Tăng cường mối liên hệ sư phạm giữa nội dung dạy học lý thuyết tập hợp và lôgic, cấu trúc đại số với nội dung dạy học số học trong môn toán cấp tiểu học cho sinh viên khoa giáo dục tiểu học các trường đại học
Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học Vinh Nguyễn Thị Châu Giang Tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học Lý thuyết tập hợp v lôgic, cấu trúc đại số với nội dung dạy học Số học trong môn toán cấp tiểu học cho sinh viên khoa giáo dục tiểu học các trờng ĐạI học Chuyên ngành: Lý luận v phơng pháp dạy học bộ môn toán Mã số : 62 14 10 01 tóm tắt Luận án tiến sĩ giáo dục học Vinh 2009 Công trình đợc hon thnh tại trờng Đại học Vinh Ngời hớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Đỗ Đình Hoan 2. GS. TS Đo Tam Phản biện 1: PGS.TS Bùi Văn Nghị Trờng Đại học S phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Đào Thái Lai Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Phản biện 3: TS Trần Đình Châu Dự án Giáo dục THCS II Luận án sẽ đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm Luận án cấp nhà nớc họp tại trờng Đại học Vinh, 182 đờng Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vào hồi ngày. tháng.năm 200 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Th viện Quốc Gia - Th viện trờng Đại học Vinh Các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến luận án đ đợc công bố 1. Nguyễn Thị Châu Giang (2004), Phát huy năng lực tự học của sinh viên qua học phần Toán cao cấp I góp phần đào tạo giáo viên tiểu học đạt chuẩn, Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Vinh, tr.97-100. 2. Nguyễn Thị Châu Giang (2005), Kết nối mạch kiến thức Lý thuyết tập hợp và lôgic với nội dung môn Toán ở tiểu học cho sinh viên, Tạp chí Giáo dục, (số đặc biệt), tr.45-46, 24. 3. Nguyễn Thị Châu Giang (2005), Giáo trình Toán cao cấp 1, (Lu hành nội bộ dùng cho ngành GDTH), Trung tâm thông tin và Th viện Trờng Đại học Vinh. 4. Nguyễn Thị Châu Giang (2006), Thực trạng dạy học Toán cao cấp 1 ở khoa Giáo dục tiểu học các trờng ại học s phạm, Tạp chí Giáo dục, kì 2 (số 130), tr.29-tr.31. 5. Nguyễn Thị Châu Giang (2006), Tìm hiểu nội dung dạy học số thập phân ở lớp 5 trên cơ sở của toán học cao cấp, Tạp chí Giáo dục, kì 2 (Đặc san về lớp 5 và lớp 10), tr.17-18, 22. 6. Nguyễn Thị Châu Giang (2006), Sự cần thiết tăng cờng mối liên hệ giữa toán cao cấp với nội dung dạy học toán ở tiểu học cho sinh viên, Tạp chí Giáo dục, (Đặc san), tr.27-28. 7. Nguyễn Thị Châu Giang (2007), Thực trạng nhận thức của giáo viên tiểu học về quan điểm toán cao cấp trong sách giáo khoa toán tiểu học, Tạp chí Giáo dục, kì 1 (số 153), tr.37-38, 41. 8. Nguyễn Thị Châu Giang (2007), Làm rõ cơ sở lý thuyết tập hợp của nội dung dạy học số tự nhiên ở tiểu học cho sinh viên, Tạp chí Giáo dục, kì 2 (số 163), tr.24-26. 9. Nguyễn Thị Châu Giang (2007), Nâng cao tính dạy nghề trong dạy học Toán cao cấp 1 cho sinh viên thông qua một số chuyên đề theo tiếp cận môđun, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trờng Đại học Vinh Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Vinh, tr.109-113. 10. Đào Tam, Nguyễn Thị Châu Giang (2008), Dạy học Toán cao cấp theo hớng tăng cờng mối liên hệ s phạm với nội dung dạy học toán ở tiểu học cho sinh viên, Tạp chí Giáo dục, kì 1 (số 195) tr.38-40. 11. Nguyễn Thị Châu Giang (2008), Làm rõ cơ sở toán học của một số phơng pháp giải toán ở tiểu học góp phần nghiệp vụ hoá nội dung dạy học Toán cao cấp trong trờng s phạm, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tr.55-57. 