1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

106 465 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,7 MB

Nội dung

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàngThực hiện trắc nghiệm kiểm soát Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ Thực hiện trác nghiệm cơ bản Sơ đồ 2: Quy trỡnh kiểm toỏn chung tại C

Trang 1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

Trang 2

1 Sự cần thiết của đề tài

Ngày nay, kiểm soát nội bộ đang đóng một vai trò hết sức quan trọngtrong hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và tổ chức Kiểm soát nội bộgiúp các nhà quản trị quản lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các nguồn lực kinh

tế của Cty mình như: con người, tài sản, vốn ….góp phần hạn chế tối đanhững rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời giúpdoanh nghiệp xây dựng được một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ choquá trình mở rộng, và phát triển đi lên của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp, Cty này hoạt động trên nhiều lĩnh vực từ sản xuất,thương mại đến dịch vụ và chúng có quy mô lớn nhỏ tùy thuộc vào vốn đầu

tư ban đầu cũng như thời gian tồn tại Nên chúng có môi trường hoạt động

và nét đặc trưng cũng rất khác nhau Tính hiệu quả và hữu hiệu của hệthống kiểm soát nội bộ cũng tùy thuộc vào từng Cty khác nhau

Chính vì vậy việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ làmột vấn đề cần được quan tâm và chú ý, đồng thời nó là mục tiêu rất quantrọng của kiểm toán viên, nó thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực trong nghềnghiệp của họ khi tiến hành kiểm toán Khi có được sự hiểu biết cần thiết,đầy đủ về tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên có thể xâydựng một kế hoạch kiểm toán hợp lý, tiết kiệm thời gian, cân bằng giữa chiphí và lợi ích nhưng vẫn giữ được mục đích và chất lượng kiểm toán

2 Mục tiêu nghiên cứu

 Tìm hiểu quy trình và phương pháp thu thập thông tin về hệ thốngkiểm soát nội bộ của khách hàng tại Cty kiểm toán Nexia ACPA

 Tìm hiểu phương pháp đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng tại Cty kiểm toán Nexia ACPA

 Minh họa quá trình tìm hiểu và đánh gía hệ thống kiểm soát nội

bộ tại một Cty khách hàng cụ thể

Trang 3

 Nhận xét và kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quátrình tìm hiểu và đánh giá HTKSNB khách hàng.

3 Phương pháp nghiên cứu

 Cơ sở lý thuyết và thực tế để tổng hợp phân tích, so sánh, rút rakết luận, nhận xét đánh giá

 Từ thực tế tham gia kiểm toán, thực hiện các thủ tục đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ tại Cty khách hàng

Trang 4

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 5

1.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ

quy định và thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và ápdụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểmtra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tàichính trung thực và hợp lí nhằm bảo vệ, quản lí và sử dụng có hiệu quả tàisản của đơn vị”

 Tuy nhiên KSNB theo định nghĩa của COSO (Committee ofSponsoring Organizations of Treadway Commission- tạm dịch là Uỷ bancác tổ chức tài trợ) có thể xem là định nghĩa đầy đủ nhất và chính xác nhất

về KSNB:

Hệ thống KSNB là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị,các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết lập tạiđơn vị nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu sau:

 Bảo vệ tài sản của đơn vị không bị sử dụng lãng phí, gian lậnhoặc không hiệu quả

 Cung cấp dữ liệu kế toán chính xác và đáng tin cậy

 Thúc đẩy và đánh giá sự chấp hành các chính sách của đơn vị

 Đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị

1.2 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ

Trang 6

1.2.1 Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chiphối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đốivới các bộ phận khác của kiểm soát nội bộ Các nhân tố chính thuộc về môitrường kiểm soát là:

 Triết lý quản lí và phong cách điều hành của nhà quản lí

1.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát

Đơn vị phải nhận biết và đối phó với các rủi ro bằng cách thiết lậpmục tiêu của tổ chức và hình thành một cơ chế để nhận dạng, phân tích vàđánh giá rủi ro

1.2.3 Hoạt động kiểm soát

HT KSNB

HT KSNB

Trang 7

Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục để đảm bảo chocác chỉ thị của nhà quản lí được thực hiện Các chính sách và thủ tục nàygiúp thực thi những hành động với mục đích là giúp kiểm soát các rủi ro

mà đơn vị đang hay có thể gặp phải Có nhiều loại hoạt động kiểm soátkhác nhau có thể thực hiện được, và dưới đây là những hoạt động kiểm soát

có thể thực hiện trong đơn vị:

Phân chia trách nhiệm đầy đủ

Phân chia trách nhiêm đầy đủ là không cho phép môt thành viên nàođược giải quyết mọi mặt của nghiệp vụ từ khi hình thành cho đến khi kếtthúc nhằm để các nhân viên kiểm soát lẫn nhau, nếu có sai sót sẽ phát hiệnnhanh chóng Chẳng hạn không thành viên nào được kiêm nhiệm các chứcnăng phê chuẩn, thực hiện, ghi chép nghiệp vụ và bảo quản tài sản

Kiểm soát quá trình xử lí thông tin và các nghiệp vụ

Để thông tin đáng tin cậy cần phải thực hiện nhiều hoạt động kiểmsoát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và việc phê chuẩn các nghiệp vụ

Khi kiểm tra quá trình xử lí thông tin cần phải đảm bảo rằng phảikiểm soát chặt chẽ hệ thống chứng từ sổ sách và phê chuẩn đúng đắn chocác nghiệp vụ hoặc hoạt động

Kiểm soát vật chất

Hoạt động này được thực hiện cho các loại sổ sách và tài sản, kể cảnhững ấn chỉ đã được đánh số trước nhưng chưa sử dụng; cũng như cần hạnchế sự tiếp cận với các chương trình tin học và những hồ sơ dữ liệu

Kiểm tra độc lập việc thực hiện

Kiểm tra độc lập được tiến hành bởi những cá hạn hoặc bộ phận khácvới hoặc bộ phận đang thực hiện nghiệp vụ Yêu cầu đối với những thànhviên thực hiện kiểm tra là họ phải độc lập với đối tượng được kiểm tra Sự

Trang 8

hữu hiệu của hệ thống này sẽ mất đi nếu người thực hiện kiểm tra lại lànhân viên của người thực hiện nghiệp vụ.

Phân tích soát xét việc thực hiện

Soát xét lại quá trình thực hiện giúp nhà quản lí biết được một cáchtổng quát là mọi thành viên có theo đuổi mục tiêu của đơn vị một cách hữuhiệu và hiệu quả không Nhờ thường xuyên nghiên cứu về các bất thườngxảy ra trong quá trình thực hiện nhà quản lí có thể có những điều chỉnh haythay đổi chiến lược cho phù hợp

1.2.4 Thông tin và truyền thông

Hệ thống này được thiết lập nhằm giúp các thành viên trong đơn vị

có khả năng nắm bắt và trao đổi thông tin cần thiết cho việc điều hành,quản trị và kiểm soát các hoạt động

1.2.5 Giám sát

Toàn bộ quy trình họat động phải được giám sát và điều chỉnh khicần thiết Hệ thống phải có khả năng phản ứng năng động, thay đổi theoyêu cầu của mội trường bên trong và bên ngoài

1.3 Trình tự nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ

Kiểm toán viên tiến hành nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ thôngqua 4 bước:

Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống kiểm sóat nội bộ.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát.

Bước 3: Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong

chương trình kiểm tóan

Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh những thử

nghiệm cơ bản đã dự kiến

Trang 9

Tùy thuộc vào từng khách hàng cụ thể mà kiểm toán có thể thực hiệntất cả bốn bước trên hoặc chi thực hiện một số bước Dựa trên sự xét đoánnghề nghiệp của kiểm toán viên chính.

Trang 10

CHƯƠNG 2:

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN

NEXIA ACPA

Trang 11

2.1 Khái quát về Cty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân là Cty TNHH kiểm toán và tư vấn ACPA, đuợc thành lậpnăm 2004 bởi một nhóm các kiểm toán viên hành nghề với những kinhnghiệm cao trong việc cung cấp những dịch vụ có chất lượng hàng đầu ởViệt Nam Tháng 12/2006, Cty trở thành thành viên tại Việt Nam của tậpđoàn kiểm toán thế giới Nexia International Đến tháng 12/2007, CtyTNHH Kiểm toán và tư vấn ACPA chính thức đổi tên thành Cty TNHHKiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA

Sơ lược về tập đoàn Nexia International:

Nexia International là mạng lưới các Cty kiểm toán và tư vấn trên toàn thế giới với tổng doanh thu năm 2009 là 2,11 tỷ đô la Mỹ, tập đoàn này có khoảng 23.000 chủ phần hùn và nhân viên trong 620 văn phòng phục vụ khách hàng trên 105 quốc gia Nexia International được công nhận là một trong 9 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới.

Nexia International được thành lập năm 1971 bởi 2 Cty Openheim Appel Dixon & Asosiates, USD và Spicer & Pegler, UK Hai Cty này đã kết nạp những Cty thành viên cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực tài chính trong các trung tâm chủ yếu của London và New York, là một phần của những Cty toàn cầu Đây là điều mà không có hệ thống nào có được.

Từ năm 1971 đến nay, một trong những thế mạnh lớn nhất của Nexia

là những Cty độc lập của nó có thể chia sẽ kinh nghiệm chuyên môn tới những đối tác đại diện cho hệ thống khách hàng Nexia luôn tự hào về những truyền thống đã có dựa vào những kinh nghiệm của đối tác, đặc biệt

là trong lĩnh vực thuế và IFRS.

Nexia ACPA đồng thời cũng là một thành viên của cộng đồng kinhdoanh trong nước, vì thế Cty luôn liên kết chặt chẽ với các thành viên của

Trang 12

tập đoán Nexia tại quốc gia khác để có những cơ hội kinh doanh và các dự

án đầu tư cho Việt Nam

Cty TNHH kiểm toán và tư vấn Nexia ACPA hoạt động theo giấyĐăng ký kinh doanh số 1012012231 ngày 14/04/2004, do Sở Kế Hoạch vàĐầu Tư thành phố Hà Nội cấp Riêng văn phòng tại thành phố Hồ ChíMinh được thành lập theo giấy Đăng ký kinh doanh số 4112022354 ngày05/06/2006, do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp

Tên giao dịch: Nexia ACPA Auditing & Consulting Company Limited.Tên viết tắt: Nexia ACPA Co., Ltd

2.1.2 Phương châm, nguyên tắc và mục tiêu hoạt động

Phương châm và nguyên tắc hoạt động:

 Độc lập, khách quan và bảo mật

Trang 13

 Tuân thủ luật pháp, các quy định của Nhà nước Việt Nam, cácchuẩn mực nghề nghiệp.

lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh củađơn vị và hổ trợ khách hàng giải quyết các khó khăn gặp phảikhi kinh doanh

 Đảm bảo tính dân chủ, công khai và đồng thời đảm bảo tính tậptrung, thống nhất, giữ gìn đoàn kết và bí mật nội bộ nhằm pháthuy sức mạnh tập thể ban lãnh đạo Cty trong việc tổ chức điềuhành

tuân thủ các quy định về hành chính trong xử lý công việc

 Đạt kết quả tốt về tài chính để Cty phát triển lớn mạnh

 Đảm bảo vai trò của mình trong xã hội và phục vụ lợi ích cộngđồng

2.1.3 Chiến lược hoạt động

Nam

chiến lược hàng đầu để thu hút khách hàng

 Phục vụ khách hàng với các dịch vụ cao nhất, tinh thần phục vụtận tụy nhất và vì sự phát triển của khách hàng

Trang 14

 Giá phí cung cấp các dịch vụ chuyên ngành được xác định dựavào tính chất phức tạp, mức độ rủi ro, khối lượng công việc,thời gian và năng lực chuyên môn nhằm tạo dựng mối quan hệhợp tác lâu dài với khách hàng.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý Cty Nexia ACPA

