vào nghiên cứu, khám phá sự đổi mới tư duy,phương thức tự sự của một trong những thể tài văn học nổi bật nhất sauĐổi mới ở Việt Nam - tiểu thuyết lịch sử.. Trong đó, vấn đề nghiên cứu củ
Trang 1MỞ ĐẦU (8 trang)
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Tự sự học - một khuynh hướng nghiên cứu giàu tiềm năng
- Từ khi được giới thiệu vào Việt Nam, tự sự học đã được hưởng ứngrộng rãi của giới nghiên cứu, đặc biệt ở các trường đại học và viện nghiêncứu Nhờ vai trò quan trọng trong việc giải mã văn chương dưới một hệhình mới, tự sự học trở thành ngành nghiên cứu hứa hẹn thành tựu lớn laotrong việc khám phá tầng sâu cấu trúc văn bản truyện kể
- Luận án tập trung vận dụng những phương diện căn bản của nghệthuật tự sự như người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, kết cấu, diễn ngôn
và các chiến lược tự sự vào nghiên cứu, khám phá sự đổi mới tư duy,phương thức tự sự của một trong những thể tài văn học nổi bật nhất sauĐổi mới ở Việt Nam - tiểu thuyết lịch sử
1.2 Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 - đổi mới và thành tựu
- Với việc tự do sáng tác, tinh thần dân chủ được khuyến khích mởrộng, không gian giao lưu văn hóa đa chiều, đa phương, cùng nhu cầuđổi mới tự thân của văn học, lĩnh vực đề tài lịch sử như được hồi sinh vàtrở thành thể tài chủ chốt được nhiều nhà văn quan tâm
- Cùng với thành tựu nổi bật trên nhiều phương diện được giớinghiên cứu và độc giả ghi nhận, vẫn còn đó những tác phẩm, những vấn
đề lí luận sáng tác lôi kéo sự chú ý của dư luận với các quan điểm tranhcãi trái chiều, luận bàn không ngớt, diễn biến phức tạp và bất ngờ củaquá trình tiếp nhận, thưởng thức
- Trong tình hình đó, việc vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiêncứu tiểu thuyết lịch sử là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và giá trị khoahọc Cách tiếp cận này góp phần giải mã hiện tượng văn học bằng sựkhám phá, luận giải nét độc đáo, đặc sắc trong tư duy thể loại, mô thức
tự sự lịch sử Kết quả của đề tài như là sự tham góp trên tinh thần khoahọc, kế thừa và đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra từ phươngdiện lí luận sáng tác, lí luận thể loại
2 Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1 Cơ sở lí thuyết
Trong bức tranh đa nguyên, phức tạp của lí thuyết tự sự học, chúng tôilựa chọn hệ thống lí thuyết của các nhà tự sự học Pháp, Anh, Mĩ, Nga…Sau khi phân tích các quan niệm đa dạng của các nhà tự sự học, chúng tôi
Trang 22dựa trên những nét tương đồng cơ bản và tương đổi ổn định trong quanniệm về các phạm trù tự sự, làm cơ sở để tiến hành phân tích, kiến giải một
số vấn đề nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết lịch sử ViệtNam sau năm 1986
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu, nội dung của luận án, chúng tôi sử dụng kếthợp nhiều phương pháp và thao tác nghiên cứu sau: phương pháp tiếpcận từ lý thuyết tự sự học, phương pháp loại hình, phương pháp cấu trúc
- hệ thống, phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại, phương phápthống kê - phân loại, phương pháp liên ngành
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án khảo sát toàn diện các tiểu thuyết lịch sử xuất bản ở ViệtNam sau năm 1986 Trong đó, vấn đề nghiên cứu của luận án là các bìnhdiện tự sự của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, tức dùng lí thuyết
tự sự học để khảo sát, đánh giá những thành công và hạn chế của tiểuthuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn Đổi mới
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Khối lượng tác phẩm tiểu thuyết lịch sử ở Viêt Nam sau 1986 là
khá lớn, với hơn một trăm cuốn (xem thêm Danh mục tiểu thuyết lịch sử sau năm 1986) Vì vậy, để thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá,
chúng tôi chỉ lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu cho mỗi khuynh hướngsáng tác về đề tài lịch sử Những tác phẩm này một mặt thể hiện đượcdiện mạo của tiểu thuyết lịch sử sau năm 1986 và mang một số đặc trưngnổi bật cho từng khuynh hướng, mặt khác là những tác phẩm tiêu biểucho hiệu quả tự sự của văn học đương đại ở Việt Nam
