Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trang 1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
7 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
13 Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạng
Trang 2DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Bảng tài trợ (Bảng mẫu)
Bảng1.2: Các khoản mục chủ yếu của Bảng cân đối kế toán
Bảng 1.3: Các khoản mục chủ yếu trong Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của chi nhánh giai đoạn 2005-2007
Bảng2.3: Chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHCT Ba Đình trong 3 năm qua Bảng 2.4: Tình hình kết quả nghiệp vụ bảo lãnh trong những năm vừa qua Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2005-2007
Bảng 2.6: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH CP XD&TM Đông Cường Bảng 2.7: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH cổ phần xây dựng và
thương mại Đông Cường
Bảng 2.8: Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của NHCT Ba Đình về công ty
TNHH cổ phần XD & TM Đông Cường
Bảng 2.9: Đánh giá tình hình tài chính của NHCT Ba Đình về Công ty TNHH
cổ phần XD & TM Đông Cường
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHCT Ba Đình
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh NHCT Ba Đình
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận của chi nhánh NHCT Ba Đình qua 3 năm gần đây
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển các Doanh nghiệpvừa và nhỏ đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, được coi làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củađất nước Đẩy mạnh phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thúc đẩy sự phát triểncho nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, tạo ranhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho nền kinh tế Điều đó cho thấy việc mở rộngcho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ hội đối với các Ngân hàngthương mại, song nó cũng mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng Có nhiều nguyênnhân dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng, song nguyên nhân thuộc về chủ quancủa người vay như sử dụng vốn không có hiệu quả, lừa đảo…; và nguyên nhânthuộc về ngân hàng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp…kết hợp với nhau có thể gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng
Như vậy, có thể thấy đối với các Ngân hàng thương mại rủi ro tín dụng luônthường trực hơn nữa lại diễn biến hết sức phức tạp và khó phòng tránh Bởi vậyhoạt động phân tích tài chính khách hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp ngânhàng ước lượng khả năng sinh lời cũng như mức độ rủi ro của khoản tín dụng từ đócân nhắc quyết định có tài trợ cho khách hàng hay không Đặc biệt, sự phát triểncủa các doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội
để phân tích tài chính chứng tỏ là có ích và vô cùng cần thiết và do vậy nâng caohiệu quả phân tích tài chính là vấn đề quang trọng hàng đầu cho các Ngân hàngnhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần vào sự phát triểncủa nền kinh tế
Nằm trong hệ thống các ngân hàng trên địa bàn thủ đô, chi nhánh Ngân hàngCông thương Ba Đình cũng có những biện pháp để nâng cao hiệu quả phân tích tàichính doanh nghiệp trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Cũng xuất phát
từ lý do đó, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh
Trang 4nghiệp trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình” để nghiên cứu.
Đề tài gồm những nội dung chính sau đây:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay đối doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Ba Đình
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHCT Ba Đình
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tìnhcủa thầy giáo Hoàng Xuân Quế và các anh chị cán bộ tín dụng phòng khách hàng số
2 tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình đã tạo mọi điều kiện cho em hoànthành tốt chuyên đề thực tập này Qua đây em xin được chân thành cảm ơn tới thầygiáo hướng dẫn và các anh chị cán bộ nhân viên Ngân hàng
Trang 5CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thế nào là Doanh nghiệp vừa và nhỏ? Rất nhiều các quốc gia, các cơ quan,
tổ chức, các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra những chỉ tiêu khác nhau để xác địnhDNVVN nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý và nghiên cứu của mình.Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định quy mô doanhnghiệp dựa trên hai tiêu thức chủ yếu: tổng vốn kinh doanh và tổng số lao động đểphân biệt quy mô lớn với quy mô vừa và nhỏ Ở Việt Nam, căn cứ theo QĐ 48 dẫnchiếu Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về “ Trợ giúp
phát triển DNVVN” điều 3 của NĐ 90 định nghĩa về DNVVN như sau: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.
Có sự khác biệt đáng kể giữa các DNVVN và các doanh nghiệp lớn Sứcmạnh của các doanh nghiệp lớn chủ yếu xuất phát từ lợi thế vật chất, liên quan tớitính kinh tế về qui mô và phạm vi, sự sẵn có của các công cụ tài chính rẻ tiền, cáchthức bù trừ rủi ro và có năng lực tốt hơn về con người và phương tiện chuyên mônhóa Mặt khác, sức mạnh tương đối của các doanh nghiệp nhỏ hơn lại xuất phát từcác lợi thế hành vi liên quan tới các vấn đề như: động cơ làm việc của nhân viên caohơn; dễ chấp nhận sự thay đổi và ứng biến trong công việc hơn; tri thức ẩn chứa vàocác kỹ năng độc đáo; truyền thông hiệu quả hơn; sự linh hoạt do các quá trình raquyết định ít quan liêu hơn; hợp tác quản trị tốt hơn Các đặc điểm chung của cácDNVVN là thiếu tri thức và thiếu thời gian để thu nhận kiến thức về các kỹ năngquản trị; hướng vào tăng trưởng và tầm nhìn ngắn hạn, hướng ngoại kém, điều nàyđồng nghĩa với việc nhận thức quá chậm về các dấu hiệu từ môi trường vị thế tài
Trang 6chính yếu khiến mức đầu tư thấp, và thiếu các phương tiện để đào tạo nhân viêntrong công ty Ở Việt Nam hiện nay các DNVVN đang còn gặp rất nhiều khó khăntrong việc đổi mới công nghệ, tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức, các chủDNVVN thì chưa được đào tạo đầy đủ, bài bản có hệ thống, khả năng cập nhậtthông tin còn yếu, trình độ tổ chức, quản lý giám sát hoạt động sản xuất kinh doanhcòn non kém, đội ngũ lao động ít được đào tạo bài bản, thiếu kỹ năng bù lại bộphận doanh nghiệp này lại góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lượnglao động lớn nhàn rỗi trong xã hội, do vậy giải quyết được phần lớn tình trạng thấtnghiệp trong nền kinh tế Với những đặc điểm của các DNVVN như trên, cộng vớimôi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc hỗ trợ phát triển các DNVVN
là nhiệm vụ hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế
1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế quốc dân
DNVVN có vai trò lớn trong sự tăng trưởng kinh tế của rất nhiều quốc gia, kể
cả các nước phát triển và đang phát triển Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiệnnay, các DNVVN đã và đang đóng vai trò quan trọng về nhiều mặt, thường chiếm tỷ
trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số các doanh nghiệp, nó được coi là “ chất xúc tác” thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tổng sản phẩm
kinh tế quốc dân
Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các DNVVN lànhững nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, hỗ trợ sự ra đời của các doanhnghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế
có được sự ổn định Vì thế DNVVN được ví là “thanh giảm sốc” cho nền kinh tế.
