Chương II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BCTC CỦA TỔNG CÔNG TY BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Báo cáo tình hình thực trạng tài chính doanh nghiệp (Trang 45 - 50)

CÔNG TY BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY VIỆT NAM

2.1, TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY VIỆT NAM: VIỆT NAM:

2.1.1. Quá trình hình thành của Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay Việt Nam

Ngành quản lý bay dân dụng Việt Nam ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của ngành Hàng Không Việt Nam từ ngày 15/01/1956.

Trước khi được chuyển đổi thành Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay Việt Nam. Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam được chuyển đổi từ Công ty Quản lý bay theo Quyết định số 746-QĐ/TCCB-LĐ ngày 20/04/1993 của Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải và chính thức đi vào hoạt động từ 01/07/1993. Theo nghị định số 68/CP ngày 25/10/1995 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Cục hàng không Việt Nam thì Trung tâm được xác định là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu tài khoản riêng trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Trung tâm có 4 đơn vị trực thuộc là: Trung tâm quản lý bay Hà Nội, Trung tâm quản lý bay Đà Nẵng, Trung tâm quản lý bay Hồ Chí Minh, Trung tâm thông tin Hàng không Gia Lâm. Ngày 24/01/1998 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định sô 15/1998/QĐ-TTg chuyển Trung tâm từ đơn vị sự nghiệp có thu sang doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trực thuộc Cục Hàng Không Việt Nam

Từ ngày 19 tháng 06 năm 2008 Bộ Giao Thông vân tải đã ban hanh Quyết định số 1789/QĐ-BGTVT về việc thành lập Tổng Công ty Bảo Đảm hoạt động bay Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công ích, trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam, theo đó Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam sẽ được tổ chức lại thành Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam

Tæng c«ng ty thực hiện chức năng cơ bản: Điều hành, cung ứng dịch vụ không lưu an toàn, điều hoà, hiệu quả cho tất cả các tàu bay dân dụng hoạt động tại các Cảng Hàng không trên một vùng lãnh thổ nhất định và các vùng thông báo bay (FIR) do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) giao cho Tổng công ty của một quốc gia nào đó điều hành, trực tiếp cung cấp các dịch vụ: Kiểm soát không lưu (đường dài, tiếp cận, tại sân), không báo, viễn thông hàng không (thông tin, dẫn đường, giám sát), khí tượng hàng không và tìm kiếm - cứu nạn hàng không. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quốc phòng trong việc Quản lý vùng trời đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia.

* Nhiệm vụ của Tổng công ty:

Phối hợp hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc cung ứng dịch vụ điều hành bay cho tàu bay hoạt động công vụ, các hoạt động bay khác không nhằm mục đích dân dụng trong nước và quốc tế. Phối hợp hiệp đồng với các Cảng Hàng không, sân bay, các cơ quan đơn vị có liên quan trong và ngoài ngành Hàng không dân dụng trong việc tổ chức và triển khai công tác tìm kiếm - cứu nạn tầu bay. Xử lý các tình huống can thiệp bất hợp pháp khi tàu bay dân dụng đang hoạt động theo quy định của tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quốc phòng trong việc Quản lý vùng trời, tuân thủ các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ chủ quyền vùng trời quốc gia. Được quyền cấp phép bay theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO.

Lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về đầu tư phát triển chuyên ngành Quản lý bay. Tổ chức thực hiện theo phân cấp các kế hoạch đã được phê duyệt. Tham gia xây dựng, bổ sung sửa đổi, điều chỉnh các định mức kinh tế kĩ thuật, định mức lao động, các loại giá và phí điều hành bay trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai áp dụng.

Xây dựng các đề án, kế hoạch: Phát triển nguồn nhân lực, mua sắm sửa đổi trang thiết bị, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, dây chuyền công nghệ mới, các dự án hợp tác, liên doanh với trong và ngoài nước trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Nghiên cứu biên soạn, biên dịch, xuất bản và phát hành các tài liệu, sơ đồ, bản đồ và các ấn phẩm khác thuộc chuyên ngành Quản lý bay theo đơn đặt hàng của cơ quan Hàng không cấp cao ở nước sở tại.

Được xuất nhập khẩu trực tiếp các thiết bị, phương tiện thuộc chuyên ngành Quản lý bay. Đước thiết kế, thi công, lắp đặt các trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Được bảo dưỡng sửa chữa các trang thiết bị, vật tư chuyên ngành và các lĩnh vực có liên quan. Nghiên cứu sản xuất các cấu kiện, phụ tùng trang thiết bị chuyên ngành để thay thế nhập khẩu, đáp ứng các yêu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tận dụng có hiệu quả các nguồn lực của Tổng công ty nhưng không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch mà Tổng công ty được giao hoặc thay đổi vốn, tài sản. Bảo đảm hoạt động đúng pháp luật và phải được cấp có thẩm quyền cho phép.

Tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường do các hoạt động của Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay gây ra.