Lý thuyết tự sự hiện đại quan tâm nhiều bình diện Trong luận án,chúng tôi tập trung khảo sát, phân tích một số bình diện chính: người kểchuyện, điểm nhìn tự sự, thời gian tự sự, kết cấu tự sự, diễn ngôn tự sự
và các chiến lược tự sự nổi bật, độc đáo
4 Đóng góp của luận án
Thứ nhất, chúng tôi giới thuyết tương đối ngắn gọn, hệ thống về các
bình diện lí thuyết tiêu biểu cũng như quan điểm của một số đại biểuquan trọng cho các khuynh hướng nghiên cứu tự sự trên thế giới
Thứ hai, phác họa tiến trình vận động, diện mạo, sự đổi mới tư duy,
cảm thức của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
Trang 3Thứ ba, vận dụng lí thuyết tự sự học ở các phạm trù cơ bản để làm
rõ những cách tân, đổi mới về nghệ thuật tự sự của mỗi nhà văn
Thứ tư, từ những kết quả đã đạt được, chúng tôi bước đầu nhận
diện, đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế của tiểu thuyết lịch sửViệt Nam sau năm 1986
5 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dungcủa luận án được triển khai thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự trong tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam sau năm 1986
Chương 3 Nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu tự sự trong tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
Chương 4 Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau
năm 1986
NỘI DUNG Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (14 trang)
1.1 Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết tự sự học
1.1.1 Khái lược diễn trình và thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới
- Từ khi xuất hiện đến nay, lí thuyết tự sự học không ngừng đượccác nhà nghiên cứu quan tâm Những thay đổi về phương pháp, đốitượng nghiên cứu và sự ra đời của các hệ hình lí thuyết đã cho thấy quátrình vận động cũng như sự triển nở mạnh mẽ của ngành học (tự sự họckinh điển, tự sự học hậu kinh điển, tự sự học đương đại)
- Tự sự học là một khuynh hướng nghiên cứu “mở”, giàu tiềm năng.Mặc dù còn tồn tại một số bất đồng (và bất cập) ở các thế hệ nghiên cứuF2, F3, F4…, song cùng với các hệ hình lí thuyết khác, tự sự học đã,đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng làm phong phú diện mạo nghiêncứu văn chương nói riêng và các ngành khoa học xã hội nói chung
1.1.2 Quá trình vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu văn học Việt Nam
Trang 4- Hệ thống lí luận về tự sự học xuất hiện trên thế giới vào khoảng nhữngnăm 60 của thế kỷ XX nhưng ở Việt Nam mãi đến những năm cuối thế kỉ
XX, đầu thế kỷ XXI mới được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức
- Bên cạnh những công trình dịch thuật và nghiên cứu lí thuyết, việcvận dụng tự sự học vào nghiên cứu các hiện tượng văn học ngày càngnhiều, trong đó có không ít tìm tòi, khám phá đáng chú ý Tuy nhiên,những công trình khoa học dày dặn, hệ thống vẫn còn hiếm hoi, mức độminh họa, giản lược khá nhiều
2.2 Những công trình nghiên cứu về thể tài tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
2.2.1 Những công trình nghiên cứu về đặc trưng thể tài tiểu thuyết lịch sử
- Các công trình chuyên khảo mang tính lí luận về tiểu thuyết nóichung và thể tài tiểu thuyết lịch sử nói riêng còn khá thưa thớt Trongbối cảnh của đời sống văn học đương đại, khi mà tiểu thuyết lịch sửđang được dư luận đặc biệt dõi theo và giới sáng tác nhiệt tình hưởngứng thì giới lí luận, nghiên cứu gần như chưa bắt kịp với sự hồi sinhmạnh mẽ này
- Bên cạnh những công trình dịch thuật, một số nhà nghiên cứu, nhàvăn cũng dành nhiều tâm huyết nghiên cứu, tìm hiểu về đặc trưng thể tàitiểu thuyết lịch sử (Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trương Đăng Dung,Nguyễn Huy Thiệp, Nam Dao, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn XuânKhánh…) Các vấn đề lí luận mà họ quan tâm đều xoay quanh bàn thảo, lígiải nhiều đặc trưng cơ bản, nổi bật của thể tài tiểu thuyết lịch sử
2.2.2 Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
- Sau “hiện tượng” Nguyễn Huy Thiệp “đại náo làng văn” với chùmtruyện ngắn về đề tài lịch sử, văn đàn tiếp tục được khuấy động vớinhững hiện tượng thú vị Cùng với đó, nhiều cuộc tọa đàm, hội thảođược tổ chức quy mô, thu hút sự bàn luận của dư luận độc giả
