Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
696,96 KB
Nội dung
L LL LỜ ỜỜ ỜI M I MI M I MỞ ỞỞ Ở Đ ĐĐ ĐẦ ẦẦ ẦU UU U rong thập kỷ 90 đi qua đã chứng kiến những thay đổi lớn lao của nền kinh tế Việt Nam. Từ nền kinh tế tập trung bao cấp, các nhà lãnh đạo Đảng đã mạnh dạn trong việc chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo chiều hướng “mở cửa và hội nhập” đã thực sự thổi một luồng sinh khí mới cho nền kinh tế Việt Nam. Do yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán Việt Nam đã ra đời và đang có những bước tiến đáng kể cũng như nỗ lực không ngừng để theo kịp với hoạt động kiểm toán quốc tế. Với việc ra đởi của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) và những khuyến khích của Chính phủ đối với hoạt động kiểm toán, hoạt động kiểm toán Việt Nam đã có những thuận lợi đáng kể. Tuy nhiên, với khoản thời gian 10 năm hoạt động, các công ty kiểm toán Việt Nam vẫn chưa tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết để đáp ứng các đòi hỏi của ngành kiểm toán và chưa thể cạnh tranh được với các công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, các công ty kiểm toán Việt Nam buộc phải biết tận dụng ưu thế, đầu tư nghiên cứu, liên kết với các công ty kiểm toán quốc tế … để học hỏi kinh nghiệm và nắm bắt những kỷ thuật kiểm toán hiện đại, khoa học để có thể cạnh tranh được ngay trên chính sân nhà. Bởi những thông tin mang tính chất quyết định mà Báo cáo tài chính truyền tải, các công ty kiểm toán ngày càng cố gắng hoàn thiện trình độ và kỹ thuật kiểm toán để hoàn thành vai trò của mình. Báo cáo tài chính cùng với các khoản mục của nó ngày càng được kiểm toán chặc chẽ với hy vọng mang lại cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính của công ty từ những người quan tâm. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và tiếp cận thực tiễn kiểm toán tại Công ty TNHH Dịch Vụ Kiểm toán và Tư Vấn Kế Toán Bắc Đẩu. Nhận thức được tầm quan trọng của khoản mục nợ phải thu và doanh thu, người viết quyết định chọn đề tài “ Q Q U U Y Y T T R R Ì Ì N N H H K K I I Ể Ể M M T T O O Á Á N N K K H H O O Ả Ả N N M M Ụ Ụ C C N N Ợ Ợ P P H H Ả Ả I I T T H H U U V V À À D D O O A A N N H H T T H H U U B B Á Á N N H H À À N N G G , , C C U U N N G G C C Ấ Ấ P P D D Ị Ị C C H H V V Ụ Ụ” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề được cấu thành bởi 4 chương: Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH dịch vụ kiểm toán và tư vấn kế toán Bắc Đẩu (PACO) Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm toán nợ phải thu và doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ Chương 3: Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu và doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ tại công ty TNHH dịch vụ kiểm toán và tư vấn kế toán Bắc Đẩu (PACO) Chương 4: Một số nhận xét và kiến nghị Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận, tuy nhiên, do những hạn chế về mặt thời gian, trình độ và kinh nghiệm thực tế nên những sai xót xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp và hướng dẫn thêm từ quý Công ty, quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp T T 1.1 Tổng quan về Công ty kiểm toán Bắc Đẩu (PACO): 1.1.1 Quá trình hình thành & phát triển của công ty: ầu những năm 90, nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài ban hành tại Việt Nam ngày 12/11/1996, Việt Nam thực sự trở thành điểm đầu tư đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, cùng với lượng vốn đầu tư khổng lồ ồ ạt đổ vào thị trường Việt Nam là nhu cầu rất lớn đối với hoạt động kiểm toán. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị là phải thể hiện những thông tin trung thực và hợp lý về hoạt động của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Thêm vào đó là sư ra đời của thị trường chứng khoán càng làm tăng thêm nhu cầu đối với các hoạt động kiểm toán. Đáp ứng nhu cầu đó, các công ty kiểm toán ra đời. Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và tư vấn kế toán Bắc đẩu (PACO) được thành lập ngày 12/04/2001 theo Giấy chứng nhận đăng ký số 4102004517 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, là một trong số đó. PACO là một trong 108 công ty có đủ điều kiện hành nghề kiểm toán theo công văn số 127/VACPA ngày 22/11/2006 của hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Công ty lấy tên là : Công ty TNHH Dịch Vụ Kiểm Toán Và Tư Vấn Kế Toán BẮC ĐẨU Tên giao dịch : POLARIS AUDITING CO., LTD Tên viết tắt : PACO Địa chỉ hoạt động : 30 Hoa Cúc (Khu dân cư Rạch Miễu), F7, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM Giám đốc : Hoàng Thị Phúc Điện thoại : (08)3517869 Fax : (08)3573027 Email : kiemtoanbacdau@gmail.com 1.1.2 Thời gian hoạt động Qua 8 năm hoạt động, hiện nay công ty có văn phòng đại diện đặt tại số 30 Hoa Cúc (Khu dân cư Rạch Miễu), F7, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM. Quá trình hoạt động của công ty trong 8 năm qua rất tốt, thể hiện ở sự mở rộng quy mô, tăng cường đội ngũ nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện nay công ty Bắc Đẩu đang là đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn kế toán cho hơn 200 doanh nghiệp, hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam. Số lượng khách hàng không ngừng gia tăng theo thời gian chính là minh chứng cho uy tín và chất lượng của dịch vụ kiểm toán do công ty cung cấp 1.1.3 Cơ cấu tổ chức Đ Đ Giám đốc Bộ phận kiể m toán và tư vấn Bộ phận hành chính Bộ phận kế toán Công ty có cơ cấu tổ chức khá đơn giản, bao gồm: • Giám đốc • Bộ phận kiểm toán và tư vấn • Bộ phận hành chính • Bộ phận kế toán Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Kiểm toán Bắc Đẩu 1.2 Đội ngũ nhân viên Bắc Đẩu: Hiện tại công ty Kiểm toán Bắc Đẩu có khoảng 30 nhân viên, trong đó 5 nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA). Các nhân viên làm việc chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính. Mỗi nhân viên đều được đào tạo về kiến thức chuyên môn, luôn cập nhật thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật mới, các chính sách, thông tư mới… nhằm trau dồi thêm khả năng nghiệp vụ của mình. Không chỉ trao dồi kiến thức chuyên môn, các nhân viên ở PACO còn luôn quan tâm, đề cao nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, đó là: tính độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng trên cơ sở tuân thủ theo pháp luật. Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động nhưng vững vàng về kiến thức chuyên môn là một trong những điểm nổi bật của Bắc Đẩu. Làm việc ở Bắc Đẩu tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy khả năng của mình, các nhân viên không ngừng trau dồi kiến thức, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và thân thiện. Điều này làm cho Bắc Đẩu luôn có một sự đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ tạo điều kiện cho Bắc Đẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Xây dựng một đội ngũ nhân viên có trình độ, có năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc cùng với một môi trường làm việc đoàn kết, thân thiện là mục tiêu mà công ty luôn hướng đến. (Công ty kiểm toán Bắc Đẩu (2007), Tài liệu hướng dẫn lưu hành nội bộ Công ty kiểm toán Bắc Đẩu) 1.3 Các dịch vụ do Công ty Bắc Đẩu cung cấp 1.3.1 Dịch vụ kế toán & tư vấn kế toán • Ghi chép sổ sách kế toán, lập báo cáo Thuế, Báo cáo Tài chính quý, năm. • Tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi Báo Cáo Tài Chính (BCTC) được lập theo Chế độ kế toán Việt Nam sang hình thức phù hợp với nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận. • Tư vấn và trợ giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và các quy định về chế độ kế toán Việt Nam. • Cài đặt và hướng dẫn khách hàng sử dụng phần mềm kế toán do công ty cung cấp. (Công ty kiểm toán Bắc Đẩu (2007), Tài liệu hướng dẫn lưu hành nội bộ Công ty kiểm toán Bắc Đẩu) 1.3.2 Dịch vụ kiểm toán Dịch vụ kiểm toán luôn là dịch vụ mang lại cho công ty kiểm toán và tư vấn Bắc Đẩu (PACO) nguồn doanh thu lớn nhất và đây cũng là dịch vụ chủ yếu mà công ty cung cấp cho khách hàng, chiếm 97% doanh số. Dịch vụ này bao gồm : • Kiểm toán Báo cáo tài chính • Kiểm toán vốn đầu tư • Kiểm toán chi phí Xây dựng cơ bản(Công ty kiểm toán Bắc Đẩu (2007), Tài liệu hướng dẫn lưu hành nội bộ Công ty kiểm toán Bắc Đẩu) 1.3.3 Dịch vụ tư vấn thuế Với những kinh nghiệm quí báu sau thời gian dài tư vấn thuế và đội ngũ nhân viên nắm vững pháp luật về thuế, dịch vụ tư vấn thuế của công ty luôn mang lại cho khách hàng sự yên tâm nhất vì đã vừa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp. Giúp các công ty định ra các chiến lược hiệu quả cho việc thực hiện các chính sách thuế. Các dịch vụ về Thuế do công ty cung cấp gồm có: • Thuế nhà thầu. • Lập hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, lập tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân… • Tư vấn các loại thuế khác 1.3.4 Thiết kế và cài đặt phần mềm kế toán • Công ty cung cấp các phần mềm kế toán được viết, cài đặt sử dụng riêng theo yêu cầu đặc biệt của từng khách hàng. • Các phần mềm kế toán này có thể cung cấp in ra các chứng từ sổ sách và báo cáo thích hợp với chế độ kế toán Việt Nam, đồng thời có thề sử dụng sổ sách ghi chép song ngữ giữa Hoa - Việt, Anh – Việt. • Các phần mềm kế toán này có thể sử dụng phục vụ trong các ngành công nghiệp khác nhau từ dịch vụ, thương mại, xây dựng, sản xuất, xuất nhập khẩu đến các loại hình kinh doanh khác. (Công ty kiểm toán Bắc Đẩu (2007), Tài liệu hướng dẫn lưu hành nội bộ Công ty kiểm toán Bắc Đẩu) 1.4 Mục tiêu và phương hướng hoạt động Về mục tiêu: • Cung cấp các loại hình dịch vụ kiểm toán và tư vấn kế toán cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. • Không ngừng nâng cao uy tín, chất lượng và số lượng khách hàng đồng thời tăng tính cạnh tranh của mình trước sự ra đời ngày càng nhiều công ty kiểm toán. Từ đó mở rộng quy mô, thị trường hoạt động của công ty trên khắp địa bàn cả nước. (Công ty kiểm toán Bắc Đẩu (2007), Tài liệu hướng dẫn lưu hành nội bộ Công ty kiểm toán Bắc Đẩu) Về phương hướng : Để đạt những mục tiêu nêu trên công ty đã đưa ra những phương hướng như sau: • Về kế hoạch kinh doanh: Hoàn thành với chất lượng cao các hợp đồng đã kí kết, tăng cường công tác ngoại giao, quảng bá, tiếp thị khách hàng để mở rộng thị trường, tiếp tục xây dựng các quy trình kiểm toán thống nhất nhằm bảo đảm phù hợp với sự thay đổi trong chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các thông tư, nghị định mới được ban hành. • Về công tác quản lý: Nâng cao năng lực quản lý, khả năng lãnh đạo trong nội bộ các phòng ban từ đó đảm bảo khả năng hoạt động đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng mở rộng quy mô doanh nghiệp sau này. • Về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức kiểm toán viên: Công ty đưa ra các chương trình tập huấn, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nhân viên. Luôn cập nhật và phổ biến các văn bản, quy định, các chính sách mới ban hành nhằm cung cấp thêm nhiều kiến thức cho đội ngũ nhân viên đồng thời đảm bảo các nhân viên luôn tuân thủ các tiêu chuẩn, nguyên tắc hành nghề kiểm toán. (Công ty kiểm toán Bắc Đẩu (2007), Tài liệu hướng dẫn lưu hành nội bộ Công ty kiểm toán Bắc Đẩu) CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU DOANH THU BÁN HÀNG, CUNG CẤP DỊCH VỤ 2.1 Khái quát về khoản mục nợ phải thu và doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 2.1.1 Khoản mục nợ phải thu 2.1.1.1 Khái niệm Nợ phải thu khách hàng là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ … theo phương thức bán chịu hoặc phương thức nhận tiền trước. (Khoa kế toán kiểm toán (2006), kế toán tài chính, Công ty TNHH một thành viên In Kinh tế) Trên Bảng cân đối kế toán, khoản mục nợ phải thu khách hàng được trình bày tại phần A “Tài sản ngắn hạn”, gồm các khoản mục nợ phải thu khách hàng ghi theo số phải thu gộp và khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi được ghi âm. Do đó hiệu số giữa nợ phải thu khách hàng và dự phòng và dự phòng nợ phải thu khó đòi sẽ phản ánh số nợ phải thu thuần, tức giá trị thuần có thể thực hiện được. Riêng các khoản nợ phài thu dài hạn được trình bày trong phần B “Tài sản dài hạn.” (Khoa kế toán- kiểm toán (2007), Kiểm Toán, NXB lao động- xã hội, trang 392-401) Khoản mục phải thu khách hàng là một bộ phận trong chu kì bán chịu hàng hóa dịch vụ và thu tiền. Chu kì được bắt đầu bằng đơn đặt hàng của khách hàng, phản ánh qua tài khoản nợ phải thu và kết thúc bằng việc tất toán khoản nợ phải thu đó. 2.1.1.2 Sơ đồ hạch toán Khoản mục phải thu khách hàng là một bộ phận trong chu trình bán chịu hàng hóa , dịch vụ và thu tiền. Chu kỳ được bắt đầu bằng một đơn đặt hàng của khách hàng và chấm dứt bằng sự chuyển đổi hàng hóa hoặc dịch vụ thành một khoản phải thu và cuối cùng thành tiền mặt. Sơ đồ sau đây tóm tắt tông tin tài chính chuyển động qua các tài khoản khác nhau trong chu trình bán hàng và thu tiền. (Công ty kiểm toán Bắc Đẩu (2007), Tài liệu hướng dẫn lưu hành nội bộ Công ty kiểm toán Bắc Đẩu) Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ CÁC TÀI KHOẢN TRONG CHU KỲ BÁN CHỊU HÀNG HÓA, SẢN PHẨM VÀ THU TIỀN 511 111, 112 Bán thu tiền ngay 131 Bán chịu Thu tiền của khách hàng 521, 532, 531 Chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại 642 Nợ phải thu khó đòi 139 Lập dự phòng Xóa sổ nợ phải thu khó đòi Hoàn nhập dự phòng 2.1.1.3 Đặc điểm khoản mục nợ phải thu • Nợ phải thu khách hàng là một khoản mục khá nhạy cảm với những gian lận như bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô. • Nợ phải thu khách hàng là một khoản mục có liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh, số lượng nghiệp vụ phát sinh khá lớn. Do đó, khoản mục này là đối tượng để sử dụng các thủ thuật thổi phồng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị. • Người sử dụng báo cáo tài chính thường có khuynh hướng dựa vào mối liên hệ giữa tài sản với công nợ để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do đó luôn có khả năng là đơn vị sẽ cố tình trình bày sai lệch báo cáo tài chính, bằng cách ghi tăng các khoản nợ phải thu khách hàng so với thực tế nhằm làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp được biểu hiện khác đi. • Nợ phải thu được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Tuy nhiên, do việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho nợ phải thu khách hàng thường dựa vào ước tính của nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai sót và khó kiểm tra. • Hầu hết các khoản tiền thu được của doanh nghiệp đều có liên quan đến khoản nợ phải thu khách hàng, do đó gian lận rất dễ phát sinh. .” (Khoa kế toán- kiểm toán (2007), Kiểm Toán, NXB lao động- xã hội, trang 392-401) 2.1.1.4 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng Hình 2.1: Yêu cầu của chuẩn mực về KSNB trong kiểm toán BCTC (TS. Vũ Hữu Đức, bài giảng Kiểm soát nội bộ, lide 33) Hiện hữu và phát sinh Các khoản nợ phải thu khách hàng ghi chép có thực tại thời điểm lập báo cáo. Đầy đủ Tất cả các khoản phải thu phải trình bày đầy đủ các đối tượng có liên quan. Quyền và nghĩa vụ Các khoản phải thu khách hàng được lập vào thời điểm lập báo cáo đều thuộc về đơn vị. Chính xác Các khoản nợ phải thu khách hàng được ghi chép đúng với số tiền gộp trên báo cáo tài chính và phù hợp giữa sổ chi tiết nợ phải thu khách hàng với sổ cái khoản mục nợ phải thu khách hàng. Đánh giá Trị giá tài khoản phải thu được công bố theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Trình bày và khai báo Tài khoản phải thu được sử dụng để cầm cố, thế chấp phải được khai báo đầy đủ; trình bày và công bố đúng đắn các khoản nợ phải thu. Bảng 2.1: Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng Đánh giá ban đầu rủi ro kiểm soát Thực hiện các Thử nghiệm kiểm soát Đánh giá lại rủi ro kiểm soát Quyền và nghĩa vụ Hiện hữu và phát sinh Đầy đủ Đánh giá Chính xác Trình bày và công bố 2.1.2 Khoản mục doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 2.1.2.1 Khái niệm Theo VSA 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”. Doanh thu gồm có: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) (Theo Hệ thống kế toán Việt Nam – 1995). (Khoa kế toán- kiểm toán (2007), Kiểm Toán, NXB lao động- xã hội, trang 527-535) Ngoài ra, doanh thu bán hàng còn bao gồm: • Thu từ trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. • Giá trị sản phẩm đem biếu tặng hoặc tiêu dùng nội bộ ( theo giá thị trường) Doanh thu được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ • Các khoản giảm trừ doanh thu và doanh thu thuần. Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã khấu trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu tính trên doanh thu thực hiện trong kỳ (nếu có). Riêng đối với các doanh nghiệp nộp thuế VAT theo phương pháp trực tiếp thì VAT đầu ra được tính vào doanh thu bán hàng, sau đó được đưa vào khoản giảm trừ doanh thu để loại khỏi doanh thu thuần. (Khoa kế toán- kiểm toán (2007), Kiểm Toán, NXB lao động- xã hội, trang 527-535) 2.1.2.2 Sơ đồ hạch toán VAT đ ầ u ra theo PP kh ấ u tr ừ 3331 VAT đầu ra theo PP trực tiếp 511 111,112,131 531,532,521 Doanh thu bán hàng Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, CK thương mại 3332,3333 Thu ế TTĐB, Thu ế XNK 911 Xác định KQKD 3331 Cu ố i k ỳ k ế t chuy ể n gi ả m giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, CK thương mại vào TK 511 . trường) Doanh thu được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ • Các khoản giảm trừ doanh thu và doanh thu thuần. Doanh thu thuần. khó kiểm tra. • Hầu hết các khoản tiền thu được của doanh nghiệp đều có liên quan đến khoản nợ phải thu khách hàng, do đó gian lận rất dễ phát sinh. .” (Khoa kế toán- kiểm toán (2007), Kiểm Toán, . các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) (Theo Hệ thống kế toán Việt Nam – 1995). (Khoa kế toán- kiểm toán (2007), Kiểm Toán, NXB lao động- xã hội, trang 52 7-5 35) Ngoài ra, doanh