Tổng công ty thực hiện chức năng cơ bản: Điều hành, cung ứng dịch vụ không lưu an toàn, điều hoà, hiệu quả cho tất cả các tàu bay dân dụng hoạt động tại các Cảng Hàng không trên một vùng lãnh thổ nhất định và các vùng thông báo bay (FIR)
Trang 1Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1 Thông tin kế toán:
Thông tin kế toán là những thông tin tổng hợp thể hiện nội dung kinh tế tàichính của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các đơn vị
Thông tin kế toán tài chính là thông tin hiện thực, thông tin về những hoạt
động kinh tế tài chính đã diễn ra đã kết thúc đã hoàn thành làm cơ sở cho việc ra cácquyết định kinh tế sẽ thực hiện Do vây thông tin kế toán tài chính khác với thôngtin dự báo thông tin kế hoạch Thông tin kế toán tài chính có độ tin cậy cao, bởi vìmọi số liệu của kế toán tài chính đều phải được chứng minh bằng các chứng từ đảmbảo tính hợp lý, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoànthành Chính vì vậy thông tin kế toán tài chính là thông tin có thể kiểm tra được
Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp, được lập chứng từ làm cơ sở cho việc ghi chép,phản ánh vào các tài khoản, sổ kế toán Số liệu từ các tài khoản, sổ kế toán đượcphân loại, hệ thống hoá tổng hợp theo các chỉ tiêu để trình bày trên các báo cáo tàichính Như vậy quá trình ghi chép kế toán tài chính có thể diễn giải theo trình tựsau:
-Thu thập thông tin về hoạt động SXKD của doanh nghiệp
-Xử lý hệ thống hoá thông tin
-Trình bày và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng
Việc trình bày và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng được coi làkhâu cuối cùng trong toàn bộ công tác kế toán tài chính của doanh nghiệp Thôngtin kế toán tài chính là những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế
Thông tin kế toán tài chính là thông tin có giá trị pháp lý (điều này khác vớithông tin kế toán quản trị) được sử dụng để xác định các lợi ích kinh tế của các đốitượng có liên quan (Nhà nước, chủ đầu tư, chủ nợ, chủ doanh nghiệp, các cổđông….) và làm căn cứ pháp lý cho việc phân định trách nhiệm dân sự, trách nhiệmhình sự của các thể nhân và pháp nhân
1.1.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán :
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì càng có nhiều đối tượng quan tâmđến thông tin trên báo cáo tài chính, họ có những yêu cầu và đòi hỏi nhất định từthông tin kinh tế tài chính mà kế toán cung cấp thông qua báo cáo tài chính:
- Các nhà quản lý doanh nghiệp các báo cáo tài chính cung cấp thông tin
tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết
Trang 2quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động để có thể đánh giá đúng đắn tình hình tàichính của doanh nghiệp, từ đó ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời,phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
- Người lao động không đầu tư hay cho vay vốn nhưng họ cung cấp sức lao
động cho doanh nghiệp, họ quan tâm khả năng chi trả tiền của doanh nghiệp và khảnăng tồn tại, hoạt động của doanh nghiệp như thế nào
- Với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước: báo cáo tài chính cung
cấp thông tin để kiểm tra, giám sát hoạt động SXKD của doanh nghiệp để giám sátviệc chấp hành các chính sách chế độ về quản lý kinh tế tài chính nói chung các chế
độ thể lệ kế toán nói riêng, để điều hành và quản lý thống nhất toàn bộ nền kinh tếquốc dân
Không chỉ các doanh nghiệp, ngân hàng và các cơ quan quản lý chức năngmới quan tâm tới tình hình tài chính của các doanh nghiệp mà đã xuất hiện nhữnglực lượng mới, bên ngoài như các nhà đầu tư, nhà cung cấp, người cho vay… cũngcần đến thông tin kinh tế để có thể thiết lập các dự đoán và để ra các quyết địnhkinh doanh
- Những nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư hiện tại và nhà đầu tư tiềm tàng,
đầu tư vốn vào doanh nghiệp và hưởng lãi từ kết quả hoạt động kinh doanh hoặchưởng chênh lệch từ cổ phiếu khi trao đổi và phải chịu rủi ro Những nhà đầu tư đặcbiệt quan tâm đến khả năng sinh lời cũng như những rủi ro ở doanh nghiệp màthông tin đó họ có được chủ yếu từ báo cáo tài chính Thông tin về tình hình tàichính, khả năng phát triển của doanh nghiệp … sẽ giúp họ quyết định đầu tư nữahay thôi, nhiều hay ít vào lĩnh vực hoạt động nào của doanh nghiệp
- Các nhà cung cấp và các chủ nợ khác quan tâm đến những thông tin cho
phép họ xác định được số tiền họ đang làm chủ sẽ được trả khi đến hạn hay không,các nhà cung cấp có thể quan tâm đến doanh nghiệp qua một kỳ ngắn hơn các nhàcho vay trừ khi họ phụ thuộc vào doanh nghiệp như một khách hàng chủ yếu
- Những người cho vay cũng là người chịu nhiều rủi ro phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp nên họ rất quan tâm đến khả năng thanh toán củadoanh nghiệp, cũng giống như những nhà đầu tư, thông tin họ có về doanh nghiệpchủ yếu từ báo cáo tài chính
- Các khách hàng quan tâm đến thông tin về sự liên tục của doanh nghiệp,
đặc biệt khi có những quyết định lâu dài như hợp đồng cung cấp dài hạn, hợp đồngđại lý…
Như vậy thông tin kế toán là sự thông tin về tình hình tài chính của doanhnghiệp, về tình hình kinh doanh, về sự biến động của tình hình tài chính của doanhnghiệp Và báo cáo tài chính có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý cung
Trang 3cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin và ra quyết định kinh tếphù hợp.
1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính
*Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo cácchỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thànhtài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động SXKD, tình hình lưuchuyển các dòng tiền và tình hình vận động, sử dụng vốn của doanh nghiệp trongmột thời kỳ nhất định
Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng đểtổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán Đơn vị kếtoán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật cóquy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo
kỳ kế toán đó Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kếtoán Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhấtquán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các
kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do Báo cáo tài chính phải được người lập, kếtoán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký Người ký báocáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo
Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhànước có thẩm quyền trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toánnăm theo quy định của pháp luật; đối với báo cáo quyết toán ngân sách thì thời hạnnộp báo cáo được thực hiện theo quy định của chính phủ chính phủ quy định cụ thểthời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách cho từng lĩnh vực hoạtđộng và từng cấp quản lý
Hệ thống báo cáo tài chính được áp dụng cho tất cả các loại hình doanhnghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế Hệ thống báo cáo tài chính theoquy định hiện hành của Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 4 báocáo:
1.Bảng cân đối kế toán;
2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
4.Bản Thuyết minh báo cáo tài chính
Bốn báo cáo tài chính trên là hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc cho cácdoanh nghiệp Các báo cáo có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau vì mỗi báo cáo phảnánh theo những phạm vi khía cạnh khác nhau của cùng một số nghiệp vụ, sự kiện.Mặc dù vậy không có báo cáo tài chính nào chỉ phục vụ cho một mục đích hoặc lại
có thể cung cấp mọi thông tin cần thiết có thể thoả mãn mọi nhu cầu sử dụng
*Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất
Trang 4Tại mỗi công ty có hệ thống báo cáo riêng, yêu cầu hợp nhất báo cáo tàichính đối với tổng công ty là quy định bắt buộc Báo cáo tài chính hợp nhất cungcấp đầy đủ thông tin cho các nhà quản trị Người sử dụng báo cáo tài chính củacông ty mẹ luôn quan tâm đến thực trạng tài chính, kết quả hoạt động và các thayđổi về tình hình tài chính của toàn bộ tập đoàn Báo cáo tài chính hợp nhất cần đápứng yêu cầu cung cấp thông tin kinh tế tài chính của người sử dụng báo cáo tàichính của tập đoàn Báo cáo tài chính hợp nhất phải thể hiện được các thông tin vềtập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của cácpháp nhân riêng biệt
Với bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thịtrường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn Dohạn chế về khả năng và nguồn lực, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế buộc phảihợp tác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhưnghiên cứu phát triển mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu Trong đó, một hìnhthức hợp tác được các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ưa thích hiện nay là hợpnhất kinh doanh, nó giúp các đơn vị mở rộng được quy mô, giảm đối thủ cạnh tranh,
đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thị trường…Khi đó yêu cầu đặt ra với các tậpđoàn kinh tế là phải có được bức tranh tòan cảnh về tình hình tài chính và kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của một tổng thể hợp nhất Hệ thống báo cáo tàichính hợp nhất là kết quả của quy trình hợp nhất các báo cáo tài chính, là phươngtiện hữu ích để cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan
BCTCHN chỉ có tính pháp lý về nghĩa vụ lập và trình bày khi nghĩa vụ nàyđược thể chế hoá trong hệ thống pháp lý kế toán của một quốc gia BCTCHN có ýnghĩa rất lớn đối với các đối tượng sử dụng thông tin kế toán của Tập đoàn, đượcxem như một bức tranh tổng thể chi tiết và chính xác của toàn bộ Tập đoàn do đãloại trừ ảnh hưởng của các giao dịch nội bộ cho nên nó giúp người sử dụng thôngtin kế toán đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinhdoanh của toàn bộ nhóm công ty chỉ như là một thực thể kế toán mới hoạt độngdưới sự kiểm soát của công ty mẹ Đồng thời, thông qua BCTCHN các nhà quản lý
có thể đưa ra những quyết định phù hợp cho Tập đoàn về phân bổ các nguồn lực,phương hướng hoạt động…Các cổ đông hiện tại và tương lai sẽ dự đoán được khảnăng hoạt động trong tương lai của Tập đoàn Các nhà đầu tư, các chủ nợ của Tậpđoàn sẽ đánh giá tình hình hoạt động của cả Tập đoàn
Ngày 31/12/2007, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 161/2007/TT-BTChướng dẫn ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyếtđịnh số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTCngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong đó có chuẩn mực kế toán số 25-Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty con
Trang 5Hệ thống BCTCHN của Việt Nam gồm các biểu mẫu báo cáo:
- Bảng CĐKTHN - mẫu số B01/HN
- Báo cáo KQKDHN - mẫu số B02/HN
- Báo cáo LCTTHN - mẫu số B03/HN
- Thuyết minh về sự thay đổi Vốn chủ sở hữu - mẫu số B09/HN
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1Mục đích của BCTC doanh nghiệp
Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tìnhhình kinh doanh của một doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu của những người sửdụng thông tin trong việc đưa ra các quyết định kinh tế Xét theo nôi dung thông tincung cấp của BCTC doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh tế Xét theo nộidung cung cấp của BCTC doanh nghiệp có thể chia thành ba mục đích chủ yếu sau:
* Mục đích cung cấp thông tin về tình hình tài chính, sự biến động tình hìnhtài chính của doanh nghiệp: Thông tin về tình hình tài chính, sự biến động về tàichính doanh nghiêp chủ yếu được cung cấp qua bảng cân đối kế toán và báo cáo lưuchuyển tiền tệ Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhântố: các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát, cơ cấu tài chính và khả năngthanh toán, khả năng thích ứng phù hợp với môi trường kinh doanh Người sử dụngBCTC nghiên cứu các thông tin về tình hình tài chính, sự biến động tình hình tàichính của doanh nghiệp nhằm: Đánh giá năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo
ra các nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai
*Mục đích cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh: BCTC trình bàynhững thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như tính sinh lợi, tìnhhình biến động trong sản xuất kinh doanh Việc nghiên cứu các thông tin về tìnhhình kinh doanh, đặc biệt là khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ giúp cho người
sử dụng: Đánh giá các thay đổi tiềm tàng của các nguồn lực kinh tế mà doanhnghiệp có thể kiểm soát trong tương lai; Dự đoán khả năng tạo các nguồn tiền củadoanh nghiệp trên cơ sở hiện có; Đánh giá tính hiệu quả của các nguồn lực bổ sung
mà doanh nghiệp sử dụng
1.2.2 Vai trò của BCTC doanh nghiệp
BCTC có vai trò quan trọng trong công tác quản lý các hoạt động kinh tế tàichính Nhờ có BCTC mà các cơ quan quản lý nhà nước, những nhà kinh tế, nhữngnhà quản lý các doanh nghiệp có thể nhận biết được những thông tin về tình hình tàisản, tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách tổng quát toàn diệncũng như từng phần, trên cơ sở những thông tin nhận được tiến hành kiểm tra, phântích đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, tình hình tài chính, tình hìnhhuy động và khai thác các nguồn vốn, nguồn kinh phí cũng như những tiềm năngcủa doanh nghiệp, để đưa ra các giải pháp, các quyết định tối ưu, định hướng chohoạt động quản lý và điêu hành các hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tài và
Trang 6trong tương lai, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, của toàn bộ nên kinh tế,toàn xã hội.