1 Mở đầu 1. Lý do chọn đề ti 1.1. Một trong những quan điểm xây dựng chơng trình và sách giáo khoa (SGK) Toán tiểu học (TH) ở Việt Nam mấy chục năm gần đây là trình bày các kiến thức cơ bản của môn Toán dới ánh sáng những quan điểm, t tởng của toán học cao cấp, toán học hiện đại. Điều đó đặt ra một yêu cầu về việc dạy học toán cao cấp trong trờng s phạm đào tạo giáo viên tiểu học (GVTH), các nội dung dạy học cần phải sát thực, gắn liền với nội dung toán liên quan ở TH. Nghiên cứu khai thác các yếu tố nghiệp vụ s phạm trong dạy học toán cao cấp, góp phần nâng cao tính dạy nghề cho sinh viên (SV) là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. 1.2. Nhiều tác giả trong và ngoài nớc đã có công trình đề cập đến việc cung cấp các kiến thức cơ bản về những vấn đề thuộc chơng trình toán phổ thông cho giáo viên nói chung nh: N. Ia. Vilenkin, Ian Stewart, Trần Văn Hạo, Hà Sỹ Hồ, Đỗ Ngọc ĐạtVà cho GVTH nói riêng nh: A. M. Pshkalo, K. J. Neshkov, Nguyễn Tiến Đức, Đỗ Trung Hiệu, Trần Diên Hiển Trong chơng trình đào tạo GVTH, một số tài liệu về phơng pháp dạy học toán của các tác giả Liutvica Elensca, A. M. Rusetski; Phạm Văn Hoàn; Hà Sĩ Hồ; Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dơng Thuỵ, Vũ Quốc Chung; Nguyễn Phụ Hy đã xuất hiện sự phân tích, giải thích nội dung dạy học toán ở TH trên cơ sở của toán cao cấp, tuy nhiên đây không phải là mục tiêu chính của các công trình nên vấn đề đợc nêu còn cha đầy đủ và chi tiết. Nh vậy, cho đến nay trong các trờng s phạm đào tạo GVTH cha có công trình nào đi sâu vào thiết lập các mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học toán cao cấp với nội dung dạy học toán liên quan ở TH một cách đầy đủ và chuyển tải tới SV sự nhận thức đúng đắn về vai trò của toán cao cấp đối với thực tiễn dạy học toán ở TH. 1.3. Qua điều tra các giảng viên (GV) dạy Lý thuyết tập hợp (LTTH) và lôgic (LG), Cấu trúc đại số (CTĐS) và SV khoa Giáo dục tiểu học (GDTH) một số trờng Đại học (ĐH) trong nớc, GVTH các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bìnhchúng tôi nhận thấy phần đông SV và GVTH cha nhận thức đầy đủ quan điểm của LTTH và LG, CTĐS thể hiện trong SGK Toán TH, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng kiến thức LTTH và LG, CTĐS vào quá trình dạy học. Đây là một hạn chế của giáo viên trớc yêu cầu đổi mới về chơng trình, nội dung và phơng pháp dạy học ở TH. Tất cả những vấn đề nêu trên là lý do để chúng tôi chọn đề tài: Tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH trong môn Toán cấp TH cho SV khoa GDTH các trờng ĐH. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH trong môn Toán TH cho SV khoa GDTH ở các trờng ĐH. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Phân tích mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH. Tìm hiểu thực trạng mối liên hệ s phạm giữa hai nội dung dạy học này trong quá trình dạy học ở trờng ĐH và trong dạy học SH ở trờng TH. 3.2. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH. 3.3. Thực nghiệm s phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất. 4. Đối tợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu - Đối tợng nghiên cứu: Một số giải pháp nhằm tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH trong môn Toán TH. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học LTTH và LG, CTĐS ở trờng ĐH và quá trình dạy học SH ở TH. 5. Giả thuyết khoa học Nếu việc dạy học LTTH và LG, CTĐS ở khoa GDTH các trờng ĐH đợc dự tính các giải pháp về trang bị kiến thức, chú trọng thực hành nhằm tăng cờng mối liên hệ s phạm với nội dung dạy học SH ở TH thông qua việc điều chỉnh, bổ sung hệ thống bài tập (BT) trong giáo trình môn học và qua một số chuyên đề theo hớng tiếp cận môđun thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy nghề cho SV và chất lợng dạy học toán ở trờng TH. 6. Phơng pháp nghiên cứu Phơng pháp nghiên cứu lý luận; Phơng pháp điều tra; Phơng pháp thực nghiệm s phạm 7. Các đóng góp của luận án 7.1. Làm sáng tỏ thực trạng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH trong quá trình dạy học LTTH và LG, CTĐS ở trờng ĐH. Làm rõ thực trạng nhận thức của GVTH về cơ sở LTTH và LG, CTĐS của nội dung dạy học SH trong chơng trình và SGK Toán TH. 7.2. Đóng góp vào lý luận về sự cần thiết và có thể tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH cho SV. 7.3. Xây dựng hai giải pháp chủ yếu nhằm góp phần tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH cho SV. 8. Những luận điểm đa ra bảo vệ 8.1. Mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH đã tồn tại, gần đây nhất là từ khi hiện đại hoá giáo dục phổ thông những năm 60 của thế kỷ XX và ở Việt Nam là năm 1981 nhng 3 vẫn còn ẩn tàng cha đợc làm rõ. Do đó việc dạy học trong nhà trờng s phạm nên khai thác một cách đúng mức mối liên hệ này để giúp SV nắm vững hơn các kiến thức của LTTH và LG, CTĐS và thấy rõ hơn cơ sở toán học của nội dung dạy học SH ở TH. Điều này có ý nghĩa đối với GVTH trong việc nâng cao năng lực phân tích chơng trình, SGK Toán TH trên quan điểm của toán học cao cấp, toán học hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động của giáo viên trong quá trình dạy học. 8.2. Hai giải pháp mà luận án đề xuất cho việc dạy học LTTH và LG, CTĐS ở trờng ĐH đã góp phần tăng cờng mối liên hệ s phạm với nội dung dạy học SH ở TH. Trong bối cảnh hiện nay thì hai giải pháp luận án đề xuất là hiệu quả và có tính khả thi. 8.3. Việc triển khai hai giải pháp chúng tôi đề xuất sẽ góp phần đẩy mạnh công tác đổi mới nội dung và phơng pháp đào tạo trong nhà trờng s phạm theo định hớng tổ chức các hoạt động để phát huy tính độc lập, sáng tạo, chú trọng bồi dỡng các năng lực khám phá, phát hiện và giải quyết vấn đề, kiến tạo kiến thức của SV trong trờng ĐH. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án có 3 chơng. Chơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn ( 42 trang, từ tr. 9 đến tr. 50 của luận án) Chơng 2: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH trong môn Toán TH cho SV (81 trang, từ tr.51 đến tr.131 của luận án) Chơng 3: Thực nghiệm s phạm (17 trang, từ tr.132 đến tr.148 của luận án) chơng I: Cơ sở lý luận v thực tiễn 1.1. Tìm hiểu mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH trong môn Toán TH. 1.1.1. Về nội dung LTTH và LG, CTĐS trong chơng trình Giáo dục ĐH ngành GDTH 1.1.1.1. Mục tiêu dạy học LTTH và LG, CTĐS 1.1.1.2. Nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS - Lý thuyết tập hợp (thuộc học phần Toán học 1): Trình bày những vấn đề cơ bản về tập hợp, quan hệ, ánh xạ, giải tích tổ hợp - Lôgic toán (thuộc học phần Toán học 1): Trình bày những vấn đề cơ bản về lôgic mệnh đề, lôgic vị từ, suy luận và chứng minh - Cấu trúc đại số (thuộc học phần Toán học 2): Trình bày những vấn đề cơ bản về phép toán hai ngôi, nửa nhóm và vị nhóm, nhóm, vành, trờng. 