- Bên cạnh đó, bức tranh nghiên cứu đa chiều về thể loại văn họclịch sử còn được tô điểm bằng nhiều bài nghiên cứu, luận văn, luận án
có chất lượng về các hiện tượng tiêu biểu, độc đáo, “có vấn đề”
- Những công trình thường xoay quanh các vấn đề cơ bản: mức độkhách quan, chân thực trong tác phẩm hư cấu về lịch sử so với sự thật lịch sửđược ghi trong chính sử; vai trò sáng tạo cá nhân - trung tâm tự sự so với hiểubiết, quan điểm chung của cộng đồng; nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử;
Trang 55lằn ranh giữa hư cấu, tưởng tượng và “bịa đặt”, làm “méo mó” sự kiện lịch
sử, giữa “giải thiêng” và “bôi nhọ” thần tượng dân tộc…
2.2.3 Những công trình vận dụng lí thuyết tự sự học nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986
- Qua khảo sát, tìm hiểu chúng tôi nhận thấy mặc dù không tậptrung nghiên cứu trong một công trình cụ thể, nhưng một số bình diệncủa nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử đã được quan tâm khai thácnhư diễn ngôn lịch sử và tư duy nghệ thuật, thủ pháp tự sự, kết cấu tự sự,người kể chuyện và điểm nhìn tự sự…
- Tuy nhiên, phần lớn các bài viết dừng lại phân tích đặc trưng ởphương diện thể loại chứ chưa tập trung nghiên cứu kĩ lưỡng và hệthống về nghệ thuật tự sự với các phạm trù quan trọng cùng những chiếnlược, thủ pháp tiêu biểu Một số công trình mới chỉ khảo sát ở từng tácphẩm hoặc nhóm tác phẩm cụ thể, hoặc chọn một bình diện của nghệthuật tự sự soi chiếu vào tác phẩm, chứ chưa có cái nhìn toàn diện vềbức tranh tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
* Từ đó, chúng tôi xác định được khoảng trống để triển khai đề tài củamình Thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần mang đến cáinhìn/cách nhìn mới, bổ sung cho những thành tựu nghiên cứu của người đitrước về tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam
Chương 2 NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986
(41 trang)
2.1 Sự độc đáo của người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
2.1.1 Một vài giới thuyết về người kể chuyện và các loại hình người
kể chuyện trong văn xuôi tự sự
- Nhìn lại quá trình hình thành tự sự học đến nay, mặc dù có những thayđổi về hệ hình lí thuyết, phương pháp tiếp cận song các nhà nghiên cứu ở mỗikhuynh hướng vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt để diễn giải về nhân tốtrung tâm nhất của tự sự học - người kể chuyện
- Có rất nhiều tiêu chí được các nhà nghiên cứu dựa vào để phânloại người kể chuyện: uy quyền và sự chi phối của người kể chuyệntrong truyện kể (R.Scholes và R.Kellogg), mối quan hệ giữa người kểchuyện với điểm nhìn (M.H.Abrams, K.Wales), khoảng cách giữa
Trang 66người kể chuyện và tác giả hàm ẩn - “cái tôi thứ hai” của nhà văn(W.Booth), mối quan hệ giữa người kể chuyện và câu chuyện mà anh ta
kể lại (G.Genette)…
2.1.2 Đổi mới hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba
2.1.2.1 Hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba toàn tri
- Tiểu thuyết lịch sử trước năm 1986 đa phần sử dụng người kểchuyện ngôi thứ ba toàn tri Lối kể này đã định hướng việc cảm thụ tácphẩm cho độc giả, khiến độc giả bị áp đặt sự yêu ghét, buồn vui theo cảmxúc của người kể Tính đối thoại giữa độc giả và tác phẩm, giữa người kểchuyện và câu chuyện dường như bị giảm thiểu
- Với ưu thế vượt trội về khả năng bao quát, chiếm lĩnh cuộc sống,hình thức kể chuyện toàn tri vẫn là sự lựa chọn của một số nhà văn saunăm 1986 trong những câu chuyện dài hơi, có bối cảnh rộng lớn, kết cấuphức tạp, nhiều tuyến nhân vật đan xen: Ngô Văn Phú, Cư sĩ Yên TửTrần Đại Sỹ, Vũ Ngọc Đĩnh, Lê Đình Danh, Hàn Thế Dũng, NguyễnKhắc Phục
- Không gian lịch sử, bối cảnh văn hóa của nhiều thời kì lịch sử, triều đạiphong kiến được tái hiện chân thực, sắc nét nhờ cái nhìn toàn tri của người kểchuyện Với chức năng chủ yếu là giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện, người kểchuyện đã chọn cho mình vị trí đứng tối ưu có thể bao quát toàn bộ diễn biếncủa các sự kiện cũng như chân dung nhân vật lịch sử