2.1.5 Lĩnh vực hoạt động

Kiểm toán và kế toán

 Kiểm toán và soát xét báo cáo tài chính

Nhân viên tư vấn

Giám đốc tài chính doanh nghiệp

Trưởng phòng tài chính doanh nghiệp

Nhân viên tài chính DN

Kế toán

Trang 15

 Báo cáo thẩm định, định giá doanh nghiệp

 Đánh giá và tư vấn hệ thống kiểm toán nội bộ

 Xem xét việc quản lý rủi ro

 Dịch vụ kế toán

Tư vấn thuế

 Dịch vụ tư vấn thuế và các quy định liên quan tại Việt Nam

 Đánh giá, rá soát nghĩa vụ tuân thủ về thuế

 Trợ giúp doanh nghiệp quyết toán thuế

 Trợ giúp doanh nghiệp các vấn đề cụ thể về thuế

Tư vấn quản lý doanh nghiệp

 Tư vấn cơ cấu lại các khoản vay

 Tư vấn quản lý lại các nghiệp vụ kinh doanh

2.2 Sơ lược quy trình kiểm toán tại Cty kiểm toán và tư vấn Nexia ACPA

Tại Cty kiểm toán Nexia ACPA, quy trình kiểm toán được thiết lậpdựa trên một phương hướng tiếp cận mới đó là dựa trên việc đánh giá rủi ro(risk- based audit), được chia thành các bước rõ rệt và được minh họa theo

sơ đồ sau:

Trang 16

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng

Thực hiện trắc nghiệm kiểm soát

Thực hiện các thủ tục kiểm toán

bổ trợ Thực hiện trác nghiệm cơ bản

Sơ đồ 2: Quy trỡnh kiểm toỏn chung tại Cty Kiểm toỏn và Tư vấn Nexia

ACPA

Theo phương phỏp này, cỏch tiếp cận đối với khỏch hàng của Cty cú

những điểm khỏc biệt so với cỏch truyền thống, đú là ở loại rủi ro được

đỏnh giỏ và cỏch đỏnh giỏ cỏc loại rủi ro trong thực hiện cuộc kiểm toỏn

Trong cỏch tiếp cận truyền thống, cỏc kiểm toỏn viờn xem xột đến những

rủi ro tiềm tàng cú thể tồn tại trong hoạt động của khỏch hàng cú thể ảnh

hưởng trực tiếp tới bỏo cỏo tài chớnh, sự thiết kế phự hợp và hoạt động hiệu

quả của hệ thống kiểm soỏt nội bộ (rủi ro kiểm soỏt) và hiệu quả của việc

phỏt hiện ra cỏc sai phạm (rủi ro phỏt hiện) Theo cỏch tiếp cận dựa trờn

đỏnh giỏ rủi ro, kiểm toỏn viờn khụng chỉ quan tõm tới cỏc rủi ro kiểm toỏn

mà cũn quan tõm tới rủi ro kinh doanh của khỏch hàng, những rủi ro ảnh

Trang 17

hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của khỏch hàng cũng như nắm giữ chỡa khúaquyết định cho sự tồn tại của họ Do đú kiểm toỏn viờn cần tỡm hiểu kĩ vềkhỏch hàng để hiểu về cỏch thức hoạt động, cỏc rủi ro ngắn hạn và dài hạntrong hoạt động của khỏch hàng, dựa vào đú kiểm toỏn viờn đưa ra cỏcđỏnh giỏ độc lập của mỡnh cú tớnh đến cỏc yếu tố ảnh hưởng đến tỡnh hỡnhkinh doanh của Cty trong ngắn hạn và dài hạn Theo cỏch tiếp cận mới này,kiểm toỏn viờn và khỏch hàng khụng phải là cỏc bờn đối lập trong xem xộtcựng một vấn đề là bỏo cỏo tài chớnh của doanh nghiệp mà phải cựng nhauxem xột và đỏnh giỏ về vấn đề đú.

Việc thực hiện quy trỡnh kiểm toỏn theo cỏch tiếp cận như trờn đượcchi tiết húa qua sơ đồ sau:

Đánh giá tính trọng yếu

Đánh giá ban

đầu vể rủi ro

BAF BPR BIF

Thủ tục kiểm soát tầm cao

Các thủ tục kiểm soát đặc biệt Xác định và tìm nguyên nhân rủi ro Đối chiếu với BCTC

Liên hệ các rủi ro đ ợc phát hiện với các thủ tục kiểm soát chính

Đánh giá sự thiết kế phù hợp của các thủ tục kiểm soát

Kiểm tra sự hoạt động hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát

Rủi ro đ ợc giảm tới mức chấp nhận

đ ợcc

Phân tích kinh doanh

Xác định các rủi ro còn lại Xác định và thực hiện các thử nghệm cơ bản Các kiến

nghị hoàn thiện

áp dụng thủ tục phân tích

áp dụng thử nghiệm cơ bản các nghiệp

vụ và số d tài khỏan Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ Các tài khoản

trọng yếu có rủi

ro thấp

Các yêu cầu và qui định trong giai đoạn lập báo cáo

Các yêu cầu chuyên môn

The ACPA Audit Process Framework

2004 ACPA All rights reserved

AA-003

Trang 18

BAF: Business Analysis Framework (Phân tích hoạt động kinh doanh) BIF: Business Information Framework (Tìm hiểu thông tin doanh nghiệp) BPR: Business Performance Review(Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh)

Sơ đồ 3: Qui trình kiểm toán chi tiết

2.2.1 Tìm hiểu qui trình hoạt động kinh doanh của khách hàng kiểm

toán (Understand the Business)

Trong giai đoạn này, kiểm toán toán viên thu thập những hiểu biết cơbản về tính hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro, phân tích điều kiệnkinh doanh cũng như hệ thống thông tin của khách thể kiểm toán Thôngqua đó, kiểm toán viên có thể xác định và khoanh vùng những gian lận, saisót trọng yếu và rủi ro trong hoạt động kinh doanh có khả năng ảnh hưởngtới cuộc kiểm toán cũng như hiệu quả hoạt động của khách hàng Tronggiai đoạn này, kiểm toán viên cũng bước đầu xác định được các tài khoản

có khả năng chứa đựng các rủi ro trọng yếu, căn cứ vào đó, kiểm toán viên

sẽ đưa ra các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện trên cơ sở tuân thủ theo cácchuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi (GAAS)

Giai đoạn này được chia thành các bước nhỏ:

- Đánh giá tính trọng yếu: Đánh giá tính trọng yếu và sai sót có thểchấp nhận được từ đó xác định các công việc cần thiết nhằm xác định rủi rocũng như các công việc thực hiện xuyên suốt cuộc kiểm toán

- Đánh giá ban đầu về rủi ro: Là đưa ra những nhận xét đánh giá banđầu về những rủi ro có thể xuất hiện trong Cty khách hàng từ những thôngtin trong quá khứ cũng như những thông tin chung thu thập được ở bướcban đầu

- Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng:

Trang 19

Việc tìm hiểu và phân tích về hoạt động kinh doanh của khách hàngđược thực hiện thông qua quá trình phân tích cơ bản về hoạt động kinhdoanh (BAF – Business Analysis Framework), quá trình tìm hiểu về nhữngthông tin kinh doanh cơ bản (Business Information Framework), và đánhgiá kết quả hoạt động kinh doanh (Business Performance Review) củakhách hàng.