Các DNVVN có quy mô nhỏ, nên thường dễ điều chỉnh hoạt động (xét vềmặt lý thuyết), do đó làm cho nền kinh tế năng động hơn Thêm vào đó cácDNVVN chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thànhmột sản phẩm hoàn chỉnh tạo ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng
Nhờ việc tăng nguồn hàng xuất khẩu cho các quốc gia đã góp phần tăngnguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời nó còn là trụ cột của kinh tế địaphương Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của
Trang 7đất nước, thì DNVVN lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quantrọng vào thu ngân sách, thúc đẩy khai thác tiềm năng của các ngành nghề truyềnthống như thủ công, mỹ nghệ, cải thiện thu nhập và giải quyết việc làm cho một
bộ phận đông đảo dân cư; góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống và thuhẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng của đất nước
1.1.3 Quá trình phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các DNVVN ra đời từ rất sớm và được hình thành cùng với quátrình hình thành của ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống trong nôngthôn Hình thức tổ chức sản xuất lúc bấy giờ chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, hoặcliên gia đình trong từng làng xã, vừa mang tính chất sản xuất hàng hóa vừa mangtính sáng tạo nghệ thuật Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, loại hình này được duy trì và có phần đổi mới nhưng rất hạn chế Sau ngày đấtnước thống nhất, giai đoạn 1976–1985, các DNVVN ngoài quốc doanh không đượckhuyến khích phát triển nên đã gặp rất nhiều khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là cáchợp tác xã sản xuất
Đến năm 1986, Đại hội VI của Đảng đã đưa ra chủ trương phát triển nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sởhữu khác nhau Và kể từ đó, Việt Nam đã trải qua một quá trình chuyển đổi kinh tếmang tính chất căn bản, một trong những nhân tố quan trọng của sự chuyển đổi này
là sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mà phần lớn là các DNVVN Nhận thức
rõ vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định
90/2001/NĐ-CP về “ trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” Theo đó: “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Trong thời gian gần đây, cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đối với cácdoanh nghiệp, trong đó các DNVVN đã từng bước được hoàn thiện Động lực kinhdoanh đã được phát huy, nhiều rào cản được loại bỏ, tạo điều kiện cho mọi doanhnghiệp hoạt động trong và ngoài nước thúc đẩy sự phát triển năng động và có hiệuquả của DNVVN Hiện tại, DNVVN chiếm tới 97% trong tổng số doanh nghiệp của
Trang 8cả nước (khoảng hơn 240.000 doanh nghiệp), và phân bố ở mọi ngành nghề nhưthương mại, sửa chữa động cơ, xe máy, chế biến, xây dựng, kinh doanh tài sản, tưvấn, khách sạn… Hàng năm, bộ phận doanh nghiệp này đã tạo ra khoảng 45% giátrị tổng sản lượng công nghiệp, khoảng 26% GDP của cả nước Các DNVVN chiếm
ưu thế gần như tuyệt đối trong các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống,hàng nông sản, thuỷ sản chưa qua chế biến…
Nhìn chung, các DNVVN ở Việt Nam đang dần hoàn thiện và phát triển hơn.Đặc biệt trong bối cảnh gia nhập WTO, thì DNVVN Việt Nam đang đứng trướcthức thách vô cùng lớn, đó là những khó khăn về môi trường kinh doanh, về vốn,trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng, và điều đặc biệt là Việt Nam chưa được công nhận
là có nền kinh tế thị trường, điều này tác động hạn chế đến khả năng cạnh tranh củacác DNVVN trong nước cũng như thị trường quốc tế Song bên cạnh đó đã cónhững tác động tích cực giúp cho các DNVVN có hành lang pháp lý, có môi trườngbình đẳng công khai, có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trường thế giới Việcgiảm giá nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ chi phí đầu vào giúp các doanh nghiệpViệt Nam thuận lợi hơn trong việc đưa hàng hóa thâm nhập vào thị trường thế giới.Việt Nam được hưởng qui chế tối huệ quốc tại 164 nước trên thế giới nên nhiềungành hàng, mặt hàng được miễn giảm thuế, xóa bỏ hạn ngạch Đây là nguyên nhân
cơ bản tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của các DNVVN, đầu tư đổimới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí để nâng cao sức cạnhtranh… Nhận thức được vai trò quan trọng của các DNVVN, để đối phó với nhữngthách thức trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thì bên cạnh việc bản thân cácDNVVN phải có chiến lược phát triển doanh nghiệp về giá, sản phẩm, phân phốitiêu thụ sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo, dịch vụ, hệ thống đối tác, bạn hàng… thì Nhànước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ để lực lượng này phát triển, từ việc thành lậpđến các điều kiện hỗ trợ khác như cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, vốn, kỹ năng quản trịđiều hành, năng lực kinh doanh và quảng bá, tiếp thị thương hiệu… Trong đó, Nhànước cũng có những chủ trương để các ngân hàng mở của cho DNVVN được tiếp
Trang 9cận với nguồn vốn ngân hàng, từ đó góp phần vào sự phát triển lâu dài của nền kinh
tế Việt Nam
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại
“Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh
nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế” (Giáo trình Tài chính doanh nghiệp) Các
quan hệ tài chính bao gồm quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước; giữa doanhnghiệp với thị trường tài chính; giữa doanh nghiệp với các thị trường khác như thịtrường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động; và quan hệ trong nội bộ doanhnghiệp giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền
sử dụng đất và quyền sở hữu vốn
1.2.1 Quan niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỷ XIX
Từ đầu thế kỷ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự được phát triển và chú trọnghơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng, sự phát triểnmạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh và khảnăng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin Nghiên cứu phân tích tài chính là khâuquan trọng trong quản lý doanh nghiệp Vậy, phân tích TCDN là gì? Có rất nhiềucác quan niệm khác nhau:
“Phân tích tài chính bao gồm việc đánh giá các điều kiện tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai” ( Quản trị tài chính căn bản –
TS Nguyễn Quang Thu, NXB Thống kê 2005) Khái niệm này chưa cho thấy đượcmục tiêu của phân tích tài chính vì nó chưa chỉ ra được nguồn thông tin trong phântích tài chính là gì
“Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp” ( Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – TS Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống
kê 2005) Khái niệm này chỉ cho thấy nguồn thông tin phục vụ cho phân tích tàichính là các thông tin kế toán ( các báo cáo tài chính của doanh nghiệp) Song trong
Trang 10thực tế, việc phân tích tài chính có thể dựa vào các nguồn thông tin khác phục vụcho quản lý.
Khái niệm phân tích TCDN được đề cập trong giáo trình “ Tài chính doanhnghiệp” ( Chủ biên TS Lưu Thị Hương- Khoa Ngân hàng tài chính- Trường Đại học
kinh tế quốc dân) được coi là khái niệm đầy đủ nhất về phân tích tài chính: “ Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó”.