1.1.2. Về nội dung SH trong chơng trình môn Toán TH mới 1.1.2.1 Vị trí, vai trò của SH trong môn Toán TH 4 + Môn Toán TH là một môn học thống nhất, lấy SH làm hạt nhân và các mạch nội dung khác (đại lợng và đo đại lợng, yếu tố hình học, giải toán có lời văn) đợc sắp xếp xen kẽ và tạo ra sự hỗ trợ nhau với mạch SH. Các yếu tố đại số, yếu tố thống kê đợc tích hợp ngay trong mạch SH vừa giảm nhẹ khối lợng nội dung vừa tăng tính ứng dụng của hạt nhân SH. Bốn nội dung này đợc sắp xếp xen kẽ, tạo sự hỗ trợ lẫn nhau, dựa vào SH đồng thời củng cố, phát triển làm tăng khả năng ứng dụng trong thực tế của nội dung SH. + SH là nội dung trọng tâm, dạy học các nội dung SH góp phần chủ yếu vào việc hình thành và phát triển kỹ năng tính toán, một trong số các kỹ năng cơ bản của ngời lao động trong thế kỷ XXI. Thời lợng dạy học SH chiếm tỉ lệ lớn so với tổng thời lợng dạy học toán ở TH. + Các mạch nội dung đợc sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm nhng hợp lý, kiến thức sau mở rộng và phát triển hơn kiến thức trớc theo các vòng số. Việc dạy học các mạch nội dung khác về cơ bản phải dựa vào kết quả dạy học SH để xây dựng và phát triển. 1.1.2.2. Nội dung dạy học SH Nội dung dạy học SH đợc chúng tôi trình bày dựa theo Chơng trình Giáo dục Phổ thông, cấp TH; Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2006. 1.1.2.3 Đặc điểm của cách thể hiện nội dung SH ở TH Một trong những đặc điểm chính đó là các nội dung cơ bản của SH đợc trình bày dới ánh sáng t tởng của toán học cao cấp, toán học hiện đại. Việc trình bày nh vậy đã nâng cao đợc tính khoa học, tính thực tiễn của chơng trình và SGK, giữ đợc sự ổn định trong dạy học toán ở TH 1.1.3. Mối liên hệ giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH trong môn Toán TH. Chúng tôi chỉ ra một số sự thể hiện khái niệm của LTTH và LG, CTĐS trong nội dung SH ở TH để khẳng định rằng đã tồn tại mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS ở tr ờng ĐH với nội dung dạy học SH trong môn Toán TH. 1.2. Thực trạng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH trong quá trình dạy học ở trờng ĐH và trong dạy học SH ở trờng TH 1.2.1. Khảo sát thực trạng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH trong quá trình dạy học ở trờng ĐH Điều tra 30 GV trực tiếp dạy Toán cao cấp ở khoa GDTH các trờng ĐH và 155 SV đã học xong LTTH và LG, CTĐS về các vấn đề: 1.2.1.1. Tìm hiểu việc sử dụng các giáo trình, tài liệu trong dạy học LTTH và LG, CTĐS Chúng tôi nhận thấy trong số các giáo trình, tài liệu đợc sử dụng để dạy học LTTH và LG, CTĐS cho SV khoa GDTH cha có tài liệu nào đặt vấn đề về mối liên hệ s phạm với nội dung dạy học SH ở TH. Hệ thống BT thực 5 hành cha đợc tận dụng để khai thác tính nghiệp vụ trong các nội dung kiến thức môn học. 1.2.1.2. Mức độ kiến thức, kỹ năng của SV sau khi học LTTH và LG, CTĐS * Đánh giá từ phía GV: Phần đông GV khi đợc hỏi đều cho rằng, việc dạy học LTTH và LG, CTĐS cha thực sự quan tâm tới tính sát hợp với thực tiễn nghề nghiệp của SV, thiếu định hớng s phạm trong quá trình dạy học. * Khả năng vận dụng LTTH và LG, CTĐS làm sáng rõ nội dung dạy học SH ở TH của SV Chúng tôi nhận thấy phần đông SV cha nắm đợc tinh thần, quan điểm của LTTH và LG, CTĐS thể hiện trong chơng trình và SGK Toán TH 1.2.2. Tìm hiểu thực trạng nhận thức của GVTH về mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH 1.2.2.1. Nhận biết của giáo viên đối với một số khái niệm, tính chất của SH trong SGK Toán TH Qua những gợi ý về cách dạy, định hớng các hoạt động học tập, hình ảnh minh hoạthể hiện nh trong SGK hiện nay, GVTH có thể hiểu và giảng dạy đợc những kiến thức toán học cơ bản nhất thuộc phạm vi chơng trình đến cho HS. 1.2.2.2. Khả năng vận dụng LTTH và LG, CTĐS để phân tích, giải thích SGK Chúng tôi nhận thấy, khả năng sử dụng các kiến thức toán cao cấp để tìm hiểu nội dung dạy học toán ở TH của giáo viên còn hạn chế. Phần đông giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ hiểu và giảng dạy đợc những kiến thức thuộc phạm vi chơng trình SGK, cha thực sự quan tâm tới cơ chế LG của việc hình thành các khái niệm, cha thấy đợc ngôn ngữ của