Các đối tượng có lợi ích trực tiếp và gián tiếp đối với doanh nghiệp đều cầnnhững thông tin hữu ích được cung cấp từ hệ thống báo cáo tài chính và nó đượcxem là một đòi hỏi khách quan trong nền kinh tế thị trường Các đối tượng bênngoài doanh nghiệp sử dụng báo cáo tài chính như là cơ sở tin cậy quyết định vềđầu tư, cho vay, kiểm tra, tính thuế, kiểm tra quản lý…còn đối với nhà quản lýdoanh nghiệp thì các thông tin kế toán hữu ích của báo cáo tài chính cũng sẽ phục
vụ đắc lực cho công tác quản trị doanh nghiệp Như vậy, chất lượng của thông tinđược cung cấp bởi báo cáo tài chính là rất quan trọng cho các đối tượng sử dụngbên trong và bên ngoài doanh nghiệp
Sau đây chúng ta sẽ xem xét vai trò của báo cáo tài chính thông qua một sốđối tượng chủ yếu:
*Đối tượng bên ngoài doanh nghiệp:
-Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cầnthiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nềnkinh tế; giúp cho các cơ quan tài chính Nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳhoặc đột xuất đối với hoạt động của doanh nghiệp; thực hiện kiểm tra, phân tíchđánh giá tình hình chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính củadoanh nghiệp, thực hiện tổng hợp tài liệu kinh tế theo ngành và toàn bộ nền kinh tế,
từ đó nghiên cứu, ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính phùhợp và điều hành, quản lý thống nhất toàn bộ nền kinh tế
-Đối với các nhà đầu tư, nhà cho vay: BCTC cung cấp thông tin giúp cho họxem khả năng tài chính, tình hình khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp cũngnhư việc sử dụng nguồn vốn được đầu tư và khả năng thu lợi nhuận, các rủi ro tiềmtang liên quan đến khoản đầu tư của họ để có quyết định cho vay hay đầu tư phùhợp; tiếp tục cho vay, đầu tư nữa hay thôi, cho vay với điều kiện, lãi xuất như thếnào; đầu tư vào lĩnh vực hoạt động nào của doanh nghiệp
-Đối với các kiểm toán viên: Báo cáo tài chính đóng vai trò như là đối tượngcủa kiểm toán độc lập; đặc biệt khi doanh nghiệp đi vay vốn cần thuyết phục lòngtin của các nhà đầu tư và cung cấp tín dụng Bên cạnh đó, BCTC giúp cho việckiểm tra hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
-Đối với khách hàng: Họ căn cứ vào các BCTC để đánh giá khả năng tiếp tụchoạt động của doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp để lựa chọn tiếptục ký hợp đồng cung ứng hàng hoá cho doanh nghiệp hay mua hàng hoá đầu vào từdoanh nghiệp đó hay không
*Đối tượng bên trong doanh nghiệp:
Trang 7-Đối tượng các nhà quản lý doanh nghiệp: BCTC cung cấp thông tin tổngquát về tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và triển vọng tài chính của doanhnghiệp Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu chủ yếu của BCTC doanh nghiệp biếtđược kết cấu tài sản, nguồn hình thành tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinhlợi nhuận và diễn biến các dòng tiền, từ đó có phương án sản xuất kinh doanh hợp
lý mang lại hiệu quả cao
-Người lao động, nhân viên, cổ đông, những người góp vốn: BCTC cung cấpthông tin để họ đánh giá được khả năng chi trả lương khả năng sinh lợi, tỷ lệ lợinhuận được chia hoặc phúc lợi sẽ được hưởng
Ngoài ra, với mỗi biểu báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính lại có vai tròkhác nhau Cụ thể:
Bảng CĐKT phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo cácloại vốn kinh doanh và theo nguồn hình thành vốn kinh doanh tại một thời điểmnhất định (thời điểm cuối kỳ hạch toán) Số liệu trên các chỉ tiêu thể hiện số vốnđang thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện sốvốn đang thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiệntrách nhiệm về mặt pháp lý, vật chất của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý,
sử dụng Vì vậy, bảng CĐKT có vai trò trong việc cung cấp số liệu để tiến hànhphân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả các hoạt động của quá trình sảnxuất kinh doanh, đồng thời cung cấp những căn cứ quan trọng trong việc phát hiện
ra những khả năng tiềm tàng về kinh tế, dự đoán tình hình hoạt động kinh doanhcũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp Đó là những căn cứ quan trọng để
ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tưvào doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương laicủa doanh nghiệp
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáoKQHĐKD để kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về giávốn, doanh thu sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạtđộng khác và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán Thông tin
về tình hình kinh doanh, đặc biệt là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp sẽ giúp chongười sử dụng đánh giá các thay đổi tiềm tàng, đánh giá tính hiệu quả của cácnguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp sử dụng, dự đoán khả năng tạo các nguồn lực
bổ sung mà doanh nghiệp sử dụng, dự đoán khả năng tạo các nguồn tiền của doanhnghiệp trên cơ sở hiện có; từ đó đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp quacác kỳ khác nhau
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò cung cấp thông tin nhằm:Đánh giá khảnăng tạo ra các khoản tiền, các khoản tương đương tiền và nhu cầu của doanhnghiệp trong viêc sử dụng các khoản tiền Phân tích, đánh giá về thời gian cũng như
Trang 8mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền trong doanh nghiệp Đánh giá ảnhhưởng của các hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính đối với tình hình tài chính củadoanh nghiệp Kiểm tra lại các dự toán, mối quan hệ giữa khả năng sinh lời vớilượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả Đánh giá cácthay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thànhtiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồngtiền trong quá trình hoạt động trong kỳ hoạt động tiếp theo.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính được lập với vai trò là giải trình và bổsung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ,chi tiết hết trong các BCTC khác Như tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạtđộng kinh doanh, tình hình tăng giảm tài sản cố định theo từng loại, nhóm, tình hìnhtăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn vốn và phân tích tính hợp lý trongviệc phân việc phân bổ, cơ cấu vốn, tình hình khả năng thanh toán, khả năng sinhlời của doanh nghiệp Thông qua thuyết minh BCTC mà biết được chế độ kế toán
áp dụng tại doanh nghiệp từ đó kiểm tra việc chấp hành các quy định, chế độ thể lệ
kế toán, phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký áp dụng, cũng nhưnhững kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp
1.3 NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.3.1.Các nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống BCTC:
Hệ thống BCTC phản ánh các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp Để giúp cho cán bộ kế toán tổng hợp số liệu từ sổ kế toánhình thành các chỉ tiêu kinh tế tài chính một cách thuận lợi, giúp cho các đối tượng
sử dụng thông tin kế toán, các đối tượng sử dụng nhận biết dễ dàng các chỉ tiêu kinh
tế trong BCTC đòi hỏi các bảng biểu của hệ thống BCTC phải được xây dựng vớikết cấu thích hợp Bởi vậy, khi xây dựng mẫu biểu BCTC phải tuân thủ nhữngnguyên tắc nhất định
Nguyên tắc cơ bản xây dựng hệ thống BCTC là:
-Kết cấu mẫu biểu phải đơn giản, thuận tiện cho việc ghi chép số liệu đặcbiệt là hiện nay khi công nghệ thông tin phát triển, việc áp dụng phương tiện tin họctrong kế toán là cần thiết
-Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong BCTC phải thiết thực, đảm bảocung cấp được thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán- các
cơ quan quản lý nhà nước, những nhà kinh tế, những nhà quản lý ở các đơn vị, cácchỉ tiêu kinh tế tài chính phải được sắp xếp theo trình tự khoa học trong mối quan
hệ cân đối, thuận tiện cho các đối tượng sử dụng cho mục đích quản lý, mục đíchkinh doanh của họ
Trang 9Để đảm bảo nhu cầu thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin
kế toán, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất công tác kế toán, nhà nướcnghiên cứu xây dựng và ban hành các mẫu biểu báo cáo tài chính thống nhất sửdụng trong các đơn vị; đồng thời, nhà nước nghiên cứu hướng dẫn các ngành, cáclĩnh vực, các đơn vị, xây dựng mẫu biểu báo cáo tài chính đặc thù nhằm đáp ứngnhững nhu cầu thông tin riêng của từng ngành, của lĩnh vực của đơn vị
1.3.2 Nguyên tắc và yêu cầu lập trình bày BCTC:
* Nguyên tắc lập trình bày BCTC
Để báo cáo tài chính có thể thực hiện được mục đích là cung cấp các thôngtin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của mọt doanhnghiệp, đáp ứng được nhu cầu hữu ích cho số đông người sừ dụng trong việc đưa ra
quyết định kinh tế thì việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc đã được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài
chính:
Hoạt động liên tục
Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu)doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệptối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán Báo cáo tàichính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và
sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanhnghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kểqui mô hoạt động của mình Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu)doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn có thể gây ra sự nghi ngờlớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắcchắn đó cần được nêu rõ Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạtđộng liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ cùng với lý do và cơ sở dùng để lậpbáo cáo tài chính.Việc tuân theo nguyên tắc hoạt động liên tục khi lập và trình bàybáo cáo tài chính là điều kiện để doanh nghiệp có thể đánh giá giá trị của doanhnghiệp vào cuối kỳ kế toán trên cơ sở giá gốc Bởi lẽ khi doanh nghiệp vẫn tiếp tụchoạt động thì những tài sản sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
sẽ không bị bán, và khi đó thì giá thị trường của những tài sản này không phải làthông tin thích hợp và không cần thiết phải trình bày trên báo cáo tài chính Hơnnữa, khi doanh nghiệp không bán những tài sản đó thì giá thị trường của những tàisản này không thể được xác định một cách khách quan, đáng tin cậy
Cơ sở dồn tích
Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoạitrừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giaodịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm
Trang 10thực thu, thực chi tiền hoặc tương đương tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán vàbáo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.Kết toán dựa trên cơ sở dồn tích ghinhận các khoản chi phí vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắcphù hợp giữa doanh thu và chi phí Bởi vậy, kế toán sẽ phải sử dụng những bút toánđiều chỉnh để phản ánh doanh thu vào kỳ phát sinh và phù hợp với chi phí phải bỏ
ra để tạo nên doanh thu đó Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không chophép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn địnhnghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả Tuân thủ nguyên tắc Cơ sở dồn tích sẽ đảm bảobáo cáo tài chính phản ánh đầy đủ mọi biến động về tài sản và nguồn vốn, sự hìnhthành chi phí cũng như việc tạo ra doanh thu, thu nhập do sự tác động của cácnghiệp vụ kinh tế tại thời điểm báo cáo, và xác định trung thực kết quả kinh doanh.Các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích thông báo cho người sử dụngkhông chỉ thông tin về những nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh liên quan đếnviệc thu, chi tiền mà cả thông tin về nghĩa vụ chi tiền và những khoản tiền sẽ thuđược trong tương lai của doanh nghiệp
Nhất quán
Nguyên tắc này đảm bảo cho việc so sánh các thông tin trong báo cáo tàichính của kỳ này với kỳ trước và giữa các doanh nghiệp với nhau Việc trình bày vàphân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sangniên độ khác, trừ khi: Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanhnghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phảithay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặcmột Chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày
Doanh nghiệp có thể trình bày báo cáo tài chính theo một cách khác khi muasắm hoặc thanh lý lớn các tài sản, hoặc khi xem xét lại cách trình bày báo cáo tàichính Việc thay đổi cách trình bày báo cáo tài chính chỉ được thực hiện khi cấu trúctrình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai hoặc nếu lợi ích của cách trìnhbày mới được xác định rõ ràng Khi có thay đổi, thì doanh nghiệp phải phân loại lạicác thông tin mang tính so sánh cho phù hợp với các quy định của đoạn 30 và phảigiải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần Thuyết minh báo cáo tàichính
Trọng yếu và tập hợp
Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tàichính Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà đượctập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng Khi trình bày báocáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trìnhbày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính,làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Tính
Trang 11trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục được đánh giátrong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không được trình bày riêng biệt.
Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánhgiá tính chất và quy mô của chúng Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặcquy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu Ví dụ, cáctài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể
cả khi giá trị của khoản mục là rất lớn Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tínhchất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày một cách riêng rẽ
Bù trừ
Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếuphải được báo cáo riêng biệt Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán (ngoại trừ trường hợp việc bù trừ nàyphản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện) sẽ không cho phép người sử dụnghiểu được các giao dịch hoặc sự kiện và dự tính các luồng tiền trong tương lai Cáckhoản mục tài sản và nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác và chi phí trình bày trênbáo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một Chuẩn mực kế toán quy định hoặccho phép bù trừ Ngoài ra, doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi:Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiệngiống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu Kết quả của các giao dịch này
sẽ được trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát sinh trongcùng một giao dịch vào khoản thu nhập tương ứng, nếu cách trình bày này phản ánhđúng bản chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó Chẳng hạn như :
- Lãi và lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư dài hạn,được trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phíthanh lý có liên quan vào giá bán tài sản;
- Các khoản chi phí được hoàn lại theo thoả thuận hợp đồng với bên thứ ba(ví dụ hợp đồng cho thuê lại hoặc thầu lại) được trình bày theo giá trị thuần sau khi
đã khấu trừ đi khoản được hoàn trả tương ứng;
- Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự sẽ đượchạch toán theo giá trị thuần, ví dụ các khoản lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá, lãi và lỗphát sinh từ mua, bán các công cụ tài chính vì mục đích thương mại Tuy nhiên, cáckhoản lãi và lỗ này cần được trình bày riêng biệt nếu quy mô, tính chất hoặc tácđộng của chúng yêu cầu phải được trình bày riêng biệt theo qui định của Chuẩnmực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kếtoán”
Có thể so sánh
Người sử dụng thông tin phải có khả năng so sánh các thông tin trên báo cáotài chính để xác định xu hướng biến động về tình hình tài chính và kinh doanh của
Trang 12doanh nghiệp Do đó các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để sosánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng sốliệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cảcác thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sửdụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại Khi thay đổi cách trình bàyhoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lạicác số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khảnăng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phânloại lại
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính làm tăng khả năng đánhgiá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng sosánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng cácphương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng
*Yêu cầu lập, trình bày BCTC
Một trong những mục đích ra đời của Chuẩn mực kế toán Việt Nam là đểhoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, màcung cấp thông tin có chất lượng cao là một trong những vấn đề trọng tâm Đểthông tin trên báo cáo tài chính hữu ích đối với người sử dụng thì báo cáo tài chínhphải đạt được những yêu cầu cơ bản đã được quy định trong Chuẩn mực Kế toán số
21 “Trình bày báo cáo tài chính” như sau:
độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành
- Hơn nữa cần lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán một cách đầy đủphù hợp với quy định của từng Chuẩn mực, thông tư hướng dẫn và Chế độ kế toánViệt Nam hiện hành theo điều kiện, đặc điểm hoạt động kinh doanh cụ thể củadoanh nghiệp
Chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kếtoán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tàichính Nếu chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng có phần khác biệt với quy địnhcủa Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam thì không được coi là tuân thủ Chuẩnmực và Chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kếtoán cũng như trong phần Thuyết minh báo cáo tài chính Có thể nói rằng, báo cáotài chính của mỗi công ty sẽ chứng minh rằng công ty đang hoạt động như thế nào,cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hiện tại
Trang 13và tương lai, các chủ nợ… về tình hình tài chính của công ty Vì vậy, tính trungthực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Trong một nền kinh tế
mà nguồn vốn chủ yếu huy động qua thị trường vốn thì vai trò của các nhà đầu tưđược đặc biệt quan tâm Việc cung cấp thông tin tài chính minh bạch cho các nhàđầu tư góp phần giảm thiểu rủi ro do “thông tin không cân xứng” Kết quả là cácnhà đầu tư sẽ sẵn sàng chấp nhận mức lợi tức kỳ vọng thấp hơn, qua đó làm giảmchi phí vốn cho doanh nghiệp
Thích hợp
Báo cáo tài chính phải đáp ứng yêu cầu thích hợp với nhu cầu ra quyết địnhkinh tế của những người sử dụng Thông tin trong báo cáo tài chính phải phù hợpvới mối quan tâm của những người sử dụng, giúp họ có những căn cứ tìm hiểu,đánh giá các sự kiện, tình hình xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai để có thể
đề ra các quyết định kinh tế Hơn nữa, báo cáo tài chính có mục đích sử dụng chonhiều đối tượng khác nhau, có mối quan tâm khác nhau, do đó yêu cầu thích hợpcủa báo cáo tài chính được xem xét và quy định trên cơ sở mục tiêu sử dụng chungcủa báo cáo tài chính, tức là một hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc, thống nhấtđáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng sử dụng Để đáp ứng yêucầu này, người làm Kế toán phải nắm rất vững các quy định hiện hành về Kế toán-Tài chính để không chỉ tuân thủ đúng mà còn phải biết vận dụng các quy định nàymột cách linh hoạt nhằm bảo đảm Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin hữuích nhất cho các nhà đầu tư
Đáng tin cậy
Các thông tin có thể thích hợp nhưng lại không đáng tin cậy về bản chất hoặccách trình bày, bởi những thông tin này có thể có những sai lầm mà kế toán chưaphát hiện ra Ví dụ, giá trị của các khoản tiền đòi bồi thường trong một vụ kiện tụngđang được bàn cãi sẽ là không hợp lý khi ta công nhận là tài sản trong Bảng cân đối
kế toán, nhưng sẽ là hợp lý khi kế toán trình bày khoản tiền đó ở phần thông tin bổsung trong Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tài chính phải đáp ứng yêu cầucung cấp thông tin tin cậy cho những người sử dụng Để đảm bảo tính đáng tin cậythì báo cáo tài chính phải:
-Trung thực và hợp lý: Để đảm bảo độ tin cậy của thông tin, báo cáo tàichính trước hết phải trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp Việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toáncho việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải trên cơ sở tuân thủ quy định chungcủa từng Chuẩn mực kế toán Trường hợp chưa có quy định ở Chuẩn mực kế toán
và Chế độ kế toán hiện hành thì doanh nghiệp phải căn cứ vào Chuẩn mực chung đểxây dựng các phương pháp kế toán hợp lý
Trang 14- Khách quan: Báo cáo tài chính đáng tin cậy phải phản ánh các giao dịch và
sự kiện kinh tế một cách khách quan, không thiên vị, đảm bảo thể hiện một hình ảnhtrung thực về doanh nghiệp Mọi sự xuyên tạc, bóp méo thông tin về các giao dịch,
sự kiện phát sinh và trình bày thông tin thiên lệch theo ý muốn chủ quan của doanhnghiệp đều làm suy giảm sự đáng tin cậy của thông tin
- Nội dung hơn hình thức: Báo cáo tài chính đáng tin cậy cần phản ánh đúngbản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hìnhthức hợp pháp của chúng, bởi lẽ nội dung của những nghiệp vụ, sự kiện không phảilúc nào cũng phù hợp với hình thức pháp lý của chúng; nhằm giúp người sử dụngbáo cáo tài chính có thể hình dung và hiểu đúng được “đời sống kinh tế” của doanhnghiệp trong điều kiện đặc thù của doanh nghiệp
- Thận trọng: Để đáp ứng yêu cầu đáng tin cậy, việc lập và trình bày báo cáotài chính phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi khixem xét, cân nhắc, phán đoán để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện khôngchắc chắn thì phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn; không đánh giácao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; không đánh giá thấp hơn giátrị cảu các khoản nợ phải trả và chi phí; Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhậnkhi có bằng chắng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phảiđược ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí
- Đầy đủ: Để đáp ứng yêu cầu đáng tin cậy, thông tin trong báo cáo tài chínhcòn phải trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu Báo cáo tài chính phải phảnánh đầy đủ các giao dịch và sự kiện đã phát sinh trong kỳ Khi lập báo cáo tài chínhkhông được bỏ sót, thiếu hụt thông tin, bởi vì điều đó sẽ dẫn đến những đánh giá,nhận xét, kết luận không đúng về doanh nghiệp Tuy nhiên, yêu cầu đầy đủ củathông tin được xem xét trong phạm vi giới hạn của tính trọng yếu và chi phí choviệc trình bày thông tin
-Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong Chuẩn mực kế toánkhông đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặcnhững sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp
Dễ hiểu
Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong các báo cáo tài chính phải rõràng, dễ hiểu đối với người sử dụng Để đảm bảo tính dễ hiểu của thông tin, các báocáo tài chính phải được lập trên cơ sở tuân thủ những quy định hiện hành mang tínhbắt buộc và hướng dẫn trong mẫu biểu báo cáo, cấu trúc thông tin và hình thức trìnhbày các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính Những vấn đề phức tạp nhưng cần thiết
và thích hợp cho nhu cầu đưa ra các quyết định kinh tế của người sử dụng cũng phảiđược trình bày hoặc giải trình trong Bản Thuyết minh báo cáo tài chính Tuy nhiên
Trang 15người sử dụng được hiểu ở đây là người có những hiểu biết nhất định về kinhdoanh, về kinh tế, tài chính, kế toán.