Dưới giác độ của NHTM, đóng vai trò là người cho vay, thì “Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc thu thập, phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác để đánh giá thực trạng và xu hướng tài chính, khả năng tiềm lực của doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo an toàn vốn tín dụng” Ngân hàng đưa ra
quyết định cho vay dựa trên cơ sở tổng hợp các thông tin pháp lý, năng lực tài chính
và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình hình thị trường đối với sảnphẩm của khách hàng, tình hình nền kinh tế và uy tín của khách hàng trong quan hệtín dụng đối với các tổ chức tín dụng khác cũng như quan hệ với đối tác kinh doanh
Do vậy, việc phân tích TCDN là một trong những khâu vô cùng quan trọng có ảnhhưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng
1.2.2 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của Ngân hàng thương mại
Phân tích TCDN nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp,đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trườngvốn đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ là có ích và vô cùng cầnthiết Đóng vai trò là người cho vay, thì phân tích tài chính là một yếu tố vô cùngquan trọng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM:
1.2.2.1 Đối với quyết định cho vay
Trang 11Để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà các ngân hàng cần xemxét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanhnghiệp nhử thế nào? Phân tích TCDN sẽ cung cấp những thông tin cần thiết chocác ngân hàng để họ có những quyết định đúng đắn khi cho vay Cụ thể là:
Phân tích tài chính cung cấp cho ngân hàng những thông tin nhằm đánhgiá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền vào ra, tình hình sử dụng có hiệu quảnhất của vốn kinh doanh, từ đó đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Đây cũng chính là cơ sở để ngân hàng xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp vàdoanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không
Phân tích tài chính cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, cáckhoản nợ, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện làm biến đổi ngồn vốn,đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Vốn của doanh nghiệp dùng đểđầu tư cho các tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động Qua việc đolường hiệu quả sử dụng tổng tài sản cùng với việc chú trọng tới hiệu quả của từng
bộ phận cấu thành nên tổng tài sản của doanh nghiệp để biết được khả năng hoạtđộng của doanh nghiệp Quan tâm đến vốn chủ sở hữu và coi như nguồn đảm bảocho ngân hàng có thể thu hồi nợ khi doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản
Ngân hàng tiến hành phân tích TCDN cả trước, trong và sau quá trình chovay nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính và hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, qua đó đánh giá tổng quát hoạt động của doanhnghiệp, dự báo những bất ổn trong hoạt động kinh doanh để quan hệ tín dụng vớidoanh nghiệp được lâu dài, có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn vay
Như vậy, công tác phân tích tài chính sẽ được cán bộ tín dụng của ngân hàngtiến hành một cách chi tiết, thống nhất, khoa học nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro
và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn cho nhu cầuvay vốn của các doanh nghiệp
1.2.2.2 Đối với công tác thẩm định
Ngân hàng thu lời chủ yếu nhờ vào hoạt động cho vay, chính vì vậy mỗikhoản tín dụng cấp ra nhất thiết phải mang lại lợi nhuận, điều đó đồng nghĩa với
Trang 12việc đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn và hiệu quả Với quá trìnhkiểm soát trước, sau khi tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, các
bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn Thẩm định bao gồm việckiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn; điều tra thu thập thông tin về kháchhàng và phương án sản xuất kinh doanh; kiểm tra xác minh thông tin…( thẩm địnhphi tài chính), và thẩm định tài chính Phân tích tài chính yêu cầu khách hàng phải
có điều kiện tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết Phân tích tài chínhcùng với các điều kiện phi tài chính khác sẽ giúp ngân hàng hoàn thiện hơn mộtbước vô cùng quan trọng trong việc thẩm định các điều kiện vay vốn của kháchhàng
1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Để tiến hành phân tích tài chính khách hàng nhất thiết phải có các thông tintài chính Tất cả các thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau, qua quá trìnhtổng hợp, xử lý sẽ giúp đưa đến những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng Vềmặt lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp như: phươngpháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loại trừ, phương pháp tương quan vàhồi quy bội, phương pháp phân tích tài chính Dupont,…Song chuyên đề này chỉ tậptrung vào những phương pháp cơ bản, được các ngân hàng vận dụng trong phân tíchtài chính:
1.2.3.1 Phương pháp tỷ số
Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến nhất trong phân tích tài
chính là phương pháp tỷ số Tỷ số tài chính là giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa hai hay nhiều số liệu tài chính với nhau Đây là phương pháp có tính hiện thực cao
với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện Bởi lẽ:
(1) Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấpđầy đủ hơn Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánhgiá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp
(2) Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩynhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số
Trang 13(3) Phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quảnhững số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gianliên tục theo từng giai đoạn.
Các nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủhơn từ đó cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ
số Dựa vào mục tiêu phân tích chúng ta có thể chia thành: các tỷ số nợ, các tỷ sốthanh khoản, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số khả năng sinh lời, các tỷ số khảnăng sinh trưởng và các tỷ số hoàn trả lãi vay
* Ưu điểm:
+ Đây là phương pháp truyền thống, có tính hiệu lực cao với phạm vi ápdụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, đặc biệt nhờ sự phát triển của khoa họccông nghệ cho phép tích lũy dữ liệu, phân tích có hệ thông hàng loạt các ty số trongchuỗi thời gian liên tiếp
+ Các tỷ số tài chính được chia thành các nhóm khác nhau, phản ánh cácnội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp: khả năng thanh toán,cân đối vốn, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời Các tỷ số này bao quát cácmặt hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp cho người sử dụng một cái nhìn toàncảnh về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Phân tích tỷ số có thể thấy được các mối liên hệ quan trọng, các điềukiện và xu thế của các chỉ tiêu riêng lẻ mà nếu chỉ so sánh thì không thể xác địnhđược
* Nhược điểm
+ Một tỷ số tài chính đứng riêng lẻ thường là vô nghĩa Theo nguyên tắc,
trong phương pháp này cần phải xác định các ngưỡng, các định mức, các tỷ số thamchiếu Muốn đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cần phải so sánh các tỷ sốcủa doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu đó (có thể là số trung bình của ngành).Nếu không có đầy đủ thông tin thì không thể xây dựng các tỷ số tham chiếu này
+ Sự hữu ích của các tỷ số phụ thuộc lớn vào khả năng ứng dụng và giảithích tỷ số, do đó nếu các nhà phân tích tài chính không có trình độ cao thì hiệu quả
Trang 14phân tích sẽ không cao Mặt khác, mức độ tin cậy của số liệu trong các báo cáo tàichính là rất quan trọng, cho nên nếu các số liệu này thiếu tính chính xác thì nhữngkết luận rút ra từ phân tích chắc chắn sẽ bị sai lệch.