LTTH, các CTĐS ẩn tàng trong chơng trình và SGK Toán TH. Điều này ảnh hởng không nhỏ tới chất lợng dạy học SH ở trờng TH. 1.3. Sự cần thiết của việc tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH trong môn Toán TH cho SV 1.3.1. Một số định hớng đổi mới trong nội dung và tổ chức đào tạo GVTH ở trờng ĐH Qua nghiên cứu Luật Giáo dục và các văn bản về việc xây dựng chơng trình đào tạo bồi dỡng GVTH, chúng tôi nhận thấy một số định hớng nổi bật trong đổi mới nội dung và tổ chức đào tạo GVTH trình độ ĐH nh sau: 1.3.1.1. Theo hớng hiện đại và phát triển - Nội dung các môn học phải đáp ứng đợc những yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung của chơng trình đào tạo GVTH, đảm bảo cho SV có đủ các kiến thức cơ sở chuyên ngành liên quan tới những nội dung giảng dạy đã đợc quy định trong chơng trình TH. Nội dung đào tạo cần phải cập nhật sự phát triển của lĩnh vực đào tạo GVTH trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng kịp thời và đón trớc sự phát triển của GDTH trong nớc. 6 - Chuyển từ đào tạo chuyên ngành quá hẹp sang bảo đảm một nền giaó dục đại cơng đủ rộng tạo điều kiện cho việc tiếp thu tốt các môn học chuyên ngành, chuẩn bị cho SV có đủ tiềm lực thích ứng với những phát triển mới của ngành nghề đợc đào tạo. Nội dung đào tạo ĐH không quá dàn trải mà phải có một vài mặt nâng cao, đi sâu hơn, tạo điều kiện cho SV có thể học cao hơn nữa. Chuyển dần từ đào tạo các kiến thức, kỹ năng sang đào tạo các năng lực. - Coi trọng việc tập dợt cho SV nghiên cứu khoa học, chuẩn bị cho họ có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn dạy học. - Bảo đảm những kiến thức, kỹ năng về tin học ứng dụng, sử dụng các phơng tiện công nghệ thông tin vào dạy học ở TH. 1.3.1.2. Theo hớng đào tạo các năng lực và luôn gắn liền với thực tiễn Đổi mới nội dung và tổ chức đào tạo trong các trờng ĐH theo hớng chuyển dần từ đào tạo các kiến thức, kỹ năng sang đào tạo các năng lực cơ bản cần thiết để SV sau khi ra trờng có cơ sở tiếp tục tự học nữa, học suốt đời. Để SV có các năng lực cần thiết cho nghề nghiệp tơng lai, cần tạo ra các tình huống để họ đợc tập luyện, vận dụng tri thức vào việc phân tích, nhận biết và giải quyết vấn đề. Những tình huống này càng gắn với thực tiễn nghề nghiệp càng làm cho họ thích nghi với thực tiễn dạy học sau này hơn. Ví dụ: Việc nghiên cứu lời giải cho bài toán TH có thể dùng làm phơng tiện hình thành khái niệm phép toán giao các tập hợp cho SV theo con đờng khảo sát bằng quy nạp. Cho bài toán: Một lớp học có số HS là số có ba chữ số mà chữ số hàng trăm là 3. Nếu xếp HS thành hàng 10 hoặc hàng 12 thì thừa ra 8 em, nếu xếp thành hàng 8 thì vừa đủ. Tính số HS của lớp học đó. Yêu cầu SV: * Phân tích bài toán: - Gọi số HS của lớp là abc. Nhận thấy a = 3 và số tự nhiên bc3 - 8 chia hết cho các số 10, 12 và 8. Nói cách khác, bc3 - 8 là bội chung của 10, 12, 8 và bc3 - 8 < 400. Dễ nhận thấy, bc3 - 8 = 360 - Gọi A, B, C lần lợt là tập các số chia hết cho 10, tập các số chia hết cho 12 và tập các số chia hết cho 8. * Phát hiện vấn đề: Tập hợp chỉ gồm một số 360 chính là giao của các tập hợp A, B, C. Kí hiệu: {360} = A B C. * Khái quát hoá dẫn tới khái niệm phép toán giao trên các tập hợp. 1.3.1.3. Thiết kế chơng trình đào tạo có tính mở và tính mềm dẻo. Xây dựng chơng trình đào tạo có tính mở và mềm dẻo, bao gồm cả các học phần và các chuyên đề đặc biệt là chuyên đề tự chọn. Chơng trình đào tạo nh vậy giúp SV tự lựa chọn đợc cho mình một chơng trình học phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích của bản thân. ở Việt Nam, xu thế chung trong giáo dục thờng có hai hình thức môn