+Đối với Bảng cân đối kế toán: Bản cân đối kế toán năm phải trình bày sốliệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trướcgần nhất (Số đầu năm); Bảng cân đối kế toán quý phải trình bày số liệu so sánh từngchỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm);
+Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lậpcho kỳ kế toán năm trước gần nhất (Năm trước); Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh lập theo kỳ kế toán quý phải trình bày số liệu của quý báo cáo và số luỹ kế từđầu năm đến ngày lập báo cáo tài chính quý và có thể có số liệu so sánh theo từngchỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý cùng kỳ năm trước (Quý nàynăm trước)
+Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm phảitrình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán nămtrước gần nhất (Năm trước): Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý phải trình bày số luỹ kế
từ đầu năm đến ngày lập báo cáo tài chính quý và có thể có số liệu so sánh theotừng chỉ tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ quý cùng kỳ năm trước (Quý này nămtrước)
+Số liệu “Năm trước” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáolưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải được điều chỉnh lại sốliệu trong các trường hợp: Năm báo cáo áp dụng chính sách kế toán khác với nămtrước; Năm báo cáo phân loại chỉ tiêu báo cáo khác với năm trước; Kỳ kế toán
“Năm báo cáo” dài hoặc ngắn hơn kỳ kế toán năm trước;
Ngoài ra, trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính còn phải trình bày rõ lý docủa sự thay đổi trên để người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính
-Số liệu ghi vào các chỉ tiêu trong BCTC phải chính xác, trung thực đúng vớithực tế tình hình hoạt động của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán.Yêu cầu này giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán có thể kiểm tra, phântích, đánh giá đúng đắn thực trạng của doanh nghiệp về tình hình tài sản, tình hình
và kết quả hoạt động của doanh nghiệp; tình hình sử dụng, huy động khai thác cácloại tài sản, nguồn vốn tiềm năng của doanh nghiệp, tình hình tài chính, tình hìnhchấp hành các chính sách chế độ kinh tế tài chính trong doanh nghiệp Các thông tin
có chất lượng tin cậy khi chúng không bị phản ánh một cách méo mó một cách cóchủ ý hoặc do những sai lầm của người trình bầy, cung cấp thông tin Các BCTC sẽkhông được coi là trung thực khách quan nếu bằng việc lựa chọn hoặc trình bàythông tin có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hoặc xét đoán và cách lựa chọn trìnhbày đó nhằm đạt được kết quả mà người lập báo cáo đã biết trước
Trang 16-Số liệu ghi vào các chỉ tiêu trong BCTC và giữa các bảng trong hệ thốngBCTC có sự phù hợp đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa các đối tượng kế toán Yêucầu này giúp các đối tượng sử dụng thông tin có thể kiểm tra tính chính xác, tínhđúng đắn của thông tin kế toán.
-Các báo cáo trong hệ thống BCTC phải lập theo đúng mẫu biểu đã banhành, lập và gửi kịp thời, đúng thời hạn quy định Yêu cầu này giúp cho các đốitượng sử dụng thông tin kế toán dễ dàng, nhận biết một cách kip thời tình hình củađơn vị, từ đó có giải pháp, quyết định phù hợp tình hình của doanh nghiệp Theochế độ kế toán Việt Nam hiện hành quy định: doanh nghiệp nhà nước phải nộpBCTC chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý( với BCTC quý) và
30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm (với BCTC năm); đối với Tổng công tynhà nước chậm nhất là 45 ngày (với BCTC quý) và 90 ngày (với BCTC năm); đốivới các loại doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậmnhất là 30 ngày; đối với các loại doanh nghiệp khác thời hạn nộp BCTC năm chậmnhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
1.4 YẾU TỐ CỦA BCTC VÀ TRÌNH BÀY CÁC YẾU TỐ TRONG BCTC:
1.4.1 B¸o c¸o tµi chÝnh riªng:
Báo cáo tài chính riêng được lập tại doanh nghiệp theo quy định của chuẩn mực 21 “trình bày báo cáo tài chính”, bao gồm đầy đủ 4 báo cáo
*Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát và toàn diện tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tổng giá trị tài sản hiện có củadoanh nghiệp được phân loại theo cơ cấu tài sản và tổng giá trị nguồn hình thành tàisản phân loại theo cơ cấu nguồn vốn (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) của doanhnghiệp tại thời điểm báo cáo Bảng cân đối kế toán gồm tối thiểu các khoản mụcchủ yếu và được sắp xếp theo kết cấu quy định tại mẫu số B01-DN ban hành theoquyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần:
_Phần tài sản: Gồm các khoản mục phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có
của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo phân loại thành tài sản ngắn hạn và tài sảndài hạn
_Phần nguồn vốn: Gồm các khoản mục phản ánh nguồn hình thành tài sản
hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ
sở hữu
Để đáp ứng yêu cầu dễ hiểu của đối tượng sử dụng, kết cấu của Bảng cân
đối kế toán được bố trí theo chiều dọc: Phần tài sản ở trên, phần Nguồn vốn ở dưới
Cả hai phần đều bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu được sắp xếp theo một trình tựkhoa học để phản ánh giá trị từng loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu
Trang 17của doanh nghiệp Trong mỗi phần đều có các cột: Cột “Mã số” để ghi mã số các
chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán giúp cho cơ quan ban ngành tập hợp số liệu dễ
dàng theo đúng chỉ tiêu; Cột “Thuyết minh” để đánh dấu dẫn tới các thuyết minh
liên quan đến việc tình bày các thông tin bổ sung, giải trình trong bảng Thuyết minh
báo cáo tài chính; Cột “Số đầu năm” và “Số cuối kỳ” để ghi giá trị bằng tiền của
các khoản mục tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời
điểm đầu năm và cuối kỳ báo cáo Việc trình bày các số liệu so sánh giữa hai thời
điểm như trên tuân thủ nguyên tắc có thể so sánh, điều đó giúp cho người sử dụng
thông tin trên Bảng cân đối kế toán không chỉ có được các thông tin thời điểm mà
vẫn có thể đánh giá được một cách tổng quát sự biến động của vốn, nguồn vốn
doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh
Theo Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán
phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây:
1 Tiền và các khoản tương đương tiền;
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;
3 Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác;
4 Hàng tồn kho;
5 Tài sản ngắn hạn khác;
6 Tài sản cố định hữu hình;
7 Tài sản cố định vô hình;
8 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn;
9 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang;
10 Tài sản dài hạn khác;
11 Vay ngắn hạn;
12 Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác;
13 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
14 Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác;
15 Các khoản dự phòng;
16 Phần sở hữu của cổ đông thiểu số;
17 Vốn góp;
18 Các khoản dự trữ;
19 Lợi nhuận chưa phân phối.
*Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính vừa tổng hợp,
vừa chi tiết ở một mức độ nhất định tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh, theo các hoạt động chủ yếu.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp cho người sử dụng những
thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận (hoặc lỗ) phát sinh từ hoạt động kinh
doanh thông thường và những hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kinh
doanh Đồng thời Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn phản ánh chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp (gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong
năm và chi phí thuế thu nhập hoãn lại) và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp trong
kỳ đó Thông tin cung cấp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cùng với
thông tin trên báo cáo tài chính khác giúp cho người sử dụng có những nhận xét,
đánh giá về năng lực kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong năm,
những nhân tố, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và triển vọng hoạt động trong
năm tới.Việc lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ những nguyên
tắc kế toán cơ bản quy định trong Chuẩn mực số 01 “Chuẩn mực chung” và nguyên
tắc lập và trình bày báo cáo tài chính quy định trong Chuẩn mực số 21 “Trình bày báo
cáo tài chính”
Trang 18Kết cấu và nội dung chủ yếu của BCKQKD bao gồm các khoản mục chủ yếu
và được sắp xếp theo quy định tại mẫu số B02-DN ban hành theo quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
Chuẩn mực số 01 “Chuẩn mực chung” đã quy định Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây:
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;
2 Các khoản giảm trừ;
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ;
4 Giá vốn hàng bán;
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ;
6 Doanh thu hoạt động tài chính;
7 Chi phí tài chính;
8 Chi phí bán hàng;
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp;
10 Thu nhập khác;
11 Chi phí khác;
12 Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên doanh (Trong BCKQKDHN);
13 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;
14 Thuế thu nhập doanh nghiệp;
15 Lợi nhuận sau thuế;
16 Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (Trong BCKQKDHN);
17 Lợi nhuận thuần trong kỳ.
Cách thức sử dụng để mô tả và sắp xếp các khoản mục hàng dọc có thể đượcsửa đổi phù hợp để diễn giải rõ hơn các yếu tố về tình hình và kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố cần được xem xét bao gồm tính trọngyếu, tính chất và chức năng của các yếu tố khác nhau cấu thành các khoản thu nhập
và chi phí Đáp ứng nhu cầu so sánh thông tin của các đối tượng sử dụng, Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêutương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất
Theo Chuẩn mực kế toán số 14 "Doanh thu và thu nhập khác": Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh
từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Chuẩn mực số 14 cũng chỉ rõ: Thu nhập khác là các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, như: thu từ thanh lý,
nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng
Doanh thu xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu
được Doanh thu phát sinh từ các giao dịch được xác định bằng giá trị hợp lý của khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì
doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi
Trang 19suất hiện hành Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch
vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là tạo ra doanhthu; nếu không tương tự thì mới được coi là tạo ra doanh thu Trường hợp này
doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về
(nếu không xác định được thì dùng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đemtrao đổi), sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thuthêm Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toánthì việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo
phương pháp tỷ lệ hoàn thành Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo
một trong ba phương pháp sau, tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ:
-Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
-So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khốilượng công việc phải hoàn thành;
-Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thànhtoàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ
Trường hợp dịch vụ thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau không táchbiệt được, và thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định thì doanh thu từng kỳ ghi
nhận theo phương pháp bình quân; hoặc ghi nhận theo hoạt động cơ bản so với các
hoạt động khác
Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu
Chi phí tạo ra doanh thu, do đó chi phí cũng được trình bày trên Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh theo chức năng hoạt động mà nó phát sinh ra gồm:
-Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp, như: Chi phí hoạt động bán hàng và cung cấp dịch
vụ (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp); Chi phí hoạt động tài chính (chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền )
-Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanhphát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,
như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng
Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là Doanh thu, thu nhậpkhác và chi phí
Trang 20Phù hợp với doanh thu, thu nhập và chi phí của các hoạt động là kết quả củacác hoạt động tương ứng Kết quả đó là phần chênh lệch giữa một bên là doanh thucủa từng hoạt động với một bên là chi phí của chính hoạt động đó Do đó việc phânđịnh doanh thu, chí phí của từng hoạt động sản xuất kinh doanh là vô cùng quantrọng, có phân định được thì kế toán mới có thể xác định được kết quả cho từnghoạt động và đánh giá được hiệu quả cho từng hoạt động đó.
Khoản mục Lợi nhuận gồm có: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấpdịch vụ; Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh; Lợi nhuận khác; Lợi nhuận sauthuế thu nhập doanh nghiệp
Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanhtrong một kỳ của doanh nghiệp được xác định cho từng hoạt động theo mối quan hệliên hoàn như sau:
*Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là một bảng cân đói về thu chi tiền tệ,được thể hiện thông qua phương trình cân bằng như sau:
Tiền tồn đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ.
Chênh lệch tiền tồn đầu kỳ và tiền tồn cuối kỳ chính là lưu chuyển tiền thuầncủa doanh nghiệp qua các hoạt động trong kỳ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăngkhả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vàkhả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc
sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng Báocáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian
và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá,
dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lờivới lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả Việc lập vàtrình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kếtoán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”
Theo quy định của Chuẩn mực số 24, doanh nghiệp phải trình bày các luồngtiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinhdoanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Do đó kết cấu của báo cáo lưuchuyển tiền tệ gồm có 3 phần:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư;
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Trang 21Việc phân loại và báo cáo luồng tiền theo các hoạt động sẽ cung cấp thôngtin cho người sử dụng đánh giá được ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tìnhhình tài chính và đối với lượng tiền và các khoản tương đương tiền tạo ra trong kỳcủa doanh nghiệp
*Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận của báo cáo tài chính, được lập để cung câp và giải thích sổ sung những thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa thể trình bày chi tiết và giải thích rõ ràng được, hoặc do yêu cầu của các Chuẩn mực kế toán cụ thể.