1.2.3.2 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định
xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Vì thế, để tiến hành so sánhphải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để cóthế so sánh được các chỉ tiêu tài chính như sự thống nhất về không gian, thời gian,nội dung, tính chất và đơn vị tính toán Đồng thời theo mục đích phân tích mà xácđịnh gốc so sánh và kỳ phân tích
Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc
để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước ( nghĩa là năm nay so với năm trước) và cóthể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân Kỳ phân tíchđược lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch Gốc so sánh được chọn là gốc về thờigian hoặc không gian Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh gồm:
- So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng haygiảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xuhướng thay đổi của TCDN
- So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với
số liệu bình quân của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu củadoanh nghiệp được hay chưa được
- So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, sosánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệcủa các khoản mục theo thời gian
Trang 15+ So sánh số liệu thực hiện của kỳ này với các kỳ trước để theo dõi sựbiến động của tình hình tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp qua nhiều kỳ
kế toán liên tiếp Từ đó, dự đoán khả năng hoạt động, khả năng tạo ra các luồngtiền, các mức doanh lợi trong tương lai phục vụ cho việc định giá doanh nghiệp; vàbên cạnh đó là sự biến động khả năng thanh toán, chi trả lãi vay, chi trả cổ tức…
+ Khi so sánh số liệu với các doanh nghiệp khác trong ngành hoặc với sốtrung bình của ngành có thể đánh giá vị thế tài chính, khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp, xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp như vậy là tốt hay xấu,
có thể đứng vững hay không
* Nhược điểm:
+ Không cho thấy rõ mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính trên các báocáo tài chính với nhau, không thể đánh giá hết tình hình tài chính, hoạt động củadoanh nghiệp
+ Cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu tàichính: Sự thống nhất về không gian, nội dung, tính chất, đơn vị tính toán…
+ Việc so sánh các tỷ lệ phần trăm tỷ trọng có thể không cho thấy quy môcủa doanh nghiệp
Phương pháp so sánh thường được sử dụng kết hợp với phương pháp phântích tỷ số thông qua việc so sánh và phân tích sự biến động của các tỷ số tài chính
để khắc phục được những nhược điểm của hai phương pháp trên Hiện nay, phươngpháp này được sử dụng rất phổ biến và nó được coi là công cụ hữu hiệu giúp cácchủ thể phân tích thấy được “ bức tranh” về tình hình tài chính của doanh nghiệp, lànhững “người dẫn đường” cho cho các nhà quản trị nhận định về khuynh hướngtương lai của doanh nghiệp
1.2.3.3 Phương pháp phân tích tài chính DUPONT
Phân tích tài chính Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA
và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau (tác động tương hỗ) để đánh giátác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng Phương pháp Dupont được công tyDupont của Mỹ đưa vào sử dụng trong phân tích tài chính lần đầu tiên vào khoảng
Trang 16chiến tranh thế giới thứ nhất Ngay sau đó, phương pháp này đã nhanh chóng thuhút được sự chú ý của giới chuyên môn và đã được áp dụng rộng rãi tại các công tylớn của Mỹ Ngày này, phương pháp này được sử dụng khá rộng rãi trên thế giớibởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và đưa ra quyết địnhxem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty bằng cách nào Thực chất phươngpháp Dupont cũng phải dựa trên cơ sở các tỷ số được tính toán theo phương phápphân tích tỷ số Theo phương pháp này, một chỉ tiêu tổng hợp sẽ được tách thànhnhiều tỷ số có quan hệ với nhau để xem xét tác động của các tỷ số đó tới chỉ tiêutổng hợp
Sơ đồ:
Lợi nhuận sau thuế
x Doanh thu thuần
1.2.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của Ngân hàng thương mại
Trang 171.2.4.1 Phân tích các chỉ số tài chính
Trong phân tích tài chính, các chỉ số tài chính chủ yếu thường được phân làm
4 nhóm chính: Chỉ số về khả năng thanh toán, chỉ số về khả năng cân đối vốn, chỉ
số về khả năng hoạt động và các chỉ số về khả năng sinh lãi
Các chỉ số về khả năng thanh toán
Bằng cách kiểm tra việc tăng vốn và khả năng quản lý từ nhiều góc độ khácnhau, sự ổn định vững vàng của doanh nghiệp được đánh giá qua việc kiểm tra khảnăng của doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay haykhông Do những tỷ số này được tính toán dựa trên tài sản Có tại một thời điểmnhất định nên chúng được coi là các tỷ số tĩnh
Khả năng thanh toán hiện hành
Cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằngcác tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạncủa các khoản nợ đó
Khả năng thanh toán nhanh
Được sử dụng để đánh giá, kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn
so với hệ số thanh toán hiện hành
Công thức tính:
Khả năngthanh toán nhanh =
Tài sản lưu động – Dự trữ
Nợ ngắn hạn
Trang 18Đây là chỉ số đánh giá khả năng thanh toán nhanh, được tính bằng tỷ số giữa các tài sản Có có tính lỏng cao (tiền mặt và tiền gửi, các khoản phải thu có khả năngthu hồi nhanh và chứng khoán có khả năng bán ngay) với Nợ ngắn hạn Do đó, hệ
số thanh toán nhanh có thể kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với
hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số này lớn hơn 0,5 là được
Chỉ số về khả năng cân đối vốn (Cơ cấu tài chính)
Chỉ số này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng
sử dụng nợ vay của doanh nghiệp Các chủ nợ thường nhìn vào số vốn chủ sở hữu
để đánh giá mức độ tin tưởng và sự đảm bảo an toàn cho các món nợ của doanhnghiệp Trong phân tích TCDN, các chỉ số cơ bản thường được ngân hàng sử dụngbao gồm:
Hệ số nợ
Được dùng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đôi với các chủ nợtrong việc góp vốn
Hệ số nợ so vớivốn chủ sở hữu =
Nợ phải trảVốn chủ sở hữu
(Khoảng 50-70% là được)
- Hệ số này cao: + Nếu doanh nghiệp đang trong môi trường kinh doanhthuận lợi, sản phẩm tiêu thụ tốt, ít cạnh tranh thì cơ cấu tài chính này sẽ mang lại tỷsuất lợi nhuận cao (suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) cho doanh nghiệp
+ Nếu doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng kinh doanhkhó khăn, thua lỗ thì cơ cấu tài chính này sẽ đưa doanh nghiệp đến chỗ thua lỗnhanh hơn
Hệ số nợ so với
Nợ phải trảTổng tài sản
Trang 19- Nếu hệ số này thấp: Không có được ý nghĩa đem lại cho doanh nghiệp suấtlợi nhuận cao, nhưng đổi lại, mức độ an toàn sẽ cao hơn Doanh nghiệp muốn chỉtiêu này cao nhưng ngân hàng thì ngược lại.
Lưu ý: Khi phân tích chỉ tiêu này, cần đặc biêt lưu ý tính chất của các khoản
phải trả (khoản nợ) Ví dụ, một doanh nghiệp có công nợ phải trả rất cao (các hệ số
cơ cấu tài chính cao) nhưng xét bản chất các khoản phải trả này là tiền ứng trướccủa khách hàng Do vậy, trường hợp này, sản phẩm của doanh nghiệp được coi là cókhả năng tiêu thụ lý tưởng (chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn), mang lại hiệuquả cao mà vẫn đảm bảo an toàn
Trang 20 Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số quay vòng tổng tài sản
Hệ số vòng quaytổng tài sản =
Doanh thu thuầnTổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.Nếu tỷ lệ này thấp nghĩa là vốn đang được sử dụng không hiệu quả và có khả năngdoanh nghiệp thừa hàng tồn kho hoặc tài sản nhàn rỗi hoặc vay quá nhiều so vớinhu cầu thực tế Hệ số này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản càng cao
Hệ số này có thể được dùng để tính riêng cho từng loại tài sản: Tài sản cố định haytài sản lưu động
Trang 21
Ta có:
