Phương pháp tu thân

Một phần của tài liệu Quan niệm tu thân trong tư tưởng Khổng Mạnh Luận văn thạc sĩ khoa học Triết học (Trang 76 - 84)

B. NỘI DUNG

2.3.Phương pháp tu thân

Trong quan niệm về tu thân của Nho giáo Khổng - Mạnh, để tu thân đạt

được yêu cầu, Khổng - Mạnh đã đưa ra nhiều phương pháp, cách thức khác nhau.

Tuy nhiên, các phương pháp ấy không trở thành một hệ thống, tuỳ từng hoàn cảnh,

và công việc khác nhau mà các nhà Nho đã đưa ra những phương pháp cụ thể để

giáo dục con người, để mỗi người tuỳ vào địa vị, hoàn cảnh mà vận dụng trong việc

tu thân. Các câu nói liên quan đến phương pháp tu thân được Khổng tử và Mạnh tử đề cập đến ở nhiều chỗ, nó nằm tản mạn trong sách Tứ thư. Có thể nói rằng, phương pháp tu thân được các nhà Nho tập trung vào một số vấn đề sau:

Trước hết, theo các nhà Nho, muốn tu thân được thì phải làm những điều

thiện và tránh những điều ác. Thấy người làm việc thiện thì phải xem mình có thiện

không? Thấy người làm điều ác thì cũng phải xem mình có ác không ?. Mình không sửa mình để dạy người khác là nghịch; còn sửa mình cho ngay chính để dạy người

khác là thuận. Người có lỗi mà không chịu sửa lỗi ấy cũng là người có lỗi. Trong cách nhìn, nghe, nói và làm cũng vậy: vui thấy người thiện, vui nghe sự thiện, vui nói điều thiện và vui làm điều thiện. Các nhà Nho khi bàn về cách ứng xử cũng như

trong tu thân, luôn đòi hỏi mọi người phải nghiêm khắc “phê bình” chứ không phải

nịnh nọt, bợ đỡ, nói năng một chiều: Người nói những điều xấu của ta là thầy ta; kẻ

nói những điều hay của ta là hại ta. Bởi vì, thuốc hay đắng miệng, lời ngay thật rất

ích lợi cho việc sửa mình. Trong quan hệ gia đình cũng như trong xã hội, con người

phải lấy “tu thân” làm trọng, ví như có cha mẹ không báo đáp, lại muốn con cái

hiếu thảo với mình, là không biết lượng xét. Làm anh mà không biết kính trọng, lại đòi em phải vâng lời mình, là không biết lượng xét. Do vậy, để tu thân trước hết và phải tuân theo nguyên tắc: Muốn xét người trước hết phải xem lại mình “tiên trách kỷ hậu trách nhân”; mình nói xấu người, tức là mình tự nói xấu. Tu thân không

được phép tự mãn và tự kiêu, trong đối xử với chính mình thì: “người không phải

chớ giao thiệp, vật không phải chớ lấy, giận không phải chỗ chớ nên, việc không

phải lễ chớ nói”; trong mọi việc làm cẩn thận thì không lo, nhường nhịn thì không nhục, bình tĩnh thì thường yên, tiết kiệm thì thường đủ. Có nghĩa là, theo Nho giáo Khổng - Mạnh, con người muốn sửa mình phải giữ theo đạo, muốn giữ theo đạo là phải có lòng nhân, vì như trên đã nói, nhân là đức căn bản sinh ra các đức tính tốt

khác.

Theo quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh, tu thân phải thực hiện theo

phương thức: học đạo, hành đạo, tu đạo. Muốn làm được điều đó thì con người phải

thực hiện nhiều phương pháp tu thân khác nhau.

Thứ hai, là noi gương và phải thực hiện theophương pháp noi gương. Đó là

phải noi gương, học tập, tu dưỡng theo các tiền bối đi trước. Sự san định Kinh Thư,

Kinh Lễ, Kinh Dịch… của Khổng tử là minh chứng cho điều đó. Đó là khai thác triệt để các bài học truyền thống. Đây là một phương pháp tu thân mà Nho giáo Khổng - Mạnh thường sử dụng bằng cách khai thác triệt để các bài học truyền thống thông qua các văn tịch cổ, tích cổ. Nhân sinh quan của Khổng tử luôn hướng về thời

Chu Công, bởi ông coi thời kỳ ấy là thời kỳ “hữu đạo”.

Khổng tử là người đầu tiên đưa ra phương pháp noi gương. Khổng tử nói

rằng: “Mình muốn dạy người ta điều gì, trước hết mình hãy làm điều đó đi. Rồi sau

nói của người trước tiên phải xét kỹ hành động và tâm chí của người: “Mình hãy nhìn kỹ cách làm việc của người ta, hãy xét xem cớ chi mà người ta làm việc ấy, rồi

mình quan sát coi họ làm việc ấy có được yên vui chăng? nếu mình mà xét được ba điều ấy thì họ làm sao mà dấu được chân tướng của họ đối với mình”. (Tử viết: Thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kỳ sở an, nhân yên sưu tai?) [27, tr. 224]. Trong giáo dục cũng vậy, Khổng tử cho rằng, giáo dục có điều dạy mà không nói, học trò nhìn

vào thái độ, cử chỉ, hành vi của thầy là có thể rút ra bài học. Mỗi sự mẫu mực đều

có thể trở thành những bài học sinh động, bản thân sự gương mẫu, sự hoàn thiện

nhân cách, sự nghiêm túc của thầy là cả một bài học lớn cho trò trong việc hình thành tri thức về đạo lý và trong việc tu dưỡng đạo đức. Khổng tử và Mạnh tử đặc

biệt chú trọng đến nhân cách, sự mực thước của người thầy. Đây cũng là cơ sở của tư tưởng “tôn sư, trọng đạo” vốn là hệ quả của tinh thần và chủ trương giáo hoá trong Nho giáo Khổng - Mạnh.

Xuất phát từ luận điểm trên của Khổng tử, Tăng tử học trò của Khổng tử

cũng cho rằng, trong tu thân cũng phải tự xét lấy mình, thấy mình ngay thẳng và

không có điều gì tà khúc thì không phải sợ hãi gì cả. Theo Tăng tử, đối với mỗi người, trong một ngày phải xét ở ba điều: “làm việc gì cho ai ?”, kết giao với bạn bè “có tín thật hay không?” và “đạo lý thầy truyền dạy ta có học tập hay chăng?” (Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ, dữ bằng hữu gao nhi bất tín

hồ, truyền bất tập hồ?) [27, tr.199].

Như vậy, “cả Khổng tử, Tăng tử và Mạnh tử đều coi trọng việc tu dưỡng bản thân để tránh xa vào sự “nghiêng lệch tà ác, phóng đãng, đần độn”. [54, tr.56]

Thứ ba, phương pháp phân loại đối tượng để tu thân. Trong quá trình tu thân, tuỳ vào từng đối tượng mà Nho giáo Khổng - Mạnh đề ra cách thức tu thân khác nhau, chẳng hặn như tu thân của dân khác tu thân của bậc quân tử. Tuỳ vào phẩm

chất và năng lực của từng đối tượng mà Khổng - Mạnh đưa ra phương thức tu thân

cho phù hợp.

Chẳng hặn như Khổng tử nói: “Người quân tử không cần biết những điều

đạo chức vụ lớn, mà có thể biết những điều nhỏ nhặt vậy”. (Quân tử bất khả tiểu tri

nhi khả đại thụ dã, tiểu nhân bất khả đại thụ nhi khả tiểu tri dã) [27,tr.585]. Khổng

tử còn cho rằng, khi tu thân học đạo không ai giống ai, chẳng hạn như người cố

chấp chỉ bo bo những việc tiểu nhân, khác người quân tử là chính đính. Ông nói:

“nhận thức về đạo không giống nhau, không thể cùng bàn tính công việc”. (Đạo bất đồng bất tương vị mưu) [27, tr.588].

Tu thân là là công việc mà mọi người trong xã hội phải thực hiện, từ thiên tử cho đến thứ dân. Song đối với các tầng tầng lớp khác nhau thì có những phương

pháp tu thân khác nhau. Đối với người dân thì đều cần thiết là phải đưa ra những cách thức, phương pháp cụ thể và dễ hiểu. Ngay cả khi giảng đạo cũng không nên giảng dạy cho họ những gì huyền bí, sâu sa. Như Khổng tử đã từng nói rằng: “Đối

với dân, chuyện nào cần làm thì nên khiến họ làm, chứ không nên giảng giải nghĩa

lý sâu sa, vi diệu đối với họ” (Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi) [27, tr.383]. Đối

với bậc quân tử, vì họ là những người có nhiệm vụ làm “sáng tỏ đức sáng”, “làm mới dân” thì việc tu thân của họ đòi hỏi phải kiên trì, khổ luyện, khắt khe hơn

nhiều. Trong đó, điều quan trọng nhất là việc tu thân, học đạo của họ phải đòi hỏi,

yêu cầu họ một năng lực tư duy, tự học, thầy dạy một phải biết hai, ôn cũ phải biết

mới, ví như Khổng tử nói rằng: “Ôn cũ biết mới người ấy có thể làm thầy thiên hạ”

(Ôn cố tri tân, khả dĩ vi sư hỹ) [27, tr.225]. Mạnh tử đưa ra thuyết “không động

tâm”, có nghĩa là không lo sợ nhút nhát, luôn bình tĩnh tự tin, không bị hoàn cảnh

xã hội và yếu tố ngoại cảnh chi phối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, là trong việc tu thân phải luôn tự xem xét bên trong, chủ động tích

cực, sáng tạo, kiên trì, chuyên cần, nỗ lực, rèn luyện, tu dưỡng, phát huy tính tích

cực của bản thân, đề cao tinh thần tự giác. Ở đây, về phương diện này, trước hết

phải khẳng định rằng, Nho giáo Khổng - Mạnh có một cách nhìn khá hợp lý và tiến

bộ, họ tin tưởng vào khả năng nhận thức của con người . Tri thức, sự hiểu biết cuộc

sống không phải là cái gì có sẵn. Nó chỉ có thể có được là do con người chủ động

tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng mà có. Vì vậy, theo Khổng tử học tập rèn luyện là một quá trình tích luỹ tri thức: “Mỗi ngày mình biết thêm những điều mình

tích luỹ tri thức như đắp các gò đất vậy, như ông cho rằng: “Việc học ví như đắp gò,

chưa thành vì thiếu một sọt đất, mà ngừng lại, là tại mình ngừng lại thôi. Cũng như

san bằng mặt đất, tuy mới đổ xuống một sọt, đã thấy có tiến bộ, mình tiếp tục đi

tới”. (Thí như vi sơn, vị thành nhất quĩ, chỉ, ngô chỉ dã. Thí như bình địa tuy phúc

nhất quĩ, tiến, ngô vãng dã” [27, tr.411] và: “Ôn điều cũ để biết điềi mới, có thể làm thầy được người ta vậy”( Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ) [27, tr. 225]. Tăng tử thì nói rằng: “Có tài năng vẫn hỏi người kém cỏi, biết nhiều vẫn hỏi người biết ít, có

mà ra vẻ như không, thực mà ra vẻ như hư, bị xúc phạm vẫn không cãi, ngày xưa người bạn ta vẫn thường làm vậy đấy” (Dĩ năng vấn ư bất năng, dĩ đa vấn ư quả,

hữu nhược vô, thực nhược hư, phạm nhi bất hiệu, tích giả ngô hữu thường tùng sự ư tư hĩ) [27, tr.380]. Tuân tử cũng cho rằng: “Không góp từng nửa bước thì không đi đến ngàn dặm. Không góp những ngòi nhỏ không thành được sông lớn, biển cả.

Thành công là ở sự làm luôn mà không bỏ” [33, tr.271].

Nho giáo Khổng - Mạnh ít nhiều thừa nhận,đánh giá cao sự vận động, phát triển, biến đổi của con người hiện thực. Một mặt, họ chi phối những thế lực siêu nhiên bên ngoài là “thiên mệnh” là “tính” tự nhiên bản năng ban đầu của con người, nhưng mặt khác, các nhà Nho cũng thừa nhận sự cố gắng, nỗ lực, tích cực của con người có thể vượt lên cái tiền định bởi lẽ “xưa nay nhân định thắng thiên cũng

nhiều”. Từ cách nhìn này, mà các nhà Nho không những luôn đòi hỏi, yêu cầu sự

chuyên cần trong học tập, tu thân là đức tính không thể thiếu ở người đi học, mà còn khuyến khích động viên con người chịu khó chăm lo, tu luyện về mặt đạo đức. Như

sách Trung dung viết: “Người ta làm một mà được, mình làm gấp trăm. Người ta làm mười mà được, mình làm gấp nghìn. Nếu được như vậy thì kẻ ngu cũng hoá ra

sáng, kẻ yếu ớt cũng trở nên mạnh” (Nhân nhất năng chi, kỷ bách thi; nhân thập năng thi, kỷ thiên chi. Quả năng thử đạo hỹ, tuy ngu tất minh, tuy ngu tất cường)

[16, tr.271]. Nguyên tắc chuyên cần, tự mình phải nỗ lực tu luyện đã trở thành chuẩn mực của quá trình tu thân trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Nguyên tắc này đã tạo ra sự cần mẫn, chăm chỉ học tập, rèn luyện của con người, đúng như Phan Bội Châu đã nhận xét: chữ “chuyên”, chữ “cần” là quý hoá nhất trong việc học là vậy.

Không phải ngẫu nhiên mà Nho giáo Khổng - Mạnh lại rất chú trọng đề cao

tính tích cực, siêng năng, chủ động, sáng tạo của người học, của việc tu thân. Khổng tử thường khuyên học trò “phải ráng sức mà học dường như mình chẳng kịp theo người". Bởi vì như ông nói: “Kẻ nào chẳng phấn phát lên để thông hiểu thì ta chẳng

giúp cho họ hiểu thông được. Kẻ nào biết một góc nhưng chẳng căn cứ vào đó mà

biết luôn ba góc kia thì ta chẳng dạy cho kẻ ấy nữa” [27, tr.347]. Trong quá trình tu

dưỡng đạo đức. Khổng tử đưa ra phương pháp tu luyện phù hợp để đạt được một

trong những mục đích là mở mang trí tuệ. Ông cho rằng: “Học mà chẳng chịu suy ngẫm thì sẽ khó phát triển trí thông minh được. Còn cứ suy ngẫm mà chẳng chịu

học thì lòng dạ cũng chẳng yên ổn”. Vì không biết dựa vào căn cứ nào để làm chuẩn

xác, vậy người học đạo cần phải tự học tập suy xét, có đủ hai yếu tố đó thì trí tuệ

mới mở thông được. (Học nhi bất tư, tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi) [27, tr.227]. Khổng tử rất quan tâm đến việc giáo dục. Trong giáo dục, rèn luyện phải theo lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trình phù hợp với điều kiện tâm sinh lý: “Nuôi cho tình cảm nẩy nở rồi đưa vào

