1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 dưới góc nhìn tự sự học

236 1,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 236
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắngtìm kiếm những “hạt nhân hợp lí” vừa đảm bảo giữ được bản chất, nội dung của líthuyết đồng thời tương thích, phù hợp với nhu cầu, thực tiễn c

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

2 TS TRẦN THỊ SÂM

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, TS Trần Thị Sâm,

người đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thànhluận án

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Khoa Xã hội và nhân văn, lãnh đạo TrườngĐại học Phú Xuân (Huế), lãnh đạo Viện Văn học, lãnh đạo Khoa Văn học, Học việnKhoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã quan tâm, tạo mọiđiều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án

Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, quý thầy cô, bạn bè, đồngnghiệp, những người đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thờigian thực hiện luận án

Tác giả

Nguyễn Văn Hùng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao Các tài liệu thamkhảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về côngtrình nghiên cứu của mình

Huế, tháng … năm 2014

Tác giả

Nguyễn Văn Hùng

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt được sử dụng trong luận án

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Đóng góp của luận án 8

5 Cấu trúc của luận án 8

NỘI DUNG 9

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9

1.1 Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết tự sự học 9

1.1.1 Khái lược diễn trình và thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới 9

1.1.2 Quá trình vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu văn học Việt Nam 11

2.2 Những công trình nghiên cứu về thể tài tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 15

2.2.1 Những công trình nghiên cứu về đặc trưng thể tài tiểu thuyết lịch sử 15

2.2.2 Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 16

2.2.3 Những công trình vận dụng lí thuyết tự sự học nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 22

Chương 2: NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986 24

2.1 Sự độc đáo của người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 24

Trang 6

2.1.1 Một vài giới thuyết về người kể chuyện và các loại hình người kể chuyện

trong văn xuôi tự sự 24

2.1.2 Đổi mới hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba 27

2.1.3 Thể nghiệm hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất 39

2.2 Sự đa dạng hóa điểm nhìn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 49

2.2.1 Một số vấn đề về điểm nhìn và các loại hình điểm nhìn trong văn xuôi tự sự 49

2.2.2 Điểm nhìn phức hợp của hình thức tự sự từ ngôi thứ ba 50

2.2.3 Điểm nhìn đơn tuyến và đa tuyến của hình thức tự sự từ ngôi thứ nhất 59 Chương 3: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC THỜI GIAN VÀ KẾT CẤU TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986 66

3.1 Nghệ thuật tổ chức thời gian trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 66

3.1.1 Vấn đề thời gian nhìn từ lí thuyết tự sự học và trong thể tài tiểu thuyết lịch sử 66

3.1.2 Phá vỡ trật tự thời gian tuyến tính bằng hình thức đảo thuật và dự thuật 70

3.1.3 Tạo dựng nhịp độ thời gian bằng hình thức đoạn ngưng 83

3.2 Nghệ thuật tổ chức kết cấu trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 91

3.2.1 Kết cấu “khung” 92

3.2.2 Kết cấu lắp ghép, đồng hiện, đa tầng bậc 96

3.2.3 Sự dung hợp thể loại và loại hình nghệ thuật 100

Chương 4: DIỄN NGÔN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986 107

4.1 Quan niệm về diễn ngôn và diễn ngôn trong lịch sử 107

4.1.1 Quan niệm mới về lịch sử và diễn ngôn trong lịch sử 107

4.1.2 Diễn ngôn và một số hướng tiếp cận diễn ngôn cơ bản 109

4.2 Diễn ngôn người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 113

4.2.1 Thành phần thuật chuyện 114

4.2.2 Thành phần miêu tả 119

4.2.3 Thành phần bình luận, đánh giá 125

Trang 7

4.3 Diễn ngôn nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 129

4.3.1 Ngôn ngữ đối thoại 129

4.3.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 134

4.4 Cách thức tổ chức diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 139

4.4.1 Đan cài đối thoại của nhân vật trong lời người kể chuyện 139

4.4.2 Gia tăng lời gián tiếp tự do 144

KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986 ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG ĐỀ TÀI

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

NKC : Người kể chuyệnTSH : Tự sự học

TTLS: Tiểu thuyết lịch sử

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Tự sự học - một khuynh hướng nghiên cứu giàu tiềm năng

So với nhiều lí thuyết văn học khác, tự sự học (Narratologie) là một ngànhnghiên cứu còn khá non trẻ Mặc dù khái niệm tự sự đã tồn tại rất lâu trong đời sốngtinh thần nhân loại, song tự sự học xuất hiện như một phân môn nghiên cứu khoahọc thì chính thức hình thành ở Pháp vào những năm 60 - 70 của thế kỉ XX Lần

đầu tiên khái niệm Narratologie được nhắc đến trong công trình Grammaire du

Décaméron (Ngữ pháp Truyện mười ngày) của Tzvetan Todorov vào năm 1969.

Một trong những đóng góp lớn của Todorov qua công trình này là ông đã đề xướng

thuật ngữ Narratologie, một khoa học nghiên cứu tự sự, khoa học của truyện kể, là

lí thuyết môn học cho đến lúc bấy giờ chưa hề có, một lí thuyết đúng nghĩa chứkhông phải chỉ thuần túy kinh nghiệm

Sau khi được định hình ở Pháp, tự sự học đã nhanh chóng vượt qua biên giới,trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được phổ biến quan tâm trên toàn thếgiới Khi chủ nghĩa giải cấu trúc ra đời, một số người vội vàng dự báo, tự sự học với

tư cách là một phân nhánh của chủ nghĩa cấu trúc sớm muộn cũng có hồi kết Thếnhưng, đến những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, tự sự học vẫn giữ được niềm hứngthú, còn nguyên (thậm chí là gia tăng) sức hấp dẫn, và theo nhận định của một sốhọc giả Mĩ, nó còn được “Phục hưng” và trung tâm nghiên cứu của nó đã vượt quabiên giới từ Pháp chuyển sang Mĩ Hàng loạt các nhà nghiên cứu đã thành danh vớinhiều công trình có giá trị, mở ra khuynh hướng mới giàu tiềm năng không chỉ đốivới văn học nghệ thuật mà còn cho nhiều ngành khoa học xã hội khác Nhiều trườngphái, khuynh hướng nghiên cứu đa dạng bắt đầu xuất hiện

Từ khi được giới thiệu vào Việt Nam, tự sự học đã được hưởng ứng rộng rãicủa giới nghiên cứu, đặc biệt ở các trường đại học và viện nghiên cứu Nhờ vai tròquan trọng trong việc giải mã văn chương dưới một hệ hình mới, tự sự học trở thànhngành nghiên cứu hứa hẹn những thành tựu lớn lao trong việc khám phá tầng sâucấu trúc văn bản truyện kể Nhiều công trình đã dành sự quan tâm đặc biệt đến líthuyết tự sự học bằng việc dịch, giới thiệu những gương mặt ưu tú cùng hệ thống líthuyết của các trường phái tự sự học Pháp, Nga, Anh, Mĩ, Đức, Trung Quốc… Đặc

Trang 10

biệt xuất hiện ngày càng nhiều công trình ứng dụng lí thuyết vào thực tiễn văn họcViệt Nam và thế giới Nhiều hiện tượng, vấn đề văn học được soi chiếu bằng hệhình lí thuyết mới như được “hồi sinh”, “phát hiện” và “phát hiện lại” trong hình hàitươi mới

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng đặt bên cạnh “gia sản” tự

sự học khổng lồ của thế giới, việc nghiên cứu của chúng ta quá hạn hẹp, ít ỏi và cómột “độ chênh” khá lớn Còn quá ít công trình đi sâu vào lí thuyết, ít có công trìnhdịch thuật hoặc trình bày có hệ thống và cặn kẽ các tư tưởng tự sự học nước ngoài

để giới nghiên cứu và những người quan tâm có thể tham khảo Bên cạnh sự đadạng, sinh động người ta đã bắt đầu nhận ra sự đa tạp, nghèo nàn của bức tranh tự

sự học ở Việt Nam Sau một thời gian bị cuốn theo “cơn địa chấn tự sự học”, một sốnhà nghiên cứu đã kịp dừng lại, nghiêm túc nhìn nhận, phân tích nhằm mở ra lối đivừa kế thừa những thành tựu thế giới vừa sáng tạo phù hợp với thực tiễn, nhu cầuđổi mới, phát triển văn học nước nhà

Vận dụng lí thuyết tự sự để tìm hiểu các hiện tượng văn học Việt Nam, do đó đòihỏi phải có sự lựa chọn thích đáng, đi sâu vào các vấn đề cốt lõi nhất của một ngànhnghiên cứu đặc thù Quan trọng hơn là nắm được quy luật vận động, phát triển nội tạicũng như nhu cầu, thực tiễn của văn học nước nhà để tránh trường hợp “đẽo chân vừagiày” Có như vậy mới có thể phát huy tiềm năng của lí thuyết đồng thời góp phầnkiến tạo nên “lối/kiểu tự sự học Việt Nam” Nghĩa là vừa hội nhập xu thế phát triểntrên thế giới vừa trở về cội nguồn truyền thống, sử dụng kinh nghiệm Việt Nam, dunghợp tri thức quốc tế, tạo ra một lí luận mang dấu ấn dân tộc

Xuất phát từ nhận thức này, luận án tập trung vận dụng những phương diện cănbản và quan trọng của nghệ thuật tự sự như người kể chuyện, điểm nhìn tự sự, thờigian tự sự, kết cấu tự sự, diễn ngôn tự sự và các chiến lược tự sự vào khám phá đổimới tư duy thể loại, phương thức tự sự của một trong những thể tài văn học nổi bậtnhất sau Đổi mới - tiểu thuyết lịch sử Dưới giác độ lí thuyết tự sự học, những đặctrưng của thể loại lần lượt được soi chiếu, qua đó nhiều vấn đề lí luận được giải mãmột cách khoa học, thuyết phục, đem lại nhiều phát hiện thú vị cho người nghiên cứucũng như những ai quan tâm đến văn học viết về đề tài lịch sử Việt Nam

1.2 Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 - đổi mới và thành tựu

Tiểu thuyết lịch sử đã xuất hiện từ lâu trong văn học Việt Nam Cùng nhữngthăng trầm, biến động của dân tộc, thể tài này đã dần khẳng định được sứ mệnh cao

Trang 11

cả, ý nghĩa lớn lao không chỉ trong đời sống văn học mà cả đời sống tinh thần ngườiViệt Với nhu cầu, thực tiễn ở mỗi thời kì khác nhau, tiểu thuyết lịch sử có khi trởthành một trong những thể loại chủ lưu, có lúc lại đánh mất vị thế, thậm chí không ítlần vắng mặt trên văn đàn và trong đời sống văn học nước nhà

Nhìn lại quá trình phát triển, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đếnnay trải qua ba chặng chính: (1) từ đầu thế kỉ đến năm 1945, (2) từ năm 1945 đếnnăm 1986, (3) từ năm 1986 đến nay Mỗi chặng đường đều ghi nhận những gươngmặt nhà văn ưu tú với nhiều tác phẩm tiêu biểu, được sáng tạo bởi nguồn cảm hứng/cảm thức, chủ đề tư tưởng, tư duy tự sự lịch sử, hệ thống thi pháp đa dạng, sinhđộng Với cảm thức chiêm bái, ngưỡng vọng, phần lớn các nhà văn giai đoạn trướcnăm 1986 đều khai thác lịch sử theo hướng mô tả, minh họa chính sử, phù hợp vớikinh nghiệm cộng đồng và tinh thần dân tộc Mang sứ mệnh tôn vinh truyền thốngyêu nước, chống ngoại xâm với những tấm gương anh hùng, danh nhân hào kiệt,tiểu thuyết lịch sử đậm chất kí sự lịch sử mà nhạt chất tiểu thuyết

Sau năm 1986, văn học nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng có sự vậnđộng và đổi mới trong điều kiện hoàn toàn khác biệt so với những năm tháng đấtnước còn chiến tranh Đời sống văn học nước nhà vận động, phát triển dưới tácđộng của hàng loạt nhân tố mang tính thời đại như ảnh hưởng của nền kinh tế thịtrường, bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng, chuyển biến trong thị hiếutiếp nhận, giao lưu, tương tác đa chiều, đa phương của các nền văn hóa/văn họctrong kỉ nguyên toàn cầu hóa Cùng với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh ấy, bảnthân văn học cũng ráo riết đặt ra những nhu cầu đổi mới tự thân Văn học nghệ thuậtsáng tạo về đề tài lịch sử cũng không nằm ngoài quy luật vận động và tư duy đổimới đó Với việc tự do sáng tác cùng với tinh thần dân chủ được khuyến khích mởrộng, lĩnh vực đề tài lịch sử như được hồi sinh và trở thành thể tài chủ chốt đượcnhiều nhà văn quan tâm chú ý Tiểu thuyết bây giờ nghiêng theo mạch cảm thứcphân tích, giả định gắn với chiêm nghiệm, luận giải lịch sử từ góc độ cá nhân.Nhiềutác phẩm tiêu biểu nằm trong dòng chảy này không chỉ mở rộng đề tài, chủ đề theohướng tiếp cận gần gũi hơn với hiện thực đời sống sinh hoạt, đời tư thế sự, đời sốngvăn hoá, tâm linh, mà quan niệm của các nhà văn trên một số vấn đề về thể loại và

về lịch sử cũng mang màu sắc thẩm mĩ mới Một số tiểu thuyết gia đề xuất cáchnhìn mới về lịch sử, mở rộng cái nhìn đối với nhiều thời đại trong quá khứ, truy tìm,