biết hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm nguyên vật liệu và hàng hóa được lưu trữtrong bao lâu Lưu trữ quá nhiều hàng tồn kho đồng nghĩa với việc vốn được sửdụng kém hiệu quả (dòng tiền sẽ bị giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh nặng trảlãi vay tăng lên) Chi phí lưu giữ hàng tồn kho tăng và rủi ro khó tiêu thụ cũng tăng
do hàng tồn kho này có thể không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng nữa cũng như tìnhhình thị trường kém đi Do vậy, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thuphải được xác định để xem hàng tồn kho có được quản lý tốt hay không (nếu cần,
có thể xem xét hàng tồn kho của thành phẩm, sản phẩm dở dang và nguyên vậtliệu)
Thời gian thu hồi công nợ ( kỳ thu tiền bình quân)
Kỳ thu tiềnbình quân =
Giá trị khoản phải thu x 365Doanh thu thuần
Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền được sử dụng để đánh giá khả năng thutiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân mộtngày Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thươngmại của doanh nghiệp và các khoản trả trước
Thời gian thu hồi công nợ ngắn có thể do chính sách tín dụng trả chậm củadoanh nghiệp quá khắt khe, việc thu hồi công nợ có hiệu quả, doanh nghiệp chỉhoặc thường bán hàng trả ngay bằng tiền mặt Còn nếu thời gian thu hồi công nợquá dài có thể do chính sách trả chậm của doanh nghiệp là dễ dàng, các tiêu chuẩntín dụng kém, doanh nghiệp và bạn hàng gặp khó khăn về tài chính do đó doanhnghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để thu được tiền mặt
Thời gian dự trữ hàng
365Vòng quay hàng tồn kho
Trang 22 Các chỉ số về khả năng sinh lời
Nếu như các nhóm chỉ số trên phản ánh từng hiệu quả riêng biệt của doanhnghiệp thì chỉ số này phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất, kinh doanh và hiệunăng quản lý của doanh nghiệp
Hệ số lãi ròng ( tỷ suất sinh lời trên doanh thu)
Hệ số lãi ròng = Lợi nhuận sau thuế ( lãi ròng)Doanh thu
Chỉ số này phản ánh số lợi nhuận sau thuế trên một đồng doanh thu, do đóđây là tỷ lệ quan trọng nhất trong việc đánh giá khả năng sinh lời chung
Doanh lợi tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
ROA ( Return On Assets ): phản ánh mức sinh lời của toàn bộ danh mục tài
sản của doanh nghiệp Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế, vì vậy hệ số này càng cao biểu hiện việc sử dụng và quản lý tài sảncàng hợp lý, hiệu quả Người ta thường phân tích chỉ tiêu này thành nhiều tỷ số cóquan hệ với nhau để xem xét sự tác động của nó đến chỉ tiêu tổng hợp (phươngpháp phân tích Dupont)
PM: Doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu
của doanh nghiệp Khi PM tăng điều đó thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu vàquản lý chi phí có hiệu quả
Trang 23AU: Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp Chỉ số này cho biết một
đồng tài sản được huy động hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ số nàycàng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả cao
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ( ROE )
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
ROE ( Return On Equity ): Phản ánh mức sinh lời của một đồng vốn chủ sở
hữu–Mức tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu ROE cao phản ánh hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp cao và ngược lại Theo phương pháp Dupont tacó:
Trang 241 - Rd
Như vậy có thể nhận biết được các yếu tố cơ bản tác động đến ROE của mộtdoanh nghiệp: Đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tàisản và việc sử dụng nợ (đòn bẩy tài chính) Khi doanh nghiệp đang kinh doanhthuận lợi, doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi thì tăng vay nợ (đòn cântài chính) sẽ làm chi ROE tăng cao Còn ngược lại, doanh nghiệp đang kinh doanhkhó khăn, chính đòn cân tài chính cao sẽ đẩy doanh nghiệp vào kết cục xấu Đối vớingân hàng, mục tiêu an toàn vốn, phòng khi bất trắc xảy ra lại muốn khống chế một
tỷ lệ vay nợ hạn chế Một đòn cân tài chính như thế nào là hợp lý và có thể chấpnhận được còn tùy thuộc vào dự đoán khả năng thuận lợi của công việc kinh doanh
và mức độ rủi ro chấp nhận đánh đổi
1.2.4.2 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn
Phân tích tình hình chung
Xem xét sự thay đổi về tổng tài sản và nguồn vốn qua các chu kì kinh doanh
Sự thay đổi này phản ánh sự thay đổi về quy mô tài chính của doanh nghiệp (tuynhiên đó chỉ là sự thay đổi về số lượng mà chưa giải thích gì về hiệu quả, chấtlượng tài chính) Đánh giá tổng tài sản tăng lên chủ yếu ở hạng mục nào(TSCĐ/TSLĐ) và được hình thành từ nguồn nào (nợ vay hay VCSH)
Phân tích kết cấu tài sản (tỷ suất đầu tư) và nguồn vốn
Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữ giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản
Tỷ lệ này phản ánh đặc điểm khác nhau giữa các ngành nghề trong kinh doanh,phản ánh mức độ ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài Tỷ lệ này tăng lên có thể nóidoanh nghiệp đang nỗ lực đầu tư cho một chiến lược lâu dài hơn nhằm tìm kiếm lợinhuận ổn định lâu dài hơn trong tương lai
Về nguồn vốn, việc phân tích tập trung vào cơ cấu và tính ổn định của nguồnvốn: VCSH, vốn vay ngân hàng, vốn vay cổ đông…VCSH chiếm tỷ trọng càng lớn
sẽ càng đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp
Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Trang 25Vốn luân chuyển = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho ta thấy khái quát về tính chắc chắn ổn định của tài chínhdoanh nghiệp Yêu cầu của chỉ tiêu này phải dương và càng cao càng tốt
Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn
Là việc xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn củamột doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập Bảng cânđối kế toán Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng kênguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (Bảng tài trợ) Nó giúp nhà quản lý xác định rõcác nguồn cung ứng vốn và việc sử dụng nguồn vốn đó Để lập được bảng này,trước hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳđến cuối kỳ Mỗi sự thay đổi được phân biệt làm hai cột: Sử dụng vốn và nguồn vốntheo nguyên tắc:
- Nếu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốngiảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn
- Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốntăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn
Trang 26Lợi nhuận không chia
1.2.4.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian
Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽ nhữngđánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động để đưa ra một bứctranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp Nếu như trạng thái tĩnhđược thể hiện qua BCĐKT thì trạng thái động (sự dịch chuyển của các dòng tiền)được phản ánh qua bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (bảng tài trợ), quaBCKQKD Khi phân tích trạng thái động, trong một số trường hợp nhất định,người ta còn chú trọng tới các chỉ tiêu tài chính trung gian nhằm đánh giá chi tiếthơn tình hình tài chính và dự báo điểm mạnh yếu của doanh nghiệp
Dựa vào các chỉ số trung gian, nhà phân tích sẽ xác định mức tăng tuyệt đối
và tương đối qua các thời kỳ, và so sánh chúng với chỉ tiêu cùng loại của doanhnghiệp cùng ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp
1.2.5 Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích TCDN, các NHTM phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thôngtin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanhnghiệp để đưa ra những quyết định chính xác nhất trong việc cho vay để đảm bảomục tiêu an toàn và sinh lời trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
1.2.5.1 Thông tin bên ngoài doanh nghiệp
Trang 27Thông tin bên ngoài doanh nghiệp bao gồm những thông tin chung, thôngtin về ngành kinh doanh, và những thông tin về pháp lý, kinh tế…đối với doanhnghiệp.