học tự chọn: Tự chọn bắt buộc và Tự chọn không bắt buộc Các loại hình môn học nh vậy làm mềm hoá quá trình đào tạo và tăng hiệu quả đào tạo, tạo điều kiện cho SV rèn luyện năng lực chuyên môn 7 sâu một số môn học mà họ có nhu cầu nâng cao, khi ra trờng có thể đáp ứng yêu cầu phân công giảng dạy hoặc phấn đấu trở thành giáo viên nòng cốt về một môn học, tạo đợc môi trờng để SV chủ động trong việc lựa chọn tiến độ học tập phù hợp nhu cầu cá nhân và thuận lợi trong công tác đổi mới phơng pháp dạy học ở ĐH. 1.3.1.4. Xây dựng giáo trình - bài giảng theo hớng tiếp cận môđun dạy học Đổi mới phơng pháp dạy học ở trờng ĐH theo quan điểm lấy ngời học làm trung tâm, tăng cờng các hoạt động học tập đòi hỏi phải đổi mới cách thức biên soạn giáo trình - bài giảng dới dạng tài liệu hớng dẫn học tập theo hớng tiếp cận môđun dạy học. Cách biên soạn giáo trình - bài giảng theo môđun dạy học đã và đang góp phần đổi mới công tác giáo dục ĐH hiện nay. Ngời học luôn đợc khuyến khích hoạt động ở bất kỳ thời điểm nào, nơi nào có thể đợc trên tinh thần phát huy khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Đặc biệt, môđun dạy học rất phù hợp với các chuyên đề trong chơng trình đào tạo, bồi dỡng có tính mở và mềm dẻo nh hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tổ chức dạy học các chuyên đề dới dạng tự chọn, hoặc dới dạng tài liệu tự học cho một môn học nào đó trong chơng trình đào tạo, hoặc tài liệu bổ sung trong công tác chuẩn hoá giáo viên 1.3.1.5. Đổi mới phơng pháp dạy học phù hợp với một số lý luận dạy học ứng dụng Định hớng đổi mới phơng pháp dạy học ở ĐH phù hợp với một số lý luận dạy học ứng dụng nh: Lý thuyết hoạt động, Lý thuyết tình huống, Lý thuyết kiến tạo. Những lý thuyết đó định hớng cho GV lựa chọn và sử dụng các ph ơng pháp dạy học mới nh: Hoạt động hoá ngời học, dạy học hợp tác theo nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề, khám phá, dạy học kiến tạo 1.3.2. Yêu cầu tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH 1.3.2.1. Tích hợp khoa học cơ bản (KHCB) và khoa học giáo dục (KHGD) trong công tác đào tạo GVTH Tích hợp là quá trình hợp nhất, hoà nhập, hợp thành các phần tử riêng lẻ vào trong một chỉnh thể thống nhất nhằm đạt đợc mục tiêu đề ra, dạy học theo t tởng tích hợp còn đợc gọi là dạy học hợp nhất các khoa học. Trong công tác đào tạo GVTH ở các trờng s phạm, khái niệm tích hợp KHCB và KHGD đợc hiểu là tăng cờng sự liên hệ những nội dung có liên quan khi giảng dạy các môn KHCB và các môn KHGD riêng lẽ. Theo nh bốn cách tích hợp mà Xavier Roegiers đã nêu thì tích hợp KHCB và KHGD tơng ứng với cách thức 4 tích hợp các môn học xung quanh những mục tiêu chung cho nhiều môn học. Dạy học KHCB nhằm trang bị những kiến thức cơ bản của ngành học, đồng thời cũng chuẩn bị tiềm lực cho SV ra giảng dạy ở phổ thông. Hai [...]... gia môn học, có khả năng liên hệ, lồng ghép thích hợp những nội dung môn học ở TH liên quan trong quá trình dạy học KHCB nhằm đạt đợc mục tiêu tích hợp 1.3.2.2 Tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH * Tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH đợc hiểu là làm tờng minh hơn mối liên hệ nội dung. .. tại mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS ở trờng ĐH với nội dung dạy học SH ở TH Mối liên hệ luôn đợc thể hiện dới dạng không tờng minh trong chơng trình và sách giáo khoa Toán TH 2 Tìm hiểu thực trạng mối liên hệ giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS ở trờng ĐH với nội dung dạy học SH ở TH trong quá trình dạy học LTTH và LG, CTĐS và trong dạy học SH ở TH 3 Khái quát hoá một số. .. toán học của nội dung dạy học SH