- Nhìn chung, những tác giả theo xu hướng này đã cố gắng thựchiện nhiệm vụ tái hiện các sự kiện lịch sử theo tinh thần khách quan,cảm thức ngưỡng vọng, ít có sự can thiệp trực tiếp từ người viết Sứchấp dẫn nằm ở các sự kiện, tình tiết và hành động chứ không phải ở yếu
tố bình luận của tác giả hay chiều sâu thế giới nội tâm nhân vật
2.1.2.2 Hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba hạn định
- Hình thức kể chuyện ngôi thứ ba - không toàn năng (hạn định) vẫn
sử dụng người kể chuyện ở ngôi ba, nhưng bị hạn chế tầm nhìn bởi nhânvật Câu chuyện được kể chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật Sự giatăng, gấp bội điểm nhìn và rất khó xác định rõ ràng giọng điệu người kểchuyện là những đặc tính nổi trội của hình thức này Đây là sự chuyểnbiến, đột phá trong tư duy, phương thức tự sự của thể loại văn học về đềtài lịch sử
Trang 7- Khác với cách kể chuyện truyền thống, vai trò của người kể chuyệntrở nên năng động, khiến khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, người kểchuyện và nhân vật, câu chuyện và độc giả được rút ngắn đáng kể Người
kể chuyện không kể theo lối thông sử biên niên của các triều đại mà lựachọn những “lát cắt ngang” gay cấn làm nền cho việc triển khai cốt truyện
- Không chỉ tái hiện lịch sử trên “bề mặt” của các sự kiện, biến cố,người kể chuyện còn đi sâu khám phá những khuất lấp của lịch sử, góctối trong đời sống nội tâm nhân vật Hơn nữa, thông qua người kểchuyện, tác giả luận giải, đối thoại những vấn đề từ quá khứ, nối kết vớithực tại hôm nay; kiếm tìm những giá trị nền tảng đảm bảo cho sự trườngtồn của văn hóa dân tộc trong mối xung đột với văn hóa ngoại lai; khámphá số phận con người trong dòng chảy lịch sử…
- Bằng cách đan cài, tạo dựng nhiều chủ đề như tình yêu và ước mơhạnh phúc, khát vọng tự do, giải phóng bản năng, ý chí quyền lực, cácnhà văn đã thể hiện cảm quan về cuộc sống đa chiều, ngổn ngang cùngquan niệm về con người đa diện, phức tạp Lịch sử được “đời thườnghóa” từ giác độ nhân bản và được nhìn ngắm dưới tọa độ đời tư - thế sự
2.1.3 Thể nghiệm hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất
2.1.3.1 Hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất đan xen với ngôi thứ ba
- Sau năm 1986, trong nỗ lực làm mới thể loại, các tác giả đã bắt đầu tìmtòi, sáng tạo hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất Chiến lược đan cài hìnhthức kể chuyện từ ngôi thứ nhất với hình thức kể chuyện từ ngôi thứ bacủa Nguyễn Xuân Khánh, Phạm Ngọc Cảnh Nam, Bùi Anh Tấn đã manglại hiệu quả tự sự độc đáo cho tác phẩm Tham dự trực tiếp vào câu chuyệnvới tư cách là một nhân vật hành động là đặc điểm chung của người kể
chuyện trong các tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Thế kỉ bị mất, Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng.
- Với cái “tôi” tự thuật ấy, giờ đây câu chuyện lịch sử được đặt cùngthời với người kể Khi cái “tôi” kí ức, cái “tôi” nếm trải, chiêm nghiệm tựcất lên tiếng nói thầm kín bên trong, chúng ta mới cảm thấy hết các sâu xa,thăm thẳm trong tâm hồn, tính cách, số phận con người Lịch sử được soirọi và luận giải từ chính cái “tôi” cá nhân, chủ quan của người kể chuyện
- Bên cạnh người kể chuyện xưng “tôi” là một nhân vật lịch sử có
thật (Hồ Nguyên Trừng - Hồ Quý Ly), trong một số tiểu thuyết, các nhà
văn sáng tạo cái “tôi” tự thuật là nhân vật hư cấu hoàn toàn (bà ba Váy
Trang 8- Mẫu Thượng Ngàn, Cả Hinh - Thế kỉ bị mất) “Tôi” không ngừng ẩn
hiện giữa lịch sử và hư ảo, giữa biến cố dân tộc lớn lao và cuộc sốngriêng tư thầm kín, tạo nên trường đối thoại giữa lịch sử và hiện tại,chuyển tải thể nghiệm của cá nhân người nghệ sĩ đối với quá khứ
2.1.3.2 Hình thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất xuyên suốt và tự sự nhiều người kể
- Nếu như ở các tác phẩm trên, bên cạnh sử dụng người kể chuyệnngôi thứ nhất, tác giả còn đan xen ngôi kể thứ ba, thì trong sáng tác củaBùi Anh Tấn, nhà văn đã thể nghiệm hai hình thức kể chuyện khá hiện
đại: (1) lối kể chuyện từ ngôi thứ nhất xuyên suốt (Oan khuất), (2) kiểu
kể chuyện tiếp sức, luân phiên (Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng).