- Thông tin chung: là những thông tin liên quan đến trạng thái, sự phát triển
của nền kinh tế, đó là những thông tin thuộc môi trường vĩ mô Khi phân tích tàichính cần phải xem xét nghiên cứu xem nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoáihay tăng trưởng; sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật; những thông tin về tiền tệ như lãisuất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái; các thông tin về chỉ số giá, chỉ số lạm phát,thông tin về thuế, về các chính sách phát triển kinh tế của đất nước để đánh giá tốc
độ tăng trưởng thực tế của, đưa ra dự báo chính xác hơn về những rủi ro và cơ hộicủa doanh nghiệp
- Thông tin theo ngành kinh tế: Khi xem xét thông tin theo ngành cần xem
xét về đặc điểm của ngành như:
+ Sự chuyển đổi trong ngành: sự thay đổi về số lượng, giá cả trong cungcầu sản phẩm; tình hình các doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong ngành bao gồmnhững tiến bộ khoa học kỹ thuật và các sản phẩm có tính cạnh tranh
+ Các vấn đề định tính và định lượng, xu hướng giá cả và những triển vọngtrong tương lai; vị trí mỗi sản phẩm trong thị trường, doanh số của từng mặt hàngtrong ngành, sự tin tưởng của khách hàng
+ Tính cạnh tranh quốc tế: Quy mô xuất khẩu, nhập khẩu, tình hình giá cả,doanh số bán trên thị trường quốc tế
+Ý kiến nhận định và thông tin từ các nhà quản lý, tập đoàn ngành, cácdoanh nghiệp trong cùng ngành, các khách hàng là rất quan trọng khi điều tra tìnhhình của ngành
- Thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp ( các thông tin mà doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan pháp lý) như: tình hình quản lý, kế
toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,…
1.2.5.2 Thông tin trong nội bộ doanh nghiệp
Trang 28Bao gồm các thông tin về quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chứctài chính, các NHTM, và các thông tin về cơ cấu tổ chức, loại hình và tính chất sảnphẩm dịch vụ, thị phần trong nước hoặc nước ngoài (nếu có), dự án chính hoặc các
cơ hội kinh doanh, hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HCCAP, GMP…), mạng lướiphân phối…Tuy nhiên để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanhnghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp là nguồn thông
tin quan trọng bậc nhất, bởi : “Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính của doanh nghiệp Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế” (Trích chuẩn mực số 21 về Trình bày báo cáo
tài chính theo quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng BộTài chính) Báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo chủ yếu: Bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả kinh doanh, Ngân quỹ (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
Bảng cân đối kế toán
BCĐKT là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanhnghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuốinăm Thông qua các thông tin trên BCĐKT, các nhà phân tích các nhà phân tích tàichính có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ về tàichính của doanh nghiệp Đánh giá phân tích khả năng cân đối vốn, khả năng cânbằng tài chính, khả năng thanh toán và sự biến động của chúng Xác định vốn lưuđộng ròng, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, xác định sự tăng giảm nguồn vốn
và sử dụng vốn…
BCĐKT thường được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản
kế toán: một bên là phần tài sản, một bên là phần nguồn vốn Bên tài sản phản ánhquy mô và kết cấu các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báocáo, thuộc quyền sở hữu, quản lý sử dụng của doanh nghiệp Bên nguồn vốn phảnánh quy mô kết cấu nguồn tài trợ hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp
Trang 29đến thời điểm lập báo cáo, đồng thời cho biết khả năng độc lập về tài chính củadoanh nghiệp.
Bảng1.2: Các khoản mục chủ yếu của Bảng cân đối kế toán
Tài sản lưu động
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
- Lợi nhuận chưa phân phối
Nguồn: Chuẩn mực số 21 về Trình bày báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả kinh doanh
Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tàichính là thông tin phản ánh trong BCKQKD, báo cáo này cho biết sự dịch chuyểncủa tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tínhkhả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai BCKQKD bao gồm hai phần:Một phần phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt độngkhác của doanh nghiệp Một phần phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhànước theo dõi các khoản thanh toán với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộpngân sách khác
Bảng 1.3: Các khoản mục chủ yếu trong Báo cáo kết quả kinh doanh
1 Doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4 Giá vốn hàng bán
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 306 Doanh thu hoạt động tài chính
Nguồn: Chuẩn mực số 21 về Trình bày báo cáo tài chính
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Báo cáo Ngân quỹ)
BCLCTT là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh các dòng tiền nhập quỹ (thucủa doanh nghiệp) và các dòng tiền xuất quỹ (chi của doanh nghiệp) trong kỳ báocáo của doang nghiệp
Kết cấu của BCLCTT gồm 3 phần:
- Lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Phản ánh số tiền
đã thu về và đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh ( chủ yếu là số tiền thu về
từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ)
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: Phản ánh số tiền đã chi ra đầu tư
vào TSCĐ của doanh nghiệp hoặc đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức mua
cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh, liên kết… và số tiền thu về từ việc bán cổphiếu, trái phiếu đã mua, tiền lãi thu về từ việc đầu tư từ các đơn vị khác hoặc sốtiền thanh lý, nhượng bán TSCĐ,…
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: phản ánh số tiền thu về từ các
dịch vụ chủ nợ, nhà đầu tư, chủ sở hữu doanh nghiệp và số tiền chi ra để trả nợ vay,trả cổ tức cho cổ đông, hoàn vốn chủ sở hữu ( mua lại cổ phiếu),…
Dòng tiền ròng của doanh nghiệp ( dòng tiền tăng thêm cuối kỳ ) sẽ bằngtổng lượng tiền lưu chuyển thuần từ các hoạt động trên, kết hợp với số dư tiền mặtđầu kỳ, chúng ta tính được số dư tiền mặt cuối kỳ
Như vậy , qua BCLCTT các nhà phân tích có thể đánh giá khả năng tạo raluồng tiền trong tương lai, phân tích khả năng thanh toán, khả năng trả cổ tức… củadoanh nghiệp BCLCTT kết hợp với BCKQKD để so sánh doanh thu với số thu
Trang 31thực tế, tổng chi phí với số chi thực tế để đánh giá chính sách tài chính tín dụng, khảnăng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp,…
1.3 Hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại
1.3.1 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại
Cho vay là hoạt động chính của các NHTM, song rủi ro trong hoạt động này
là cũng khó có thể tránh khỏi Do vậy, để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả sửdụng vốn của mình, các cán bộ tín dụng của NHTM cần tìm hiểu rõ về hoạt độngkinh doanh của khách hàng bằng việc phân tích tài chính khách hàng, thu thập cácthông tin cần thiết rồi tổng hợp xử lý để đưa ra những kết luận tinh tế và thích đángphục cho việc ra quyết định cho vay của ngân hàng
1.3.1.1 Phân tích tài chính doanh nghiệp là đòi hỏi bức đối với sự phát triển của nền kinh tế
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, như đã nói ở trên, cácDNVVN đã và đang đóng vai trò quan trọng về nhiều mặt, thường chiếm tỷ trọng
lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số các doanh nghiệp, nó được coi là “ chất xúc tác”
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tổng sản phẩm kinh
tế quốc dân Do vậy cần phải nâng cao hiệu quả phân tích TCDN bởi:
- Nâng cao hiệu quả phân tích TCDN sẽ tạo điều kiện để ngân hàng thực hiệntốt nghiệp vụ tín dụng của mình Khi công tác phân tích đạt hiệu quả cao sẽ đảm bảogiảm rủi ro đầu tư của NHTM
- Nâng cao hiệu quả phân tích TCDN tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện tốtchức năng tài trợ của mình trong nền kinh tế quốc dân, là cầu nối giữa tiết kiệm vàđầu tư, góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế, và góp phần vào sự phát triển củacác doanh nghiệp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và lợi ích cho xã hội
1.3.1.2 Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại
Trang 32Phân tích TCDN làm tăng khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, tăng vòng quaycủa vốn tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng, tạo ra một hình ảnh tốt về biểutượng và uy tín cho ngân hàng và sự trung thành của khách hàng.
- Mục tiêu của NHTM khi cho vay đó là làm tăng khả năng sinh lời, giảm được
sự chậm chễ, chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, chi phí thiệt hại do không thu hồiđược vốn đã cho vay và yêu cầu kiểm tra tối thiểu, do vậy nâng cao hiệu quả phântích TCDN là rất cần thiết
- Nâng cao hiệu quả phân tích TCDN giúp ngân hàng đứng trước một quyếtđịnh đúng đắn hơn khi cho vay, qua đó đảm bảo được uy tín của ngân hàng, giúpngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận lớn bổ sungcho vốn đầu tư
Với những ưu thế như trên thì việc củng cố và nâng cao hiệu quả phân tíchTCDN của các NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dàicủa ngân hàng
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại.
Hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong NHTM là khả năng đáp ứngyêu cầu tìm hiểu của ngân hàng về tình hình tài chính của khách hàng cũng như việcđánh giá rủi ro, mức độ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua quátrình phân tích TCDN, nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong hoạt động tíndụng của NHTM Do vậy, hiệu quả của việc phân tích tài chính được phản ánh quacác chỉ tiêu sau đây:
Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạnthỏa thuận ghi trong hợp đồng tín dụng Khi khoản vay không được hoàn trả đúng hạn như
đã quy định mà không có lý do chính đáng thì khoản vay đó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn
và sẽ chịu lãi suất phạt
Trang 33- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay: tỷ lệ này ở ngân hàng đều tồn tại ỏamột mức nào đó, tuy nhiên mức cao hay thấp còn tùy thuộc vào hiệu quả phân tíchTCDN Ngân hàng càng có nhiều khoản nợ quá hạn thì hiệu quả cho vay càng thấp,nguy cơ rủi ro càng cao, có thể dẫn đến phá sản.
- Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn: Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đãquá một kỳ gia hạn nợ Tỷ lệ này mà tăng cao đòi hỏi ngân hàng phải xem lại chấtlượng của việc phân tích TCDN để ngân hàng có những biện pháp hữu hiệu tránhtổn thất cho những hoạt động cho vay sắp tới của ngân hàng
Các chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi đánh giá các chỉ tiêunày, ngoài khả năng tài chính của doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố có thể làmcác chỉ tiêu này bị biến dạng như định kỳ hạn trả nợ không đúng với chu kỳ sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
Thu nhập từ hoạt động cho vay: Là tỷ số giữa thu nhập của hoạt động chovay với tổng thu nhập của ngân hàng cho biết hoạt động cho vay mang lại bao nhiêulợi nhuận cho ngân hàng Dựa trên tổng thu nhập từ cho vay, các ngân hàng tính tỷ lệsinh lãi trên một đồng vốn Đây là chỉ tiêu rất cần thiết để đánh giá hiệu quả cho vaycủa ngân hàng, phản ánh khả năng sinh lãi trên một đồng vốn bỏ ra Vì thế khi sửdụng chỉ tiêu này cần kết hợp thêm với những chỉ tiêu tỷ lệ lãi thực thu so với lãiphải thu, chỉ tiêu về mức sinh lời, các chỉ tiêu nợ quá hạn để đánh giá đúng hiệuquả cho vay, mặt khác đồng thời cũng nói lên được hiệu quả phân tích TCDN củacác NHTM khi cho vay
Tỷ lệ mất vốn: Là tỷ số giữa số vốn bị mất do xóa nợ cho kỳ báo cáo trêntổng dư nợ bình quân của kỳ báo cáo Các khoản nợ nhóm 5 ( nợ có khả năng mấtvốn ) sau khi được xóa đưa ra ngoại bảng để tiếp tục theo dõi thì được xem như nợkhông có khả năng thu hồi Nếu số vốn cho vay của các NHTM được xóa nợ nhiềutức là tỷ lệ mất vốn cao, chứng tỏ hiệu quả cho vay của NHTM đang bị đe dọa cả vềmức độ an toàn và khả năng sinh lời mà an toàn và sinh lời lại là mục tiêu của phântích TCDN Do vậy chỉ tiêu này cùng với các chỉ tiêu về nợ quá hạn phản ánh chấtlượng của việc phân tích TCDN tại ngân hàng đó
Trang 34 Doanh số thu nợ: kết quả này phản ánh chất lượng phân tích TCDN của cán
bộ tín dụng trong cả một thời kỳ từ trước khi cho vay cho tới khi giải ngân thu hồi
nợ Nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả trên cơ sở nguồn vốn cho vay, doanh nghiệp
có khả năng trả nợ, điều đó chứng tỏ ngân hàng đã đánh giá đúng về năng lực hoạtđộng, hiệu quả về phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng
Thời gian phân tích: Thời gian phân tích ngắn hay dài ảnh hưởng trực tiếpđến thời gian phân tích tín dụng Nếu thời gian phân tích quá ngắn, tạo điều kiện chongân hàng có khả năng tiếp cận vốn nhanh hơn, nhưng nó có thể gây rủi ro cho ngânhàng vì thời gian ngắn có thể gây sức ép lên cán bộ tín dụng, làm cho hoạt động phântích TCDN khó tránh khỏi những sai sót Tuy nhiên nếu thời gian phân tích quá dài
sẽ làm ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng cho khách hàng, làm chậm chễ tới hoạt độngsản xuất kinh doanh của khách hàng Có thể thấy đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quảcủa phân tích TCDN dễ thấy nhất Tùy vào từng tình hình cụ thể của từng đối tượngkhách hàng mà các cán bộ tín dụng bố trí thời gian phân tích cho hợp lý đối vớikhách hàng và cả ngân hàng
Chi phí phân tích: Bao gồm những khoản về tìm kiếm nguồn thông tin, chiphí xét duyệt, kiểm soát, chi phí cho cán bộ tín dụng xuống cơ sở kiểm tra vànhững chi phí này thường được chi dưới dạng công tác phí Ngân hàng giảm bớt chiphí sao cho hợp lý song vẫn phải đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu của phân tích tàichính
Có thể thấy hiệu quả của việc phân tích TCDN được phản ánh qua chất lượngcho vay của các ngân hàng thương mại Như vậy để đánh giá đúng hiệu quả phân tíchTCDN cần kết hợp phân tích nhiều chỉ tiêu với nhau giúp ngân hàng đánh giá đượcnhững kết quả đạt được cũng như những khó khăn mà ngân hàng gặp phải trongcông tác phân tích TCDN khi đưa ra quyết định cho vay Đảm bảo một quy trìnhphân tích khoa học, hợp lý để có những đánh giá chính xác hơn về khách hàng màvẫn đáp ứng yêu cầu về thời gian cũng như chi phí phân tích cho ngân hàng và cảkhách hàng
Trang 351.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
1.3.3.1 Nhân tố chủ quan
Trình độ của cán bộ phân tích tài chính doanh nghiệp
Trước tiên phải kể đến vai trò của cán bộ lãnh đạo ngân hàng vì đó chính làngười hoạch định chính sách hoạt động phát triển lâu dài của ngân hàng Tất cảnhững chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân tích tài chính đều xuất phát từ chính sách,quy định, yêu cầu và đánh giá của lãnh đạo ngân hàng
Còn về cán bộ phân tích, theo quan điểm của NHTM thì “Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc thu thập, phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác
để đánh giá thực trạng và xu hướng tài chính, khả năng tiềm lực của doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo an toàn vốn tín dụng” Các kết quả phân tích là những nhận
xét, đánh giá của cán bộ tín dụng, do đó trình độ cán bộ thực hiện việc phân tích sẽtác động trực tiếp đến kết quả phân tích Nếu cán bộ thực hiện phân tích có trình độchuyên môn vững vàng, nắm vững quy trình phân tích và có khả năng đánh giá sâusắc nhạy bén sẽ tác động tích cực đến hiệu quả phân tích TCDN, họ sẽ đưa ra nhữngkết quả phân tích chính xác và đưa ra những quyết định cho vay hợp lý, đúng đắngiúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả Ngược lại, nếu cán bộthực hiện việc phân tích không nắm vững quy trình phân tích, không đánh giá, nhậnđịnh chính xác những sự thay đổi của doanh nghiệp thể hiện qua các báo cáo tàichính sẽ dẫn đến những kết quả phân tích không chính xác và rủi ro cho ngân hàng làrất khó tránh khỏi
Chất lượng thông tin thu thập được trong phân tích
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính vìnếu bất cứ một sự bóp méo thông tin nào cũng dẫn đến kết quả phân tích chỉ là hìnhthức, không có ý nghĩa gì, có thể nó còn ảnh hưởng xấu đến nhận định của ngân hàng
về doanh nghiệp Do vậy để công tác phân tích tài chính có hiệu quả thì điều quantrọng là các cán bộ phân tích nên sử dụng những thông tin có chất lượng tốt, cụ thể lànhững thông tin chính xác, đầy đủ và cần thiết bởi thông tin chính xác sẽ giúp ích rất
Trang 36nhiều trong việc đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong bốicảnh chung của nền kinh tế và của ngành Thông tin chính xác vì thông tin quyếtđịnh độ tin cậy của kết quả phân tích tài chính, đảm bảo cho việc ra quyết định chovay của ngân hàng được an toàn hơn.