Việc tiến hành tìm hiểu những thông tin kinh doanh cơ bản đượcthực hiện nhằm xác định và tìm hiểu nguyên nhân của những rủi ro saiphạm Quá trình này xem xét những thông tin thu thập được về việc ápdụng các chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành vào hoạt động của Cty, như:việc ghi nhận doanh thu, phương pháp tính giá hàng tồn kho, quản lý tiềnmặt, các nghiệp vụ về ngoại tệ…

Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng đượcthực hiện dựa vào các tỷ suất tài chính (ROA, ROE ) cho thấy kết quả kinhdoanh hiện tại và đồng thời dự đoán khả năng hoạt động trong tương lai(thông qua tỷ suất về đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, giá trị thị trường,quản lý tài sản )

Trong bước này, kiểm toán viên cũng tiến hành tìm hiểu về tính liêmchính của ban giám đốc cũng như các áp lực và cơ hội thực hiện hành vigian lận

Xác định và tìm nguồn gốc rủi ro: Sau khi đã tiến hành các bướctrên, kiểm toán viên đã có đầy đủ dữ liệu để xác định các rủi ro về khả năngxảy ra sai sót và gian lận trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, chú ýtới những yếu tố, nguyên nhân chính dẫn tới các rủi ro đó

Đối chiếu với báo cáo tài chính: Việc đối chiếu này sẽ giúp đoànkiểm toán liên kết, đánh giá sự ảnh hưởng của các rủi ro đã xác định được

Trang 20

với các tài khoản tương ứng trên báo cáo tài chính Điều này giúp kiểmtoán viên xác định được các tài khoản quan trọng có mức rủi ro cao phải ápdụng kiểm tra toàn diện đồng thời xác định được các tài khoản trọng yếu córủi ro thấp để áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ trợ.

2.2.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát (Assess Client Risk Controls)

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu cách thức hệ thống

kế toán và ban quản lý Cty có thể kiểm soát, phát hiện và sửa chữa kịp thờicác sai sót liên quan đến hệ thống thông tin cũng như các ước tính kế toánhay nói cách khác là việc tìm hiểu về các thủ tục mà khách hàng thiết lập và

áp dụng để kiểm soát hoạt động của họ Giai đoạn này giúp cho kiểm toánviên hiểu rõ sự phù hợp cũng như hiệu quả của các thủ tục kiểm soát đượcthiết kế trong doanh nghiệp phục vụ cho việc đưa ra các ý kiến nhằm cảithiện hệ thống nội bộ được trình bày trên thư quản lý của kiểm toán viên.Đồng thời, kiểm toán viên cũng đánh giá được mức độ quan tâm của nhữngngười quản lý doanh nghiệp tới việc kiểm soát rủi ro, đây là một trongnhững yếu tố quan trọng để đánh giá rủi ro kiểm soát của khách hàng.Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát,được cụ thể hoá thành các bước như sau:

 Liên hệ các rủi ro được phát hiện với các thủ tục kiểm soátchính

 Đánh giá sự thiết kế phù hợp của các thủ tục kiểm soát

 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các thủ tục kiểm soát

Dựa trên kết quả thu được từ các bước trên, nhóm kiểm toán sẽ xácđịnh xem rủi ro kiểm soát đã giảm đến mức chấp nhận được hay không.Nếu rủi ro kiểm soát được xác định là đã ở mức chấp nhận được, kiểm toánviên có thể tiến hành ít hơn các thủ tục kiểm tra chi tiết Ngược lại, nếu rủi

ro kiểm soát không thể giảm đến giới hạn chấp nhận hay các thủ tục kiểm

Trang 21

soát được thiết kế không phù hợp cũng như không hiệu quả trong việc giảmthiểu các rủi ro thì kiểm toán viên không thể dựa vào các thủ tục kiểm soát

và phải thực hiện kiểm tra chi tiết và các thủ tục kiểm toán bổ trợ khác

2.2.3 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản (Determine and Manage

Residual Audit Risk)

Giai đoạn này đòi hỏi kiểm toán viên phải sử dụng những phán đoánchuyên môn của mình trong việc xác định các khoản mục mà các thủ tụckiểm soát nội bộ không hiệu quả trong việc giảm rủi ro xuống mức có thểchấp nhận được, xác định rủi ro kiểm toán còn lại Các bước công việc baogồm:

Thực hiện thủ tục phân tích: Bao gồm phân tích sự biến động (so

sánh số dư tài khoản giữa các kì với nhau, so với số dự toán và so vớichuẩn chung của ngành, tính toán và so sánh các tỉ suất tài chính (tỉ suấtkhả năng thanh toán, tỉ suất thể hiện cơ cấu vốn, hiệu suất sử dụng tài sản,hiệu suất sử dụng vốn…), trắc nghiệm tính hợp lý (so sánh giá trị thực tếvới giá trị dự toán và giá trị kiểm toán viên tính toán được) từ đó tìm ra các

xu hướng biến động, các biến động bất thường hoặc các mối quan hệ cómâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác

Thực hiện các trắc nghiệm trực tiếp số dư: Kiểm toán viên kết hợp

kiểm tra giữa việc sử dụng các phương pháp cân đối, phân tích và đối chiếutrực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế nhằm xác định lại độ tin cậy củacác số dư tại thời điểm cuối kỳ

Phân bổ lại các giá trị chênh lệch lên các tài khoản tương ứng và tínhtoán lại số dư cuối kỳ

2.2.4 Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ (Perform Additional

Audit Procedures)

Trang 22

Các thủ tục kiểm toán bổ trợ này thường được thực hiện với nhữngtài khoản trọng yếu mà rủi ro thấp Ngoài ra các thủ tục kiểm toán bổ trợcòn được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và các quy địnhtrong chuẩn mực trong giai đoạn báo cáo Các công việc thường được thựchiện trong giai đoạn này bao gồm:

- Đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động trong tương lai của kháchhàng: kiểm toán viên xem xét các hoạt động có khả năng ảnh hưởng đếntình hình hoạt động tương lai của khách hàng thông qua việc lập bảng hỏi

về các giả định hoạt động liên tục

- Tìm hiểu các bên thứ ba có liên quan đến hoạt động của kháchhàng: Kiểm toán viên có thể hiểu kĩ lưỡng hơn về hoạt động của Cty thôngqua việc xác định các bên thứ ba cũng như các nghiệp vụ có liên quan tớibên thứ ba

- Đánh giá rủi ro gian lận

- Xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính củakhách hàng

2.3 Hồ sơ kiểm toán tại Nexia ACPA

Đối với mỗi khách hàng Cty sẽ lập 2 hồ sơ kiểm toán:

Một hồ sơ lưu các thông tin chung cần thiết được sử dụng trong nhiềulần kiểm toán (Pernanent Audit File- PAF)

Một hồ sơ lưu tất cả các bằng chứng kiểm toán của năm kiểm toán hiệnhành `(Current Audit File- CAF)

Trong CAF các giấy làm việc được đánh tham chiếu và bao gồm các nộidung chính sau:

điều chỉnh, thư quản lý, thư giải trình…

 Phần B: Thông tin ban đầu do khách hàng cung cấp (các sổ)

Trang 23

 Phần C: Hợp đồng kiểm toán, thư từ trao đổi kiểm toán giữa NexiaACPA và khách hàng

toán của khách hàng và thiết lập mức trọng yếu chung

 Phần E: Các chương trình kiểm toán đặc biệt (hoạt động liên tục, bênliên quan…)

toán, tóm lược quy trình kiểm toán

soát

 Phần Z: Thủ tục thử nghiệm cơ bản

Quá trình tìm hiểu và đánh giá HTKSNB của khách hàng tại Cty kiểm toánNexia ACPA được trình bày chủ yếu tại phần D và R của hồ sơ kiểm toán

Trang 24

CHƯƠNG 3:

QUY TRÌNH TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ

HTKSNB KHÁCH HÀNG

TẠI CTY NEXIA ACPA

Trang 25

3.1 Mục tiêu của việc tìm hiểu và nghiên cứu HTKSNB khách hàng tại Cty Kiểm toán Nexia ACPA

Việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểmsoát là rất quan trọng đối với kiểm toán viên Như ban đầu đã để cập ởchương mở đầu, mục tiêu chính của các Cty kiểm toán nói chung cũng nhưcủa Cty kiểm toán Nexia ACPA khi nghiên cứu tìm hiểu về HTKSNBkhách hàng là:

viên khi tiến hành kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán 400: “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về

hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kếhoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả.Kiểm toán viên phải sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình đểđánh giá rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm cácrủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức có thể chấp nhận được.”

 Tiết kiệm thời gian, cân bằng giữa chi phí và lợi ích

Khi có được sự hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh củakhách hàng, kiểm toán viên đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu củaHTKSNB, từ đó có thể xây dựng một kế hoạch kiểm toán hợp lý, tiết kiệmthời gian, cân bằng giữa chi phí và lợi ích nhưng vẫn giữ được mục đích vàchất lượng kiểm toán Theo VSA 400 “Việc tìm hiểu hệ thống kế toán và

hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán và việc đánh giá rủi

ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên xác định đượcphạm vi kiểm tóan cần thiết đối với những sai sót trọng yếu có thể tồn tạitrong báo cáo tài chính, xem xét những nhân tố có khả năng gây ra sai sóttrọng yếu, xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp.”

Trang 26

3.2 Quy trình tìm hiểu HTKSNB khách hàng tại Cty Kiểm toán Nexia ACPA

Hiện nay, Nexia đã xây dựng một chương trình thống nhất cho quytrình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cho các lần kiểm toán.Tuy nhiên tùy thuộc vào quy mô hoạt động, loại hình kinh doanh và thờigian kiểm toán, KTV dựa vào kinh nghiệm và tình hình cụ thể để áp dụngriêng lẻ hay kết hợp một trong các thủ tục sau:

Thực tế tại Cty kiểm toán Nexia, quy trình tìm hiểu và đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ chỉ áp dụng cho những Cty quy mô lớn có thiết lập

hệ thống kiểm soát nội bộ Còn tại những doanh nghiệp nhỏ và không thiếtlập hệ thống kiểm soát nội bộ thì sẽ không có giai đoạn này mà KTV sẽthực hiện ngay thử nghiệm cơ bản

Quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB tại Cty Nexia đượcthực hiện như sơ đồ “Quy trình kiểm toán chi tiết” đã trình bày tại chương

2, trong sơ đồ này quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB là 2 giaiđoạn đầu được minh họa như hình bên dưới:

Trang 27

Đánh giá tính trọng yếu

Đánh giá ban

đầu vể rủi ro

BAF BPR BIF

Thủ tục kiểm soát tầm cao

Các thủ tục kiểm soát đặc biệt

Liên hệ các rủi ro đ ợc phát hiện với các thủ tục kiểm soát chính

Đánh giá sự thiết kế phù hợp của các thủ tục kiểm soát

Kiểm tra sự hoạt động hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát

Rủi ro đ ợc giảm tới mức chấp nhận

đ ợcc

Phân tích kinh doanh

Xác định các rủi ro còn lại Xác định và thực hiện các thử nghệm cơ bản Các kiến

nghị hoàn thiện

áp dụng thủ tục phân tích

áp dụng thử nghiệm cơ bản các nghiệp

vụ và số d tài khỏan Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ Các tài khoản

trọng yếu có rủi

ro thấp

Các yêu cầu và qui định trong giai đoạn lập báo cáo

Các yêu cầu chuyên môn

The ACPA Audit Process Framework

2004 ACPA All rights reserved

AA-003

Giai đoạn 1: Là quỏ trỡnh tỡm hiểu và thu thập thụng tin về hệ thống

KSNB cũng như tất cả thụng tin cần thiết cho cuộc kiểm toỏn

Giai đoạn này sẽ bao gồm cỏc bước thực hiện sau:

- Đỏnh giỏ tớnh trọng yếu

- Đỏnh giỏ ban đầu về rủi ro kiểm soỏt

- Tỡm hiểu về hoạt động kinh doanh của khỏch hang: bao gồm phõn tớch

cơ bản hoạt động kinh doanh (BAF- Business Analysis Framework), tỡm

hiểu về những thụng tin kinh doanh ( Business Information Framework)

Trang 28

và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ( BPR- Business PerformanceReview).