trong SGK Toán TH ii> Năng lực tổ chức các hoạt động dạy học nội dung SH ở TH iii> Năng lực huy động kiến thức toán học vào việc dạy học giải toán cho HS iv> Năng lực đánh giá các sản phẩm giáo dục * Để tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH cần có sự biến chuyển đồng bộ về cách thức, phơng pháp dạy học, về giáo. .. và LG, CTĐS (1 điểm/1 bài toán) - Mở rộng bài toán trên mô hình của LTTH và LG, CTĐS (0,5 điểm/1bài toán) 2.2.2.2d Xây dựng các chuyên đề cụ thể : Môdun 1: Dạy học số tự nhiên ở tiểu học trên tinh thần của Lý thuyết tập hợp MôĐun 2: Dạy học các phép tính số học ở tiểu học trên quan điểm của Lý thuyết tập hợp và cấu trúc đại số Môdun 3: Lôgic toán với nội dung dạy học số học ở tiểu học 2.2.2.3 Một số. .. trong chơng trình môn Toán TH, chúng tôi khẳng định, hiện nay đã có sự tồn tại mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH Mối liên hệ này thể hiện dới dạng tiềm ẩn, không tờng minh trong chơng trình và SGK Toán TH Trên cơ sở làm sáng tỏ thực trạng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH, chúng tôi nhận thấy mối. .. dung và làm cho mạnh hơn sự tác động lẫn nhau về tính giáo dục giữa hai nội dung dạy học này * Mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH đợc biểu hiện thông qua một số dấu hiệu cụ thể sau: - Nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS sử dụng đợc nh một công cụ để phát hiện phơng pháp giải quyết vấn đề trong dạy học SH ở TH - Trên cơ sở nội dung dạy học LTTH và LG,... ở TH Đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy rằng cần thiết phải nghiên cứu việc tăng cờng mối liên hệ s phạm với nội dung dạy học SH ở TH trong quá trình dạy học LTTH và LG, CTĐS ở trờng ĐH Chơng II: các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH v LG, CTĐS với nội dung dạy học SH trong môn toán tH cho sV 2.1 Nguyên tắc xây dựng các giải pháp Nguyên tắc1:... giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH : - Trong giải pháp 1, đề xuất giữa nguyên một số dạng BT cơ bản và bổ sung sáu dạng BT vào các giáo trình LTTH và LG, CTĐS trên quan điểm tích hợp, lồng ghép để bớc đầu làm rõ mối liên hệ giữa kiến thức môn học với nội dung dạy học SH ở TH - Trong giải pháp 2, xây dựng ba chuyên đề theo hớng tiếp cận môđun nhằm tăng cờng mối liên hệ giữa. .. đổi mới nội dung và công tác tổ chức đào tạo GVTH trình độ ĐH Phân tích để thấy rõ sự cần thiết phải tăng cờng mối liên hệ giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH cho SV 4 Xây dựng hai giải pháp cho việc dạy học LTTH và LG, CTĐS trong trờng ĐH nhằm tăng cờng mối liên hệ s phạm với nội dung dạy học SH ở TH Trong giải pháp 1, đề xuất giữ nguyên những dạng BT cơ bản và bổ sung... mối liên hệ s phạm cha đợc sử dụng đúng mức trong quá trình đào tạo GVTH ở trờng ĐH Tìm hiểu một số vấn đề về đổi mới nội dung và tổ chức đào tạo GVTH ở trờng ĐH đặc biệt là việc lồng ghép tích hợp KHCB và KHGD trong quá trình đào tạo Giải thích, làm rõ một số vấn đề lý thuyết về mối liên hệ s phạm, yêu cầu về việc tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học . Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học Vinh Nguyễn Thị Châu Giang Tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học Lý thuyết tập hợp v lôgic, cấu trúc đại số với nội dung dạy học. hơn mối liên hệ nội dung và làm cho mạnh hơn sự tác động lẫn nhau về tính giáo dục giữa hai nội dung dạy học này. * Mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy. liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH * Tăng cờng mối liên hệ s phạm giữa nội dung dạy học LTTH và LG, CTĐS với nội dung dạy học SH ở TH đợc hiểu