Mục đích của Thuyết minh báo cáo tài chính là để giải trình, thuyết minh các
số liệu tổng hợp về hiện trạng tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động của doanhnghiệp trong kỳ, do đó cung cấp thông tin đáp ứng được yêu cầu của đối tượng sửdụng
- Cung cấp cho người sử dụng khái quát về tình hình tài chính, hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng, niên độ kếtoán, đơn vị tiền tệ, tạo điếu kiện cho người sử dụng tìm hiểu về báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin về cơ sở đánh giá và các chính sách kế toán được lựachọn, áp dụng cho các giao dịch và sự kiện quan trọng giúp người sử dụng hiểuđược cơ sở lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp
- Giải trình thuyết minh các số liệu tổng hợp bằng cách cung cấp nhữngthông tin chi tiết hoặc thông tin bổ sung chưa được trình bày trong báo cáo tài chínhkhác giúp người sử dụng phân tích, đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện tình hìnhtài chính, kinh doanh và lưu chuyển tiền của doanh nghiệp
Bản Thuyết minh báo cáo tài chính có kết cấu và nội dung quy định tại mẫu
số B09-DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộtrưởng Bộ tài chính Bản Thuyết minh báo cáo tài chính phải được trình bày mộtcách có hệ thống, mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thôngtin liên quan trong Bản Thuyết minh báo cáo tài chính
1.4.2 Báo cáo tài chính hợp nhất
Hợp nhất kinh doanh luôn cho kết quả là sự xuất hiện của một đơn vị kế toánmới, bất kể đơn vị đó có phải là một chủ thể pháp lý hay không Đơn vị kế toán đóphải lập báo cáo tài chính, do vậy phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính lập cho toàn bộ nhóm công ty
mẹ - công ty con với tư cách là một thực thể kinh tế Báo cáo tài chính hợp nhất cóđặc điểm là không có tính pháp lý về nghĩa vụ tài chính của tập đoàn bởi vì tập đoàn
Trang 22không có tư cách pháp nhân Báo cáo tài chính hợp nhất chỉ có tính pháp lý vềnghĩa vụ lập và trình bày khi nghĩa vụ này được thể chế hoá trong hệ thống pháp lýcủa một quốc gia Báo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trong đốivới những đối tượng sử dụng thông tin kế toán về một tập đoàn Việc loại trừ ảnhhưởng của các giao dịch nội bộ tập đoàn giúp người sử dụng thông tin kế toán đánhgiá chính các hơn về thực trạng tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanhcủa toàn bộ nhóm công ty với tư cách là một thực thể kinh tế duy nhất hoạt độngdưới sự kiểm soát của công ty mẹ: Đánh giá tình hình tài chính của tập đoàn: Cấutrúc vốn; năng lực tài chính và các thông tin trên thị trường chứng khoán; Đánh giáhoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh; sự phát triển của từng lĩnhvực hoạt động; dự báo tình hình hoạt động trong tương lai; tình hình mua và thanh
lý các đơn vị kinh doanh
Thông qua đó, các nhà quản lý công ty mẹ - những người chịu trách nhiệmkiểm soát nguồn lực và hoạt động của nhóm công ty có thể ra các quyết định có liênquan đến hoạt động của tập đoàn; các cổ đông hiện tại và tương lai của công ty me,những người quan tâm đến khả năng sinh lời củ mọi hoạt động mà cong ty mẹ kiểmsoat có thể ra các quyết định đầu tư; các chủ nợ có thể đánh giá sự ảnh hưởng củacác hoạt động ở công ty con do công ty mẹ kiểm soát đến khả năng trả nợ của công
ty mẹ Thiết lập hệ thống pháp lý kế toán báo cáo tài chính hợp nhất là cần thiếtnhằm bảo vệ lợi ích của những người sử dụng thông tin kế toán hợp nhất, đồng thờiđảm bảo cho các báo cáo tài chính hợp nhất duy trì và đáp ứng được yêu cầu đặt rađối với thông tin kế toán nói chung, thông tin kế toán hợp nhất nói riêng Đó là lý
do tại sao phải có Chuẩn mực về hợp nhất báo cáo tài chính Báo cáo tài chính hợpnhất được xác định là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báocáo tài chính của một doanh nghiệp Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất phải đượcthực hiện dựa trên cơ sở tuân thủ Chuẩn mực số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”,Chuẩn mực số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất” và các Chuẩn mực kế toán liên quankhác
Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất thuộc quy định pháp lý của Việt Nam gồm:
- Bảng cân đối kế toán hợp nhất
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
-Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất
Phạm vi của việc lập báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất được lập để phản ánh tình hình tài chính và kếtquả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ - công ty con, các Tổng công ty nhà nướchoạt đọng theo mô hình công ty mẹ - con Tất cả các công ty mẹ phải lập và trìnhbày báo cáo tài chính hợp nhất, trừ khi công ty mẹ đồng thời là công ty con bị mộtcông ty khác sở hữu toàn bộ (hoặc gần như toàn bộ nghĩa là trên 90% quyền biểu
Trang 23quyết) và được cổ đông thiểu số trong công ty chấp thuận không phải lập báo cáotài chính hợp nhất Công ty mẹ lập báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất tất cảcác công ty con trong và ngoài nước (kể cả công ty con có hoạt động kinh doanhkhác biệt với hoạt động của các thành viên khác của tập đoàn), trừ khi công ty conchỉ được mua và nắm giữ vì mục đích bán lại trong vòn 12 tháng hoặc hoạt độngcủa công ty con bị hạn chế trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến khả năng chuyểnvốn cho công ty mẹ.
Chính sách kế toán, niên độ kế toán khi hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất phải được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kếtoán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnhtương tự trong nội bộ tập đoàn Các báo cáo tài chính riêng của các công ty thànhviên tập đoàn được sử dụng cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất phải được lậpcho cùng một kỳ kế toán cuối năm Trường hợp có sự khác biệt về kỳ kế toán thì sựkhác biệt cho phép không quá 3 tháng Trường hợp có sự khác biệt vượt quá 3 thángthì công ty con phải lập bổ sung báo cáo tài chính có cùng kỳ kế toán năm với tậpđoàn để phục vụ hợp nhất báo cáo tài chính Ngoài ra công ty con cũng có thể thayđổi ngày kết thúc niên độ kế toán cho phù hợp với công ty mẹ nếu sự điều chỉnh đókhông ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động kinh doanh
Phương pháp lập và trình bày các yếu tố trên Báo cáo tài chính hợp nhất
Các bước cơ bản khi áp dụng phương pháp hợp nhất:
Bước 1: Hợp cộng các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ và các Công ty con trong Tập đoàn
Bước 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư của Công ty mẹ trong
từng Công ty con và phần vốn của Công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của Công tycon và ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có)
Bước 3: Phân bổ lợi thế thương mại (nếu có).
Bước 4: Tách lợi ích của cổ đông thiểu số.
Bước 5: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong Tập đoàn, cụ thể như
sau:
- Doanh thu, giá vốn của hàng hoá, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị trongnội bộ Tập đoàn, kinh phí quản lý nộp Tổng công ty, kinh phí của Công ty thànhviên, lãi đi vay và thu nhập từ cho vay giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn, cổtức đã phân chia và đã ghi nhận phải được loại trừ toàn bộ
- Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ Tậpđoàn đang nằm trong giá trị tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố định, ) phải đượcloại trừ hoàn toàn
Trang 24- Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đang phảnánh trong giá trị tài sản như hàng tồn kho hoặc tài sản cố định phải được loại bỏ trừkhi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được.
- Số dư các khoản mục phải thu, phải trả trên Bảng cân đối kế toán giữa cácđơn vị trong cùng Tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn
Bước 6: Lập các Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp
các chỉ tiêu hợp nhất
Bước 7: Lập Báo cáo tài chính hợp nhất căn cứ vào Bảng tổng hợp các chỉ
tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ
Các bút toán hợp nhất:
Để thực hiện các bước công việc trên, kế toán phải sử dụng các bút toán hợpnhất Bút toán hợp nhất chỉ sử dụng cho mục tiêu lập Báo cáo tài chính hợp nhất màkhông được dùng để ghi sổ kế toán tổng hợp, chi tiết để lập Báo cáo tài chính riêngcủa doanh nghiệp Bút toán hợp nhất thực hiện theo các quy định cụ thể như sau:
(1) Điều chỉnh tăng các chỉ tiêu thuộc phần tài sản của Bảng cân đối kế toánbằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu cần điều chỉnh Riêng các chỉ tiêu sau thuộc phần tàisản sẽ được điều chỉnh tăng bằng cách ghi Có cho chỉ tiêu cần điều chỉnh:
- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn;
- Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi;
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi;
- Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định hữu hình;
- Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định thuê tài chính;
- Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định vô hình;
- Giá trị hao mòn luỹ kế bất động sản đầu tư;
- Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
(2) Điều chỉnh tăng các chỉ tiêu thuộc phần Nợ phải trả và vốn chủ sở hữucủa Bảng cân đối kế toán bằng cách ghi Có cho chỉ tiêu cần điều chỉnh; riêng chỉtiêu cổ phiếu quỹ sẽ được điều chỉnh tăng bằng cách ghi Nợ
(3) Điều chỉnh tăng các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác trong Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh bằng cách ghi Có cho chỉ tiêu cần điều chỉnh
(4) Điều chỉnh tăng các chỉ tiêu chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí quản lýdoanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí khác, chi phí thuế TNDN)trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu cần điềuchỉnh
(5) Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu thuộc phần tài sản của Bảng cân đối kế toánbằng cách ghi Có cho chỉ tiêu cần điều chỉnh; riêng các chỉ tiêu sau thuộc phần tàisản sẽ được điều chỉnh giảm bằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu điều chỉnh:
- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn;
- Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi;
Trang 25- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi;
- Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định hữu hình;
- Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định thuê tài chính;
- Giá trị hao mòn luỹ kế tài sản cố định vô hình;
- Giá trị hao mòn luỹ kế bất động sản đầu tư;
- Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
(6) Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu thuộc phần Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữucủa Bảng cân đối kế toán bằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu cần điều chỉnh; riêng chỉtiêu cổ phiếu quỹ sẽ được điều chỉnh giảm bằng cách ghi Có
(7) Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác trong Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh bằng cách ghi Nợ cho chỉ tiêu cần điều chỉnh
(8) Điều chỉnh giảm các chỉ tiêu chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí quản lýdoanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp, chi phí khác) trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách ghi Cócho chỉ tiêu cần điều chỉnh
(9) Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số trong Báo cáo kết quả kinhdoanh được ghi tăng bằng cách ghi Nợ chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế của cổ đôngthiểu số và ghi giảm bằng cách ghi Có chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểusố
(10) Nguyên tắc xử lý ảnh hưởng của các chỉ tiêu điều chỉnh như sau: Nếutổng giá trị điều chỉnh đến các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhlàm giảm kết quả hoạt động kinh doanh thì kế toán sẽ kết chuyển số điều chỉnhgiảm này sang chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong Bảng cân đối kếtoán bằng cách ghi Nợ vào chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và ghi Cóvào chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế TNDN của Tập đoàn Và ngược lại, nếu tổng giá trịđiều chỉnh đến các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh làm tăngkết quả hoạt động kinh doanh thì kế toán sẽ kết chuyển số điều chỉnh tăng này sangchỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong Bảng cân đối kế toán bằng cáchghi Có chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và ghi Nợ vào chỉ tiêu Lợi nhuậnsau thuế TNDN của Tập đoàn
Các bút toán điều chỉnh phải tuân thủ nguyên tắc cân đối trong kế toán theo
đó tổng phát sinh Nợ phải bằng với tổng phát sinh Có trong một bút toán
Lập các bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh và bảng tổng hợp chỉ tiêu hợp nhất:
Căn cứ vào các bút toán hợp nhất đã được lập, kế toán phải lập Bảng tổnghợp các bút toán điều chỉnh Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh được lập chotừng chỉ tiêu phải điều chỉnh khi hợp nhất Trên cơ sở Báo cáo tài chính riêng củaCông ty mẹ và các Công ty con trong Tập đoàn và các Bảng tổng hợp các bút toánđiều chỉnh, kế toán phải lập Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất Bảng này được
Trang 26lập nhằm tổng hợp các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính của Công ty mẹ và các Công
ty con trong Tập đoàn đồng thời tổng hợp các bút toán điều chỉnh để xác định cácchỉ tiêu trong Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty mẹ không bắt buộc phải lập Bảngtổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất theo đúngmẫu quy định trong Thông tư này mà có thể tự thiết kế các mẫu biểu tổng hợp chophù hợp với đặc thù hoạt động, yêu cầu quản lý và cấu trúc của từng Tập đoàn
