghiệp Nhà nước) hoặc tham gia với tư cách người góp vốn (Trong các doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp). Thứ hai: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức tài chính. Quan hệ này được thể hiện cụ thể trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn cho nhu cầu kinh doanh. - Trên thị trường tiền tệ, đề cập đến việc doanh nghiệp quan hệ với các ngân hàng, vay các khoản ngắn hạn, trả lãi và gốc khi đến hạn. - Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp huy động các nguồn vốn dài hạn bằng cách phát hành các loại chứng khoán (Cổ phiếu, Trái phiếu) cũng như việc trả Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 4 các khoản lãi, hoặc doanh nghiệp gửi các khoản vốn nhàn rỗi vào ngân hàng hay mua chứng khoán của các doanh nghiệp khác. Thứ ba: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác huy động các yếu tố đầu vào (Thị trường hàng hóa, dịch vụ lao động…) và các quan hệ để thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở thị trường đầu ra (Với các đại lý, các cơ quan xuất nhập khẩu, thương mại…). Thứ tư: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là các khía cạnh tài chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính của doanh nghiệp như vấn đề cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư, chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng ngân quỹ nội bộ doanh nghiệp. I.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp I.1.2.1. Chức năng tổ chức huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nên có nhu cầu về vốn. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, mà vốn được huy động từ những nguồn sau: - Ngân sách Nhà nước cấp - Vốn cổ phần - Vốn liên doanh - Vốn tự bổ sung - Vốn vay Nội dung của chức năng này bao gồm: - Doanh nghiệp căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, định mức tiêu chuẩn để xác định nhu cầu vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh. - Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về vốn  Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng về vốn thì doanh nghiệp phải huy động thêm vốn (tìm nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn thấp nhưng đảm bảo có hiệu quả).  Nếu nhu cầu nhỏ hơn khả năng về vốn thì doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất hoặc tìm kiếm thị trường để đầu tư mang lại hiệu quả. Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 5 - Lựa chọn nguồn vốn và phân phối sử dụng vốn hợp lý để sao cho với số vốn ít nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. I.1.2.2. Chức năng phân phối vốn Thu nhập bằng tiền từ bán sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, lợi tức cổ phiếu, lãi cho vay, thu nhập khác của doanh nghiệp được tiến hành phân phối như sau: - Bù đắp hao phí vật chất, lao động đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm:  Chi phí vật tư như nguyên vật liệu, nhiên liệu, …  Chi phí khấu hao tài sản cố định.  Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương.  Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền (kể cả thuế gián thu). - Phần còn lại là lợi nhuận trước thuế được phân phối tiếp như sau:  Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định.  Bù lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế (nếu có).  Trả các khoản tiền bị phạt do vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, vi phạm các hợp đồng….  Trừ các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ.  Chia lãi cho đối tác góp vốn theo hợp đồng kinh doanh.  Trích vào các quỹ doanh nghiệp. I.1.2.3. Chức năng giám đốc (kiểm soát) tài chính - Giám đốc tài chính là một thuộc tính vốn có khách quan của phạm trù tài chính doanh nghiệp và có mối quan hệ biện chứng với chức năng huy động và phân bổ nguồn lực tài chính. Giám đốc tài chính phản ánh hoạt động thu thập và đánh giá những bằng chứng về thông tin liên quan đến quá trình huy động và phân bổ nguồn tài chính với mục đích đảm bảo tính hiệu quả và đúng đắn cũng như hiệu lực của việc lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.  Tính đúng đắn: Kiểm tra việc lập và sử dụng các quỹ tiền tệ có cần thiết và hợp pháp hay không?  Tính hiệu quả: VIệc sử dụng các quỹ tiền tệ có tiết kiệm và sinh lời không? Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 6  Tính hiệu lực: Kiểm tra việc sử dụng các quỹ tiền tệ có đạt được các mục tiêu dự kiến hay không? - Cơ sở của giám đốc tài chính o Xuất phát từ tính quy luật trong phân phối sản phẩm quyết định (ở đâu có phân phối tài chính thì ở đó có giám đốc tài chính). o Xuất phát từ tính mục đích của việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Muốn cho đồng vốn có hiệu quả cao, sinh lời nhiều thì tất yếu phải giám đốc tình hình tạo lập sử dụng quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp. - Nội dung của chức năng o Thông qua chỉ tiêu vay trả, tình hình nộp thuế cho Nhà nước mà Nhà nước, Ngân hàng biết được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt hay chưa tốt. o Thông qua chỉ tiêu giá thành, chi phí mà biết được doanh nghiệp sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn tiết kiệm hay lãng phí. o Thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận mà biết được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Kết luận: Ba chức năng trên có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau, làm tiền đề và bổ sung cho nhau. Chức năng tạo vốn làm cơ sở cho chức năng phân phối; chức năng phân phối và chức năng tạo vốn sẽ tạo ra chức năng giám đốc. Chức năng giám đốc tiến hành tốt là cơ sở quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn, phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan, đảm bảo các tỷ số phù hợp với quy mô sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất được tiến hành liên tục. I.