Trang 12

suy ngẫm và giải mã những vấn đề từ/của lịch sử, ráo riết tìm lời giải đáp cho cáccâu hỏi thiết thực của hiện tại và tương lai

Cho đến nay, nhiều tác phẩm không chỉ mang lại giải thưởng văn học thườngniên cho nhà văn mà còn trở thành món ăn tinh thần độc đáo, thu hút sự quan tâm,bàn luận của độc giả Tiểu thuyết lịch sử đã trở thành thể tài để lại nhiều dấu ấn vàthành tựu trong đời sống văn học đương đại Nó nhanh chóng chiếm vị trí quantrọng bằng những tác phẩm đặc sắc, khuấy động dư luận bằng những cuộc tọa đàm,hội thảo quy mô Có thể nói rằng, tiểu thuyết lịch sử đang lên ngôi trên văn đàn ViệtNam đương đại

Thế nhưng trong lĩnh vực lí luận, chúng ta vẫn chưa quan tâm thỏa đáng đếnmảng sáng tác đặc sắc/đặc thù này Các công trình chuyên khảo mang tính lí luận vềtiểu thuyết nói chung và thể tài tiểu thuyết lịch sử nói riêng còn khá thưa thớt Gầnđây, chúng ta mới có một số bài viết về tiểu thuyết lịch sử công bố trên các báo, tạpchí, cũng như xuất hiện thêm nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo có quy mô quốc gia vềmảng đề tài này, hoặc một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tại các trường đại học

và các viện nghiên cứu Song nhìn chung, trong bối cảnh đời sống văn học đươngđại, khi mà tiểu thuyết lịch sử đang được dư luận đặc biệt dõi theo và giới sáng tácnhiệt tình hưởng ứng thì giới lí luận, nghiên cứu gần như chưa bắt kịp với sự hồisinh mạnh mẽ này Cùng với thành tựu nổi bật trên nhiều phương diện được giớinghiên cứu và độc giả ghi nhận, vẫn còn đó những tác phẩm và vấn đề lí luận sángtác lôi kéo sự chú ý của dư luận với quan điểm tranh cãi trái chiều, những diễn biếnphức tạp, bất ngờ của quá trình tiếp nhận, thưởng thức

Trong tình hình đó, vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu tiểu thuyết lịch

sử là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và giá trị khoa học Cách làm này góp phầngiải mã hiện tượng văn học sau năm 1986 bằng sự khám phá, luận giải nét độc đáo,đặc sắc trong tư duy, phương thức tự sự lịch sử Nó không chỉ mang lại những giátrị về phương diện nghệ thuật mà còn có vai trò quan trọng về mặt lịch sử và đờisống tinh thần xã hội Từ cái nhìn của lí thuyết mới, chúng tôi hướng đến luận giải

và chứng minh tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 là một bước phát triểnmới của tiểu thuyết lịch sử nói riêng và tiểu thuyết Việt Nam nói chung Bước pháttriển này không chỉ là ảnh xạ của những vấn đề văn hóa, xã hội, khung tri thức trong

Trang 13

không gian sáng tạo mới sau năm 1986, mà còn cả về phương diện cách tân tiểuthuyết để hòa nhập vào nghệ thuật tiểu thuyết của thế giới.

Với chúng tôi, đây cũng chỉ là một trong số nhiều phương pháp tiếp cận về mộthiện tượng văn học cụ thể Nó vừa thể hiện tính ưu việt, khả dụng đồng thời cũngbộc lộ những hạn chế, “vênh lệch” không tránh khỏi khi vận dụng hệ hình lí thuyếtphương Tây vào thực tiễn nghiên cứu văn học Việt Nam Kết quả của đề tài như là

sự tham góp trên tinh thần khoa học, đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra từphương diện lí luận sáng tác, lí luận thể loại Tiếp cận tác phẩm từ hướng đi nàyđem lại một cái nhìn đa chiều, đa diện không chỉ với thể tài tiểu thuyết lịch sử mà cảdiện mạo văn xuôi Việt Nam đương đại

2 Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.1 Cơ sở lí thuyết

Từ khi ra đời đến nay, lí thuyết tự sự học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển.Mỗi chặng đường ghi dấu những thay đổi hệ hình lí thuyết, đối tượng nghiên cứu,phương pháp tiếp cận và các tầng bậc tự sự Đây là một hệ thống lí thuyết “mở”, nộihàm của một số thuật ngữ vẫn đang được bổ sung, hoàn thiện Vận dụng lí thuyếtphương Tây nói chung, lí thuyết tự sự học nói riêng vào hiện tượng cụ thể của văn họcViệt Nam còn một “độ chênh” khá lớn Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắngtìm kiếm những “hạt nhân hợp lí” vừa đảm bảo giữ được bản chất, nội dung của líthuyết đồng thời tương thích, phù hợp với nhu cầu, thực tiễn của văn học Việt Nam.Trong bức tranh đa nguyên, phức tạp của lí thuyết tự sự học, chúng tôi lựa chọn hệthống lí thuyết của các nhà tự sự học Pháp, Anh, Mĩ, Nga… Sau khi phân tích các quanniệm đa dạng của các nhà tự sự học, chúng tôi dựa trên những nét tương đồng cơ bản

và tương đổi ổn định trong quan niệm của họ về các bình diện của nghệ thuật tự sự đểtiến hành luận giải những vấn đề nổi bật, đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử Việt Namsau năm 1986 Trong đó, chúng tôi tập trung vào các phạm trù cơ bản như: người kểchuyện, điểm nhìn tự sự, thời gian tự sự, kết cấu tự sự, diễn ngôn tự sự và các chiếnlược tự sự Ở từng phương diện, chúng tôi nhận thấy vừa có những đặc điểm lặp lại ởnhiều tác phẩm, thể hiện tiến trình phát triển chung của thể loại, vừa có sự tìm tòi độcđáo, biểu hiện nỗ lực làm mới, làm khác của mỗi nhà văn Tựu trung lại, tất cả minhchứng cho sự vận động, đổi mới trong tư duy, phương thức tự sự lịch sử, đem lại dấu

ấn, thành tựu cho tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 so với giai đoạn trước

Trang 14

Trên cơ sở lí thuyết, chúng tôi xác định các vấn đề và câu hỏi cần giải quyết trongluận án như sau:

Một là, đặc trưng thể tài tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam saunăm 1986 trên các bình diện: sự khác nhau trong nhiệm vụ của nhà viết sử và nhà viếttiểu thuyết lịch sử, mối quan hệ giữa sự khách quan, chân xác của lịch sử và vai trò của

hư cấu nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử và nhiệm vụ soi sáng đời sống thực tại, sự đồngcảm của nhà văn với các nhân vật lịch sử và thời đại lịch sử, các kiểu tiểu thuyết lịch sửtrong kinh nghiệm sáng tác của nhà văn, đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử hiện đại?Hai là, vận dụng lí thuyết tự sự học nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau

1986 cần quan tâm chú ý đến những bình diện tiêu biểu nào?

Ba là, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 có những đổi mới về tư duy vàphương thức tự sự lịch sử nào so với giai đoạn trước năm 1986?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu, nội dung của luận án, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiềuphương pháp và thao tác nghiên cứu sau:

2.2.1 Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết tự sự học: Chúng tôi vận dụng lí thuyết

tự sự học ở một số bình diện cơ bản như người kể chuyện, điểm nhìn tự sự, thời gian,kết cấu tự sự, diễn ngôn tự sự và các chiến lược tự sự nhằm luận giải những đổi mớitrong tư duy/phương thức tự sự lịch sử của tiểu thuyết lịch sử sau năm 1986

2.2.2 Phương pháp loại hình: Đây là phương pháp vận dụng những nguyên tắc

loại hình học trong lĩnh vực văn học giúp chúng tôi bao quát tiểu thuyết ở các dạngthức biểu hiện cụ thể từ phương diện nghệ thuật tự sự; chỉ ra các kiểu, dạng củangười kể chuyện, điểm nhìn tự sự, kết cấu, thời gian tự sự, diễn ngôn tự sự…

2.2.3 Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này giúp xem xét mối

quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống sách lược tự sự mà cụ thể là nhữngdấu hiệu lặp lại có tính quy luật của những yếu tố ấy Trên cơ sở hệ thống hóa cácyếu tố này, tính chỉnh thể sẽ được bộc lộ rõ nét

2.2.4 Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại: Phương pháp này nhằm tập

trung so sánh những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạntrước và sau năm 1986 Ngoài ra, trên cơ sở khảo sát tiểu thuyết lịch sử Việt Namsau năm 1986, chúng tôi sẽ đối sánh các tiểu thuyết với nhau, qua đó thấy được sựkhác biệt trong tư duy/phương thức tự sự lịch sử của mỗi nhà văn nhằm khẳng định

Trang 15

cá tính sáng tạo cũng như vị trí, vai trò của họ trong quá trình vận động và phát triểncủa thể tài.

2.2.5 Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp này nhằm đưa ra những

luận chứng xác đáng, sinh động, cụ thể cho các luận điểm

2.2.6 Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức của các ngành khoa học xã

hội khác như: lịch sử, triết học, văn hóa, chính trị, tâm lý để góp phần làm rõ mộtphương diện nào đấy của các thời đại lịch sử với đầy đủ các biến cố và sự kiện lớnlao cùng những con người đã đi vào lịch sử dân tộc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án khảo sát toàn diện các tiểu thuyết lịch sử xuất bản ở Việt Nam sau năm

1986 Trong đó, vấn đề nghiên cứu của luận án là các bình diện tự sự của tiểu thuyếtlịch sử Việt Nam đương đại, tức dùng lí thuyết tự sự học để khảo sát, đánh giánhững thành công và hạn chế của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn Đổi mới

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Khối lượng tác phẩm tiểu thuyết lịch sử ở Viêt Nam sau 1986 là khá lớn, với

hơn một trăm cuốn (xem thêm Danh mục tiểu thuyết lịch sử sau năm 1986) Vì vậy,

để thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá, chúng tôi chỉ lựa chọn những tác phẩmtiêu biểu cho mỗi khuynh hướng sáng tác về đề tài lịch sử Những tác phẩm này mộtmặt thể hiện được diện mạo của tiểu thuyết lịch sử sau năm 1986 và mang một sốđặc trưng nổi bật cho từng khuynh hướng, mặt khác là những tác phẩm tiêu biểucho hiệu quả tự sự của văn học đương đại ở Việt Nam

Ngoài ra, trong sự mở rộng so sánh, đối chiếu để tìm ra yếu tố tương đồng vàkhác biệt, sự kế thừa và cách tân, khẳng định và đối thoại, chúng tôi còn nghiên cứutiểu thuyết lịch sử Việt Nam trước năm 1986, truyện ngắn về đề tài lịch sử Việt

Nam sau năm 1986 (xem thêm Danh mục tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trước năm

1986 và Danh mục truyện ngắn về đề tài lịch sử Việt Nam sau năm 1986), tiểu

thuyết viết về lịch sử Việt Nam của tác giả nước ngoài (Vạn Xuân, Lãn Ông

-Yveline Feray) và một số tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu của Pháp, Nga, Trung Quốc…

Lý thuyết tự sự hiện đại quan tâm nhiều bình diện Trong luận án, chúng tôi tậptrung khảo sát, phân tích một số bình diện chính: người kể chuyện, điểm nhìn tự sự,thời gian, kết cấu tự sự, diễn ngôn tự sự và các chiến lược tự sự nổi bật, độc đáo

Trang 16

4 Đóng góp của luận án

Thứ nhất, trong tình hình giới thiệu, nghiên cứu lí thuyết tự sự học ở nước ta

còn đơn lẻ, sơ lược, chưa thống nhất, chúng tôi giới thuyết tương đối ngắn gọn, cótính hệ thống về các bình diện, phạm trù lí thuyết tiêu biểu cũng như quan điểm củamột số đại biểu quan trọng ở nhiều trường phái, khuynh hướng trên thế giới

Thứ hai, phác họa tiến trình vận động, diện mạo của tiểu thuyết lịch sử Việt

Nam sau năm 1986 Từ đó có cái nhìn đối sánh với tiểu thuyết lịch sử giai đoạntrước nhằm tìm ra những đổi mới trong tư duy về thể loại, cảm thức, nghệ thuật viếttiểu thuyết cũng như vai trò, sứ mệnh của nhà văn trong sáng tạo về đề tài lịch sử

Thứ ba, vận dụng lí thuyết tự sự học ở các phạm trù cơ bản để làm rõ những

cách tân mới lạ về nghệ thuật tự sự của mỗi nhà văn Trên cơ sở đó, chúng tôi tìmhiểu về quan điểm luận giải hiện thực lịch sử và nguyên tắc thể hiện con người củacác nhà văn, cảm thức lịch sử, ý nghĩa và giá trị tư tưởng của tác phẩm Đồng thờichỉ ra đặc trưng riêng biệt của thể tài này so với một số thể tài tiểu thuyết khác,cũng như so với các văn bản “phi văn học” (lịch sử, văn hóa, triết học…) trong việckhám phá, lí giải hiện thực cuộc sống và số phận con người