- Trong Oan khuất, Bùi Anh Tấn sáng tạo Nguyễn Trãi xưng “ta”
kể chuyện duy nhất, xuyên suốt câu chuyện Với giọng điệu nếm trải,chiêm nghiệm, tự vấn, pha lẫn xót thương, nhiều sự kiện trọng đại củadân tộc cùng các biến cố trong cuộc đời nhân vật đều được kể bởi cái
“tôi” kí ức, cái “tôi” nội cảm của nhân vật
- Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng có năm người kể chuyện xưng
“tôi” (“ta”, “thần”…) Vai kể chia cho nhiều nhân vật tạo nên tính chất đatầng bậc độc đáo Năm người kể chuyện với điểm nhìn, mức độ chiếm lĩnhhiện thực và giọng điệu khác biệt không chỉ kiến tạo những gam màu đachiều cho bức tranh lịch sử dưới triều đại Lí, Trần mà còn luận giải, đốithoại về các sự kiện, nhân vật, về bản sắc văn hóa, dân tộc, tôn giáo
2.2 Sự đa dạng hóa điểm nhìn tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
2.2.1 Một số vấn đề về điểm nhìn và các loại hình điểm nhìn trong văn xuôi tự sự
- Là một thuật ngữ của nghệ thuật hội họa, về sau điểm nhìn đã trởthành một trong những phạm trù quan trọng của ngành tự sự học, đặcbiệt trong việc khám phá nghệ thuật tự sự của truyện kể Nó mang ýnghĩa đặc biệt trong việc tổ chức mô thức tự sự
- Từ khi ra đời cho đến nay, trong nghiên cứu văn học và thi pháphọc, điểm nhìn luôn là khái niệm gây ra nhiều tranh luận nhất trong thế kỉ
XX với tên gọi, nội hàm, cách sử dụng khác nhau Đồng thời cũng đã xuấthiện các tiêu chí phân loại và các loại hình điểm nhìn khác nhau
2.2.2 Điểm nhìn phức hợp của hình thức tự sự từ ngôi thứ ba
Trang 92.2.2.1 Điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện ngôi thứ ba
- Điểm nhìn bên ngoài (điểm nhìn khách quan) của người kể chuyện
ngôi thứ ba được phần lớn tiểu thuyết lịch sử trước năm 1986 sử dụng Tiểuthuyết giai đoạn này chủ yếu chỉ sử dụng một điểm nhìn đơn nhất của người
kể chuyện Cho nên tính đối thoại, luận giải từ/của điểm nhìn rất hạn chế
- Sau năm 1986, dạng thức này vẫn còn tiếp tục trong các tác phẩmtheo khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử chương hồi khách quan (Yên Tử cư
sĩ Trần Đại Sỹ, Lê Đình Danh, Vũ Ngọc Đĩnh, Ngô Văn Phú, Hoàng CôngKhanh, Hàn Thế Dũng, Nguyễn Khắc Phục) Với điểm nhìn này, người kểchuyện đã thể hiện cái nhìn bao quát về các thời kì lịch sử, không gian vănhóa, tinh thần thời đại của nhiều giai đoạn trong quá khứ
- Tuy vậy, điểm nhìn này ít khi tập trung miêu tả đời sống nội tâm,chuyển biến trong tâm trạng nhân vật Tính đối thoại và luận giải bịgiảm thiểu, lời đối thoại của nhân vật bị áp chế bởi cái nhìn toàn tri củangười kể chuyện ngôi thứ ba thông suốt, tiểu thuyết thiên về mô tả, minhhọa hơn là phân tích, lí giải
2.2.2.2 Sự dịch chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật
- Dịch chuyển, gấp bội điểm nhìn là biểu hiện độc đáo trong nỗ lực đadạng hóa điểm nhìn, gia tăng hiệu quả tự sự của các tiểu thuyết gia viết về đềtài lịch sử sau năm 1986 Nó đã giúp tiểu thuyết vượt thoát tính đơn thanh,độc thoại một chiều của mô hình tự sự truyền thống
- Với sự gia tăng điểm nhìn trên nguyên tắc đối thoại, nhiều tác phẩm cókhả năng luận giải cao, đem lại những khám phá thú vị qua cái nhìn/cách nhìnmới/khác về các sự kiện, nhân vật quen thuộc trong kinh nghiệm, hiểubiết cộng đồng Thế giới nội tâm phức tạp và tấn bi kịch tâm hồn, đời thườngcủa vĩ nhân được trình hiện bởi chính điểm nhìn nội cảm của nhân vật
- Chính nhờ đổi mới trong cách thức tổ chức điểm nhìn trần thuật, cácvấn đề của lịch sử, văn hóa được soi rọi, đối thoại từ nhiều giác độ: dân tộc -
cá nhân, khách quan - chủ quan, đời tư - thế sự - nhân văn…
- Tinh thần dân chủ hóa xã hội, khai phóng ý tưởng cá nhân,khuyến khích đối thoại, chống độc quyền chân lí cùng với đó là ý thứchoài nghi mang cảm quan hiện đại/hậu hiện đại đã tạo cơ sở quan trọngcho cái nhìn bình đẳng trong nghệ thuật, kể cả những tín điều, chân lílịch sử Đó chính là một trong những biểu hiện sâu sắc về sự thức tỉnh của
Trang 1010cái tôi và chủ thể sáng tạo làm nên dấu ấn đặc biệt của tiểu thuyết lịch sửViệt Nam sau năm 1986.
