Quan niệm tu thân trong tư tưởng Khổng Mạnh Luận văn thạc sĩ khoa học Triết học Bằng việc nghiên cứu "Quan niệm tu thân trong tư tưởng Khổng- Mạnh", luận văn góp phần giúp chúng...
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ KINH NAM QUAN NIỆM VỀ TU THÂN TRONG TƯ TƯỞNG KHỔNG – MẠNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Huế, 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ KINH NAM QUAN NIỆM VỀ TU THÂN TRONG TƯ TƯỞNG KHỔNG – MẠNH Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Bình Trường Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội Huế, 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ KINH NAM QUAN NIỆM VỀ TU THÂN TRONG TƯ TƯỞNG KHỔNG – MẠNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số : 60.22.80 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH BÌNH Huế, 2008 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nho giáo có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 2000 năm. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Nho giáo đã để lại dấu ấn của mình không chỉ trong sách vở mà cả trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Trung Quốc nói riêng và một số nước châu Á nói chung. Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn hoá, tinh thần, phong tục, tập quán của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nho giáo trong thời gian dài là hệ tư tưởng thống trị trong kiến trúc thượng tầng của Trung Quốc và nhiều nước phương Đông. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, Nho giáo có lúc được đề cao, tôn sùng, được xem là quốc giáo, nhưng cũng có khi Nho giáo bị mạt sát đến thậm tệ, thậm chí bị phủ định sạch trơn. Mặc dù vậy, cho đến ngày nay, Nho giáo vẫn tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hoá tinh thần của nhiều nước phương Đông. Những ý nghĩa tích cực của nó vẫn tồn tại mãi mãi với lịch sử tư tưởng của nhân loại. Với tư cách là một học thuyết có hệ thống, Nho giáo chủ yếu là đề cập tới lĩnh vực chính trị và đạo đức. Việc kế thừa những tư tưởng tiến bộ của Nho giáo, đặc biệt là quan niệm về tu thân trong Nho giáo Khổng - Mạnh* có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng, bồi dưỡng đạo đức mới cho người Việt Nam nói chung và đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng ở nước ta hiện nay, đặc biệt là khi chúng ta đang mở rộng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ trước tới nay, đặc biệt là trong thời gian gần đây, trên thế giới và ở Việt Nam, có nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều chuyên khảo, nhiều bài viết trên các tạp chí đã bàn và đánh giá sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với sự phát triển của xã hội, con người trong lịch sử và hiện nay. Tuy có không ít sự nhìn nhận và có nhiều ý kiến còn trái ngược nhau, song đại đa số các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những giá trị và ý nghĩa tích cực của Nho giáo, của đạo đức Nho giáo, coi những chuẩn mực, quy phạm đạo đức mà các nhà Nho đưa ra là những yêu cầu và những phẩm chất đạo đức cơ bản để cho con người hoàn thiện (*) Chúng tôi dùng “Khổng - Mạnh” là để chỉ Khổng tử và Mạnh tử. Đây là hai nhà triết học thời kỳ đầu của Nho giáo với tư cách là học thuyết, hay còn gọi là Nho giáo tiên Tần, để phân biệt với Nho giáo sau này. phẩm chất đạo đức, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cá nhân trong mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình và với xã hội. Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh đã khuyên dân ta: “Người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình về mặt tinh thần, bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng tử, về mặt cách mạng thì đọc tác phẩm của Lênin” [10, tr.1].* Trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu "Quan niệm về tu thân trong tư tưởng Khổng - Mạnh" . Bằng việc nghiên cứu vấn đề này, Luận văn góp phần hiểu đúng đắn và đầy đủ hơn những mặt tích cực của hệ thống triết học Nho giáo, đồng thời cũng qua đó để hiểu sâu sắc hơn tính nhân đạo, tính cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ việc nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong quan niệm về tu thân của Nho giáo Khổng - Mạnh, đặt nó trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường để từ đó chỉ ra ý nghĩa tích cực mang tính phổ quát của nó. Bởi, đã không ít người, trong đó có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị sự cám dỗ của vật chất mà sao nhãng và quên đi trách nhiệm và bổn phận của mình đối với đất nước, với nhân dân. Vậy, làm thế nào để khắc phục được tình trạng nói trên và góp phần tích cực vào sự ổn định, phát triển của đất nước, hơn lúc nào hết trong lúc này, càng phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa và vai trò to lớn của tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, không phải ngẫu nhiên mà nhiều học giả từ phương Tây tìm về phương Đông, từ hiện tại trở về quá khứ để tìm hiểu tư tưởng và giá trị của Nho giáo. Vấn đề đặt ra là, phương Đông cổ đại với các nhà hiền triết, đặc biệt là Khổng tử và Mạnh tử có thể đóng góp gì vào sự thiếu hụt hiện nay của các nước phương Tây nói riêng và xã hội loài người nói chung được hay không ? Nho giáo Khổng - Mạnh đã bàn khá nhiều về vấn đề tu thân của con người, nhưng chủ yếu là trên phương diện đạo đức và chính trị. Các nhà Nho đã đưa ra được nội dung của tu thân, vai trò của tu thân đối với việc “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Trên cơ sở những nội dung và nguyên lý về tu thân, đã có nhiều công (*) Những chú thích trong luận văn, số đầu là số tài liệu tham khảo, số sau là số trang. trình nghiên cứu về Nho giáo Khổng - Mạnh liên quan đến vấn đề này. Phan Bội Châu trong cuốn Khổng học đăng đã chỉ ra một cách khái quát nhất về thực chất và mục đích trong quan niệm về tu thân của Nho giáo Khổng - Mạnh: “Hễ muốn tu thân mà cho đúng với đạo, trước tất phải tu cho đến đạo; nhưng mà muốn tu cho nên đạo, tất phải có chỗ mục - đích - địa. Mục - đích - địa là gì ? Chính là đức nhân ở trong lòng người ta. Chữ “nhân” ở đây tức là chữ “chí thiện” ở sách Đại học. Tu đạo mà cốt cho được “chỉ ư chí thiện”, tất phải thực hành cho được đức nhân. Nên nói rằng: “tu đạo dĩ nhân” [11, tr.356]. Hồ Chí Minh đã hiểu rất sâu sắc về Nho giáo Khổng - Mạnh và đã vận dụng nhuần nhuyễn nhiều luận điểm của nó để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Người đã phát hiện rằng: “Học thuyết của Khổng tử là có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân”. Trong lời Bế mạc lớp chỉnh huấn của cán bộ trí thức năm 1953, Người nói: “Chúng ta phải lấy câu “chính tâm tu thân” để “trị quốc bình thiên hạ”. Có thể nói rằng Người đã nghiên cứu rất kỹ Nho giáo Khổng - Mạnh, Người đã đem lại những nội dung và ý nghĩa mới, có lợi và phục vụ lợi ích cách mạng. Một học giả phương Tây Will Durat, trong cuốn Lịch sử văn minh Trung Quốc đã có những nhận xét khá tinh tế về nguyên lý tu thân trong Nho giáo Khổng - Mạnh: “Khổng tử bảo thiên hạ loạn vì đất nước không được khéo trị, mà nước không được khéo trị vì luật pháp dù nhiều đến đâu cũng không thay thế được trật tự tự nhiên trong xã hội, trật tự này được đặt cơ sở trên gia đình. Gia đình bê bối, không làm được nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội kể trên là vì người ta quên rằng nếu mình không sửa được mình (tu thân) không thể tề gia được. Họ không tu thân được vì lòng họ bất chính, không gột được hết những dục vọng hỗn độn trong tâm hồn” [54, tr.5]. Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khá công phu về Nho giáo nói chung và về Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng, trong đó không ít công trình đã đề cập đến vấn đề mà luận văn quan tâm như: Nho giáo của Trần Trọng Kim, đã luận giải về khái niệm tu thân, do ông đã bám sát triết tự chữ Hán và tư tưởng Khổng - Mạnh. Trong hai cuốn sách Nho giáo và đạo đức do Vũ Khiêu chủ biên và Nho giáo xưa và nay do Vũ Khiêu (chủ biên), đã có rất nhiều bài viết, những nhận định, đánh giá những giá trị của Nho giáo Khổng - Mạnh. Trong cuốn Nho giáo xưa và nay của Quang Đạm, tác giả đã luận giải rất nhiều vấn đề, trong đó vấn đề tu thân được tác giả đặt trong mối quan hệ với “tề gia trị, quốc, bình thiên hạ”. Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài này, như Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam của Vũ Khiêu. Khổng tử của Nguyễn Hiến Lê. Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với người Việt Nam hiện nay do Nguyễn Tài Thư chủ biên. Vừa qua tác giả Nguyễn Thanh Bình có công trình nghiên cứu Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (Từ nửa đầu thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX). Trong cuốn sách này, tác giả đã bàn nhiều vấn đề, trong đó có một số vấn đề liên quan đến nội dung của luận văn như: Quan điểm của Nho giáo về con người, Quan điểm của Nho giáo về xã hội lý tưởng và Quan niệm của Nho giáo về tư tưởng đức trị. Những nội dung này đã liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến luận văn của tác giả. Liên quan đến đề tài này còn có một số luận án, đề tài đã được bảo vệ như: Trần Đình Thảo với “Quan niệm của Nho giáo nguyên thuỷ về con người qua mối quan hệ thân – Nhà nước - thiên hạ”; Nguyễn Thị Tuyết Mai với “Quan niệm của Nho giáo về con người về giáo dục và đào tạo con người”. Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết công phu, giá trị có liên quan đến luận văn của tác giả mà do dung lượng về thời gian mà tác giả chưa đề cập tới. Mặc dù, có rất có nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng liên quan đến vấn đề tu thân. Nhưng có lẽ chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, có hệ thống về tư tưởng tu thân của Nho giáo Khổng - Mạnh . Có lẽ do tư tưởng này các nhà Nho không tập trung bàn như các phạm trù: nhân, lễ, chính danh, trung, hiếu… mà nó nằm tản mát trong Kinh, Truyện (Tứ thư, ngũ kinh); chính vì vậy mà vấn đề này chưa được nghiên cứu toàn diện và có hệ thống. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đã có đóng góp quan trọng về nội dung, vị trí, và ý nghĩa quan niệm về tu thân trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Đó là tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống hơn về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Trong luận văn này, thông qua việc nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong quan niệm tu thân của Nho giáo Khổng - Mạnh, để từ đó nêu ra một số ý nghĩa tích cực của nó đối với việc bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: Xuất phát từ lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là phải giải quyết các vấn đề sau: - Trình bày những cơ sở chính trị - xã hội và tiền đề tư tưởng cho sự xuất hiện học thuyết đạo đức của Nho giáo và nguyên lý xuất phát cho sự hình thành quan niệm về tu thân trong tư tưởng Khổng - Mạnh. - Trình bày và phân tích một số nội dung cơ bản của quan niệm tu thân trong tư tưởng Khổng - Mạnh. - Nêu ra và phân tích một số ý nghĩa tích cực trong quan niệm tu thân của Nho giáo Khổng - Mạnh đối với việc bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn chủ yếu dựa vào các sách kinh điển của của Nho giáo (chủ yếu là Tứ thư) và những công trình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến luận văn này trong những năm gần đây. Luận văn còn chủ yếu dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưỏng Hồ Chí Minh và các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam để nhìn nhận, đánh giá khách quan những vấn đề mà luận văn đề cập tới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học, phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin và kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phân tích và tổng hợp; lôgíc với lịch sử; so sánh và đối chiếu; quy nạp và diễn dịch, v.v 5. Đóng góp của luận văn Luận văn trình bày tương đối có hệ thống nội dung cơ bản của quan niệm tu thân trong tư tưởng Khổng - Mạnh, để có thể làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập Nho giáo nói chung và học thuyết về đạo đức của Nho giáo nói riêng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn gồm 2 chương 8 tiết. B. NỘI DUNG Chương 1 BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ NGUYÊN LÝ XUẤT PHÁT CHOSỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM TU THÂN TRONG NHO GIÁO KHỔNG - MẠNH 1.1. Những điều kiện và tiền đề cho sự ra đời Nho giáo Khổng - Mạnh Trước hết phải khẳng định rằng, tư tưởng Nho giáo đã xuất hiện trước thời Khổng tử. Nhưng với tính cách là một học thuyết có hệ thống, Nho giáo xuất hiện từ thời Khổng tử và ông được coi là người sáng lập ra Nho giáo. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau về sự phân chia các giai đoạn (thời kỳ) hình thành, phát triển của Nho giáo. Căn cứ vào sự phát triển, biến đổi những nội dung cơ bản của Nho giáo, việc chia lịch sử Nho giáo thành ba giai đoạn chính như trong Giáo trình lịch sử triết học do Giáo sư Nguyễn Hữu Vui chủ biên là hợp lý hơn cả. Đó là các giai đoạn: Nho giáo Khổng - Mạnh, Hán Nho và Tống Nho. Trong các tài liệu, công trình nghiên cứu về Nho giáo ở Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác, Nho giáo Khổng - Mạnh (hay Nho giáo nguyên thuỷ, Nho giáo tiên Tần) là giai đoạn đầu tiên, gắn liền với Khổng tử, Mạnh tử và Tuân tử, đặc biệt là những tư tưởng của Khổng tử và Mạnh tử. 1.1.1. Điều kiện về kinh tế - xã hội. Theo triết học Mác - Lênin đã chỉ rõ, Nho giáo cũng như bất cứ một hình thái xã hội nào khác, sự hình thành, phát triển và biến đổi của nó bao giờ cũng bị quy định, chi phối bởi tồn tại xã hội (hay điều kiện kinh tế - xã hội) nhất định và phản ánh cái tồn tại xã hội ấy. Vì vậy mà việc trình bày điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời tư tưởng Khổng - Mạnh gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời Nho giáo nói chung. Thời Xuân Thu, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Việc dùng bò kéo cày đã trở thành phổ biến. Phát minh về đồ sắt đã mang lại những tiến bộ mới trong việc chế tạo, cải tiến và sử dụng công cụ [...]... trong học thuyết của Khổng - Mạnh, đạo đức và chính trị gắn bó chặt chẽ với nhau, và vì vậy, có thể coi học thuyết của Khổng tử và Mạnh tử là học thuyết về đạo đức - chính trị 1.2 Nguyên lý xuất phát của quan niệm về tu thân trong Nho giáo Khổng - Mạnh 1.2.1 Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về con người Vấn đề con người là một trong những vấn đề cơ bản nhất, chủ yếu nhất trong tư tưởng Khổng - Mạnh. .. con người và vai trò của con người trong Nho giáo Khổng - Mạnh Bởi vì, hai vấn đề này là cơ sở lý luận, là nguyên lý xuất phát hình thành quan niệm về tu thân trong tư tưởng Khổng - Mạnh 1.2.1.1 Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về bản tính con người Bản tính người (hay là nhân tính) là một trong những