Thứ tư, từ những kết quả đã đạt được, chúng tôi bước đầu nhận diện, đánh giá

thành tựu cũng như hạn chế của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 trênbình diện nghệ thuật tự sự Qua đó, chúng tôi góp phần xây dựng mảng lí luận vềthể tài tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam

5 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận ánđược triển khai thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2 Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt

Nam sau năm 1986

Chương 3 Nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu tự sự trong tiểu thuyết lịch

sử Việt Nam sau năm 1986

Chương 4 Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986

Trang 17

NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết tự sự học

1.1.1 Khái lược diễn trình và thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới

Tự sự học (TSH) đã xuất hiện từ lâu ở phương Tây Nó vốn thực chất là mộtnhánh của thi pháp học cấu trúc Đặt nền móng cho cơ sở ban đầu của lí thuyết này

là trường phái hình thức Nga với một số tên tuổi tiêu biểu như V.Shklovski (1893 1984), B.Eikhenbaum (1886 - 1959), B.Tomachevski (1890 - 1957)… Trong côngtrình của các nhà hình thức chủ nghĩa, mặc dù không có chủ đích tìm hiểu riêng vềnghệ thuật tự sự với hệ thống thuật ngữ công cụ như sau này, song trong khi chú ýđến các “thủ pháp”, họ đã bước đầu đề cập đến nhiều phương diện cơ bản của líthuyết TSH như kết cấu văn bản tự sự, truyện kể và cốt truyện, thời gian của truyện

-kể và thời gian của -kể chuyện, thời gian “giả”

Nếu chủ nghĩa hình thức Nga đặt những viên gạch đầu tiên cho lí thuyết TSHthì chủ nghĩa cấu trúc đã góp phần hình thành bộ môn TSH với nhiều nhà TSH xuấtsắc (vốn xuất thân từ chủ nghĩa cấu trúc) TSH ra đời khi chủ nghĩa cấu trúc pháttriển ở đỉnh cao Nhà nghiên cứu gọi đấy là thời kì giải cấu trúc hay hậu cấu trúc.Các nhà cấu trúc thuộc trường phái Cấu trúc - kí hiệu học Paris tiêu biểu nhưR.Barthes, G.Genette, Tz.Todorov, A.J.Greimas, C.Bremond… còn được gọi lànhững nhà cấu trúc mới, bởi họ nghiên cứu cấu trúc tự sự của văn bản Các tác giảlập nên một chuyên ngành riêng gọi là TSH cấu trúc Hệ hình lí thuyết này đã thừa

kế những thành tựu lí luận của chủ nghĩa cấu trúc và phát triển lên thành hệ thống líthuyết nghiên cứu độc lập, riêng biệt

Đến khi chủ nghĩa giải cấu trúc ra đời, TSH bắt đầu có những chuyển độngtrong hệ hình lí thuyết, đối tượng, phương pháp nghiên cứu Từ đó, ngành học nàykhông chỉ quan tâm đến yếu tố nội tại của văn bản, mà còn mở rộng đến các thể loại

“phi văn học”, “phi ngôn ngữ” khác Đó thực sự là cuộc phiêu lưu dấn thân, một thửnghiệm mới của các nhà cấu trúc/giải cấu trúc - kí hiệu học tiêu biểu mang khátvọng vượt thoát mọi giới hạn của khoa học để truy tìm những miền đất mới

Trang 18

Xuất phát từ công trình Grammaire du Décaméron (Ngữ pháp “Truyện mười

ngày”) (1969) của Tz.Todorov, từ đó đến nay lí thuyết TSH không ngừng được các

nhà nghiên cứu quan tâm Những thay đổi phương pháp nghiên cứu, đối tượng tiếpcận cùng với sự ra đời của các hệ hình lí thuyết đã cho thấy quá trình vận độngmạnh mẽ cũng như sự triển nở vô hạn của ngành học

Hệ hình TSH kinh điển (đại diện tiêu biểu như R.Barthes, G.Genette,

Tz.Todorov, F.Stanzel…, các công trình chính: Nhập môn phân tích cấu trúc truyện

kể, Ngữ pháp “Truyện mười ngày”, Diễn ngôn truyện kể, Diễn ngôn mới về truyện kể…) tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện tạo nên

truyện, nghiên cứu diễn ngôn tự sự và yếu tố tạo nên nó: người kể chuyện, điểmnhìn, ngôi kể, hành động kể, giọng điệu… Lí thuyết TSH đã cung cấp một hệ thốngkhái niệm công cụ hiệu quả để phân tích diễn ngôn tự sự Tuy nhiên, hệ hình líthuyết này mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả các yếu tố hình thức cấu trúc tự sự trongthế tĩnh tại, khép kín, mà chưa đi sâu tìm hiểu cơ chế vận hành của tự sự trong ngữcảnh tiếp nhận và văn hóa

TSH hậu kinh điển (đại diện chủ chốt như Tz.Todorov (hậu kì), R.Barthes vào

những năm 70 của thế kỉ XX, G.Prince, F.Revaz…, các công trình chính: Đọc tựa

như xây dựng, Sự khoái lạc của văn bản, Dẫn luận tự sự học…) là một hướng

nghiên cứu “mở” Hệ hình này đã thoát khỏi mô hình TSH kinh điển khi chỉ tậptrung phân tích cấu trúc văn bản truyện kể bằng việc mở rộng đối tượng tiếp cận ravới người đọc, ngữ cảnh và các lĩnh vực tự sự ngoài văn học

Đến hôm nay, TSH tiếp tục mở ra với mô hình “tự sự học + X”, trong đó nhân

tố “X” có thể là chủ nghĩa nữ quyền hay nghiên cứu giới tính, nghiên cứu văn hóahay nghiên cứu hậu thực dân, nghiên cứu TSH tâm lí, TSH pháp luật, TSH lịch sử(như H.White), TSH hậu hiện đại (như M.Coli), TSH tu từ (Phelan, Karl Kao)…[132, tr.9-16] Nếu trước đây, TSH cấu trúc chỉ chú ý đến chức năng, ngữ pháptruyện, ngữ nghĩa truyện ở tầng sâu cấu trúc văn bản, thì nay các học giả đang chú ýđến tu từ học TSH như là phương diện biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tự sự.Ngoài những vấn đề cơ bản như điểm nhìn, người kể chuyện, thì kí hiệu tượngtrưng, khoảng cách trần thuật được đặc biệt quan tâm

TSH là một khuynh hướng nghiên cứu “mở”, giàu tiềm năng Ngành khoa họcnày vận động không ngừng suốt hơn nửa thập kỉ vừa qua Mặc dù còn tồn tại một sốbất đồng (và bất cập) ở các thế hệ nghiên cứu F2, F3, F4…, song cùng với các hệ

Trang 19

hình lí thuyết khác, TSH đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng làm phong phúdiện mạo nghiên cứu văn chương nói riêng và các ngành khoa học xã hội nói chung.

1.1.2 Quá trình vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu văn học Việt Nam

Hệ thống lí luận về TSH xuất hiện trên thế giới vào khoảng những năm 60 củathế kỷ XX nhưng ở Việt Nam mãi đến những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỷ XXImới được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức Một trong những người đầu tiênđưa TSH vào giới thiệu ở Việt Nam là Trần Đình Sử Trong hai tiểu luận có tínhchất nghiên cứu dẫn nhập “Tự sự học - một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềmnăng” (2001) và “Tự sự học không ngừng mở rộng và phát triển” (2008) được trìnhbày ở Hội thảo về tự sự học, tác giả đã hệ thống, khái lược nhiều vấn đề liên quanđến lí thuyết tự sự Đặc biệt ở đó, nhà nghiên cứu nhấn mạnh cơ sở hình thành hệthống lí thuyết từ nền tảng của chủ nghĩa hình thức Nga cùng những thành tựu độtphá trong ngôn ngữ học của F.de Saussure và lịch sử hình thành từ Platon, Aristoteđến Tz.Todorov, G.Genette

Cùng với đó, một vài công trình lí thuyết TSH ở nước ngoài đã được dịch thuật

và giới thiệu ở Việt Nam, chẳng hạn: “Cấu trúc truyện kể” của A.L.Greimas

(Nguyễn Đức Dân giới thiệu và lược dịch), “Tự sự học” của M.Bal (Nguyễn ThịNgọc Minh giới thiệu và lược dịch), “Tự sự học” của S.Onega, J.A.G.Landa (LêLưu Oanh và Nguyễn Đức Nga giới thiệu và lược dịch), “Lí thuyết tự sự” củaH.White (Trần Ngọc Hiếu giới thiệu và lược dịch), “Điểm nhìn nghệ thuật” củaR.Scholes và R.Kellogg (Cao Kim Lan giới thiệu), “Lí thuyết về người nghe chuyệntrong tác phẩm tự sự” của G.Prince (Nguyễn Thị Hải Phương giới thiệu và lược

dịch), Trần thuật học nhập môn lí thuyết trần thuật của M.Jahn (Nguyễn Thị Như

Trang dịch), “Proust và lời gián tiếp” của G.Genette (Phùng Kiên dịch),… Bên cạnh

đó, các tiểu luận quan trọng của Tz.Todorov (“Thi pháp học”), R.Barthes (“Cơ sởcủa kí hiệu học”), Iu.M.Lotman (“Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ”) cũng đượcgiới thiệu và dịch thuật bởi hai nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh và Lã Nguyên Ngoài

ra phải kể đến những công trình dịch thuật và nghiên cứu diễn ngôn của Trần Đình

Sử, Lã Nguyên, Lê Thời Tân, Nguyễn Thị Ngọc Minh… như là nỗ lực kiến giải mộttrong những thuật ngữ gây tranh luận bậc nhất trong lí thuyết TSH hiện nay

Trong công trình hai tập Lý luận phê bình văn học thế giới (Lộc Phương Thủy

chủ biên và nhiều tác giả tham gia dịch thuật) đã tuyển dịch một số công trình quan

Trang 20

trọng liên quan đến TSH của Tz.Todorov (Hai nguyên tắc của truyện kể), G.Genette (Ngôi, Trật tự) Ngoài ra, công trình Thi pháp văn xuôi của Tz.Todorov (Đặng Anh

Đào, Lê Hồng Sâm dịch) cũng đã tập hợp những bài nghiên cứu liên quan đến truyện

kể, đặc biệt trong đó có công trình Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày” (Grammaire

du Décameron) mà chúng tôi đã có dịp nhắc tới trên đây

Gần đây, Trung tâm nghiên cứu Quốc học và Nhà xuất bản Văn học đã phối hợp

cho ra mắt công trình Những vấn đề văn học phương Tây hiện đại - Tự sự học kinh

điển Đây là công trình dịch thuật những tiểu luận của một số nhà TSH (nhóm dịch

giả Duy Châu và Xuân Lộc), trong đó đáng chú ý là R.Barthes (Đề dẫn về phân tích

kết cấu ngôn ngữ truyện kể), A.J.Greimas (Luận về những thành tố tạo nên sự diễn đạt truyện thần thoại), Tz.Todorov (Những phạm trù của truyện kể văn học),

G.Genette (Biên giới của truyện kể), Wayne C.Booth (Khoảng cách và điểm nhìn)…

Cũng nằm trong sự quan tâm ấy, Ban Văn học nước ngoài của Viện Văn học

đang thực hiện đề tài Tự sự học, lí luận và ứng dụng, tập trung nghiên cứu TSH từ

những vấn đề lịch sử, lí thuyết đến ứng dụng ở một số nền văn học như TrungQuốc, Nga, Pháp, Anh, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và chủ yếu là Việt Nam Những kết

quả nghiên cứu đầu tiên đã được chọn lựa, giới thiệu trên Tạp chí Nghiên cứu Văn

Cũng quan tâm đến phương diện người kể chuyện, Cao Kim Lan với tiểu luận

“Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả” đã chỉ ra sự thống nhất chứ khôngđồng nhất của hai phạm trù quan trọng trong hệ thống lí thuyết TSH cùng với nhiềuvấn đề cốt yếu liên quan Tiếp tục hướng nghiên cứu đó, trong tiểu luận “Tu từ họctiểu thuyết - một phương pháp tiếp cận giàu tiềm năng”, tác giả đã giới thiệu mộtkhuynh hướng tiếp cận mới, khả dụng của TSH vào thực tiễn nghiên cứu tiểu thuyết

ở Việt Nam

Trang 21

Trần Huyền Sâm là một trong những người có nhiều tâm huyết trong việc đưa

bộ môn TSH vào giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam Bên cạnh công trình biênsoạn, giới thiệu về lí thuyết TSH kinh điển mà chúng tôi giới thiệu trên đây, TrầnHuyền Sâm còn có một số bài nghiên cứu, giới thiệu, tổng thuật về lí thuyết TSH.Với “Ba nhà tự sự học kinh điển của Pháp”, tác giả đã giới thiệu khá đầy đủ chândung của ba nhà TSH kinh điển (R.Barthes, Tz.Todorov, G.Genette) cùng nhữngcông trình quan trọng làm nên diện mạo TSH ở Pháp Ngoài ra, trong tiểu luận “Líthuyết tự sự học kinh điển của G.Genette”, một mặt tác giả đã đề cập đến ba phươngdiện cơ bản trong hệ thống lí thuyết của G.Genette; mặt khác, giới thiệu sơ lược nội

dung công trình Métalepse, hình thức tự sự mới tiếp nối tinh thần lí thuyết tự sự trong hai công trình Discours du récit (Diễn ngôn truyện kể) và Nouveau discours

du récit (Diễn ngôn mới về truyện kể) Từ lí luận đến thực tiễn nghiên cứu, tác giả

còn vận dụng khá nhuần nhuyễn các phạm trù của TSH trong việc giải mã một sốhiện tượng văn học nổi bật của Việt Nam và thế giới

Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn Thái Hòa là công trình bước đầu

nghiên cứu tương đối toàn diện những phương diện cơ bản nhất của truyện kể vànghệ thuật tổ chức truyện Ông xác lập rõ khái niệm “truyện kể” và “người kểchuyện” từ sự phân biệt giữa “truyện” và “chuyện”, giữa “người kể” và “cái đượckể” Tác giả cũng đề cập đến lời kể, các cấp độ diễn ngôn, giọng kể, đặc biệt đưavào thuật ngữ về thời gian tự sự của G.Genette để làm sáng tỏ vấn đề thời gian củatruyện, mối quan hệ giữa thời gian kể và điểm nhìn…

Nhiều tác giả đã có những thể nghiệm trong việc vận dụng bình diện NKC, phốicảnh trần thuật, thời gian trần thuật, điểm nhìn trần thuật vào quá trình tìm hiểu các

hiện tượng văn học cụ thể như: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương

đại của Thái Phan Vàng Anh, Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honore De Balzac của Lê Nguyên Cẩn, Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng của Nguyễn Thị Mai Chanh, Thời gian nghệ thuật trong cấu trúc văn bản tự sự (qua các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995) của Lê

Thị Tuyết Hạnh, Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại của Đào Duy Hiệp, Tiểu

thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ lí thuyết thời gian tự sự của G.Genette của Nguyễn

Mạnh Quỳnh, Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thành, Tự sự kiểu

Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy,… Đồng thời, phải kể đến những nghiên cứu

Trang 22

công phu của Đặng Anh Đào, Đào Thị Thu Hằng, Phùng Văn Tửu, Lộc PhươngThủy, Mai Hải Oanh về nhiều hiện tượng văn học nổi bật ở Việt Nam và thế giới Biên soạn và nêu ra một cách hệ thống các yếu tố cơ bản của TSH dưới hình

thức từ điển thuật ngữ có công trình Các khái niệm và thuật ngữ của các trường

phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ 20 của nhóm những nhà nghiên

cứu Nga do I.P.Ilin và E.Atzurganova chủ biên (dịch giả: Đào Tuấn Ảnh, TrầnHồng Vân, Lại Nguyên Ân) Công trình đã giới thuyết nhiều thuật ngữ trọng yếu vềtrần thuật học (trần thuật học, các cấp độ trần thuật, các bậc trần thuật, người trầnthuật, người nghe chuyện, tiêu cự hóa, các kiểu trần thuật của vai, của tác giả, trungtính) giúp người nghiên cứu trang bị một hệ thống thuật ngữ công cụ hữu hiệu trongquá trình nghiên cứu văn bản truyện kể

Trong Lời giới thiệu công trình Discourse (Diễn ngôn), Sara Mills đã tổng thuật

định nghĩa và quan điểm nghiên cứu diễn ngôn của nhiều nhà lí luận, lịch sử pháttriển của thuật ngữ, đặc biệt là những tư tưởng cơ bản của Foucault về diễn ngôn…Gần đây nhất (2013), Lã Nguyên đã biên dịch, giới thiệu “22 đoạn trích” luận bàn

về thuật ngữ “diễn ngôn” được rút ra từ công trình Các lí thuyết diễn ngôn hiện đại:

phân tích đa ngành Cuốn sách tập hợp công trình nghiên cứu của các học giả nổi

tiếng Bỉ, Hà Lan, Úc và Nga; nội dung tập trung vào hai bình diện chính: thứ

nhất: Lí thuyết diễn ngôn của các khuynh hướng, trường phái Âu, Mĩ và Nga; thứ hai: Phân tích các loại diễn ngôn Có thể coi đây là “tiểu cẩm nang” về diễn ngôn

cho những ai quan tâm đến phương diện lí thuyết quan trọng của TSH

Nhìn chung ở Việt Nam, khuynh hướng nghiên cứu dưới góc độ TSH ngàycàng nhiều, trong đó không ít những tìm tòi, khám phá đáng chú ý Với sự đột phátrong tầng sâu cấu trúc truyện kể, nhiều hiện tượng văn học được soi rọi, kiến giảisinh động, thuyết phục Hệ hình lí thuyết này ngày càng thể hiện được ưu việt củamình, góp phần đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận đang cùng tồn tại trong đờisống lí luận văn học nước nhà Song những công trình khoa học dày dặn, hệ thốngvẫn còn hiếm hoi, mức độ minh họa, giản lược, đại khái khá nhiều Trong khi đó,các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục đặt lại nhiều vấn đề tưởng đã thành định luận Từthực tế này, đời sống văn học Việt Nam cần hơn bao giờ hết những công trìnhnghiên cứu và vận dụng lí thuyết TSH vừa có tính chuyên sâu, hệ thống, vừa phùhợp với thực tiễn phát triển của văn học nước nhà

Trang 23

2.2 Những công trình nghiên cứu về thể tài tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986

2.2.1 Những công trình nghiên cứu về đặc trưng thể tài tiểu thuyết lịch sử

Trong công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX, mục về Tiểu thuyết lịch sử,

Phan Cự Đệ một mặt đã điểm qua tiến trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử(TTLS) với những quan niệm của P.Louis - Rey, G.Lucacs, M.Kundera , mặtkhác ông đã dẫn ra những đặc trưng cơ bản của thể loại này không chỉ trong vănhọc Việt Nam mà cả trong văn học thế giới Có thể nói đây là công trình bước đầunghiên cứu khá đầy đủ về đặc trưng của thể tài TTLS ở Việt Nam

Trong công trình Tiểu thuyết hiện đại (xuất bản ở Sài Gòn vào những năm 60

của thế kỉ XX nhưng chưa được phổ biến rộng rãi, đến những năm đầu thế kỉ XXImới tái bản), hai nhà nghiên cứu Dorothy Brewster và John Burrell đã trình bàynhiều quan niệm về TTLS Các tác giả có những kiến giải thú vị về thể loại trên cơ

sở tìm hiểu lịch sử tiểu thuyết phương Tây cổ đại đến hiện đại Nhiều phương diệnđặc trưng thể loại đã được lí giải như sứ mệnh kết nối quá khứ với hiện tại, vai tròcủa hư cấu, tưởng tượng, cá tính của nhà văn trong quá trình lựa chọn đề tài và thểhiện hiện thực lịch sử…

Tiểu luận “Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của Lucacs” của TrươngĐăng Dung là một trong những công trình hiếm hoi ở Việt Nam trình bày một cáchtương đối khái quát và đầy đủ quan niệm của Lucacs, một chuyên gia nghiên cứu vềTTLS Qua công trình của Lucacs, nhà nghiên cứu nhấn mạnh các đặc trưng của thểloại như sự khu biệt giữa nhiệm vụ của sử gia và tiểu thuyết gia về cách xử lí các cứliệu lịch sử, về vai trò hư cấu, sáng tạo từ các biến cố, sự kiện, nguyên tắc xây dựngnhân vật lịch sử

Bên cạnh đó, công trình Logic học về các thể loại văn học (Die Logik der

Dichtung) của Kate Hamburger và tiểu luận “Giá trị của tính tự sự trong việc táihiện hiện thực” (“The Value of Narrativity in the Representation of Reality”) củaHayden White đã đưa ra những quan niệm khá mới mẻ về thể loại TTLS Trong đó,hai nhà nghiên cứu đã giải quyết được mối quan hệ giữa lịch sử và truyện kể, thờihiện tại lịch sử và quá khứ sử thi, người viết sử và nhà văn lấy đề tài lịch sử, cứ liệulịch sử và cốt truyện, đặc biệt là quan niệm “lịch sử như là diễn ngôn”, “lịch sử - tròchơi ngôn ngữ” trong TTLS…

Trang 24

Qua kinh nghiệm và thực tiễn sáng tác, một số tác giả đã trực tiếp bàn về đặctrưng thể loại cũng như quan niệm sáng tạo về đề tài lịch sử, trong đó đáng chú ý làquan niệm của Nguyễn Huy Thiệp, Nam Dao, Nguyễn Mộng Giác, Võ Thị Hảo,Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Trần Vũ, Bùi Anh Tấn… Nguyễn HuyThiệp, người đã “đại náo làng văn” bằng chùm truyện ngắn lấy chất liệu lịch sử thời

Quang Trung, Gia Long (Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết) đã đối thoại với ý kiến phê

phán ông “bôi nhọ anh hùng dân tộc”, “non yếu kiến thức lịch sử” như sau: “Người

ta không đánh nhau với các xác chết Người ta chỉ tìm cách khai thác các xác chếtsao cho có ích cho thời hiện tại thôi” Nguyễn Xuân Khánh khi bàn “Về nghệ thuậtviết tiểu thuyết” đã nhấn mạnh: “Lịch sử chỉ là cái cớ để tôi bám vào Điều quantrọng là người viết tiểu thuyết phải biết vận dụng tổng thể đời sống của mình vàocuốn tiểu thuyết ấy Người viết không hẳn đã dựng lại được lịch sử ngày xưa, điềucốt yếu là thuyết phục được người đọc” Hoàng Quốc Hải lại nhấn mạnh đến tínhchất “mượn xưa nói nay” của TTLS: “những vấn đề được phản ánh trong TTLS,ngoài thông tin về lịch sử thì toàn bộ cái hồn của nó phải là những bài học soi sángcho đương đại”

Nam Dao trong “Lời ngỏ” của tiểu thuyết Gió lửa đã khẳng định tầm quan

trọng của kinh nghiệm, yếu tố chủ quan khi khai thác đề tài lịch sử/dã sử: “Ở đây,biến cố lịch sử trở thành đối tượng đem soi dưới lăng kính chủ quan, nhào nặn lại đểrồi, qua ngòi bút người viết, thành tiểu thuyết dã sử” Trong cuộc đối thoại với Nam

Dao về mối quan hệ giữa lịch sử và tiểu thuyết qua hai tác phẩm Gió lửa và Sông

Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác nhấn mạnh đến tính chất đời tư, thế sự của TTLS:

“căn bản của tiểu thuyết là chuyện thế sự, là chuyện con người và cuộc đời”

Nhìn chung, vấn đề lí luận mà các nhà nghiên cứu cũng như nhà văn quan tâmđều xoay quanh bàn thảo, lí giải những đặc trưng cơ bản của thể tài TTLS như mốiquan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật, vai trò chủ quan của nhà văn, sứmệnh nối kết quá khứ - hiện tại - tương lai, nghệ thuật xây dựng TTLS…

2.2.2 Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986

Chùm truyện ngắn viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp (Kiếm sắc,

Vàng lửa, Phẩm tiết) sau khi được đăng trên báo Văn nghệ năm 1988 đã tạo nên

những tranh luận gay gắt, trái chiều về các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa

Trang 25

văn - sử, hư cấu - phi hư cấu… trong thể loại văn học về đề tài lịch sử Sau “hiệntượng Nguyễn Huy Thiệp”, văn đàn tiếp tục được khuấy động với những hiện tượngthú vị cùng nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo và các công trình, bài nghiên cứu.

Cuối năm 2012, Hội đồng lí luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương đã tổchức Hội thảo khoa học “Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử” Các thamluận vừa đưa ra nhiều vấn đề lí luận cơ bản, vừa đặt mục tiêu giải quyết những vấn

đề có tính thời sự trong thực tiễn sáng tác về đề tài lịch sử Với tinh thần khoa học,đối thoại để xây dựng, hội thảo đã tiếp tục mở rộng và phát triển nhiều vấn đề đượcđặt ra từ các cuộc hội thảo, tọa đàm trước đây Trong đó tập trung vào nhiều nộidung quan trọng như điều kiện, môi trường cho sáng tác, trách nhiệm của ngườinghệ sĩ, động cơ tìm kiếm sáng tạo về lịch sử, quan niệm về lịch sử và văn học,nghệ thuật viết về lịch sử, mối quan hệ giữa hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử,…Trên thực tế nhiều vấn đề đã được tranh luận, đối thoại để đi đến thống nhất, nhưngvẫn còn không ít vấn đề bỏ ngỏ với ý kiến trái chiều, đa dạng

Cũng trong năm này, Viện Văn học và Nhà xuất bản Phụ nữ tổ chức tọa đàm vềtiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Thông qua các tham luận được tập hợp trong công

trình Lịch sử và văn hóa, cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, một lần nữa các

tác giả đã thể hiện cái nhìn khách quan hơn về thành công cũng như hạn chế củatiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nói riêng và TTLS Việt Nam đương đại nói chung.Quan trọng hơn, tọa đàm đã mở ra nhiều cách hiểu mới về diễn ngôn lịch sử vàkhẳng định những chuyển động của tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới

Bên cạnh các cuộc tọa đàm, hội thảo quy mô, bức tranh nghiên cứu về thể loạivăn học lịch sử Việt Nam còn được tô điểm bằng nhiều bài viết sinh động Với cáinhìn tổng thể về diện mạo TTLS trong nền văn học Việt Nam đương đại, và xéttheo góc độ mục đích và quan niệm nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Văn Dân đãphác họa ba xu hướng cơ bản trong TTLS Việt Nam: TTLS chương hồi kháchquan, TTLS giáo huấn và TTLS luận giải Cũng trong nghiên cứu này, tác giả bànđến vấn đề quan trọng về đặc trưng thể tài TTLS đang gây ra những tranh luận tráichiều, đó là tính chất hư cấu, tưởng tượng của TTLS

Phan Trọng Thưởng trong bài viết “Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi và một số

vấn đề lí luận sáng tác về đề tài lịch sử” nhấn mạnh đến các phương diện quantrọng của thể loại văn học lịch sử nói chung và kịch lịch sử nói riêng như: mối

Trang 26

quan hệ giữa sự kiện lịch sử với hư cấu nghệ thuật, vấn đề nguyên tắc sáng tạonghệ thuật về đề tài lịch sử… Mặc dù bàn về kịch song vấn đề mà nhà nghiên cứuđưa ra có giá trị và ý nghĩa cả với thể loại TTLS

Gần đây, trong bài viết “Cần đổi mới suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịchsử”, Trần Đình Sử nhận thấy hiện nay trên thế giới đang định hình quan niệm mới

về lịch sử và thể loại TTLS Từ thực tiễn phát triển của TTLS ở Việt Nam, ôngcho rằng cần phải thay đổi nhận thức về lịch sử, đổi mới tư duy tự sự lịch sử,mạnh dạn thể nghiệm những hình thức thể hiện mới nhằm tiệm cận với lối viếthiện đại/hậu hiện đại của thế giới

Năm 2000, tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh nhận giải thưởng

chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam, từ đó đến nay những vấn đề đặt ra qua tácphẩm vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Phạm Toàn khi “Đọc tiểu

thuyết Hồ Quý Ly” đã nhận thấy những thể nghiệm mới mẻ về lối viết TTLS của

Nguyễn Xuân Khánh so với trước đó khi nhà văn không quá lệ thuộc vào lối viết củachính sử, thông sử mà có chủ kiến riêng trong sáng tạo Trung Trung Đỉnh tìm ra giải

pháp mới đầy triển vọng cho sự phát triển của TTLS nước nhà qua Hồ Quý Ly Lại

Nguyên Ân trong “Hồ Quý Ly” một mặt khẳng định tác phẩm đã đáp ứng yêu cầu táihiện đầy đủ kiến thức lịch sử, mặt khác vẫn rất tự do sáng tạo trong việc xây dựng

chân dung nhân vật lịch sử - tiểu thuyết Hồ Quý Ly Giải mã sự thành công của Hồ

Quý Ly, Đỗ Ngọc Yên trong bài viết “Hồ Quý Ly - cách tân hay bạo chúa” đã đánh

giá cao vai trò chủ quan và cá tính sáng tạo của Nguyễn Xuân Khánh trong nghệ

thuật xây dựng nhân vật, từ đó nâng vị thế của thể loại lên một tầm cao mới Đặt Hồ

Quý Ly trong sự vận động và phát triển của TTLS Việt Nam nửa sau thế kỉ XX, Luận

văn của Đỗ Hải Ninh đã khám phá nhiều phương diện quan trọng của tác phẩm trong

sự đối sánh với TTLS trước đó để thấy được những tìm tòi, thể nghiệm làm mới thểloại của nhà văn

Tiếp sau sự thành công của Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục ghi dấu

ấn cá nhân của mình bằng việc cho ra đời tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn Sau khi

xuất hiện, tác phẩm tạo ra luồng dư luận khá sôi nổi về loại hình mới của TTLS.Nhiều bài viết xoay quanh những vấn đề về lịch sử và văn hóa phong tục được luậngiải trong tác phẩm Trong đó đáng lưu tâm là bài viết “Sức ám ảnh về tín ngưỡng

dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn” của Trần Thị An, “Tiểu thuyết

Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn văn hóa” của Mai Anh Tuấn, “Tính khả dụng của

Trang 27

Nho giáo trong đời sống đương đại” của Lê Tú Anh, “Mẫu Thượng Ngàn - con

đường tìm về cội nguồn văn hóa và sức sống dân tộc” của Nguyễn Văn Long và Lê

Thị Thủy, “Những miền mơ tưởng Mẫu tính và Nữ tính vĩnh hằng trong Mẫu

Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh” của Nguyễn Quang Huy Mặc dù hiện

nay còn nhiều ý kiến bàn luận về loại hình tiểu thuyết này, song theo chúng tôi đây

là thể nghiệm của tác giả nhằm mở rộng biên độ của thể loại, kiếm tìm hình hài mớicho tiểu thuyết lịch sử Tại đây, Nguyễn Xuân Khánh có ý thức vượt thoát khỏi

chiếc áo có phần chật hẹp của các sự kiện, biến cố lịch sử, đẩy Mẫu Thượng Ngàn

về phía văn hóa phong tục, tín ngưỡng bản địa

Trước khi đến với công chúng trong nước, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng

Giác đã được biết đến khá rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài Ngaythời điểm được xuất bản lần đầu ở Việt Nam, tác phẩm đã gây nên sự chú ý trong

dư luận với nhiều bài viết được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí Trong công trình

Tiểu thuyết lịch sử, Phan Cự Đệ coi sự thành công của Sông Côn mùa lũ là nằm ở

chỗ tác giả “thiên về tiểu thuyết hơn là về lịch sử” Mạch truyện thế sự, nhân vật

“đời thường” của tác phẩm cũng là điều Mai Quốc Liên tâm đắc khi viết lời giới

thiệu cho lần xuất bản tác phẩm đầu tiên ở Việt Nam Nhân đọc Sông Côn mùa lũ,

Nguyễn Vy Khanh nhấn mạnh vai trò chủ quan của nhà văn trong việc khám phátâm hồn, đời tư nhân vật lịch sử Đỗ Minh Tuấn lại khẳng định nhân cách văn hóaViệt trong cái nhìn lịch sử - văn hóa của Nguyễn Mộng Giác

Tiếp theo thành công của Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Sông Côn mùa lũ, tiểu thuyết Giàn thiêu (Võ Thị Hảo) đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên

cứu, phê bình và dư luận Nhà phê bình Lại Nguyên Ân đã bàn về mối quan hệ giữatiểu thuyết và lịch sử qua cái nhìn tiểu thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử của VõThị Hảo Phê bình mẫu gốc theo quan điểm phân tâm học của Carl Jung, Đào Vũ

Hòa An đã khảo sát mẫu gốc lửa và nước trong tiểu thuyết Giàn thiêu như là thành

phần tạo nghĩa trong truyện kể Bên cạnh đó phải kể đến những hướng tiếp cận tácphẩm đa dạng, thú vị từ góc độ nữ quyền, kì ảo, liên văn bản… của nhiều nhànghiên cứu khác

Hội thề của Nguyễn Quang Thân sau khi được trao giải thưởng tiểu thuyết của

Hội Nhà văn Việt Nam 2010 cho đến nay đã kéo theo nhiều tranh luận gay gắt vớinhững ý kiến trái chiều, làm xáo động văn đàn cả nước Những vấn đề xoay quanh

Trang 28

cuộc tranh luận đó là sự chân thực lịch sử, quan niệm về trí thức và quyền lực võbiền, cái nhìn về võ tướng Lam Sơn trong sự đối sánh với tướng lĩnh quân Minh,nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử… Đại diện cho ý kiến ủng hộ, Hoài Nam

trong “Hội thề: một cái nhìn giải minh lịch sử” đã ghi nhận khái quát thành công

của Nguyễn Quang Thân khi lựa chọn “trúng” khoảnh khắc lịch sử để khám phá,luận giải, đồng thời có cái nhìn đa chiều về lịch sử và nhân vật lịch sử Phản biện về

Hội thề, nhà văn Hà Văn Thùy đã đối thoại lại với Hoài Nam khi cho rằng Hội thề

đã vi phạm nghiêm trọng tính chân thực và tinh thần của lịch sử Dù có ý kiến tráichiều khác nhau, song nhìn chung đây là tác phẩm có những dấu ấn nhất định trongviệc luận giải lịch sử bằng quan điểm và kinh nghiệm cá nhân của nhà văn

Bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần (6 tập) và Tám triều vua Lý (4 tập) của Hoàng

Quốc Hải cũng nhận được nhiều sự quan tâm bình giá của các đồng nghiệp, nhà

nghiên cứu, sử gia Những kết quả đánh giá bước đầu về Bão táp triều Trần được tập hợp trong công trình Bão táp triều Trần, tác phẩm và dư luận do Nhà xuất bản

Phụ nữ ấn hành năm 2006 Nhà văn Hoàng Công Khanh khi “Suy ngẫm về bộ tiểu

thuyết lịch sử Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải” đã nhận định về cá tính,

phong cách sáng tạo không giống ai của tác giả cũng như những thủ pháp nghệthuật làm nên thành công của tác phẩm Dưới con mắt của nhà sử học, Đinh Công

Vĩ nhìn nhận sự thành công của tiểu thuyết gia ở khía cạnh tôn trọng tính kháchquan, tái hiện chân thực nhân vật, sự kiện lịch sử để từ chân lí lịch sử thăng hoathành sự thực nghệ thuật Nhà văn Hoàng Tiến lại khẳng định sứ mệnh nối kết quá

khứ và hiện tại qua Bão táp triều Trần Bên cạnh đó còn có một số bài viết quan

tâm đến phương diện tái hiện nhân vật lịch sử và cái nhìn tiểu thuyết đối với nhânvật trong tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải

Nghiên cứu về đặc trưng thể loại TTLS từ mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và

hư cấu nghệ thuật qua bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý, Đặng Văn Sinh khẳng định:

“Cái gọi là hư cấu trong thi pháp TTLS của Hoàng Quốc Hải là tạo ra một trạng tháitâm hồn dưới dạng thức suy tư của những nhân vật lịch sử từng được định hìnhtrong tâm thức dân tộc” Một số bài viết còn quan tâm đến phương diện văn hóa -tâm thức Phật giáo, nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử, giá trị giáo huấn, thông

điệp, tư tưởng mà Hoàng Quốc Hải gửi gắm trong Tám triều vua Lý…

Trang 29

Ngoài ra, nhiều luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, các

cơ sở nghiên cứu cũng đã góp phần đa dạng hóa bức tranh tiếp nhận, nghiên cứuTTLS Việt Nam sau năm 1986 Nguyễn Thị Phương Thanh với đề tài Luận văn

“Những cách tân đáng chú ý của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời đổi mới” đã làm rõnhững đổi mới về cảm hứng, phương diện nghệ thuật của ba tiểu thuyết lịch sử tiêu

biểu Sông Côn mùa lũ, Hồ Quý Ly, Giàn thiêu Trong luận văn Những hướng tìm tòi

của văn xuôi viết về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam sau 1975, Ngô Thị Quỳnh

Nga (2007) đã khái quát những tòi tòi, đổi mới về nội dung cũng như hình thức thểhiện của các nhà văn sáng tạo về đề tài lịch sử sau năm 1975 so với giai đoạn trước.Bên cạnh đó, còn khá nhiều luận văn, đề tài vận dụng các hướng tiếp cận khác nhaunhư thi pháp học, tự sự học, phân tâm học, văn hóa học, tiếp nhận văn học… đểnghiên cứu một/một vài tác giả, một/một nhóm tác phẩm viết về đề tài lịch sử Mỗi đềtài là một cách nhìn, khẳng định sự đa dạng, khác biệt cũng như sự đổi mới tư duy vàthành tựu của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986

“Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” đại náo làng văn với chùm truyện ngắn

“giả/giải lịch sử” đã khơi mào cho những bàn luận gay gắt, trái chiều về các vấn đềliên quan đến mối quan hệ giữa văn - sử, hư cấu - phi hư cấu Kể từ đó, văn đànViệt Nam (trong nước và hải ngoại) liên tục dậy sóng với hàng loạt tác phẩm viết về

đề tài lịch sử: thể loại truyện ngắn có Rồng đá (Vũ Ngọc Tiến và Lê Mai), Gia phả,

Giáo sĩ, Mùa mưa gai sắc (Trần Vũ), Trở về Lệ Chi viên (Nguyễn Thúy Ái), Dị hương (Sương Nguyệt Minh); thể loại tiểu thuyết có Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Tây Sơn bi hùng truyện (Lê Đình Danh), Gió lửa (Nam Dao) Những cuộc bàn

thảo thường xoay quanh ba vấn đề cơ bản: một là mức độ khách quan, chân thựctrong các tác phẩm hư cấu về lịch sử so với sự thật lịch sử được ghi trong chính sử;hai là vai trò của sáng tạo cá nhân - trung tâm tự sự so với hiểu biết, quan điểmchung của cộng đồng; ba là lằn ranh giữa hư cấu, sáng tạo và “bịa đặt”, làm “méomó” sự kiện, biến cố lịch sử, giữa “giải thiêng” và “bôi nhọ” huyền thoại, thầntượng dân tộc

Đằng sau các công trình cũng như những cuộc tranh luận cho thấy nhiều xuhướng nghiên cứu, tiếp cận TTLS như: đối chiếu sự thật khách quan lịch sử và hưcấu trong tiểu thuyết; xem TTLS như là diễn ngôn về lịch sử, qua đó khẳng định vaitrò cá nhân của người nghệ sĩ… Nhìn chung, các ý kiến khá đa dạng và sinh động

Trang 30

đều khẳng định vị thế, tiềm năng cũng như thành tựu, hạn chế của TTLS trong đờisống văn học Việt Nam đương đại.

2.2.3 Những công trình vận dụng lí thuyết tự sự học nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986

Qua khảo sát, tìm hiểu chúng tôi nhận thấy mặc dù không tập trung nghiên cứutrong một công trình cụ thể, nhưng một số bình diện của nghệ thuật tự sự trongTTLS Việt Nam sau 1986 cũng đã được quan tâm khai thác như diễn ngôn lịch sử

và tư duy nghệ thuật, thủ pháp tự sự, kết cấu và điểm nhìn tự sự…

Các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao những nỗ lực đáng trân trọng của một sốtiểu thuyết gia trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết và diễn ngôn tự sự.Nguyễn Đăng Điệp trong tiểu luận “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễnngôn về lịch sử và văn hóa” nhận định: “diễn ngôn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánhchính là những suy tư của ông về lịch sử và văn hóa, trong đó, văn hóa là cốt lõi củalịch sử, là chiều sâu quy định sự hằng tồn của quốc gia, dân tộc” Đặc biệt, nhànghiên cứu đã giải mã sức hấp dẫn của diễn ngôn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánhchủ yếu nằm ở tính đối thoại trên nhiều cấp độ: nhân vật lịch sử, văn hóa, tư duytrần thuật Đồng thời cũng chỉ ra một vài hạn chế về phương thức tổ chức ngôn ngữđối thoại và ngôn ngữ nhân vật trong tương quan với cái nhìn toàn tri của NKC, sựluận giải lịch sử chưa bật lên từ cấu trúc tự sự và đối thoại…

Một số tác giả lại tập trung khai thác các bình diện tổ chức tự sự trên nguyên tắc

đối thoại Trong công trình Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nguyễn Thị Bình quan

tâm đến những đổi mới cơ bản của loại hình tiểu thuyết hư cấu lịch sử sau 1975.Tác giả cho rằng tiểu thuyết “hư cấu lịch sử” có cách xử lí chất liệu vay mượn, mộttrong số đó là trần thuật theo nguyên tắc đối thoại với thủ pháp gia tăng điểm nhìntrần thuật Cũng từ bình diện trên, Thái Phan Vàng Anh đã chỉ rõ các dạng thức đốithoại làm nên đặc sắc trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh: đối thoại tư tưởng, quanđiểm, đối thoại lịch sử - văn hóa, đối thoại trong diễn ngôn…

Bàn về tư duy tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ở các bình diện tổ chức kết cấu

và cốt truyện, không gian, nhân vật, giọng điệu, Phạm Xuân Thạch, Bùi Việt Thắng,

La Khắc Hòa khẳng định sự đổi mới của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trongdiễn trình vận động văn xuôi đương đại Bùi Việt Thắng gọi ra hai đặc điểm kết cấuđộc đáo của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh: “Hợp xướng nhiều bè” và “Hòa âm

Trang 31

lịch sử và tâm lí” Phát xuất từ việc phân tích cấu trúc nghệ thuật, Phạm XuânThạch đã giải mã cấu trúc tư tưởng trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Vềnhững cách tân nghệ thuật tạo nên sự khác biệt trong tiểu thuyết Nguyễn XuânKhánh, La Khắc Hòa chỉ ra sự thay đổi nguyên tắc của truyện kể, thể nghiệm ngônngữ kết cấu mới lạ và tạo lập chiều sâu trong không gian truyện kể.

Trong luận án Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, Nguyễn Thị Tuyết

Minh nhận diện bao quát tình hình vận động, phát triển và đặc điểm của tiểu thuyếtlịch sử từ 1945 đến nay Đặc biệt, khi nghiên cứu các phương thức nghệ thuật tự sựlịch sử, tác giả đã làm rõ ba phương diện chủ yếu: nghệ thuật trần thuật, nghệ thuậtkết cấu, nghệ thuật sử dụng ngôn từ

Nhìn chung, nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong TTLS Việt Nam sau năm 1986,các ý kiến xoay quanh bàn về nhiều vấn đề cơ bản như: nghệ thuật xây dựng nhânvật lịch sử, tái hiện không khí và thời đại lịch sử, các thủ pháp và chiến lược tự sự,kết cấu tự sự, diễn ngôn tự sự và tư duy nghệ thuật… Tuy nhiên, phần lớn các bàiviết dừng lại phân tích đặc trưng ở phương diện thể loại của TTLS chứ chưa tậptrung nghiên cứu kĩ lưỡng và hệ thống về nghệ thuật tự sự với các phạm trù quantrọng cùng chiến lược, thủ pháp tiêu biểu

Đặc biệt, việc vận dụng lí thuyết TSH vào nghiên cứu thể tài TTLS vẫn chưađược chú ý đúng mức Có nhiều công trình mới chỉ khảo sát ở từng tác phẩm hoặcnhóm tác phẩm cụ thể, hoặc chọn một bình diện của nghệ thuật tự sự soi chiếu vàotác phẩm, chứ chưa có cái nhìn bao quát, toàn diện về bức tranh TTLS Việt Namsau năm 1986 trên hệ thống lí thuyết TSH Ở một khía cạnh khác, những phạm trùcủa lí thuyết TSH khi vận dụng vào nghiên cứu vẫn chưa cho thấy hết hiệu quả tự

sự của các nhà văn Nhiều vấn đề về nghệ thuật tự sự trong TTLS Việt Nam saunăm 1986 vẫn còn bỏ ngỏ như sự đổi mới hình thức người kể chuyện, kiến tạo diễnngôn tự sự, tổ chức thời gian và kết cấu tự sự Từ đó, chúng tôi xác định đượckhoảng trống để triển khai đề tài của mình Thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng

sẽ góp phần mang đến cái nhìn/cách nhìn mới, bổ sung cho kết quả nghiên cứu củanhững người đi trước về TTLS ở Việt Nam

Trên tinh thần kế thừa và đối thoại, luận án sẽ soi sáng TTLS Việt Nam saunăm 1986 dưới góc độ lí thuyết TSH ở các bình diện quan trọng như người kểchuyện và điểm nhìn tự sự, nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu tự sự, nghệ thuậtkiến tạo diễn ngôn tự sự Qua các phân tích đó, chúng tôi sẽ nhận diện bức tranh

Trang 32

TTLS sau năm 1986, đối sánh để thấy được sự vận động, đổi mới trong quan niệm,

tư duy và phương thức tự sự so với giai đoạn trước đó

Chương 2 NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TỰ SỰ TRONG

TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986

2.1 Sự độc đáo của người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986

2.1.1 Một vài giới thuyết về người kể chuyện và các loại hình người kể chuyện trong văn xuôi tự sự

Người kể chuyện (NKC) là sản phẩm sáng tạo của nhà văn nhằm tổ chức kếtcấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận văn bản Có thể nói rằng,không có NKC thì sẽ không có tác phẩm văn học NKC thống nhất nhưng khôngđồng nhất với tác giả, chủ thể sáng tạo ra tác phẩm Anh ta có thể hóa thân vào mộtnhân vật trong truyện, tham gia vào mọi biến cố, sự kiện ở cấp độ hành động hayđơn thuần là chứng nhân của câu chuyện; hoặc có thể là một người đứng ở bênngoài, quan sát và kể lại câu chuyện Khác với NKC trực tiếp trong các loại hìnhdiễn xướng dân gian, NKC trong văn bản viết ẩn mình dưới những lớp ngôn từ Lầnđầu tiên, qua lý thuyết TSH, vai trò của NKC mới được khẳng định và tôn vinh Nhìn lại quá trình hình thành TSH đến nay, mặc dù có những thay đổi về hệhình lí thuyết, các tầng bậc và phương pháp nghiên cứu song các nhà nghiên cứu ởmỗi khuynh hướng vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt để diễn giải về nhân tố trungtâm nhất của TSH - NKC Dù nhìn nhận ở nhiều phương diện khác nhau nhưng các

lí thuyết gia đều khẳng định vị trí không thể thiếu của NKC trong một cấu trúctruyện kể Lí thuyết TSH hiện đại lần đầu tiên cho người ta thấy tính chất quantrọng cũng như sự phức tạp của phạm trù NKC Nó không những nhận diện các loạihình khác nhau về mức độ bộc lộ và ẩn giấu (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba) mà cònxác quyết vai trò của NKC trong tiến trình tự sự, từ hình thức đến bình luận Đặcbiệt, lúc này tác giả không bao giờ hiện diện trong tác phẩm như một người kể, màchỉ xuất hiện như một “tác giả hàm ẩn”, một “cái tôi thứ hai” của nhà văn, với tưcách người mang hệ thống quan niệm và giá trị trong văn bản tự sự

Trang 33

Kế thừa quan điểm và thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước, năm

2002, trong cuốn Naratolory: Introduction to the Theory of Narrative (Tự sự học:

nhập môn lí thuyết về truyện kể/tự sự), ở chương Văn bản: Lời (Text : Words),

M.Bal đã xác định một văn bản trần thuật là một câu chuyện được kể bằng phươngtiện nào đó, tức là nó được chuyển thể thành các kí hiệu, là một văn bản trong đóchủ thể trần thuật kể một câu chuyện Bà cho rằng NKC chính là khái niệm trungtâm nhất trong phân tích trần thuật Từ đó, tác giả phân biệt hai loại hình người trầnthuật: người trần thuật bên ngoài (người trần thuật không qui chiếu vào một nhânvật trong cốt truyện), người trần thuật bên trong (người trần thuật đồng nhất với mộtnhân vật trong cốt truyện mà anh ta kể) [132, tr.85]

Chia sẻ ý kiến với các nhà cấu trúc luận, nhiều nhà TSH đương đại đã nhậnthấy, NKC mang tính chất cực kì hình thức và đối lập dứt khoát với khái niệm “tácgiả thực”, “tác giả cụ thể” W.Kayser đã khẳng định: “Người trần thuật - đó là mộthình hài (figur) được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học”, “ởnghệ thuật kể, không bao giờ người trần thuật là tác giả đã hay chưa nổi danh,nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận” [67, tr.244-245]

Đối với NKC, mối quan hệ với hàng loạt yếu tố thuộc cấu trúc nội tại tác phẩmcho phép anh ta hiện hữu như là yếu tố trung tâm của truyện kể, xác lập phươngthức kể và có thể trực tiếp bộc lộ tư tưởng, quan điểm của nhà văn Phóng chiếu từbất kì góc nhìn nào, chúng ta cũng thấy sự tác động của NKC với thế giới câuchuyện sắp được kể ra Một truyện kể có lôi cuốn, hấp dẫn hay không phụ thuộcnhiều vào tài năng, đặc tính của NKC, và dĩ nhiên đằng sau đó là tài hoa của ngườinghệ sĩ Lúc này, NKC đồng thời đảm nhiệm nhiều chức năng: chức năng trần thuật(giới thiệu và dẫn dắt câu chuyện), chức năng điều khiển (quản lí, bao quát, kiểmsoát câu chuyện được kể), chức năng truyền đạt (duy trì mối liên hệ với độc giả,đảm bảo sự liền mạch của câu chuyện bằng việc cung cấp các thông tin liên quanđến đề tài), chức năng chứng thực (xác nhận tính đúng đắn, khách quan, đáng tincậy của câu chuyện được kể), chức năng bộc lộ (đưa ra quan điểm, tư tưởng về cáclĩnh vực chính trị, văn hóa, lịch sử, xã hội, con người… qua những phát ngôn trựctiếp hay cách thức xây dựng nhân vật, tổ chức cấu trúc, kiến tạo diễn ngôn…)

Có rất nhiều tiêu chí được các nhà nghiên cứu dựa vào để phân loại kiểu NKC.Theo R.Scholes và R.Kellogg, việc xác lập hình thái NKC không đơn thuần là chỉ

Trang 34

ra NKC ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba mà cần nhận thức về uy quyền và sự chiphối của NKC trong truyện kể Từ đó theo hai tác giả có bốn kiểu NKC: NKCtruyền thống, NKC sử quan (histor), NKC chứng nhân (eye-witeness) và NKCtoàn tri [132, tr.138] Dựa vào mối quan hệ giữa NKC với điểm nhìn,M.H.Abrams đã phân biệt các loại hình NKC: NKC tự ý thức, NKC không đángtin cậy, NKC có khả năng sai lầm (điểm nhìn của NKC ngôi thứ nhất); NKC thôngsuốt, NKC giáo huấn, NKC hạn chế bản thân (điểm nhìn của NKC ngôi thứ ba)[180, tr.134]

Cũng quan tâm đến tiêu chí điểm nhìn trong việc xác lập NKC, K.Wales lại cóquan niệm khác khi phân chia các loại hình NKC thành: NKC thông suốt, NKCđáng tin cậy và NKC không đáng tin cậy [196] Ở một phương diện khác, nhấnmạnh đến phẩm chất của NKC, lấy đó làm cơ sở xác lập khoảng cách giữa NKC

và tác giả hàm ẩn - “cái tôi thứ hai” của nhà văn, W.Booth xác định hai kiểu NKC

cơ bản: NKC đáng tin cậy khi anh ta nói hoặc hành động hợp với những quychuẩn của tác phẩm (những quy chuẩn ẩn tàng của tác giả) và NKC không đángtin cậy ở trường hợp ngược lại [76, tr.74]

Để nhận diện NKC, G.Genette dựa vào mối quan hệ giữa NKC và câu chuyện

mà anh ta kể lại Tức là NKC có tham dự vào câu chuyện với tư cách là vai hànhđộng, vai nhân chứng, trải nghiệm, hay đứng ngoài câu chuyện mà nó kể lại.G.Genette đã nhận diện ba kiểu NKC cơ bản, đó là: NKC dị sự (narrateurhétérodiétique), tức là hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba; NKC đồng sự (narrateurhomodiégétique), tức là hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và NKC tự thống chế(autodiégétique), tức là hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất, nhưng phần lớn rơivào thể loại tự truyện [130, tr.263]

Rõ ràng, dù nhìn ở bất kỳ phương diện nào đi chăng nữa thì vai trò và chứcnăng của NKC trong văn bản tự sự là điều không thể phủ nhận thậm chí nó còn làtrung tâm của văn bản tự sự Bởi đến với một tác phẩm, chúng ta không thể khôngđặt câu hỏi: Ai là người kể? Kể về vấn đề gì? Và kể như thế nào? Tất nhiên, với độcgiả bình thường, họ chỉ quan tâm đến nội dung của tác phẩm mà bỏ quên đi mộtphương diện đặc sắc của hình thức tự sự - NKC Truyện kể chỉ diễn ra khi có sựxuất hiện của NKC cũng như quá trình hiện thực hóa các chức năng của chúngtrong một truyện kể

Trang 35

Nghiên cứu NKC trong TTLS Việt Nam sau năm 1986, chúng tôi nhận thấy cóhai dạng thức chính, đó là hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba và hình thức kểchuyện từ ngôi thứ nhất Ở mỗi hình thức đều ghi nhận những nỗ lực vượt thoát,làm mới thể loại của nhà văn Các tác giả đã đổi mới hình thức kể chuyện từ ngôithứ ba, thể nghiệm với hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất với mục đích gia tănghiệu quả tự sự trong việc tiếp cận, luận giải hiện thực lịch sử và con người

2.1.2 Đổi mới hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba

Trong hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba, câu chuyện được kể lại bởi mộtngười không phải là nhân vật trong truyện Lúc này, NKC nằm ngoài những biến

cố, sự kiện, quan sát và kể lại câu chuyện Câu chuyện được nó kể lại có thể theođiểm nhìn tác giả - “cái tôi thứ hai”, hoặc nhân vật, tùy theo mức độ phối cảnh trầnthuật Hình thức kể chuyện này lại được chia thành hai dạng thức nhỏ: NKC ngôithứ ba - toàn tri (toàn năng) và NKC ngôi thứ ba - không toàn tri (hạn định)

2.1.2.1 Hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba toàn tri

Đây là phương thức trần thuật phổ biến nhất trong văn học truyền thống NKCtoàn tri là người thống lĩnh mọi vấn đề của câu chuyện, anh ta như một nhân vật

“thượng đế” biết hết mọi chuyện của nhân vật trong truyện kể Anh ta là ngườiđiều phối tất cả mọi hành vi, sự kiện, cốt truyện và cuộc đời nhân vật Và cũngchính anh ta biết trước số phận của các nhân vật trong truyện Thông thường, ởdạng thức này, NKC lớn hơn nhân vật (narrateur > personne), tiêu cự trần thuậtbằng không (focalisation zéro), điểm nhìn bên ngoài (le point de vu externe) Phầnlớn, NKC toàn năng rơi vào truyện kể truyền thống, truyện kể dân gian, một sốtiểu thuyết của trào lưu hiện thực thế kỷ XIX ở phương Tây, chủ nghĩa hiện thực

xã hội chủ nghĩa

TTLS trước năm 1986 đa phần sử dụng NKC ngôi thứ ba toàn tri NKC thườngđứng bên ngoài quan sát và kể lại câu chuyện nên khả năng bao quát mọi biến cố,mọi thời khắc trong câu chuyện là rất lớn Có thể kể đến các tiểu thuyết của Nguyễn

Tử Siêu (Tiếng sấm đêm đông, Vua bà Triệu Ẩu, Đinh Tiên Hoàng, Việt Thanh

chiến kỉ), Nguyễn Triệu Luật (Bà chúa Chè, Chúa Trịnh Khải, Loạn Kiêu binh, Rắn báo oán), Ngô Tất Tố (Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề Thám), Hà Ân (Trăng nước Chương Dương, Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch), Thái Vũ (Cờ nghĩa, Ba Đình, Biến động)… NKC đóng vai trò là một

Trang 36

“thượng đế toàn năng”, “nhìn xuyên tường” Anh ta biết mọi thứ cần biết về nhânvật, sự kiện, hoàn toàn tự do di chuyển theo ý muốn trong thời gian và không gian,

và chuyển dời từ nhân vật này đến nhân vật khác NKC trong tiểu thuyết giai đoạnnày còn có một đặc quyền cực kì lớn khi anh ta có thể xâm nhập vào ý nghĩ, tìnhcảm và động cơ của nhân vật Từ đó, các sự kiện trong cuộc đời, số phận của nhânvật dường như do chính NKC chứ không phải bởi sự phát triển tự thân trong tínhcách nhân vật quyết định

Vô hình trung, NKC “biết tuốt” này đã định hướng việc cảm thụ tác phẩm chođộc giả, khiến độc giả bị áp đặt sự yêu ghét, buồn vui theo cảm xúc của anh ta Tínhđối thoại giữa độc giả và tác phẩm, giữa NKC và câu chuyện dường như bị giảmthiểu xuống độ zéro Do vậy mà sức hấp dẫn, đột phá về hình thức nghệ thuật của tácphẩm không nhiều Độc giả chỉ cần vài thao tác tư duy giản đơn có thể đoán định mộtcách tương đối dễ dàng về diễn biến câu chuyện, tính cách, tâm trạng cũng như sốphận nhân vật Chính vì hạn chế ấy, có những lúc người ta đã khước từ hình thức kểchuyện này và cho rằng nó đã cáo chung sau khi hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh lịch sửcủa mình Tuy vậy, với những ưu thế vượt trội dựa vào khả năng bao quát, chiếmlĩnh, phản ánh cuộc sống, nó vẫn là sự lựa chọn của nhiều nhà văn trong những câuchuyện dài hơi, có bối cảnh rộng lớn, kết cấu phức tạp, nhiều tuyến nhân vật đan xen

Cố nhiên hình thức trần thuật này khó có thể giữ nguyên “bản gốc” truyền thống nhưtrong truyện kể dân gian, văn học cổ điển hay tiểu thuyết hiện thực thế kỉ XIX

NKC ngôi thứ ba toàn tri vẫn được một số tiểu thuyết gia sáng tạo về đề tài lịch

sử sau năm 1986 sử dụng như Ngô Văn Phú, Cư sĩ Yên Tử Trần Đại Sỹ, Vũ NgọcĐĩnh, Lê Đình Danh, Nguyễn Khắc Phục Đây là những tác giả viết theo xu hướngTTLS chương hồi khách quan, chịu ảnh hưởng khá đậm nét từ mô hình tự sự truyềnthống Trung Quốc Điều dễ dàng nhận thấy là mở đầu mỗi hồi đều có hai câu văntheo thể biền ngẫu tóm lược tinh thần nội dung của hồi đó và để kết thúc hồi, mở rahồi mới là câu kết - mở quen thuộc: “Muốn biết sự việc xảy ra thế nào, xem hồi sau

sẽ rõ” Ngoài ra, các tác giả còn sử dụng những mẫu lời dẫn để chuyển đoạn,chuyển câu chuyện như: “Lại nói…”, “Một hôm…”, “Nói về…”, “Nguyên vốnlà…” Xu hướng này kéo dài cho đến tận thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, mặc dù ởmỗi nhà văn đã có những cách tân, biến đổi ít nhiều

Trang 37

Trong các sáng tác của mình, nhiều tiểu thuyết gia không rập khuôn theo mô hìnhtiểu thuyết chương hồi cổ điển mà có sự cải biến về hình thức kết cấu khiến cho thểloại này hiện lên với một dáng vẻ vừa quen vừa lạ Nhà văn không đặt ra “hồi” mà gọi

là “chương”, thậm chí có những tác phẩm không gọi tên chương mà chỉ đánh số.Không sử dụng câu văn biền ngẫu, thay vào đó họ đưa những câu cách ngôn, châmngôn, ca dao cổ, thơ ca… làm lời đề từ, mang chức năng gợi mở ở đầu mỗi chương.Mặc dù không lặp lại mô hình hai câu mở đầu biền ngẫu và câu kết mở hồi, nhưng lối

kể chuyện của nhiều nhà văn vẫn gợi cho người đọc dấu ấn phong cách của tiểu thuyếtchương hồi cổ điển

Hầu hết các tiểu thuyết theo khuynh hướng này mang hình thức trường thiên với

dung lượng tương đối lớn: Ứng vận thần vũ Lê Đại Hành phá Tống (747 trang),

Mười hai sứ quân (1847 trang), Hào kiệt Lam Sơn (1181 trang) - Vũ Ngọc Đĩnh, Nam quốc sơn hà (1300 trang) - Trần Đại Sỹ, Thăng Long ký (862 trang) - Nguyễn

Khắc Phục Cùng với dung lượng lớn, tác phẩm triển khai trên nền không gian vàthời gian trải dài với vô vàn biến cố, sự kiện, nhân vật Nhờ có những đặc tính ưu việtcủa lối kể chuyện toàn tri, NKC đã bao quát hiện thực lịch sử rộng lớn với rất nhiềutuyến nhân vật, nhiều sự kiện lịch sử đan cài NKC tổ chức, kiểm soát, quản lí câuchuyện đảm bảo tính mạch lạc, logic; thậm chí kiến tạo cốt truyện mang màu sắckiếm hiệp li kì, hành động gay cấn, kết thúc bất ngờ

Không gian lịch sử, bối cảnh văn hóa của nhiều thời kì lịch sử, triều đại phongkiến được tái hiện chân thực, sắc nét nhờ cái nhìn toàn tri của NKC Với chức năngchủ yếu là giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện, NKC đã chọn cho mình vị trí đứng tối ưu

có thể bao quát toàn bộ diễn biến của các sự kiện cũng như chân dung nhân vật Nhờthế, mỗi tác phẩm hiện ra như những bức tranh sử thi hoành tráng với nhiều biến cốlịch sử Trung tâm bức tranh là những sự kiện tiêu biểu của dân tộc được NKC thể

hiện như cuộc khởi nghĩa của anh em Tây Sơn thế kỉ XVIII (Tây Sơn bi hùng truyện

-Lê Đình Danh), cuộc chiến tranh thần thánh chống lại quân Tống, Minh của nhà Lí,

nhà Tiền/Hậu Lê (Ứng vận thần vũ Lê Đại Hành phá Tống, Hào kiệt Lam Sơn - Vũ Ngọc Đĩnh, Nam quốc sơn hà - Trần Đại Sỹ), hành trình dời đô và cuộc chiến tranh chống quân Tống của vua tôi nhà Lí (Thăng Long ký - Nguyễn Khắc Phục)…

Cùng với đó, chân dung các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa được khắc họasinh động, chân thực như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Đại Hành, Nguyễn Trãi, Trần

Trang 38

Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Lí Công Uẩn, Lí Thường Kiệt… Từ diện mạo, trangphục, hành động đến thần thái, tính cách, khí phách của nhân vật, tất cả được miêu tảbằng những chi tiết chân thực, điển hình Người đọc hôm nay có thể hình dung đờisống vật chất và tinh thần của cha ông, thấu hiểu, đồng cảm với những đau thương vàvinh quang của biết bao thế hệ trên hành trình giữ gìn bản sắc, tiếng nói dân tộc.Bên cạnh đó, trong nỗ lực miêu tả hiện thực và con người có chiều sâu, các tácgiả đã tạo dựng nhiều lớp không gian: không gian sinh hoạt, lao động, không gianvăn hóa, tín ngưỡng, không gian chiến trường, không gian đời tư… Gắn với khônggian đa tầng là những chiều kích thời gian đa dạng: thời gian của sinh hoạt, văn hóa,thời gian đời người, thời gian chiến trận, thời gian tâm tưởng… Soi rọi nhân vật trong

sự đa chiều của không - thời gian là cách thức NKC lí giải động cơ hành động, tínhcách và số phận con người trong những thời điểm lịch sử nhất định