2.2.3 Điểm nhìn đơn tuyến và đa tuyến của hình thức tự sự từ ngôi thứ nhất
2.2.3.1 Điểm nhìn đơn tuyến
- Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến là hình thức tự sự
mà ở đó tác giả chọn một nhân vật xưng “tôi” để kể chuyện Dạng thứcnày xuất hiện trong tiểu thuyết sử dụng một người kể chuyện ngôi thứ
nhất duy nhất (Oan khuất) hay những tác phẩm có xuất hiện người kể chuyện ngôi thứ nhất đan xen ngôi thứ ba (Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Thế kỉ bị mất) Điểm nhìn của nhân vật vừa có khả năng quan sát
và kể chuyện trong tư thế người kể chuyện, vừa có thể bộc lộ cảm xúc,quan điểm ở vị trí nhân vật trung tâm của câu chuyện
- Với điểm nhìn này, sự kiện lịch sử được cá thể hóa vào đời sống
cá nhân, được khúc xạ qua cuộc đời, số phận mỗi người Lịch sử khôngchỉ được khám phá qua hàng loạt chuỗi sự kiện tâm lí, biến cố cuộc đờiriêng của những con người đã chứng kiến, dự phần vào thời kì ấy màcòn được luận giải, đối thoại bằng cái cái “tôi” nếm trải, nghiệm suy
- Điểm nhìn đơn tuyến gắn với nguyên tắc đối thoại, luận giải lịch
sử là một trong những phương thức giúp nhà văn khám phá, thể hiệnchiều sâu thế giới nội tâm nhân vật Các vấn đề lịch sử và số phận cánhân được soi chiếu, luận giải qua “bộ lọc” tâm hồn khiến lịch sử mang
“gương mặt người” chân thực và nhân bản
2.2.3.2 Điểm nhìn đa tuyến
- Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến là hình thức tự sự mà
ở đó điểm nhìn không bị hạn chế trong giới hạn phạm vi ý thức của mộtngười kể chuyện xưng “tôi”, mà có sự dịch chuyển trên hai hay nhiềungười kể chuyện Có thể gọi đây là lối tự sự nhiều người kể, gắn với đađiểm nhìn
- Theo ghi nhận của chúng tôi chỉ duy nhất tiểu thuyết Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng của Bùi Anh Tấn mang hình thức tự sự đa chủ
thể, với năm người kể chuyện ở ngôi thứ nhất Số người kể chuyện trongtác phẩm tăng dần theo diễn tiến của truyện Đồng thời với sự tăng thêm củangười kể chuyện là sự di động điểm nhìn tự sự, làm tăng thêm bề rộng vàchiều sâu cho bức tranh hiện thực của tác phẩm Và quan trọng hơn nữa là ở
Trang 11mẻ nhằm làm mới thể loại Tiểu thuyết giai đoạn này đã vượt qua tâm lí,kinh nghiệm cộng đồng, để đối thoại, thức nhận lại lịch sử; nối kết vớithực tại và thụ hưởng lịch sử trên tâm thế cá nhân và điểm tựa nhân bản.