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp Ngày nay, quản trị tài chính có vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, tài chính doanh nghiệp giữ các vai trò sau: - Tổ chức huy động và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả  Xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 7  Lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động liên tục và có hiệu quả với chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất. - Tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp  Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án đầu tư, từ đó góp phần lựa chọn dự án đầu tư tối ưu.  Huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh giúp giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay.  Hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng phạt vật chất một cách hợp lý góp phần quan trọng thúc đẩy người lao động gắn bó với doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá tổng hợp và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại hay khó khăn vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định để điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh. I.2. Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tài chính I.2.1. Khái niệm Phân tích tài chính là việc sử dụng các phương pháp và công cụ theo một hệ thống nhất định thu thập, phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác để đánh giá thực trạng và xu hướng tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo an toàn vốn tín dụng, từ đó giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, để đưa ra các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục tiêu theo đuổi của doanh nghiệp. I.2.2. Mục tiêu của phân tích tài chính Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 8 Thứ nhất, phân tích tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Thứ hai, đưa ra những đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai. I.2.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính - Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: phân tích tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp tìm ra những giải pháp tài chính đúng đắn nhằm xây dựng kết cấu tài sản, nguồn vốn thích hợp, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. - Đối với chủ sở hữu: phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thành quả của các nhà quản lý, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, đánh giá sự an toàn của đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. - Đối với khách hàng, chủ nợ: phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn khả năng đảm bảo đồng vốn, khả năng và thời hạn thanh toán vốn trong quan hệ với doanh nghiệp. - Đối với cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê…phân tích tài chính giúp đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình chính sách kinh tế tài chính xã hội. I.2.4. Nhiệm vụ của phân tích tài chính Nhiệm vụ của phân tích tài chính là làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ so sánh với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành và với chỉ tiêu bình quân ngành, chỉ ra những thế mạnh và cả tình trạng bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. I.3. Nội dung và phương pháp phân tích tài chính I.3.1. Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính I.3.1.1. Thu thập thông tin Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 9 Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lí giải, thuyết minh thực trạng tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch. Nó bao gồm từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và thông tin giá trị. Những thông tin này giúp các nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận chính xác và tinh tế, trong đó các thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp là quan trọng bậc nhất bởi nó được phản ánh khá đầy đủ tập trung trong các báo cáo tài chính kế toán doanh nghiệp I.3.1.2. Xử lý thông tin Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định. I.3.1.3. Dự đoán và ra quyết định Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết, để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt động kinh doanh. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận. Đối với nhà cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiêp. I.3.2. Các thông tin cơ sở để phân tích tài chính Các thông tin cơ sở được dùng để phân tích tài chính trong các doanh nghiệp chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu và phân tích, cho ta biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo luân chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.  Bảng cân đối kế toán (CĐKT) - Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản theo cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. - Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 10  Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được chia làm hai phần: A: Tài sản ngắn hạn: trong đó phản ánh các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. B: Tài sản dài hạn: trong đó phản ánh các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.  Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Nguồn vốn được chia làm 2 phần: A: Nợ phải trả: phản ánh nguồn vốn tín dụng, các khoản vốn chiếm dụng. B: Nguồn vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, các quỹ của doanh nghiệp và phần kinh phí sự nghiệp được Nhà nước cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên. - Vì tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, còn nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo nên Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn bằng nhau tại từng thời điểm. - Tổng tài sản phản ánh quy mô của doanh nghiệp, còn tổng nguồn vốn phản ánh sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo kết quả tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán được chi tiết theo hoạt động kinh doanh, hoạt động khác và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản khác. - Thông qua số liệu về các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh có những tác dụng cơ bản sau:  Kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra về chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán. Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) [...]... của Thủ tướng chính phủ về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty đã chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần với tên gọi đầy đủ Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang với số vốn điều lệ là 18 tỷ đồng Công ty được cổ phần hóa theo hình thức bán 100% phần vốn thực tế của Công ty khi tiến hành cổ phần hóa, trong đó 70% vốn điều lệ được bán cho người lao động trong Công ty, 30% còn lại... quát về Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang II.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang Tên viết tắt: ISE Co (International Supper Economic) Tên giao dịch đối ngoại: Nha Trang Garment Accessories Joint Stock Company Biểu tượng: Mũi tên đi lên, nền màu xanh, phía trong có chữ ISE ( Đây là biểu tượng biểu hiện niềm tin và hy vọng phát triển của Công ty )... qua phân tích mà nhận thấy các chỉ tiêu về khả năng sinh lời đang có xu hướng gia tăng, có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh 29 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) CHƯƠNG II – PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG. .. Ngân hàng Vietcombank Nha Trang Đơn vị chủ quản: Sở Công nghiệp Khánh Hòa Công ty có 3 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh: - Cơ sở I: 62 Lê Hồng Phong – Nha Trang ( Sản xuất dây khóa kéo, đầu khóa ) - Cơ sở II: Bình Tân – Nha Trang ( Nhuộm và Xi mạ ) - Cơ sở III: Dệt sợi – Cước tại Diên Phú Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu may Nha Trang (ISE Co.)” tiền thân là “Xí nghiệp dây khóa kéo Nha Trang – là đơn vị hợp... rộng, tăng nhanh ở khu vực phía Bắc và phía Nam Năm 1994, xí nghiệp mua lại toàn bộ cổ phần của tập đoàn IPP và trở thành doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập và có tài khoản giao dịch riêng tại Ngân hàng Công Thương Khánh Hòa Tháng 09/1994, nhà máy dệt Nha Trang sát nhập vào xí nghiệp dây khóa kéo Nha Trang, từ đó hình thành nên Công ty phụ liệu may Nha Trang Đến năm... I.4.5 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán Các chỉ tiêu liên quan đến nhóm chỉ tiêu thanh toán bao gồm các chỉ tiêu về tình hình công nợ như các khoản phải thu và tình hình thu nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt là đối với các nhà cho vay I.4.5.1 Phân tích tình hình thanh toán (công nợ) Để phân tích tình. .. đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau I.3.3.1 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân. .. định I.4 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp I.4.1 Phân tích khái quát về Tài sản 14 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)  Tiến hành phân tích khái quát về tài sản nhằm: - Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của tài sản doanh nghiệp hiện tại - Đánh giá tính hợp lý của những chuyển biến về giá trị, cơ cấu tài sản  Nội dung phân tích: - Xem... Nếu qua phân tích mà nhận thấy các tỷ số vòng quay đang có xu hướng gia tăng thì có nghĩa là việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả, điều đó góp phần cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp và ngược lại I.4.7 Phân tích cơ cấu tài chính Cơ cấu tài chính là khái niệm dùng để chỉ tỷ trọng của vốn chủ sở hữu và tỷ trọng của vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Cơ cấu tài chính là... của doanh nghiệp - Các tài liệu chi tiết về tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận chưa được thể hiện trên báo cáo tài chính - Các chỉ tiêu tài chính bình quân theo khu vực, ngành nghề I.3.3 Phương pháp phân tích tài chính 11 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống công cụ và biện pháp . chú, anh chị phòng kế toán – tài chính trong Công ty, em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang cho khoá luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung Chương II: Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May. việc phân tích tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang, nhờ có sự giúp đỡ tận tình của giáo viên

Ngày đăng: 30/07/2014, 00:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan