Vị trí của vấn đề tu thân trong tư tưởng Khổng Mạnh

Một phần của tài liệu Quan niệm tu thân trong tư tưởng Khổng Mạnh Luận văn thạc sĩ khoa học Triết học (Trang 37 - 50)

B. NỘI DUNG

2.1.Vị trí của vấn đề tu thân trong tư tưởng Khổng Mạnh

Trong Nho giáo Khổng - Mạnh, các nhà Nho đều đặc biệt đề cao vị trí, vai

trò và mục đích của tu thân, tu dưỡng đạo đức, coi việc tu thân, tu dưỡng đạo đức là công cụ, phương tiện chủ yếu nhất, hiệu quả nhất để đạt tới mục đích “tề gia, trị

quốc, bình thiên hạ”. Đó cũng là mục đích chính trị cao nhất theo quan niệm của các nhà Nho.

2.2.1. Quan niệm của tư tưởng Khổng - Mạnh vvai trò của tu thân

Nho giáo Khổng - Mạnh rất coi trọng con người, đặt con người sánh ngang

với trời đất và cho rằng, con người có thể góp phần với trời đất để hoá sinh vạn vật.

Để thực hiện được vai trò đó, con người phải kiên trì, nổ lực và chuyên cần học tập,

tu dưỡng đạo đức. Đỉnh cao nhất của công phu học tập, rèn luyện đạo đức mà con

người có thể đạt tới là trở thành bậc thánh hiền, thành người quân tử. Đó là những con người đạo cao đức trọng, có tài năng chính trị, có thể góp phần cống hiến to lớn

vào việc cải tạo xã hội, giáo hoá nhân dân. Nho giáo Khổng - Mạnh coi đó là mẫu người lý tưởng cần có, toàn thiện, toàn mỹ nhất của xã hội phong kiến, của chế độ

phong kiến.

Để tạo ra những con người mẫu mực, lý tưởng như vậy, Khổng tử đã đưa ra

quan niệm về sự “tu thân”, đặt nền móng cho việc xác lập hệ thống giáo dục, hoàn thiện con người và đào tạo con người. Ông coi “tu thân” là điều kiện căn bản, tiên

quyết của mọi sự thành đạt của mỗi người trong xã hội, của việc thực hiện lý tưởng

“tu, tề , trị, bình”. Theo Khổng tử, tu thân không tách rời với việc học tập. Đó là hai yếu tố của một quá trình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen và hoà quyện vào nhau. Trong đó, học tập là quá trình tích luỹ, trau dồi những kiến thức đạo đức,

là học tập đạo đức, là theo gương các bậc thánh hiền. Sự rèn luyện, tu dưỡng của

bản thân cũng chính là sự rèn luyện tu dưỡng đạo đức theo một tiêu chuẩn nhất định

mà các nhà Nho đưa ra để con người có thể trở nên đạo cao đức trọng. Ở họ phải

hội tụ được tất cả những phẩm chất, đức tính tốt đẹp nhất thông qua qua việc tu

thân, học tập.

Thế nào là tu thân ? Điều này Kinh, Truyện của Nho giáo Khổng - Mạnh

không có sẵn những phần giảng giải cụ thể, rành mạch. Khổng tử và các học trò của

ông chỉ có những câu nói rời rạc, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà nêu lên những

ý nghĩa khác nhau về tu thân. Tuy chưa đưa ra được một định nghĩa khái quát và có tính kinh điển nào về tu thân nhưng trong Tứ thư, nội dung cơ bản của tu thân đã

được các nhà kinh điển Nho giáo Khổng tử và Mạnh tử nói đến. Trong chín điều

kiện để làm việc quốc gia, thiên hạ, Khổng tử đặt tu thân là điều đầu tiên. Đó là: “Tu thân, tôn người hiền, thân người thân, kính các đại thần, thể tất công lao bề tôi, thương dân như con, thu hút các nhà công nghiệp, đối đãi mềm mỏng với các người phương xa và ưu ái chư hầu” (tu thân giã, tôn hiền giã, thân thân giã, kính đại thần

giã, thể quần thần giả, tử thứ dân giã, lai bách công giã, nhu viễn nhân giã, hoài chư

hầu giã ) [31, tr.178]. Theo ông, “người quân tử không thể không tu thân mà muốn

tu thân không thể không kính thờ cha mẹ” (cố quân tử bất khả dĩ bất tu thân. Tư tu

thân bất khả dĩ bất sự thân) [31, tr.177]. Khổng tử khẳng định rằng, nhân, trí, dũng là ba điều đạt đức của người quân tử trong thiên hạ, là những nội dung quan trọng

của tu thân và tự sửa mình, là những điều thiết yếu đối với người quân tử trong việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trị người, trị nước. Theo ông: “Ham học là gần tới chỗ trí, biết gắng sức là gần tới

chỗ nhân, biết sỉ nhục là gần tới chỗ dũng. Biết ba điều ấy là gần biết cách sửa

mình. Biết cách sửa mình thì biết cách trị người. Biết cách trị người thì biết cách trị

thiên hạ quốc gia vậy” (Tử viết: hiếu học cận hồ trí, lực hành cận hồ nhân, trí sỉ cận

Tri sở dĩ trị nhân, tắc tri sở dĩ trị thiên hạ, quốc gia hỹ) [31, tr.177]. Ở chỗ khác, khi

nói về đạo của người quân tử, Khổng tử nói rằng: người quân tử “nên lấy lòng kính trọng mà sửa mình” (tu kỹ dĩ kính) [54, tr53]. Sửa mình là từ trong suy nghĩ tới hành động đều phải tuân theo lễ kính, tích cực làm việc thiện, không làm điều càn quấy, vì “Người quân tử tự sửa mình, nhờ đó người ta được yên trị, nhờ đó trăm họ được yên trị” (tu kỷ dĩ an nhân, tu kỹ dĩ an bá tính) [54, tr.53]. Tu thân là phải biết

chế ngự bản thân và làm theo lễ (khắc kỹ phục lễ), nhất nhất mọi cái phải tuân theo

lễ: “Sắc chi chẳng hợp lễ thì mình đừng nhìn, tiếng chi chẳng hợp lễ thì mình đừng

nghe, lời chi chẳng hợp lễ thì mình đừng nói, việc chi chẳng hợp lễ thì mình đừng

làm” (phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động) [54, tr.54]. Một trong những học trò xuất sắc của Khổng tử là Tăng tử rất coi trọng việc

tu thân, sữa mình và coi đó là một việc làm hàng ngày. “Hàng ngày ta xét mình về ba điều này: làm viêc gì cho ai, ta có hết lòng hay chăng? Kết giao với bằng hữu, ta có tín thật hay chăng? Đạo lý do thầy truyền dạy, ta có học tập hay chăng ?” (Ngô, nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu, nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao, nhi bất

tín hồ? Truyền, bất tập hồ?) [27, tr.188]. Ông luôn đề cao sự ngay thẳng trong suy

nghĩ và hành động, xem đó là cái lý tất yếu của đức dũng. Theo ông, nếu tự xét lấy

mình thấy mình ngay thẳng không có điều gì tà khúc thì không phải có gì sợ hãi. Khái niệm “tu thân” được Mạnh tử hoàn thiện hơn, bằng cách thêm các nội

dung mới. Mạnh tử đã đưa ra thuyết “tứ đoan” và yêu cầu sự tu dưỡng của con người phải làm theo những chuẩn mực đó. Mạnh tử nói: “Lòng thương xót là mối đầu của đức nhân, lòng hổ thẹn là mối đầu của đức nghĩa, lòng khiêm nhượng là mối đầu của đức lễ, lòng phải quấy là mối đầu của đức trí. Người ta tự nhiên có đủ

bốn mối ấy nơi lòng, cũng như thân thể mình có đủ hai tay và chân vậy. Đã có đủ

bốn mối thương xót, hổ thẹn, khiêm nhường và phải quấy ấy nơi lòng, thế mà lại

nói rằng mình chẳng có thể làm theo những đức nhân, nghĩa, lễ, trí, đó là mình tự

hại mình vậy”. (Trắc ẩn tri tâm, nhân tri đoan giã. Tu ố tri tâm, nghĩa chi đoan giã. Từ nhượng tri tâm, lễ chi đoan giã. Thị phi tri tâm, trí chi đoan giã – Nhân chi hữu

thị tứ đoan giã, du kỳ hữu tứ thể giã. Hữu thi tứ đoan, nhi tự vi bất năng giả, tự tặc

tu ố, từ nhượng, thị phi) là những cái bẩm sinh, vốn có của con người, là cơ sở hình thành nên nhân, nghĩa, lễ và trí. Vì vậy, con người cần thiết phải thường xuyên tu

dưỡng bốn đức tính ấy và có những đức tính ấy mới thể hiện được bản tính con người là thiện và là tiêu chuẩn để phân biệt con người khác với loài vật khác. Mặt

khác, Mạnh tử cho rằng, tu thân phải “không động tâm”. “Không động tâm” theo ông là không lo sợ, nhút nhát, luôn bình tĩnh, tự tin, không bị dao động trước tác động của hoàn cảnh xã hội. Mạnh tử cũng đã nêu lên cách thức thực hiện “không động tâm” là phải biết mình, hiểu người: “Ta hiểu rõ lời lẽ của người, và ta khéo bồi dưỡng khí hạo nhiên của ta” (Ngã tri ngôn, ngã thiện dưỡng ngô hạo nhiên chi khí) [27, tr.841]. Theo Mạnh tử, khí hạo nhiên đó rộng lớn, bao la, cứng cõi và vững

vàng những con người phải làm nhiều điều hợp với đạo nghĩa thì khí hạo nhiên đó

mới ngày càng đựơc sinh ra, lan toả ra khắp vũ trụ. Muốn bồi dưỡng được khí hạo nhiên đó, theo Mạnh tử, trong công việc khôngđược nóng nẩy, làm vội vàng, hấp

tấp, không được quá nhanh so với tiến trình tự nhiên của công việc. Phải biết tôn

trọng, phảithường xuyên trau dồi những đức tính bình tĩnh, tự tin, chịu khó học tập để nhận thức được quy luật phát triển đó.

Mạnh tử còn nêu ra phương pháp để hiểu rõ lời lẽ của kẻ khác: “Nghe ai thốt

ra lời nghiêng lệch, ta biết rằng lương tâm kẻ ấy bị mối tư dục che án. Nghe ai thốt

ra lời phóng đãng, ta biết rằng tâm ý kẻ ấy bị chìm đắm. Nghe ai thốt ra lời tà ác, ta biết lòng dạ kẻ ấy rời khỏi nẻo chính đường thiện. Nghe ai thốt ra lời đần độn, ta (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biết rằng tâm trí kẻ ấy cùng quẫn, chẳng thông” (Bí từ, tri kỳ sở tế. Dâm từ, tri kỳ sở

hãm. Tà từ, tri kỳ sở ly. Độn từ, tri kỳ sở cùng) [27, tr.842]. Để hiểu rõ được người khác được chính xác, trước hết phải hiểu mình, đánh giá được hết khả năng của

mình. Tự bản thân mình phải nêu gương, sau đó mới yêu cầu người khác làm. Cả

Khổng tử và Mạnh tử đều coi trọng tu dưỡng bản thân để tránh sa vào sự “nghiêng lệch,tà ác, phóng đãng, đần độn”.

Qua sự phân tích trên, có thể hiểu rằng: Tu là sửa, Thân là thân mình. Tu

thân là tu sửa bản thân mình cho được ngay chính, hợp với đạo đức. Khổng - Mạnh

coi tu thân là một quá trình tự trau dồi, tu dưỡng bản thân theo một hệ thống những

kính…nhằm hoàn thiện con người về mặt đạo đức. Nó đặt ra yêu cầu rất cao, đòi hỏi khắt khe sự nỗ lực, phấn đấu của mỗi người, sự thành thật nhận lỗi và sữa lỗi

của họ. Thực hiện tốt những điều đó là đã hoàn thành việc tu thân và đạt tới mẫu người lý tưởng nhất mà Nho giáo Khổng - Mạnhđưa ra là bậc thánh nhân, là người

quân tử.

Trong xã hội thời kỳ Xuân Thu, Chiến Quốc, trước tình trạng xã hội rối loạn, cương thường đạo lý bị gạt bỏ, Nho giáo Khổng - Mạnh đã đưa ra học thuyết “đức

trị” trong đó vai trò của tu thân là hết sức quan trọng. Quan niệm của Nho giáo

Khổng - Mạnh về vai trò của tu thân được thể hiện ở một số nội dung cơ bản như

sau:

Một là, tu thân, tu dưỡng đạo đức là công cụ, là phương tiện chủ yếu nhất

của giai cấp phong kiến trong việc trị nước và quản lý xã hội.

Nho giáo Khổng - Mạnh rất coi trọng về tu thân, tu dưỡng đạo đức và coi đó

có vai trò quyết định trong việc duy trì địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến. Theo sách Luận ngữ , Khổng tử, cho rằng: “Nếu dẫn dắt dân

bằng đạo đức, sửa trị bằng lễ giáo, thì dân không những có lòng hổ thẹn mà còn cảm hóa quy phục” [62, tr.245]. Khổng tử còn khẳng định rằng, tu thân, tu dưỡng đạo đức của con người là biện pháp hiệu quả nhất trong việc thu phục nhân tâm,

trong việc “bình thiên hạ”. Bởi vì, sự tu thân, tu dưỡng đạo đức của con người là