- Tìm hiểu thủ tục kiểm soát mà Cty khách hàng sử dụng để kiểm soát rủi

ro và các thủ tục kiểm soát cụ thể cho từng chu trình chi tiết

Từ những thông tin thu thập được ở giai đoạn 1, KTV sẽ xác định và tìmnguồn gốc rủi ro, đối chiếu BCTC

Giai đoạn 2: Là quá trình đánh giá hệ thống KSNB khách hang mà chủ

yếu là đánh giá rủi ro kiểm soát Ở giai đoạn này, nhóm kiểm toán sẽkiểm tra, quan sát lại các thủ tục kiểm soát của Cty khách hàng để xácđịnh xem khách hàng có thực hiện đúng những thủ tục họ thiết kế chưa,cũng như đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát củakhách hàng

3.2.1 Giai đoạn tiền kế hoạch

Giai đoạn này là bước đầu tiên trước khi quyết định ký hợp đồng kiểmtoán với khách hàng Giai đoạn này thường được thực hiện bởi các kiểmtoán viên điều hành (Ban giám đốc hoặc các trưởng phòng kiểm toán).Trong giai đoạn này KTV sẽ tìm hiểu một cách tổng quan về Cty kháchhàng, về tình hình kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của họ, về kỹnăng, nhận thức và thái độ của những nhà quản lý về hoạt động kiểm soát,đạo đức của nhà quản lý, cơ cấu tổ chức, nhân sự, cách thức phân quyền,chế độ kế toán và hệ thống sổ sách kế toán Thông qua cái nhìn ban đầucũng như những hiểu biết căn bản về tình hình kinh doanh của khách hàng,KTV sẽ đưa ra quyết định có nên ký hợp đồng kiểm toán hay không Khiquyết định ký hợp đồng, KTV sẽ tổng hợp các thông tin thu thập ban đầu,

từ đó đánh giá rủi ro, xác định mức trọng yếu để phục vụ cho công việc lập

kế hoạch kiểm toán

1 Đối với khách hàng cũ

Trang 29

Thông thường đối với khách hàng cũ, KTV chỉ cập nhật những thôngtin về sự thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán củakhách hàng trong năm hiện hành Đồng thời xem xét hệ thống kiểm soátnội bộ năm trước của khách hàng hiện còn hoạt động hiệu quả hay không.

Ở giai đoạn này KTV thường sử dụng phương pháp phỏng vấn kháchhàng để lấy thông tin về sự thay đổi trong HTKSNB, trên cơ sở đó cùng vớikinh nghiệm KTV điều hành sẽ quyết định có tiếp tục thực hiện kiểm toáncho khách hàng hay không

2 Đối với khách hàng mới

Đối với khách hàng mới, KTV cần có một giai đoạn tìm hiểu sơ bộ

và cân nhắc trước khi quyết định ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng,bởi lẽ do tính chất rủi ro nghề nghiệp KTV có thể phải gánh trách nhiệmpháp lý do tiếp nhận những khách hàng thiếu trung thực

Sau khi nhận được thư mời kiểm toán, Cty thường phân công nhữngkiểm toán viên nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu về khách hàng, đánh giákhả năng đảm nhận công việc cũng như dự kiến về thời gian và phí kiểmtoán để quyết định xem có nên ký hợp đồng hay không

3.2.2 Đánh giá tính trọng yếu

Sau khi đã nhận số liệu từ báo cáo của khách hàng, các KTV phụtrách sẽ xác định mức trọng yếu tổng thể, từ đó xác định được mức chênhlệnh có thể chấp nhận được Việc tính ra mức chênh lệch này sẽ giúp chokiểm toán viên tập trung vào điều tra các chênh lệch có thể chứa đựng saisót gây ra ảnh hưởng trọng yếu Tình hình vào loại hình doanh nghiệp vàcác xét đoán dựa trên kinh nghiệm mà kiểm toán viên lựa chọn cơ sở đểtính mức trọng yếu Thông thường, mức trọng yếu được tính bằng một tỷ lệphần trăm trên tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận Lợi nhuận được nhiềukiểm toán viên lựa chọn vì đây là chỉ tiêu được nhiều người sử dụng báo

Trang 30

cáo tài chính quan tâm Trong một số trường hợp thì tài sản hoặc doanh thu

tỏ ra thích hợp hơn do Cty không có lợi nhuận hoặc người sử dụng báo cáoquan tâm đến khả năng thanh toán

Tiêu chí lựa chọn khoản mục đánh giá mức trọng yếu là tính ổn địnhcủa khoản mục

Ý nghĩa của việc đánh giá mức trọng yếu:

Đánh giá tính trọng yếu và sai sót có thể chấp nhận được từ đó xácđịnh các công việc cần thiết nhằm xác định rủi ro cũng như các công việcthực hiện xuyên suốt cuộc kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán minh họa:

Cty TNHH ABC Tham chiếu: D100 31/12/2009 Thực hiện: NLQC MỨC TRỌNG YẾU Kiểm tra: TCT Tính mức trọng yếu

1 Quan điểm của ban kiểm toán và hội đồng quản trị về mức trọng yếu

Không

2 Xác định tiêu chuẩn đánh giá mức trọng yếu

a Chọn tiêu chuẩn đánh giá phù hợp nhất

b Giá trị của tiêu chuẩn đã chọn

1,593,373,505JPY

c Nguồn của tiêu chuẩn đã chọn

Trang 31

Kế hoặch năm hiện hành

Sự ước tính

R Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán năm nay

d Lý do chọn tiêu chuẩn trên

Lợi nhuận họat động của Cty năm nay dưới mức bình thường

Lợi nhuậ của Cty không ổn định

Cty hoạt động tại điểm hòa vốn

Cty báo cáo lỗ

Những thõa thuận mua bán

Cty không công bố báo cáo tài chính

e Ghi chú

Cty họat động kinh doanh có lãi trong năm hiện hành nhưng lỗ ở năm trước Đây

là kết quả bất thường

3 Xác định phần trăm đo lường mức trọng yếu

Tương ứng với tiêu chuẩn đã chọn trên, phần trăm đo lường mức trọng yếu

tương ứng là:

Min 0.25 Max 0.5

0.5 %

Lý do chọn phần trăm mức trọng yếu trên

Đây là năm thứ 3 chúng tôi thực hiện kiểm toán Cty ABC, chúng tôi tin tưởng

vào hệ thống kế toán họat động hiệu quả cũng như hệ thống kiểm soát của Cty là khá tốt, sai sót ít có khả năng xảy ra.