Phương pháp phân tích
Hiện nay, các phương pháp phân tích tài chính ngày càng được hoàn thiện và
đa dạng hơn, đó là công cụ hữu hiệu để đưa ra kết quả phân tích Nếu biết áp dụngcác phương pháp này một cách linh hoạt, hợp lý với mục đích của mình thì sẽ hạnchế được những nhược điểm của từng phương pháp riêng lẻ, mang lại một kết quảphân tích chính xác và toàn diện hơn Vì thế, trong quá trình phân tích tài chính cáccán bộ phân tích nói chung, các cán bộ tín dụng ngân hàng nói riêng thường chọn sửdụng kết hợp các phương pháp để đưa ra một cái nhìn toàn diện nhất về tình hình tàichính của doanh nghiệp từ đó đưa ra những kết luận chính xác nhất
Yếu tố công nghệ
Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại như máy tính, các phần mền chuyêndụng, hoạt động phân tích tài chính trở nên nhanh chóng, chính xác và dễ dàng hơn,giảm bớt được thời gian phân tích, giảm áp lực và sự phức tạp nếu phải xử lý các sốliệu tài chính theo những cách thông thường
1.3.3.2 Nguyên nhân khách quan
Để đạt được chất lượng tốt trong phân tích tài chính khách hàng, không chỉphụ thuộc vào những nhân tố bên trong mà nó còn phụ thuộc vào sự hợp tác củakhách hàng đối với ngân hàng
Hệ thống thông tin mà doanh nghiệp cung cấp
Các doanh nghiệp với mục đích là vay được khoản vốn ngân hàng và đặc biệt
là các DNVVN rất khó tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng đã cố tình bóp méothông tin, cung cấp những thông tin sai sự thật, do đó ảnh hưởng rất lớn đến quyếtđịnh cho vay của ngân hàng thương mại
Hệ thống pháp lý
Trang 37Những chính sách của Chính phủ như các chính sách ưu đãi, chính sách tỷ giá,chính sách phát triển thị trường tài chính, chính sách lãi suất sẽ ảnh hưởng rất lớnđến toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp, nó có thể tạo ra môi trường kinh doanhtốt sẽ đẩy mạnh hoạt động của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận cao, ngược lại nócũng có thể kìm hãm hay thu hẹp sự phát triển của doanh nghiệp.
Những tác động của thị trường tài chính như lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giáCác nhân tố như những biến động của thị trường tài chính trong nước và thếgiới, những biến động về giá cả thị trường, xu hướng đầu tư, xu hướng tiêudùng cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả phân tích TCDN của cán bộ tín dụngngân hàng, có thể nó nằm ngoài dự đoán phân tích của ngân hàng, do đó đưa ranhững nhận định không chính xác về tương lai hoạt động của doanh nghiệp
Các nhân tố về môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội có khi là nhữngnhân tố tích cực, đôi khi cũng là những nhân tố không tốt cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phân tíchcủa ngân hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
2.1 Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình
Từ năm 1987 nền kinh tế Việt Nam đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng đánhdấu sự chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, thực hiện tách dầnchức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng Ngày26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Nghị định 53/HĐBT chuyểnhoạt động từ cơ chế quản lý hành chính, kế hoạch sang hạch toán kinh tế kinh doanhtheo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp (Ngân hàng Nhà nước–Ngân hàng thươngmại) Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời vào năm 1988sau khi tách ra từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với tên gọi là ngân hàng chuyên
Trang 38doanh Công thương Việt Nam Đến ngày 14/11/1990, ngân hàng chuyên doanhCông thương Việt Nam đổi tên thành NHCT Việt Nam theo quyết định số 402/CTcủa hội đồng Bộ trưởng Ngày 27/03/1993 thành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên
là NHCT Việt Nam theo quyết định số 67/QD-NH5 của Thống đốc NHNN ViệtNam Chi nhánh NHCT quận Ba Đình là một trong những chi nhánh trực thuộcNHCT thành phố Hà Nội được thành lập vào năm 1959 Hoạt động kinh doanh mangtính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ, lấy lợinhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanhdịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinhdoanh Lúc này NHCT Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý NHCT ba cấp ( TW -Thành phố - Quận) Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập (7/88 -3/93 ) hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình kém hiệu quả, không phát huy đượcthế mạnh và ưu thế của một chi nhánh NHTM trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinhdoanh phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Thành phố Hà Nội, cùng với những khó khăn,thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo lối đổi mới của Đảng.Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũng như từ cơ chế, bắtđầu từ 01/04/1993, NHCT Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT haicấp (Cấp TW - quận), xoá bỏ cấp trung gian là NHCT Thành phố Hà Nội, cùng vớiviệc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ Do vậy, ngay sau khi nâng cấp quản lýcùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thìhoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinhdoanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnhtranh một cách tích cực trên thị trường Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và khôngngừng đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơchế kinh tế thị trường
Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mới cho đến nay, hoạt động kinhdoanh của chi nhánh NHCT Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng “ổnđịnh - an toàn - hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bànhoạt động cũng như về cơ cấu, mạng lưới, tổ chức bộ máy Cho đến nay, bộ máy
Trang 39hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình có trên 300 cán bộ - nhân viên (trong đótrên 85% có trình độ đại học và trên đại học, 10% có trình độ trung cấp và đang đàotạo đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giaodịch, 12 quỹ tiết kiệm, hoạt động trên một địa bàn rộng bao gồm các quận: Ba Đình
- Hoàn Kiếm - Tây Hồ Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánhNHCT Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những Chinhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam
Trong hơn 10 năm qua chi nhánh NHCT Ba Đình đã không ngừng phát triển
cả về quy mô và chất lượng, thể hiện mình là 1 trong những chi nhánh lớn mạnh vàhoạt động hiều quả nhất của hệ thống NHCT
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của NHCT Ba Đình
Phòng kế toán giao dịch
phòng tổng hợp
chức
Trang 40Phòng thông tin điện toán
Giám đốc: phụ trách chung, điều hành công việc của toàn chi nhánh.
Phó giám đốc : các phó giám đốc phụ trách các phòng khác nhau theo sự phân
công của giám đốc
(Căn cứ theo quyết định số 704/QĐ-NHCT1 ngày 6/4/2006 của Tổng giámđốc NHCT Việt Nam và quyết định số 1500/QĐ – NHCT1 ngày 15/8/2006 sửa đổi
bổ sung quyết định số704/QĐ-NHCT1 ngày 6/4/2006 ) về việc “ Ban hành chức năng nhiệm vụ các phòng, ban tại chi nhánh NHCT Việt Nam”, hiện nay, chi nhánh
+ Phòng tài trợ thương mại
+ Phòng tiền tệ kho quỹ