Các nghiệp vụ cơ bản trong quá trình hợp nhất
Thứ nhất: Xác định quyền kiểm soát, tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ đối với Công
ty con và tỷ lệ lợi ích của các cổ đông thiểu số
Quyền kiểm soát được xem là tồn tại khi Công ty mẹ nắm giữ trực tiếp hoặcgián tiếp thông qua các Công ty con khác trên 50% quyền biểu quyết ở Công ty contrừ những trường hợp đặc biệt khi có thể chứng minh được rằng việc nắm giữ nóitrên không gắn liền với quyền kiểm soát Cụ thể theo các trường hợp sau:
(1) Công ty mẹ có thể nắm giữ trực tiếp quyền biểu quyết ở Công ty conthông qua số vốn Công ty mẹ đầu tư trực tiếp vào Công ty con
(2) Công ty mẹ có thể nắm giữ gián tiếp quyền biểu quyết tại một Công tycon thông qua một Công ty con khác trong Tập đoàn
Thứ hai: Loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ vào Công ty con tại ngày mua
Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm, kế toán phải loại trừ giá trị ghi
sổ của khoản đầu tư của Công ty mẹ trong Công ty con tại ngày mua
Nguyên tắc loại trừ: Trong Báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị ghi sổ của
khoản đầu tư của Công ty mẹ trong từng Công ty con và phần sở hữu của Công ty
mẹ trong vốn chủ sở hữu của Công ty con tại ngày mua phải được loại trừ hoàntoàn Lợi thế thương mại và chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của cáckhoản mục tài sản và nợ phải trả nếu có phát sinh trong quá trình hợp nhất được ghinhận phù hợp với quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhấtkinh doanh Lãi hoặc lỗ phát sinh sau ngày mua không ảnh hưởng đến các chỉ tiêuphải loại trừ khi thực hiện việc loại trừ khoản đầu tư của Công ty mẹ trong từngCông ty con và phần sở hữu của Công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của Công ty contại ngày mua
Trường hợp sau ngày mua Công ty con trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế chưaphân phối tại ngày mua thì khi có thông báo chia cổ tức, trong Báo cáo tài chínhriêng Công ty mẹ phải ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào Công ty con số tiền cổ tứcđược phân chia và Công ty con phải ghi giảm chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phânphối số tiền cổ tức đã phân chia Do đó khi lập bút toán loại trừ giá trị khoản đầu tưcủa Công ty mẹ và phần sở hữu của Công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của từngCông ty con tại ngày mua, kế toán phải xác định lại số tiền điều chỉnh giảm đối vớichỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và chỉ tiêu đầu tư vào Công ty con
Trang 27Trường hợp sau ngày mua Công ty con trích lập các quỹ từ lợi nhuận sauthuế chưa phân phối tại ngày mua thì tổng số vốn chủ sở hữu tại ngày mua khôngthay đổi mà chỉ có sự thay đổi các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu tại ngày mua.Trường hợp này, khi loại trừ giá trị khoản đầu tư của Công ty mẹ và phần sở hữucủa Công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của Công ty con, kế toán phải xác định lạiphần sở hữu của Công ty mẹ trong từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu tại ngày muacủa Công ty con sau ngày mua.
Nếu sau ngày mua Công ty con trích lập các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu hoặcquyết định tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu từ các quỹ mà trong số tiền đó có phầnthuộc nguồn gốc từ các chỉ tiêu trước ngày mua, thì tổng vốn chủ sở hữu tại ngàymua không thay đổi mà chỉ có sự thay đổi các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu tạingày mua Trường hợp này, khi loại trừ giá trị khoản đầu tư của Công ty mẹ vàphần sở hữu của Công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của Công ty con, kế toán phảixác định lại phần sở hữu của Công ty mẹ trong từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữucủa Công ty con sau ngày mua
Bút toán điều chỉnh: Để loại trừ giá trị ghi sổ khoản mục "Đầu tư vào công
ty con” trong báo cáo của Công ty mẹ với phần sở hữu của Công ty mẹ trong vốnchủ sở hữu tại ngày mua của các Công ty con, kế toán phải tính toán giá trị phần sởhữu của Công ty mẹ trong từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu tại ngày mua củaCông ty con, đồng thời tính toán lợi thế thương mại phát sinh (nếu có) tại ngày mua,ghi:
Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ Thặng dư vốn cổ phần
Nợ Vốn khác của chủ sở hữu
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Nợ Quỹ đầu tư phát triển
Nợ Quỹ dự phòng tài chính
Nợ Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nợ Lợi thế thương mại (Nếu có)
…
Có Đầu tư vào công ty con
Bút toán loại trừ này được thực hiện tại thời điểm mua và khi lập Báo cáo tàichính hợp nhất các kỳ sau ngày mua
Trường hợp các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu tại ngày mua có giá trị âm thìkhi loại trừ các chỉ tiêu này kế toán ghi Có vào chỉ tiêu đó thay vì ghi Nợ như búttoán trên
Trường hợp Công ty mẹ và Công ty con cùng đầu tư vào một Công ty conkhác mà trong Báo cáo tài chính riêng của Công ty con khoản đầu tư vào Công ty
Trang 28con kia trong Tập đoàn được phản ánh trong chỉ tiêu “Đầu tư vào Công ty liên kết”hoặc “Đầu tư dài hạn khác” thì khi loại trừ giá trị khoản đầu tư được ghi nhận bởiCông ty con của Tập đoàn, ghi:
Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ Thặng dư vốn cổ phần
Nợ Vốn khác của chủ sở hữu
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Nợ Quỹ đầu tư phát triển
Nợ Quỹ dự phòng tài chính
Nợ Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nợ Lợi thế thương mại (nếu có)
…
Có Đầu tư vào công ty con
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Có Đầu tư dài hạn khác
Trường hợp công ty mẹ đầu tư tiếp tục vào công ty con thì kế toán loại trừkhoản đầu tư bổ sung thêm bằng cách ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Nợ Lợi thế thương mại
Có Đầu tư vào công ty con
Thứ ba: Phân bổ lợi thế thương mại
Lợi thế thương mại phát sinh tại ngày mua được phân bổ dần vào kết quảhoạt động kinh doanh hợp nhất theo phương pháp đường thẳng trong thời giankhông quá 10 năm
Do Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở Báo cáo tài chính riêngcủa Công ty mẹ và các Công ty con nên khi phân bổ lợi thế thương mại kế toán phảiđiều chỉnh cả số đã phân bổ luỹ kế từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo Khi đãphân bổ hết lợi thế thương mại, kế toán vẫn phải lập bút toán điều chỉnh để phảnánh ảnh hưởng của số đã phân bổ đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và lợi thếthương mại cho đến khi thanh lý công ty con
Bút toán điều chỉnh: Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại trong kỳ đầu
tiên, kế toán xác định lợi thế thương mại phải phân bổ trong kỳ và ghi:
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ)
Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại phát sinh trong kỳ)
Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại từ kỳ thứ hai trở đi, kế toán phải phản ánh số phân bổ trong kỳ này và số luỹ kế đã phân bổ từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo và ghi nhận như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Số Lợi thế thương mại đã phân bổluỹ kế đến đầu kỳ)
Nợ Chi phí QL doanh nghiệp (Số Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ)
Trang 29Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại đã phân bổ luỹ kế đếncuối kỳ)
Sau khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, bút toán điều chỉnh sẽ như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Lợi thế thương mại)
Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại)
Thứ tư: Tách lợi ích của cổ đông thiểu số
Nguyên tắc tách lợi ích của cổ đông thiểu số
- Trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất, lợi ích của cổ đông thiểu số trong giátrị tài sản thuần của các Công ty con được xác định và trình bày thành một dòngriêng biệt Giá trị lợi ích của cổ đông thiểu số trong giá trị tài sản thuần của cácCông ty con hợp nhất, gồm:
+ Giá trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày mua được xác định phùhợp với Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”;
+ Lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu
kể từ ngày mua đến đầu năm báo cáo; và
+ Lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữuphát sinh trong năm báo cáo
-Các khoản lỗ tương ứng với phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong Công tycon được hợp nhất có thể lớn hơn số vốn của họ trong Công ty con Khoản lỗ vượttrên phần vốn của các cổ đông thiểu số này được tính giảm vào phần lợi ích củaCông ty mẹ trừ khi cổ đông thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng bù đắpcác khoản lỗ đó Nếu sau đó Công ty con có lãi, khoản lãi đó sẽ được phân bổ vàophần lợi ích của Công ty mẹ cho tới khi phần lỗ trước đây do Công ty mẹ gánh chịuđược bồi hoàn đầy đủ
-Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, lợi ích của cổ đôngthiểu số được xác định và trình bày riêng biệt trong mục "Lợi nhuận sau thuế của cổđông thiểu số" Lợi ích của cổ đông thiểu số được xác định căn cứ vào tỷ lệ lợi íchcủa cổ đông thiểu số và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các Công tycon
-Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của Công ty con hợp nhấttrên Bảng cân đối kế toán hợp nhất được trình bày ở mục C thuộc phần Nguồn vốn
“C- Lợi ích của cổ đông thiểu số - Mã số 439”
-Thu nhập của cổ đông thiểu số trong kết quả hoạt động kinh doanh củaCông ty con được phản ánh trong mục “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số -
Mã số 61”
Bút toán thực hiện: Để tách riêng giá trị khoản mục "Lợi ích của cổ đông
thiểu số" trong tài sản thuần của Công ty con trên Bảng cân đối kế toán hợp nhấtphải điều chỉnh giảm các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu như "Vốn đầu tư củachủ sở hữu”, "Quỹ dự phòng tài chính", "Quỹ đầu tư phát triển", "Lợi nhuận sau
Trang 30thuế chưa phân phối",… và điều chỉnh tăng khoản mục "Lợi ích của cổ đông thiểusố" trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất
Tách lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày đầu kỳ báo cáo: Căn cứ vào lợi
ích của cổ đông thiểu số đã được xác định tại ngày đầu kỳ báo cáo kế toán ghi:
Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ Thặng dư vốn cổ phần
Nợ Quỹ dự phòng tài chính
Nợ Quỹ đầu tư phát triển
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nợ Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái
…
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số
Trường hợp giá trị các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của Công ty con tạingày đầu kỳ là số âm thì kế toán ghi Có các khoản mục đó thay vì ghi Nợ vào cáckhoản mục đó như trong bút toán trên
Ghi nhận lợi ích của cổ đông thiểu số từ kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
- Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm có lãi, kế toán xác định lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập sau thuế của các Công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số
- Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm lỗ, kế toán xác định
số lỗ các cổ đông thiểu số phải gánh chịu trong tổng số lỗ của các công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
- Trường hợp trong kỳ đơn vị trích lập các quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, kế toán ghi:
Nợ Quỹ đầu tư phát triển
Nợ Quỹ dự phòng tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- Trường hợp trong năm đơn vị phân phối lợi nhuận và trả cổ tức cho các cổ đông thiểu số, kế toán căn cứ vào số phân chia cho các cổ đông thiểu số ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Thứ năm: Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ Tập đoàn
Nguyên tắc loại trừ: Trong Báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu và giá
vốn của hàng tiêu thụ trong nội bộ Tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ Các khoảnlãi, lỗ chưa thực hiện từ các giao dịch bán hàng đang phản ánh trong giá trị của
Trang 31hàng tồn kho cũng phải được loại trừ hoàn toàn Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện tronggiá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau:
Lãi hoặc lỗ chưa thực
hiện trong hàng tồn kho
cuối kỳ
=
Giá trị hàng tồn khocuối kỳ tính theo giábán nội bộ
-Giá trị của hàng tồn khocuối kỳ tính theo giá vốncủa bên bán hàngLãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phải được loạitrừ khỏi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, đồng thời lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giátrị hàng tồn kho đầu kỳ cũng phải được loại trừ khỏi giá vốn hàng bán trong kỳ
Việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giao dịch Công ty mẹ bán hàngcho Công ty con không ảnh hưởng đến việc phân chia lợi ích cho các cổ đông thiểu
số của Công ty con vì toàn bộ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện thuộc về Công ty mẹ
Trường hợp Công ty con ghi nhận lãi hoặc lỗ từ giao dịch bán hàng nội bộtrong Tập đoàn thì lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho phải đượcphân bổ giữa Công ty mẹ và các cổ đông thiểu số theo tỷ lệ lợi ích của các bên
Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch bán hàng nội bộ cũngphải được loại bỏ, trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được.Trường hợp giá bán hàng nội bộ thấp hơn giá gốc của hàng hóa mua vào, kế toánphải đánh giá khả năng bên mua hàng sẽ bán được hàng tồn kho này với giá cao hơngiá gốc của Tập đoàn Trường hợp xét thấy bên mua hàng không thể bán được hàngvới giá cao hơn giá gốc của Tập đoàn thì việc phản ánh khoản lỗ chưa thực hiện làphù hợp với việc ghi nhận hàng tồn kho theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trịthuần có thể thực hiện được của Tập đoàn do đó không cần phải thực hiện việc loạitrừ