Chương 3 NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC THỜI GIAN VÀ KẾT CẤU TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU NĂM 1986
3.1.1.1 Vấn đề thời gian nhìn từ lí thuyết tự sự học
- Thời gian là một trong những phạm trù mĩ học của văn học, lànhân tố cấu trúc của truyện kể được các nhà lí luận quan tâm đặc biệttrong quá trình xây dựng hệ thống lí thuyết về thể loại tiểu thuyết
- Các nhà tự sự học luôn chú ý đến vấn đề thời gian trần thuật trongtruyện kể (R.Barthes, Tz.Todorov, P.Ricoeur, K.Hamburger, G.Genette,M.Bal…) Trong số đó, G.Genette là một trong những nhà nghiên cứu đi đầu
và đạt được nhiều thành tựu nhất trong việc khám phá vấn đề thời gian trầnthuật của truyện kể Hệ thống lí thuyết về thời gian của G.Genette là công cụhữu ích giúp người nghiên cứu khám phá sách lược tổ chức thời gian tự sựcủa nhà văn
3.1.1.2 Vấn đề thời gian trong thể tài tiểu thuyết lịch sử
- Thời gian trong tiểu thuyết lịch sử chính là “vật liệu” được nhà văn
sử dụng để sáng tạo, do đó trong tác phẩm, nó cũng là một nhân tố hoàntoàn hư cấu theo ý đồ của tác giả
- Với đặc trưng của thể loại, câu chuyện phải được kể ở một thờiđiểm nhất định trong lịch sử, có thể những sự kiện hoặc nhân vật lịch sử
Trang 12là hư cấu nhưng nguyên tắc của nhà văn là phải khiến cho người đọc tinđược rằng thời kì đó đã từng xảy ra trong lịch sử
- Đặt lại vấn đề thời gian cũng đồng nghĩa với việc tư duy lại bản
chất của thể loại tiểu thuyết Trong nỗ lực tiếp cận, giải mã hiện thựclịch sử và con người, các tiểu thuyết gia sau năm 1986 đã sáng tạo ranhiều phương thức tổ chức thời gian độc đáo
3.1.2 Phá vỡ trật tự thời gian tuyến tính bằng hình thức đảo thuật
và dự thuật
3.1.2.1 Đảo thuật - thời gian của kí ức
- Hình thức đảo thuật được các nhà văn viết về đề tài lịch sử saunăm 1986 ưu tiên sử dụng nhằm phá vỡ trục thời gian tuyến tính, tạo tiền
đề cho những khám phá đa chiều, đa diện hiện thực cuộc sống và bảnchất con người Nếu lối tổ chức thời gian này xuất hiện ít ỏi trong tiểuthuyết lịch sử giai đoạn trước, thì đến nay tần số xuất hiện của nó lại khádày đặc với nhiều biến thể đa dạng
a Đảo thuật xác định là hình thức hồi cố về lai lịch nhân vật, về các
sự kiện, biến cố trong tác phẩm Sau năm 1986, nhiều tác phẩm sử dụnghình thức đảo thuật thời gian sinh mệnh như một cách trình hiện lai lịch
nhân vật theo dòng hồi cố (Vằng vặc sao Khuê, Tám triều vua Lý, Hội thề…) Tuy nhiên cách thức xử lí của các nhà văn vừa có chỗ giống vừa
có chỗ khác so với mô hình tự sự truyền thống
- Những tiết đoạn đảo thuật xác định không chỉ tái hiện nhiều sựkiện lịch sử quan trọng mà còn dẫn dụ người đọc khám phá, lí giải tính
cách đa diện của nhân vật (Hồ Quý Ly, Sông Côn mùa lũ, Thế kỉ bị mất, Minh sư ).
b Đảo thuật không xác định là hình thức hồi cố nhằm khắc họa tâm
lí, nội tâm cùng những chuyển biến tế vi trong tâm trạng của nhân vật.Lúc này thời gian bị xáo trộn, ngắt quãng, câu chuyện không diễn ratheo mạch tuyến tính của thời gian tự nhiên mà luôn có sự đan xen giữaquá khứ và hiện tại, sự kiện trước và sự kiện sau
- Đảo thuật thời gian lịch sử gắn liền với sinh mệnh con người chothấy nỗ lực, ý hướng văn chương của tác giả nhằm khám phá, lí giải tấn
bi kịch nhân sinh của con người (Hội thề, Đất trời, Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Sông Côn mùa lũ, Giàn thiêu…)
Trang 13- Ngoài ra, hình thức này còn được biểu hiện khá độc đáo trong các tiểuthuyết có xuất hiện người kể chuyện ngôi thứ nhất Mốc thời gian được lựachọn để bắt đầu hình thức đảo thuật đều gắn với những biến cố mang tínhchất bước ngoặt đối với con người và lịch sử Nó có một khả năng rất lớn
trong việc kích thích đối thoại (Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng), gây sự
tò mò, hứng thú khám phá (Oan khuất), nối kết lịch sử với hiện tại, thụ hưởng lịch sử (Thế kỉ bị mất).