điều kiện, tiền đề quan trọng để thực hiện đường lối “đức trị”. Như ông nói: “Làm

chính trị bằng đức, thì tự mình giống như sao Bắc Đẩu, ở nguyên một chỗ, mà mọi

vì sao khác chầu quanh mình” [62, tr.244]. Mạnh tử cũng cho rằng, nhà vua, kẻ cầm

quyền nếu tu thân, tu dưỡng đạo đức, thi hành đường lối “nhân chính”, thì sẽ giữ được bốn biển, bảo tồn được xã tắc, con cháu của mình được duy trì. Ngoài ra, Nho giáo Khổng - Mạnh còn cho rằng, tu thân, tu dưỡng và thi hành đạo đức còn là biện

pháp tốt nhất để loại trừ tình trạng phi nhân tính, phi đạo đức trong xã hội, là

phương tiện chủ yếu để duy trì trật tự kỷ cương và sự ổn định của xã hội. Theo Nho giáo Khổng - Mạnh, điều đáng sợ nhất của một quốc gia, của một nền chính trị

Mạnh tử nói: “Thành quách chẳng hoàn bị, binh giáp chẳng nhiều, chưa phải tai họa cho đất nước, ruộng nương chẳng mở mang, của cải chẳng tích tụ, cũng chưa phải

nguy hại cho đất nước; nhưng người trên không giữ lễ, người dưới không học hỏi,

dân hung hăng dấy lên, thì nước mất chưa biết ngày nào” [27, tr.1015,1016].

Hai là, tu thân là điều kiện, tiền đề quan trọng nhất để hình thành và hoàn thiện đạo đức của con người, góp phần vào việc cũng cố, duy trì trật tự kỷ cương, ổn định xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Nho giáo Khổng - Mạnh, để thiết lập và duy trì trật tự, kỷ cương, ổn định trong gia đình cũng như của xã hội thì cần phải thực hiện các biện pháp mang

nội dung đạo đức. Tức là, tu thân phải lấy chuẩn mực đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí,

tín, hiếu, trung… mà bổ hóa ra toàn xã hội, phải làm cho những chuẩn mực đạo đức ấy trở thành những nguyên tắc, những quy phạm chi phối mọi hành vi của con người, mọi mối quan hệ xã hội của con người ở trong gia đình và ngoài xã hội. Theo Nho giáo Khổng - Mạnh, tu thân theo chuẩn mực đạo đức ấy sẽ làm cho con

người giữ được bản tính thiện, trừ bỏ được tính ác và mới có thể “tề gia, trị quốc,

bình thiên hạ”. Nhưng để đạt được điều đó theo các nhà Nho thì, điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định là mọi người trong thiên hạ từ Thiên tử trở đến thứ dân phải

tận tâm, nỗ lực trong việc tu thân, tu dưỡng đạo đức và coi đó là cái gốc để hoàn thiện đạo đức con người và xây dựng xã hội thái bình, thịnh trị.

Ba là, tu thân, tu dưỡng và thực hành đạo đức đóng vai trò quyết định đối với

việc tạo lập ra mẫu người lý tưởng và góp phần tạo lập một xã hội lý tưởng.

Theo quan niệm của Khổng tử và Mạnh tử, muốn xây dựng một xã hội lý tưởng, xã hội có đạo đức, thì trước hết phải có con người lý tưởng, con người có đạo đức. Theo các nhà Nho, để có con người lý tưởng thì yêu cầu mọi người phải tu

thân, học đạo, và cũng chính con người lý tưởng ấy sẽ là động lực để loại trừ tình trạng rối loạn trong xã hội, khôi phục trật tự, kỷ cương xã hội, góp phần quan trọng

vào việc thiết lập xã hội lý tưởng.

Vậy, con người lý tưởng là con người như thế nào ? theo các nhà Nho, con

học và thực hành nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hiếu, trung,…là người rành về việc nghĩa, coi thường lợi, là người đối lập với kẻ “tiểu nhân”. Nhưng để trở thành người quân

tử, theo các nhà Nho, họ phải trải qua quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức lâu dài, với một nỗ lực bền bỉ và tu dưỡng ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Như Khổng

tử đã từng nói: “Người quân tử chẳng bao giờ bỏ điều nhân, dù trong khoảng thời

gian một bữa ăn, dẫu trong cơn vội vàng hay lúc nghiêng ngả chao đảo, người ấy

cũng vẫn ở với điều nhân” [62, tr.280]. Không những thế, người quân tử làm gương

trong việc thi hành đạo đức của mình, còn phải đem cái đức đó giáo hóa mọi người,

bổ hóa khắp thiên hạ. Người quân tử muốn thành đạt thì phải giúp người khác thành

đạt và “Điều mình không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” [62, tr.423]. Rõ

ràng, để trở thành thánh nhân, quân tử, con người lý tưởng, điều có ý nghĩa quyết

Một phần của tài liệu Quan niệm tu thân trong tư tưởng Khổng Mạnh Luận văn thạc sĩ khoa học Triết học (Trang 37 - 50)