Nếu đến cuối kỳ kế toán bên mua hàng vẫn chưa trả hết tiền thì khoản mụcphải thu của khách hàng và khoản mục phải trả cho người bán trên Bảng cân đối kếtoán hợp nhất cũng phải loại trừ số tiền còn nợ giữa các đơn vị trong Tập đoàn
Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính hợp nhất đã loại trừlãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch nội bộ, tuy nhiên cơ sở tính thuếcủa hàng tồn kho được xác định trên cơ sở hoá đơn mua hàng đã có lãi hoặc lỗ từcác giao dịch bán hàng nội bộ
Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh
từ giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sẽ làm cho giá trị ghi
sổ của hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính hợp nhất nhỏ hơn cơ sở tínhthuế của nó Trường hợp này sẽ phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời được khấutrừ theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này sẽ làm phát sinh tài sản thuế thu nhậphoãn lại, đồng thời làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong kỳcủa cả Tập đoàn Do đó, kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong
Trang 32Bảng cân đối kế toán hợp nhất và phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệphoãn lại trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giaodịch nội bộ chỉ được thực hiện khi chắc chắn rằng giá vốn xét trên phương diện Tậpđoàn đối với lô hàng này vẫn nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.Trong trường hợp đó, việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phátsinh từ giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sẽ làm cho giá trịghi sổ của hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính hợp nhất lớn hơn cơ sở tính thuếcủa nó Trường hợp này sẽ tạo ra chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và làm phátsinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả và làm tăng chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp hoãn lại của cả Tập đoàn Do đó, kế toán phải phản ánh thuế thu nhậphoãn lại phải trả trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và phải ghi tăng chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợpnhất
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu bán hàng nội bộ)
Có Giá vốn hàng bán (doanh thu bán hàng nội bộ - Lãi chưa thực hiệntrong hàng tồn kho cuối kỳ)
Có Hàng tồn kho (Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
Trường hợp lỗ:
- Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốccủa số hàng tồn kho tiêu thụ nội bộ (giá trị tại bên bán) thì kế toán không thực hiệnloại trừ lỗ chưa thực hiện mà chỉ loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bánnhư sau:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu bán hàng nội bộ)
Có Giá vốn hàng bán (doanh thu bán hàng nội bộ)
Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từgiao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ lớn hơn giá gốc của số hàng tồn kho trong nội
bộ (giá trị tại bên bán) thì kế toán thực hiện loại trừ khoản lỗ chưa thực hiện.Trường hợp này kế toán ghi:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu bán hàng nội bộ)
Nợ Hàng tồn kho (lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
Có Giá vốn hàng bán (doanh thu bán hàng nội bộ + lỗ chưa thực hiệntrong hàng tồn kho cuối kỳ)
Trang 33b) Loại trừ giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đầu kỳ doảnh hưởng của lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ khi bánhàng ở kỳ sau.
Lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ sẽ được chuyểnvào giá vốn hàng bán trong kỳ khi bên mua hàng bán hàng tồn kho được mua từ cácđơn vị trong nội bộ ra ngoài Tập đoàn làm tăng chỉ tiêu giá vốn hàng bán của cảTập đoàn Do đó trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất kế toán phảiloại trừ ảnh hưởng của lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ
đã được ghi nhận vào chỉ tiêu giá vốn hàng bán của kỳ này bằng cách ghi giảm giávốn hàng bán, đồng thời ghi giảm lợi nhuận chưa phân phối (đầu kỳ)
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ này, kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lãi chưa thực hiện trong hàng tồnkho đầu kỳ)
Có Giá vốn hàng bán (lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ)
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ này, kế toán ghi:
Nợ Giá vốn hàng bán (lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lỗ chưa thực hiện trong hàngtồn kho đầu kỳ)
c) Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do loại trừ lợinhuận chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ
- Trường hợp loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính hợp nhất làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ,
kế toán phải xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi nhận như sau:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Trường hợp loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính hợp nhất làm phát sinh chênh lệch tạm thời phải chịu thuế,
kế toán phải xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi nhận như sau:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại (chi phí thuế thu nhập hoãn lại phải trả )
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (chi phí thuế thu nhập hoãn lạiphải trả)
d) Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do loại trừ lãi hoặc
lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho đầu kỳ
Sang kỳ sau khi bên mua đã bán hàng tồn kho mua từ các đơn vị trong nội bộ
ra ngoài Tập đoàn, cùng với việc loại trừ lãi, lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn khođầu kỳ, kế toán phải tính toán ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
và ghi nhận như sau:
Trang 34- Trường hợp năm trước đã loại trừ lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho kế toán phải tính toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong kỳ ghi:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- Trường hợp năm trước đã loại trừ lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho kế toán phải tính toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại
đ) Điều chỉnh ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịchCông ty con bán hàng hoá cho Công ty mẹ đến lợi ích của cổ đông thiểu số
Khi loại trừ lãi chưa thực hiện của Công ty con, kế toán tính toán ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện đến lợi ích của cổ đông thiểu số và ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Khi loại trừ lỗ chưa thực hiện của Công ty con, kế toán tính toán ảnh hưởng của việc loại trừ lỗ chưa thực hiện đến lợi ích của cổ đông thiểu số và ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số
Thứ sáu: Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ
Nguyên tắc điều chỉnh: Các khoản thu nhập khác, chi phí khác, lãi hoặc lỗ
chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ Tập đoànphải được loại trừ hoàn toàn
Trong Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn, giá trị ghi sổ của TSCĐ(nguyên giá, hao mòn lũy kế) phải được điều chỉnh lại như thể không phát sinh giaodịch bán tài sản cố định trong nội bộ Tập đoàn Trường hợp tài sản cố định đượcbán có lãi thì chi phí khấu hao đang được ghi nhận trong Báo cáo tài chính riêng củabên mua tài sản cố định sẽ cao hơn chi phí khấu hao xét trên phương diện của cảTập đoàn, do đó trong Báo cáo tài chính hợp nhất kế toán phải điều chỉnh giảm chiphí khấu hao và hao mòn luỹ kế do ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố địnhtrong nội bộ Tập đoàn Khi loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cốđịnh trong nội bộ Tập đoàn thì giá trị ghi sổ của tài sản cố định trong Báo cáo tàichính hợp nhất sẽ nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó nên kế toán phải phản ánh tài sảnthuế thu nhập hoãn lại tương ứng với số lãi chưa thực hiện bị loại trừ khỏi giá trịTSCĐ Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, khoản mục Chi phí thuế thunhập doanh nghiệp hoãn lại cũng phải được ghi giảm số tiền tương ứng với thuế thunhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện của Tậpđoàn Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định giữacác đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sẽ được hoàn nhập dần hàng kỳ khi kế toán điềuchỉnh giảm chi phí khấu hao của Tập đoàn
Trang 35Trường hợp giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị thuộc Tập đoàn làm phátsinh một khoản lỗ thì giá trị ghi sổ của tài sản cố định xét trên phương diện Tậpđoàn sẽ lớn hơn cơ sở tính thuế của nó nên Báo cáo tài chính hợp nhất phải phảnánh được phần thuế thu nhập hoãn lại tương ứng với số lỗ chưa thực hiện nằm tronggiá trị TSCĐ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh được số tăng chiphí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tương ứng với việc tăng lợi nhuận của Tậpđoàn Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố định giữa các đơn
vị trong nội bộ Tập đoàn sẽ được hoàn nhập dần hàng kỳ khi kế toán điều chỉnhtăng chi phí khấu hao của Tập đoàn
Trường hợp phát sinh lãi hoặc lỗ chưa thực hiện từ giao dịch Công ty conbán TSCĐ trong nội bộ Tập đoàn thì khi xác định lợi ích của cổ đông thiểu số, kếtoán phải xác định phần lãi hoặc lỗ chưa thực hiện cần phân bổ cho các cổ đôngthiểu số và điều chỉnh lợi ích của cổ đông thiểu số
Bút toán điều chỉnh: Loại trừ thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận chưa
thực hiện và điều chỉnh lại giá trị ghi sổ của tài sản cố định phát sinh từ giao dịchbán tài sản cố định giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn trong kỳ
- Trường hợp giao dịch bán TSCĐ có giá bán nhỏ hơn nguyên giá tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Nguyên giá - giá bán)
Nợ Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế đến ngày bán)
Có Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ tại bên bán)
- Trường hợp giao dịch bán TSCĐ có giá bán lớn hơn nguyên giá tài sản cố định, kế toán ghi:
Nợ Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Giá bán - Nguyên giá)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế đến ngày bán)
Có Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ tại bên bán)
Loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố địnhgiữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn trong kỳ trước
- Trường hợp giao dịch bán tài sản cố định phát sinh lãi và nguyên giá tài sản cố định lớn hơn giá bán, kế toán ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Nguyên giá - Giá bán)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lãi gộp từ giao dịch bán TSCĐ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế)
- Trường hợp giao dịch bán tài sản cố định phát sinh lãi và nguyên giá tài sản cố định nhỏ hơn giá bán kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đầu kỳ (lãi gộp từ giao dịch bánTSCĐ)
Có Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Giá bán - Nguyên giá)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế)
Trang 36- Trường hợp giao dịch bán tài sản cố định phát sinh lỗ, kế toán ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Nguyên giá - Giá bán)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đầu kỳ (lỗ từ giao dịch bánTSCĐ nội bộ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Hao mòn luỹ kế)
Điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế do ảnh hưởng của lãi chưathực hiện trong giao dịch bán TSCĐ
Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện phản ánh trong giátrị TSCĐ đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ Tuỳ thuộcvào tài sản cố định được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lýdoanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ loại trừ chi phí khấu hao vào các khoản mụcchi phí tương ứng Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng củaCông ty mẹ và các Công ty con trong Tập đoàn nên khi lập Báo cáo tài chính hợpnhất cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong kỳ kế toán cònphải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn luỹ kế đã được điều chỉnh đến đầu kỳ báocáo
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động quản lý, kế toán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ)
Có Chi phí quản lý doanh nghiệp (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầukỳ)
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động bán hàng, kế toán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ)
Có Chi phí bán hàng (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầukỳ)
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong sản xuất sản phẩm, hoặc kinh doanh dịch vụ, kế toán phải xác định ảnh hưởng của chi phí khấu hao đến giá vốn hàng bán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ)
Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầukỳ)
Nếu việc loại trừ chi phí khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàngtồn kho thì kế toán phải phân bổ chi phí khấu hao phải loại trừ giữa giá vốn hàngbán và hàng tồn kho để loại trừ cho phù hợp Trong trường hợp đó bút toán loại trừnhư sau:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh luỹ kế đến cuối kỳ)
Có Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Hàng tồn kho (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầukỳ)
Trang 37Điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế do ảnh hưởng của lỗ chưathực hiện trong giá trị còn lại của TSCĐ.
Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lỗ chưa thực hiện phản ánh trong giá trịcòn lại của TSCĐ đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn luỹ kế đến cuối kỳ.Tuỳ thuộc vào tài sản cố định được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trongquản lý doanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ bổ sung chi phí khấu hao vào cáckhoản mục chi phí tương ứng Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tàichính riêng của Công ty mẹ và các Công ty con trong Tập đoàn nên khi lập Báo cáotài chính hợp nhất cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong
kỳ, kế toán còn phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn luỹ kế đã được điều chỉnhđến đầu kỳ báo cáo
- Trường hợp tài sản được dùng trong quản lý, kế toán ghi:
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ)
- Trường hợp tài sản được dùng trong bán hàng, kế toán ghi:
Nợ Chi phí bán hàng (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ)
- Trường hợp tài sản được dùng sản xuất, kế toán ghi:
Nợ Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ).Nếu việc loại trừ chi phí khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàngtồn kho thì kế toán phải phân bổ ảnh hưởng của chi phí khấu hao được loại trừ giữahai chỉ tiêu giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cuối kỳ và ghi:
Nợ Giá vốn hàng bán (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Hàng tồn kho (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (số điều chỉnh luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (số điều chỉnh lũy kế đến cuối kỳ).Ghi nhận ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do ảnh hưởng của giaodịch bán tài sản cố định trong nội bộ Tập đoàn khi tài sản vẫn đang sử dụng
Kế toán phải xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giaodịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn và phản ánh ảnh hưởng củathuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đến Báo cáo tài chính
Đồng thời với việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cốđịnh giữa các đơn vị nội bộ trong Tập đoàn, kế toán ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Các kỳ sau kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh từ việc loại trừlãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định kỳ trước ghi:
Trang 38Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Đồng thời với việc loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cốđịnh giữa các đơn vị nội bộ trong Tập đoàn, kế toán ghi:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Các kỳ sau kế toán điều chỉnh ảnh hưởng của thuế phát sinh từ việc loại trừ
lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định kỳ trước ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Ghi nhận ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do ảnh hưởng của việcđiều chỉnh chi phí khấu hao khi tài sản cố định vẫn đang sử dụng
Khi tài sản vẫn còn đang được sử dụng và đang được trích khấu hao thì đồngthời với việc điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí khấu hao tài sản cố định và hao mònluỹ kế tài sản cố định, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng về thuế thu nhập doanhnghiệp của việc điều chỉnh trên
Trường hợp loại trừ lãi từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ dẫn đếnviệc điều chỉnh giảm chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế, kế toán điều chỉnh ảnhhưởng của thuế như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việcloại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việc loạitrừ chi phí khấu hao trong kỳ)
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập luỹ
kế đến cuối kỳ)
Trường hợp loại trừ lỗ từ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ dẫn đếnviệc điều chỉnh tăng chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế, kế toán điều chỉnh ảnhhưởng của thuế như sau:
Nợ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (ảnh hưởng của thuế thu nhập luỹ kế đếncuối kỳ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (ảnh hưởng của thuế thu nhập
từ việc loại trừ chi phí khấu hao luỹ kế đến đầu kỳ)
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ việcloại trừ chi phí khấu hao trong kỳ)
Khi tài sản cố định vẫn còn đang được sử dụng nhưng đã khấu hao hết theonguyên giá thì toàn bộ lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch bán tài sản cố địnhtrong nội bộ Tập đoàn đã chuyển thành lãi thực của Tập đoàn thông qua việc giảmtrừ chi phí khấu hao hàng kỳ Từ thời điểm này không còn phát sinh thuế thu nhậphoãn lại
Ảnh hưởng của việc loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện đến lợi ích của cổ đôngthiểu số Giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn có thể ảnhhưởng đến lợi ích cổ đông thiểu số
Trang 39Nếu Công ty con là bên bán thì việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện sẽ ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty con và theo đó ảnh hưởng đến việc xácđịnh lợi ích của cổ đông thiểu số phát sinh trong kỳ.
Nếu Công ty con là bên mua thì việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện sẽảnh hưởng đến chi phí khấu hao tài sản cố định của Công ty con và theo đó ảnhhưởng đến việc xác định lợi ích của cổ đông thiểu số phát sinh trong kỳ
Sau khi xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiệntrong giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn, nếu lợi ích của cổđông thiểu số bị giảm xuống, kế toán ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Sau khi xác định ảnh hưởng của việc loại trừ lãi hoặc lỗ chưa thực hiện tronggiao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn, nếu lợi ích của cổ đôngthiểu số tăng lên, kế toán ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số
Ảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàntrong các năm trước đối với các TSCĐ đã được bên mua khấu hao hết theo nguyêngiá và vẫn đang sử dụng
Trường hợp giá bán nội bộ lớn hơn nguyên giá kế toán phải điều chỉnh bằng cách ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Nguyên giá – Giá bán)
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Nguyên giá – Giá bán)
Trường hợp giá bán nội bộ trước đây nhỏ hơn nguyên giá, kế toán ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Giá bán – Nguyêngiá)
Có Nguyên giá TSCĐ (Phần chênh lệch giữa Giá bán – Nguyên giá).Các trường hợp này không phát sinh chênh lệch tạm thời và không ảnhhưởng đến thuế thu nhập hoãn lại
Trường hợp TSCĐ mua từ một đơn vị trong nội bộ Tập đoàn được bán khi chưa khấu hao hết.
Khi TSCĐ mua từ một đơn vị trong nội bộ Tập đoàn được bán khi chưa khấuhao hết thì kế toán phải phản ánh việc hoàn nhập giá trị còn lại của tài sản thuế thunhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện còn nằmtrong giá trị còn lại của TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Thứ bảy: Điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn
Trang 40Nguyên tắc điều chỉnh: Trường hợp một đơn vị trong Tập đoàn bán hàng
hoá, thành phẩm cho đơn vị khác trong Tập đoàn sử dụng làm tài sản cố định thìtoàn bộ doanh thu bán hàng hoá, giá vốn hàng bán và lợi nhuận chưa thực hiệntrong nguyên giá TSCĐ phải được loại trừ hoàn toàn Đồng thời nếu giao dịch bánhàng nội bộ có lãi thì chi phí khấu hao đang được ghi nhận trong Báo cáo tài chínhriêng của bên mua tài sản cố định sẽ cao hơn chi phí khấu hao xét trên phương diệncủa cả Tập đoàn, do đó trong Báo cáo tài chính hợp nhất kế toán phải điều chỉnh chiphí khấu hao và hao mòn luỹ kế do ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn khothành tài sản cố định trong nội bộ Tập đoàn
Khi loại trừ lãi chưa thực hiện trong nguyên giá tài sản cố định trong nội bộTập đoàn thì giá trị ghi sổ của tài sản cố định trong Báo cáo tài chính hợp nhất sẽnhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó nên kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãnlại tương ứng với số lãi chưa thực hiện nằm trong nguyên giá TSCĐ Trong Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh, khoản mục Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãnlại cũng phải được ghi giảm số tiền tương ứng với thuế thu nhập doanh nghiệp hoãnlại phát sinh từ việc giảm lợi nhuận của Tập đoàn Tài sản thuế thu nhập hoãn lạiphát sinh do việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong nguyên giá tài sản cố định của bênmua hàng sẽ được hoàn nhập dần hàng kỳ khi kế toán điều chỉnh giảm chi phí khấuhao của Tập đoàn
Trường hợp hàng tồn kho được bán lỗ thường thể hiện lợi ích kinh tế manglại trong tương lai của tài sản nhỏ hơn giá gốc của nó Trường hợp này kế toán sẽkhông loại trừ lỗ từ giao dịch bán hàng trong nội bộ Tập đoàn trừ khi chắc chắnrằng khoản lỗ này có thể được thu hồi Khi loại trừ lãi (lỗ) chưa thực hiện phát sinh
từ lợi nhuận trong giao dịch Công ty con bán hàng hoá, thành phẩm thì kế toán phảixác định phần lãi, lỗ chưa thực hiện cần phân bổ cho các cổ đông thiểu số khi xácđịnh lợi ích của cổ đông thiểu số
Bút toán điều chỉnh
a) Bút toán loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận chưa thực hiệntrong nguyên giá tài sản cố định phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ mà hànghoá, thành phẩm của bên bán được sử dụng là tài sản cố định của bên mua
- Trường hợp giao dịch nội bộ làm phát sinh lãi chưa thực hiện, kế toán điều chỉnh như sau:
Nợ doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ (doanh thu bán hàng nội bộ)
Có giá vốn hàng bán (giá vốn hàng tiêu thụ nội bộ)
Có nguyên giá TSCĐ (lãi chưa thực hiện)
b) Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch nội bộ trong đóhàng hoá, thành phẩm tại bên bán được sử dụng là tài sản cố định tại bên mua phátsinh trong kỳ trước
Nợ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lãi chưa thực hiện)