Có thể nói, với cảm thức chiêm bái, ngưỡng vọng, các tiểu thuyết gia đã thổi vàotác phẩm tinh thần yêu nước, lòng tự hào truyền thống dựng nước và giữ nước củacha ông Các nhà văn đã hoàn thành sứ mệnh dùng văn chương để chuyên chở lịch

sử, dùng lịch sử để giáo huấn con người Vì vậy, ở một phương diện nào đó, nhiều tácphẩm để lại những dấu ấn đậm nét cho độc giả yêu thích lịch sử

Nhìn chung, những tác giả theo xu hướng này đã cố gắng thực hiện nhiệm vụtái hiện các sự kiện lịch sử theo tinh thần khách quan, ít có sự can thiệp trực tiếp từngười viết Thời gian trần thuật chủ yếu theo dòng tuyến tính, ngôn ngữ mang sắcthái cổ điển, giọng văn khách quan, dày đặc lời đối thoại, nguyên tắc xây dựng nhânvật chưa thoát khỏi mô thức đồng nhất giữa tính cách và vai trò xã hội Sức hấp dẫnnằm ở các sự kiện, tình tiết và hành động chứ không phải ở yếu tố bình luận của tácgiả hay chiều sâu thế giới nội tâm nhân vật Một số tác phẩm chưa có nhiều cáchtân, đổi mới phương thức tự sự lịch sử Nhiều tác phẩm nặng về mô tả, do đó tínhluận giải, đối thoại chưa cao Dù đã có ý thức cách tân, biến tấu, song những tácphẩm này dường như ít hấp dẫn với thị hiếu độc giả hiện đại

2.1.2.2 Hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba hạn định

Hình thức kể chuyện ngôi thứ ba - không toàn năng (hạn định) vẫn sử dụngNKC ở ngôi ba, nhưng bị hạn chế tầm nhìn bởi nhân vật Loại hình kể chuyện nàyphát huy vai trò NKC hàm ẩn Câu chuyện được kể chủ yếu từ điểm nhìn của nhânvật Sự gia tăng, gấp bội điểm nhìn và rất khó xác định rõ ràng giọng điệu NKC là

Trang 39

những đặc tính nổi trội của hình thức kể chuyện này Điều này góp phần mang lại

sự chuyển biến, đột phá trong phương thức tự sự lịch sử của văn học

Nhìn tổng thể, đa phần tiểu thuyết gia giai đoạn sau năm 1986 đã sáng tạo và sử

dụng NKC ngôi thứ ba không toàn tri (xem thêm phụ lục số 04) Đây là lựa chọn

phù hợp với thể loại TTLS Nó thể hiện sự vận động trong tư duy tự sự lịch sử cũngnhư ý thức vượt thoát cái cũ, đổi mới truyền thống từ/bằng hiện đại Lúc này NKCvừa có khả năng bao quát hiện thực rộng lớn cùng với tầm hiểu biết gần như là toàntri của NKC ngôi thứ ba, vừa có thể đi sâu khám phá thế giới nội tâm của nhân vật.Tuy vậy, khác với cách kể chuyện của tiểu thuyết truyền thống, các nhà văn viếtTTLS sau năm 1986 đã khước từ lối tự sự tiêu cự zéro với một điểm nhìn duy nhất.Vai trò của NKC trở nên năng động, khiến khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại,NKC và nhân vật, câu chuyện và độc giả được rút ngắn đáng kể Và để khách quanhóa tự sự và khẳng định vai trò đồng sáng tạo của độc giả trong tiếp nhận, thưởngthức, tiểu thuyết giai đoạn này khắc phục tính đơn điệu, áp đặt của NKC “biết tuốt”bằng cách di chuyển điểm nhìn vào nhân vật

Thông qua NKC này độc giả được cung cấp những hiểu biết cùng một cái nhìntương đối toàn diện và sinh động về các giai đoạn, thời kì khác nhau trong lịch sửdân tộc Nhằm bao quát bức tranh rộng lớn với không gian và thời gian trải dài qua

nhiều triều đại, Hoàng Quốc Hải trong Bão táp triều Trần và Tám triều vua Lý đã

sáng tạo ra NKC ngôi thứ ba Khác với NKC sử quan, NKC trong sáng tác của nhàvăn không kể theo lối thông sử biên niên của các triều đại mà lựa chọn những “látcắt ngang” gay cấn làm nền cho việc triển khai cốt truyện Đó là cuộc chuyển giao

triều đại Lí - Trần trong Bão táp cung đình, ba lần đánh đuổi quân Nguyên - Mông trong Đuổi quân Mông Thát, Thăng Long nổi giận, Huyết chiến Bạch Đằng, xác lập

tư tưởng triết học và đường lối bang giao trong Huyền Trân công chúa, sáu mươi năm suy thoái và sụp đổ trong Vương triều sụp đổ Cũng với ý đồ như vậy, trong

Tám triều vua Lý mặc dù tái hiện một giai đoạn lịch sử kéo dài 216 năm, kể từ khi

Lí Công Uẩn lên ngôi hoàng đế năm Kỉ Dậu (1009) và kết thúc vào năm Ất Dậu(1225) lúc nữ vương Lí Chiêu Hoàng bị ép nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhưngNKC lại tập trung phần lớn vào các triều đại hưng thịnh như Lí Thái Tổ, Lí TháiTông, Lí Thánh Tông, Lí Nhân Tông Với việc dành số trang tương đối lớn (3.288trang/3.509 trang, 94%) để tái hiện nhiều sự kiện tiêu biểu với những danh nhân,

Trang 40

anh hùng kiệt xuất, tác giả đã ngầm khẳng định những đóng góp tích cực cho sựphát triển đất nước trên mọi phương diện văn hóa, tôn giáo, pháp luật, kinh tế, chínhtrị, bang giao của bốn triều đại mở đầu nhà Lí Bốn triều đại còn lại (Lí Thần Tông,

Lí Anh Tông, Lí Cao Tông, Lí Huệ Tông), mặc dù chỉ chiếm một dung lượng khákhiêm tốn (221 trang/3.509 trang, 6%) nhưng NKC đã kể về các sự kiện tiêu biểunhất giải mã cho sự suy tàn của triều đại, thể hiện những bước đi liên tục, biệnchứng của lịch sử

Với quan niệm TTLS trước hết phải là tiểu thuyết, là thế sự, là chất văn xuôi, làcuộc sống muôn màu muôn vẻ của con người và thiên nhiên, Nguyễn Mộng Giác đã

mở rộng biên độ của thể loại về phía đời tư - thế sự từ điểm tựa nhân văn NKC

trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác đã tái hiện lại toàn cảnh giai đoạn

lịch sử thế kỉ XVIII từ chốn triều đình đến thân phận những người dân cùng đáy.Tác phẩm đã khắc họa một trong những thời đoạn biến động, phức tạp nhất của lịch

sử dân tộc Với diện nhìn rộng lớn, NKC đã không những tái hiện chân thực bốicảnh văn hóa, không khí thời đại mà còn khơi mở những bí ẩn, khuất lấp của lịch sử

từ những số phận đời thường Trong đó, NKC tập trung dõi theo mầm mống hìnhthành, phát triển cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, đặc biệt là sự nghiệpchói sáng của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ Bên dòng chungcủa lịch sử, với nhiều biến cố khốc liệt, có lúc NKC dừng lại ở lối sống sinh hoạtbình dị của những con người nhỏ bé, vô danh, chăm chút cho từng khoảnh khắcriêng tư, trân trọng những xúc cảm đời thường Người đọc có cảm tưởng như đây làlịch sử của một gia đình nhà nho trí thức mà tính cách và số phận từng thành viênbiến thiên theo những chiều hướng khác nhau (Đây là khuynh hướng mới, giàu tiềmnăng của TTLS sẽ được Nguyễn Khắc Phê, Dương Hướng, Nguyễn Phan Hách,

Trần Thu Hằng tiếp tục sáng tạo trong các tác phẩm Biết đâu địa ngục thiên đường,

Dưới chín tầng trời, Cuồng phong, Đàn đáy) Bên cạnh đó, NKC còn cung cấp cho

người đọc những hiểu biết phong phú về xã hội học, địa lí học, kinh tế học của cácvùng đất phía Nam cuối thế kỉ XVIII với những cảnh sắc thiên nhiên, đời sống dân

dã, sinh hoạt văn hóa bản địa vùng núi Tây Sơn Thượng, thành Quy Nhơn, vùngBến Nghé

Ngoài việc tái hiện theo chiều dài lịch sử của triều đại, ở nhiều tác phẩm, NKClại dựa vào khoảnh khắc đặc biệt, hoặc men theo cuộc đời, sự nghiệp và số phận

Ngày đăng: 27/08/2014, 11:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thái Phan Vàng Anh (2010), “Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Luận án Tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, "Luận án Tiến sĩ Văn học
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2010
2. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm và biên soạn, 2003), Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lí thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lí thuyết
Nhà XB: Nxb. Hội Nhà văn
3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
Năm: 1999
4. Lại Nguyên Ân (2009), “Tiểu thuyết và lịch sử”, Mênh mông và chật chội, Nxb. Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết và lịch sử”, "Mênh mông và chật chội
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb. Tri thức
Năm: 2009
5. Bakhtin M. (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin M
Năm: 1992
6. Bakhtin M. (1993), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki
Tác giả: Bakhtin M
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1993
7. Bakhtin M. (2006), Sáng tác của F. Rabelais và nền văn hóa dân gian trung cổ và phục hưng, Từ Thị Loan dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tác của F. Rabelais và nền văn hóa dân gian trung cổ và phục hưng
Tác giả: Bakhtin M
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 2006
8. Balla Olga (2012), “Quyền lực của ngôn từ và quyền lực của biểu tượng”, Ngân Xuyên dịch, nguồn: phebinhvanhoc.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền lực của ngôn từ và quyền lực của biểu tượng
Tác giả: Balla Olga
Năm: 2012
9. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2009
10. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã văn học từ mã văn hóa
Tác giả: Trần Lê Bảo
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
Năm: 2011
11. Barthes R. (1997), Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ không của lối viết
Tác giả: Barthes R
Nhà XB: Nxb. Hội Nhà văn
Năm: 1997
12. Barthes R. (2008), Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những huyền thoại
Tác giả: Barthes R
Nhà XB: Nxb. Tri thức
Năm: 2008
13. Lê Huy Bắc (1996), “Đồng hiện trong văn xuôi”, Tạp chí Văn học, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng hiện trong văn xuôi”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1996
14. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb. Đại học Sư phạm
Năm: 2012
15. Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Tuyết Minh (2011), “Cách tân nghệ thuật trong tổ chức lời văn của văn xuôi đương đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (8), tr.102-112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách tân nghệ thuật trong tổ chức lời văn của văn xuôi đương đại Việt Nam”, Tạp chí "Nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Tuyết Minh
Năm: 2011
16. Booth Wayne C. (2008), “Khoảng cách và điểm nhìn”, Đào Duy Hiệp dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài, (4), tr.149-168 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoảng cách và điểm nhìn”, Đào Duy Hiệp dịch, Tạp chí "Văn học nước ngoài
Tác giả: Booth Wayne C
Năm: 2008
17. Brewster Dorothy & Burrell John (2003), Tiểu thuyết hiện đại, Dương Thanh Bình dịch, Nxb. Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết hiện đại
Tác giả: Brewster Dorothy & Burrell John
Nhà XB: Nxb. Lao động
Năm: 2003
18. Lê Nguyên Cẩn (2011), Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honore De Balzac, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honore De Balzac
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2011
19. Nguyễn Thị Mai Chanh (2010), Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Chanh
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2010
20. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Báo Văn nghệ, số 49-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Báo "Văn nghệ
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Năm: 1987

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê cho thấy, so với DN của nhân vật (lời đối thoại và độc thoại nội  tâm), diễn ngôn NKC trong TTLS sau năm 1986 chiếm một tỉ lệ khá lớn - Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 dưới góc nhìn tự sự học
Bảng th ống kê cho thấy, so với DN của nhân vật (lời đối thoại và độc thoại nội tâm), diễn ngôn NKC trong TTLS sau năm 1986 chiếm một tỉ lệ khá lớn (Trang 121)
Bảng tổng hợp những hình thức tự sự của G.Genette - Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 dưới góc nhìn tự sự học
Bảng t ổng hợp những hình thức tự sự của G.Genette (Trang 185)
Bảng thống kê về các kiểu ngôi, vai của người kể chuyện trong  văn xuôi hư cấu lịch sử Việt Nam trước và sau năm 1986 - Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 dưới góc nhìn tự sự học
Bảng th ống kê về các kiểu ngôi, vai của người kể chuyện trong văn xuôi hư cấu lịch sử Việt Nam trước và sau năm 1986 (Trang 188)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w