vấn đề lớn của lịch sử triết học phương Đông Trong khi triết học phương Tây thời cổ đại, chủ yếu... hành động ác của con người 1.2.1.2 Quan niệm của Khổng - Mạnh về vai trò của con người Quan niệm về bản tính con người trong tư tưởng Khổng - Mạnh, là cơ sở của quan niệm về vai trò của con người - nội dung chủ yếu, cơ bản nhất trong quan điểm của Nho giáo Khổng - Mạnh về con người Khi đề cập đến vấn đề vai trò của con người, Khổng - Mạnh cũng đặt con người trong mối quan hệ với thế giới (trời đất, vạn... đã để lại nhiều tư tưởng, giá trị tích cực để cho chúng ta xem xét, kế thừa 1.3 Những nhận xét rút ra khi nghiên cứu tư tưởng Khổng - Mạnh về vấn đề con người Nghiên cứu quan niệm về con người, đặt nó là đối tư ng trung tâm, là cơ sở lý luận để nghiên cứu quan niệm về tu thân trong Nho giáo Khổng - Mạnh, chúng tôi thấy cần phải rút ra những nhận xét, thông qua việc nghiên cứu quan niệm về bản tính... hội) Cũng như nhiều học thuyết khác, triết học Nho giáo Khổng - Mạnh đã nhìn nhận thế giới, vạn vật như một chỉnh thể thống nhất, trong đó vũ trụ, trời đất, vạn vật, con người luôn tồn tại trong mối liên hệ, quan hệ tư ng hỗ với nhau Tuy nhiên, từ trong sách Luận ngữ, sách Mạnh tử và trong nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo đã cho thấy, trong những mối quan hệ đó, Nho giáo Khổng - Mạnh chủ yếu đề... các học thuyết thời cổ đại Trung Quốc, Nho giáo Khổng - Mạnh là học thuyết bàn luận về bản tính người một cách sâu sắc nhất, đầy đủ hơn cả Trong tư tưởng Khổng - Mạnh, Khổng tử là người đầu tiên đưa ra quan niệm về bản tính con người, đơn giản nhưng rất cơ bản dù rằng và hầu như ông không giảng cho học trò Như Tử Cống - học trò của Khổng tử đã nói rằng: Văn chương thầy ta thì chúng ta đều được nghe... Nho giáo Khổng - Mạnh cũng đặt trong bối cảnh ấy Khổng tử và sau đó là Mạnh tử đã đưa ra học thuyết “đức trị” nhằm thực hiện đường lối trị nước bằng đạo đức, trong đó các ông đòi hỏi mọi người phải kiên trì, nổ lực, tu thân, học đạo để làm cho “người người hữu đạo”, “nhà nhà hữu đạo”, thực hiện được lý tư ng “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” 1.1.2 Tiền đề tư tưởng Sự ra đời của Nho giáo Khổng - Mạnh còn... trò của con người trong tư tưởng Khổng Mạnh, chúng tôi thấy cần tập trung đánh giá, nhận xét trên hai vai trò Một là, vai trò của con người trong mối quan hệ với trời đất, vạn vật Quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về vai trò của con người trong mối quan hệ với trời về cơ bản là duy tâm Trước trời, con người chỉ là một lực lượng thụ động, nô lệ Vai trò của con người theo, Khổng tử và Mạnh tử chỉ giới... giáo Khổng - Mạnh đề cập tới mối quan hệ giữa quân tử - tiểu nhân; từ phương diện lao động xã hội, Nho giáo Khổng - Mạnh bàn tới mối quan hệ giữa lao lực - lao tâm; từ phương diện chính trị, Nho giáo Khổng - Mạnh đề cập tới mối quan hệ bị trị - thống trị; từ phương diện thiết chế xã hội, Nho giáo Khổng - Mạnh đưa ra các quan hệ trong gia đình, đó là các quan hệ: cha – con, chồng - vợ, anh – em; trong. .. Mạnh Ở tư tưởng Khổng - Mạnh, con người ngay từ đầu đã được đề cập tới và có thể nói rằng, Khổng - Mạnh đặc biệt đề cao vai trò của con người, “coi con người cùng với trời đất là tiêu biểu của tất cả, và nói rõ: trời, đất người là tam tài” [17, tr.64] Trong quan niệm của Khổng tử và Mạnh tử, vấn đề con người gắn liền, liên quan trực tiếp đến việc củng cố, ổn định trật tự, kỷ cương của xã hội Trong đó, . ĐẠI HỌC KHOA HỌC LÊ KINH NAM QUAN NIỆM VỀ TU THÂN TRONG TƯ TƯỞNG KHỔNG – MẠNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TRIẾT HỌC. QUAN NIỆM VỀ TU THÂN TRONG TƯ TƯỞNG KHỔNG – MẠNH Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Người