3.1.2.2 Dự thuật - thời gian mang sự kiện tiên báo
- Nếu đảo thuật với đặc trưng thời gian trong quá khứ được hồitưởng và kể lại thì ngược lại, dự thuật sẽ hướng tới thời gian của tươnglai, thời gian mang sự kiện dự báo, tiên cảm Điều này sẽ tạo nên “tínhmở” cho trí tưởng tượng và khả năng “đồng sáng tạo” của người đọc chứkhông mang tính “khép kín”, hoàn tất
- Vừa kế thừa truyền thống vừa cách tân theo hướng hiện đại, trong
nỗ lực tiếp cận, luận giải hiện thực lịch sử, bản chất con người, các nhà vănviết về đề tài lịch sử sau năm 1986 đã sáng tạo nhiều hình thức thời gian dựthuật độc đáo: hình thức dự thuật được khoác dưới dạng lời tiên đoán thông
qua sự ra đời kì lạ của nhân vật (Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Thăng Long nổi giận, Oan khuất, Hội thề, Vạn Xuân), dạng điềm báo từ những giấc mơ, cơn mộng mị (Huyền Trân công chúa, Đất trời, Vạn Xuân, Giàn thiêu ).
- Thời gian đảo thuật không chỉ dự báo về các sự kiện lịch sử màcòn là nỗi ám ảnh, dự cảm về các biến cố nghiệt ngã, tấn bi kịch đời tưtrong cuộc đời mỗi con người
3.1.3 Tạo dựng nhịp độ thời gian bằng hình thức đoạn ngưng
3.1.3.1 Miêu tả thiên nhiên, đời sống sinh hoạt, văn hóa
- Trong sáng tác của Thái Bá Lợi, Nguyễn Thế Quang, NguyễnQuang Thân, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Khánh xuất hiện nhiềutrang miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, đời sống sinh hoạt, văn hóa, tínngưỡng sinh động, chân thực
- Nó không đơn thuần khiến mạch truyện bị ngưng trệ, mà đó vừa làphương thức nhằm tạo không gian sống, bối cảnh thời đại, không khílịch sử, vừa là nơi nhà văn luận giải, đối thoại về các vấn đề lịch sử, vănhóa, con người
Trang 143.1.3.2 Tập trung khắc họa thế giới nội tâm nhân vật
- Đoạn ngưng còn xuất hiện khi nhân vật bộc lộ tiếng nói bên trong,những ý nghĩ thầm kín, nó giúp tác giả lí giải nguyên nhân sâu xa từ bên
trong hành động cũng như tính cách đa diện của nhân vật (Hồ Quý Ly, Giàn thiêu), xoáy sâu vào bi kịch nội tâm của con người (Hội thề, Sông Côn mùa lũ, Oan khuất) Đó là cách thức đổi mới nguyên tắc cảm
nhận, quan niệm về con người của các nhà văn
- Những giấc mơ mộng mị, ám ảnh vô thức, lồng ghép cùng độcthoại nội tâm cũng khiến cốt truyện không phát triển, tạo điều kiện đểngười đọc khám phá góc khuất thẳm sâu bị lịch sử quên lãng trong tính
cách nhân vật (Thế kỉ bị mất, Hội thề, Giàn thiêu, Nguyễn Du…).
3.1.3.3 Tăng cường miêu tả chân dung ngoại hình, giới thiệu lai lịch nhân vật
- Sau năm 1986, việc miêu tả ngoại hình nhân vật được một số nhàvăn chú trọng như là nguyên tắc xây dựng nhân vật và thể hiện quanniệm mới về con người Thông qua nhân/chân tướng, các tiểu thuyết giakhông chỉ khám phá tính cách, lí giải số phận, khắc họa chân dung thờiđại mà còn là phương thức đối thoại, tranh biện với cái nhìn/cách nhìntruyền thống về con người
- Các nhà văn đã đa dạng hóa việc miêu tả chân dung nhân vật bằngnhiều bút pháp hiện đại: hiện thực, ước lệ tượng trưng, huyền ảo, châmbiếm, giễu nhại
- Khiến nhịp vận động chậm lại hoặc không vận động là cách thức
để mỗi nhà văn chiêm nghiệm, thụ hưởng lịch sử trên tinh thần nhânvăn, tâm thế đối thoại
3.2 Nghệ thuật tổ chức kết cấu trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
3.2.1 Kết cấu “khung”
- Nhiều tác giả viết về đề tài lịch sử sau năm 1986 đang có xu hướngquay trở lại với cách dựng “khung” của mô hình tiểu thuyết truyền thống.Tuy nhiên so với mô hình truyền thống, các nhà văn đã có sự tìm tòi, đổimới nhằm tạo nên tính đa dạng và khác biệt Sự khác biệt này gắn liền vớicách thức sử dụng chất liệu ngôn từ Mặt khác, nguyên tắc dựng khungcủa truyện kể hiện đại cũng rất khác với truyện kể trung đại