4 Tính toán mức trọng yếu

Giá trị của tiêu chuẩn đã chọn (2b)

Phần trăm đo lường(3a)

Giá trị mức trọng yếu

Tính toán mức sai sót có thể bỏ qua

1 Xác định giá trị mức trọng yếu trước thuế

a Giá trị mức trọng yếu

7,966,868

b Thuế suất

Trang 32

3 Xác định mức sai sót có thể bỏ qua dựa trên phần trăm mức trọng

yếu trước thuế

Sai sót có thể bỏ qua (2b)

Mức trọng yếu trước thuế (1c) Phần trăm

Sai sót có thể chấp nhận được (%)

Giá trị sai sót có thể chấp nhận

Trang 33

- Đối với Cty ABC, KTV chọn tổng tài sản làm chỉ tiêu đo lường mức

trọng yếu vì Cty này mới hoạt động được 3 năm, do đó chỉ tiêu doanh

thu hay lợi nhuận là không phù hợp (vì tình hình kinh doanh chưa ổn

định)

- Giá trị sai sót có thể chấp nhận được là 5,311,245 JPY, đây là mức sai

sót tại đó cần thiết phải đưa ra bút toán điều chỉnh hoặc phân loại, nếu

trong trường hợp khách hàng không chấp nhận thì cần đưa ra ý kiến loại

trừ trên báo cáo kiểm toán

- Giá trị đề nghị bút toán điều chỉnh hoặc phân loại là 885,208 JPY, tức là

khi chênh lệch giữa số liệu của khách hàng và số liệu kiểm toán vượt

quá giá trị này thì KTV sẽ đề nghị bút toán điều chình hay phân loại

Nếu chênh lệch nhỏ hơn giá trị này thì KTV sẽ chấp nhận bỏ qua

 Với việc tính mức trọng yếu ngay từ ban đầu sẽ giúp nhóm kiểm

toán đề nghị bút toán điều chỉnh, phân loại cho từng khoản mục

trên báo cáo tài chính được thống nhất, tránh trường hợp dựa vào

ý kiến chủ quan để đưa ra bút toán điều chỉnh

trọng yếu và rủi ro riêng, khi sử dụng mức trọng yếu chung cho

tất cả các khoản mục thì tính chính xác không cao

Trang 34

3.2.3 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát

Đánh giá, nhận xét ban đầu về mức rủi ro có thể xuất hiện trong Ctycủa khách hàng dựa trên việc sử dụng mẫu đánh giá ban đầu về rủi ro, từ đócho phép kiểm toán viên lập kế hoạch cho toàn cuộc kiểm toán Trong bướcnày, kiểm toán viên cần xem xét những vấn đề quan trọng trong hoạt độngcủa khách hàng xảy ra trong kỳ trước hoặc kỳ này có khả năng ảnh hưởngđến việc xác định rủi ro: những rủi ro và gian lận đã từng xảy ra, nhữngthiếu sót về thủ tục kiểm soát đã được phát hiện, những thay đổi quan trọngtrong kỳ có khả năng dẫn tới rủi ro, tính phức tạp trong hoạt động kinhdoanh của khách hàng

Ví dụ: Cty ABC chuyên sản xuất các linh kiện điện tử, một phần lớn

thành phẩm được bán cho các Cty con trong cùng tập đoàn Rủi ro ban đầu có thể xuất hiện trong cty này là cty bán với giá thấp hơn giá thông thường khi bán ra thị trường.

Những rủi ro thường được đánh giá ban đầu như: Cty khách hàng không ghi nhận doanh thu đúng niên độ, không lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi và hàng tồn kho quá hạn…

Hồ sơ kiểm toán minh họa: Xem phụ lục 01

3.2.4 Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng

Khi tiến hành tìm hiểu, kiểm toán viên sẽ ghi vào bảng “Khảo sátkhách hàng” những thông tin sơ bộ về khách hàng bao gồm các nội dung:

- Thông tin tổng quát về doanh nghiệp

- Tổ chức hoạt động kinh doanh, thu thập thông tin về ban quản trị,ban giám đốc, số lượng lao động, cơ cấu tổ chức của Cty, …

- Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của Cty

- Tìm hiểu về tổ chức công tác kế toán

- Tìm hiểu hệ thống sổ sách của doanh nghiệp

Trang 35

- Tìm hiểu hệ thống chứng từ

- Tìm hiểu hệ thống báo cáo của doanh nghiệp

- Xem xét doanh nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán không

- Ngoài ra kiểm toán viên còn phải thu thập thông tin về chính sách

kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng (cơ sở lập báo cáo tài chính,tiền và các khoản đương tiền, hàng tồn kho, các khoản thu thươngmại và phải thu khác, tài sản cố định hữu hình, chi phí trả trước,…)

và kiểm soát kế toán (các công việc kiểm soát định kỳ, cách thứctiến hành kiểm soát)

- Tìm hiểu một số thông tin về báo cáo tài chính như: tổng tài sản,nguồn vốn kinh doanh, các khoản vay, doanh thu, giá vốn, chi phí,lợi nhuận, thu nhập tài chính, …

3.2.4.1 Quá trình phân tích cơ bản về hoạt động kinh doanh

Việc tiến hành quá trình phân tích cơ bản về hoạt động kinh doanhcủa khách hàng được thực hiện thông qua việc xem xét chín yếu tố của hoạtđộng kinh doanh và mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó, bao gồm: Môitrường , Thông tin, Đối thủ cạnh tranh, Khách hàng, Nhà cung cấp, Chủ sởhữu, Quản lý, Giá trị doanh nghiệp, Quá trình kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn vốn có mà chúng

ta gọi là rủi ro tiềm tàng, khi tìm hiểu và phân tích hoạt động kinh doanhcủa khách hàng kiểm toán viên sẽ có những hiểu biết sâu sắc về từng yếu tốcủa quá trình hoạt động kinh doanh cũng như mối quan hệ tương tác giữachúng, phát hiện ra những rủi ro có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tàichính Sau đó kiểm toán viên sẽ nghiên cứu đến cách thức mà HTKSNB cóthể loại trừ, ngăn chặn hay khống chế được các rủi ro này Đó chính lànguyên nhân của việc phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng

Trang 36

- Cty kiểm soát những rủi ro đó như thế nào?