khuôn phép, rồi điều hoà các mâu thuẫn xung đột ở tâm” (Khởi hứng bằng Kinh

Thi, uốn nắn bằng kỹ thuật phép tắc, hoàn thành ở nhân), hay “Hưng khởi (tâm hồn)

nhờ Kinh Thi, gây dựng nhờ Kinh Lễ, thành tựu nhờ Kinh Nhạc” (Hưng ư thi, lập ư

Lễ, thành ư Nhạc) [27, tr.383].Phương pháp học đạo, tu đạo của thầy trò Khổng tử

và Mạnh tử không phải lúc nào cũng cứng nhắc, gò bó, mà thường thông qua những

sự thảo luận, những cuộc tranh luận theo tinh thần, thái độ chủ động mà coi trọng sự

suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo để nhằm đạt được sự hiểu biết đến cùng (cách vật, trí tri…). Đặc biệt, Khổng - Mạnh rất quan tâm đến sự trung thực, thành ý và kính trọng trong học đạo và hành đạo: “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy là biết vậy”. (tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giữ) [27,tr.228]. Như trên đã trình bày, mục đích tu thân trong tư tưởng Khổng - Mạnh là đào tạo ra lớp người có đủ phẩm chất và năng lực để “tề gia, trị quốc, bình thuên hạ”. Muốn vậy, con người phải được giáo hoá, phải tu thân. Giáo hoá và tu thân cốt là giữ cho con

người theo về “chính đạo”, bởi vậy mà, sự tự giác, sự vận động nội tại của chính

Một trong những phương pháp tu thân trong Nho giáo Khổng - Mạnh, là để

tu thân một cách có hiệu quả thì phải bỏ bớt ham muốn dục vọng, tập trung tâm trí

vào công việc ắt hẳn sẽ thành công. Như theo Mạnh tử: “Cách bồi dưỡng tâm tính

hay hơn nhất là nên bớt những điều ham muốn của mình thì lòng dạ ít xao động,

không hay phạm những điều lỗi lầm, do đó gần đạt với thiên lý vậy” (Dưỡng tâm

mạc thiên ư quả dục. Kỳ vi nhơn giã quả dục, hữu tồn yên giả) [24, tr.165]. Về vấn đề này, đúng như người xưa đã có câu “Người đã có trí thời việc chắc chắn phải

nên” (Hữu trí giả, sự cảnh thành). Khổng tử cũng đã có quan điểm rằng: “Một người khi đã có chí thú trong thiên hạ chẳng có việc gì khó” (Thiên hạ vô nan sự) [24, tr.166].

Thứ năm, là kết hợp tu thân bằng cách tự học đi đôi với thực hiện khuôn

phép, hình pháp, tuy nhiên dùng “đức trị” vẫn là chính.

Trước hết, Khổng tử cũng thừa nhận rằng : “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân,

dùng hình pháp để giữ trật tự” (Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình) [27, tr.215]. Còn Mạnh tử nói rằng: “Chỉ có lòng thiện thì không đủ cai trị dân, chỉ có luật pháp thì không đủ thi hành”. (Đồ thiện, bất túc dĩ vi chính, đồ pháp bất năng dĩ tự hành) [27, tr. 1015]. Trong Kinh Thi có viết: “Người trên chẳng theo đạo lý mà suy xét, người dưới chẳng theo pháp luật mà giữ gìn, trong triều chẳng tin theo đạo lý, ngoài quận

chẳng tin theo phép tắc, người quân tử phạm điều nghĩa, kẻ tiểu nhân phạm hình

pháp, mà đất nước còn tồn tại chỉ là điều may mắn thôi” (Thượng vô đạo quĩ dã, hạ

vô pháp thủ dã; triều bất tín đạo, công bất tín độ; quân tử phạm nghĩa, tiểu nhân

Một phần của tài liệu Quan niệm tu thân trong tư tưởng Khổng Mạnh Luận văn thạc sĩ khoa học Triết học (Trang 76 - 84)