2.1.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay Việt Nam Nam

Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay nói chung có thể có rất nhiều hoạt động như: Sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác đựơc giao theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ theo chỉ tiêu kế hoạch; Chuyển nhượng thay thế, cho thuê, thế chấp cầm cố tài sản thuộc quyền quản

lý của Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay trên nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn, phù hợp với đặc thù chuyên ngành Quản lý bay; Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay có thể thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ, trang thiết bị vật tư chuyên ngành đáp ứng yêu cầu về hiện đại hoá ngành Quản lý bay dân dụng, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, phù hợp với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng quốc tế..v..v.. Song có thể nói một hoạt động chính, đặc biệt quan trọng đối với Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay đó là hoạt động tổ chức Quản lý, cung ứng các dịch vụ điều hành bay.

Các công ty thành viên hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty không hạch toán doanh thu chi phí, các khoản doanh thu chi phí đều được tổng hợp về Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay. Phần doanh thu trong công ích phát sinh đều là phần thu hộ tổng công ty, phần kinh doanh sản xuất kinh doanh thêm đều sử dụng nguồn vốn và nhân lực của Tổng công ty đây là đặc thù riêng của Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay.

2.1.3. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay Việt Nam: bay Việt Nam:

Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay là doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn điều lệ, có sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích. Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng. Trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Tổng công ty.

Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của Tổng công ty bao gồm: Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng giám đốc; các Phó tổng giám đốc; Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc

*Ban lãnh đạo:

-Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty. Thanh viên Hội đồng quản trị do Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam

-Ban kiểm soát là cơ quan giúp Hội đồng quản trị để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Thành viên Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.

-Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, có trách nhiệm quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi được Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận. Trong

giai đoạn đầu thực hiện chuyển đổi tổ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc.

-Các phó tổng giám đốc giúp cho Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công hoặc uỷ nhiệm của Tổng giám đốc. Các phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc.

-Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê và kiểm toán nội bộ của Tổng công ty. Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc.

*Bộ máy giúp việc: Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Văn phòng Tổng công ty. +Văn phòng Đảng- Đoàn. +Ban tổ chức cán bộ +Ban Huấn luyện- đào tạo +Ban kế hoạch- đầu tư +Ban Tài chính - kế toán +Ban kỹ thuật – công nghệ +Ban không lưu- không báo +Ban quản lý dự án.

*Các đơn vị hạch toán phụ thuộc:

-Công ty bảo đảm hoạt động bay Miền Bắc: Trụ sở chính đặt tại: Sân bay quôc tế Nội bài, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Công ty này được hình thành trên cơ sở chuyển nguyên trạng chức năng nhiệm vụ, vốn tài sản, trang thiết bị, lao động của Trung tậm quản lý bay Miền Bắc thành Công ty bảo đảm hoạt động bay Miền Bắc.Cơ chế hoạt động là đơn vị hạch toán phụ thuộc.

-Công ty Bảo đảm hoạt động bay Miền Trung: Trụ sở chính đặt tại: Sân bay quốc tế Đà Nẵng, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Công ty này được hình thành trên cơ sở chuyển nguyên trạng chức năng nhiệm vụ, vốn tài sản, trang thiết bị, lao động của Trung tậm quản lý bay Miền Trung thành Công ty bảo đảm hoạt động bay Miền Trung.Cơ chế hoạt động là đơn vị hạch toán phụ thuộc.

-Công ty Bảo đảm hoạt động bay miền Nam: Trụ sở chính đặt tại: Số 22 Trần Quốc Hoàn, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty này được hình thành trên cơ sở chuyển nguyên trạng chức năng nhiệm vụ, vốn tài sản, trang

thiết bị, lao động của Trung tậm quản lý bay Miền Nam thành Công ty bảo đảm hoạt động bay Miền Bắc.Cơ chế hoạt động là đơn vị hạch toán phụ thuộc.

-Trung tâm Hiệp Đồng điều hành bay: Trụ sở chính đặt tại: Sân bay Gia lâm, quận Long biên, thành phố Hà Nội. Cơ chế hoạt động là đơn vị hạch toán phụ thuộc.

-Công ty dịch vụ kỹ thuật Bảo đảm hoạt động bay: Trụ sở chính đặt tại: Sân bay Gia lâm, quận Long biên, thành phố Hà Nội. Có chi nhánh đặt tại 58 Trường Sơn, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty này được hình thành trên cơ sở chuyển nguyên trạng chức năng nhiệm vụ, vốn tài sản, trang thiết bị, lao động của Trung tâm Dịch vụ lỹ thuật quản lý bay sang Công ty Dịch vụ kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay. Hiện nay công ty là đơn vị hạch toán phụ thuộc.

Cho đến hiện nay Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay Việt Nam đang bước đầu chuyển đổi, và vẫn chưa hoàn thiện được cơ cấu tổ chức đồng bộ. Mục tiêu đặt ra đó là sự phát triển về lượng và chất, mở rộng các công ty hạch toán độc lập; thành lập thêm các công ty mới, có cả đơn vị sự nghiệp. Và tiến tới sau năm 2009 Tổng công ty sẽ phát triển, tách một số dịch vụ để thành lập thêm các công ty TNHH, công ty cổ phần liên doanh, liên kết…

SƠ ĐỒ 01 : MÔ HÌNH TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY BẢO ĐẢM

HOẠT ĐỘNG BAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Báo cáo tình hình thực trạng tài chính doanh nghiệp (Trang 45 - 50)