- Nhận thức của ban quản trị Cty về quá trình kiểm soát rủi ro nhưthế nào?

- Có rủi ro nào doanh nghiệp không thể làm giảm bớt hoặc khôngthể kiểm soát được?

Sơ đồ 4: Quy trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh khách hàng

Tìm hiểu về môi trường

bao gồm: Chính sách, Môi trường, Xã hội, Kỹ thuật, những thông tin tổngquát về Cty khách hàng như: Loại hình doanh nghiệp, thời gian hoạt động,

Trang 37

ngành nghề kinh doanh, tình hình vốn chủ sở hữu, các chính sách đặc biệtCty được hưởng…

- Đồng thời KTV tìm hiểu về môi trường kiểm soát, đặc biệt là thái

độ, nhận thức và hành động của nhà quản lý có liên quan đến môi trườngkiểm soát

Hồ sơ kiểm toán minh họa:

Cty TNHH ABC

31/12/2009

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh ( BAF)

Tham chiếu: D 310 Thực hiện: LNT Kiểm tra: TCT Ngày: 10/3/2010

Môi trường

Singapo

phép đầu tư số 185/GP- KCN-VS ngày 20/5/2006, có thời gianhoạt động 48 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư

 Hoạt động kinh doanh chính của Cty là sản xuất các thiết bịkết nối về điện như ổ cắm, dây điện, công tắt điện…

trong cùng tập đoàn

 Cty sử dụng hệ thống kế toán Việt Nam để hoạch toán kế toán,ngoài ra không có chính sách nào đặc biệt

Trang 38

Cty TNHH XYZ

31/12/2009

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh ( BAF)

Tham chiếu: D 310 Thực hiện: LHK Kiểm tra: PDN Ngày: 25/3/2010

Môi trường

lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 31/GPDT ngày 25tháng 11 năm 1994

các Khu Công nghiệp và Chế xuất Thành phố Hồ Chí Minhcấp Thời hạn hoạt động của Cty là 25 năm kể từ ngày của giấyphép đầu tiên

 Cty mẹ đặt tại Saitama, Nhật Bản

đường số 12 và 14- Khu công nghiệp Tân Thuận, Quận 7,Thành Phố Hồ Chí Minh

 Hoạt động chính của Cty:

- Sản xuất các mặt hàng như: gọng kính mắt bằng titan,dây đeo đồng hồ, cần câu cá cho các thương hiệu lớn trên thếgiới Các chi tiết, thiết bị công nghệ cao

- Gia công đánh bóng bề mặt kim loại, nhựa

- Sản xuất và lắp ráp các loại máy lọc không khí…

Tất cả các sản phẩm đều được xuất khẩu

 Cty có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng nhà thầu tại mức thuếsuất 10% của thu nhập chịu thuế, Cty được miễn thuế thu nhậpdoanh nghiệp 4 năm kể từ năm đầu tiên xuất hiện thu nhập chịuthuế

Trang 39

 Năm đầu tiên xuất hiện thu nhập chịu thuế: năm 1998

Tìm hiểu hệ thống thông tin và truyền thông

KTV sẽ tìm hiểu những thông tin về hệ thống kế toán của doanhnghiệp cụ thể như: phần mềm kế toán doanh nghiệp sử dụng, cơ cấunhân sự phòng kế toán, cách thức phân công phân nhiệm?

Đợn vị tiền tệ trong năm kiểm toán?

Cách thức trao đổi thông tin trong doanh nghiệp?

Quy trình và thời gian phát hành báo cáo tài chính?

Hồ sơ kiểm toán minh họa:

Cty TNHH ABC

31/12/2009

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh ( BAF)

Tham chiếu: D 320 Thực hiện: LNT Kiểm tra: TCT Ngày: 10/3/2010

Thông tin

- Đơn vị tiền tệ kế toán là Việt Nam Đồng

- Từ 6/2008 Cty bắt đầu đưa vào sử dụng phần mềm kế toánBravo để ghi sổ kế toán, xuất báo cáo tài chính Hệ thống

kế toán này phù hợp với các chuẩn mực và quy định kế toántại Việt Nam

- Cty không sử dụng phần mềm sản xuất Cty sử dụng hệthống thông tin nôi bộ, mỗi thành viên trong công cty có tàikhoản và mã số riêng

- Cty trao đổi thông tin chủ yếu qua email

- Cty phải nộp báo cáo tài chính cho Cty mẹ tại Singapo mỗi

Trang 40

tháng và mỗi quý.

- Tại ngày 31/12/2008 Cty có 151 công nhân viên, và tạingày 31/12/2009 là 163 công nhân viên, trong đó có 4 côngnhân viên là người nước ngoài

- Hệ thống kế toán đơn giản, gồm 2 nhân viên: Chị Nguyên,

kế toán trưởng và Chị An, kế toán viên kiêm thủ quỹ

Hồ sơ kiểm toán Cty XYZ:

Cty TNHH XYZ

31/12/2009

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh ( BAF)

Tham chiếu: D 320 Thực hiện: LNT Kiểm tra: TCT Ngày: 25/3/2010

Thông tin

 Đơn vị tiền tệ sử dụng là Yên Nhật, ngoại tệ chủ yếu là ViệtNam đồng, Đô la Mỹ và Euro

thông tin kinh doanh Tất cả dữ liệu đều được kết nối với nhauthông qua phần mềm này Do đó đây là yếu tố quan trọng đểtruyền đạt thông tin giữa các bộ phận với nhau

 Cty thực hiện việc sao lưu dữ liệu từ phần mềm Solomon sangExcel vào mỗi cuối tháng để đảm bảo dữ liệu sẽ được lưu trữ

Ngày đăng: 23/08/2014, 11:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý Cty Nexia ACPA - quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Hình 1 Sơ đồ bộ máy quản lý Cty Nexia ACPA (Trang 14)
Sơ đồ 5: Quy trình tìm hiểu thông tin kinh doanh - quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Sơ đồ 5 Quy trình tìm hiểu thông tin kinh doanh (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w