Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên tài liệu thu thập về các thủ tục phân tích trongquá trình thực tập tại công ty kiểm toán Deloitte, và so sánh giữa lý thuyết vớithự
Trang 1CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Kiểm toán là lĩnh vực đang dần được khẳng định và chiếm vị trí quan trọng trongnền kinh tế Việt Nam Mặc dù mới ra đời và phát triển trong hơn 15 năm nhưng
số lượng các công ty kiểm toán ngày càng gia tăng Thực tế đó đã chứng tỏ nhucầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao Một trong những loại hình dịch vụ chủyếu mà các công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng là kiểm toán Báo cáo tàichính (BCTC) và chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu của các công ty kiểmtoán hiện nay Trước xu thế phát triển mạnh mẽ ngày nay, các công ty kiểm toánđộc lập phải luôn đặt ra yêu cầu không những không ngừng nâng cao chất lượngdịch vụ của mình để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đủ sức để cạnhtranh với các công ty kiểm toán khác mà còn phải giảm thiểu rủi ro trong quátrình kiểm toán BCTC ở mức thấp nhất Ngoài ra vấn đề giữa chi phí và chấtlượng dịch vụ cung ứng cũng là vấn đề đặt ra cần phải giải quyết Để giải quyếtvấn đề này các công ty kiểm toán phải không ngừng xây dựng và hoàn thiệnphương pháp kiểm toán Một trong những phương pháp kỹ thuật tiên tiến đượcđánh giá cao về tính hiệu quả đó là thủ tục phân tích Cho đến nay Bộ tài chính
đã ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán đối với kiểm toán BCTC, trong đó chuẩnmực số 520 " Quy trình phân tích " (Analytical procedures) là một trong nhữngphương pháp kiểm toán quan trọng và mang tính chất quyết định đối với chấtlượng của cuộc kiểm toán Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc và vận dụng thủ tục
phân tích vào kiểm toán BCTC, tôi đã chọn đề tài " Áp dụng thủ tục phân tích
vào quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty kiểm toán Deloitte "
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 2Từ ý nghĩa quan trọng của thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC, thông quaquá trình thực tập tại công ty kiểm toán Deloitte, tôi muốn tìm hiểu sâu sắc hơn
về những thủ tục phân tích được áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán,giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn hoàn thành cuộc kiểm toán Thôngqua quá trình được tiếp cận thực tế, tôi sẽ cố gắng để tiếp thu được nhiều kinhnghiệm trong việc áp dụng thủ tục phân tích vào quy trình kiểm toán thực tế tạicông ty kiểm toán Deloitte và so sánh giữa thực tế áp dụng với lý thuyết đượchọc
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên tài liệu thu thập về các thủ tục phân tích trongquá trình thực tập tại công ty kiểm toán Deloitte, và so sánh giữa lý thuyết vớithực tế trong quá trình tham gia vào cuộc kiểm toán tại một số công ty kháchhàng của Deloitte
4 Phạm vi và hạn chế của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc áp dụng thủ tục phân tích trong quy trìnhkiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán Deloitte, thông qua nghiên cứu hồ sơkhách hàng, số liệu và quy trình kiểm toán thực tế của công ty
Hạn chế của đề tài là vì chỉ có khoảng 3 tháng để thực tập, tôi chỉ có điều kiệntiếp xúc và tham gia vào cuộc kiểm toán của 4 khách hàng, và trong quá trìnhthực hiện cuộc kiểm toán, tôi chỉ được làm những phần hành mà các trưởngnhóm giao cho, do đó, tôi chưa có nhiều điều kiện để được tiếp xúc những phầnhành mà trong đó có thể thực hiện được thủ tục phân tích, với những hạn chếnày, tôi chưa thể tìm hiểu sâu sắc được quy trình thực hiện thủ tục phân tíchcũng như các phương pháp kiểm toán của Deloitte, do đó đề tài sẽ không thểtránh được các sai sót nhất định
Trang 3CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN DELOITTE VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỦ TỤC PHÂN TÍCH.
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN DELOITTE
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Deloitte toàn cầu và khu vực Đông Nam Á: Deloitte Touche Tohmatsu (DTT) làmột trong những hãng kiểm toán và tư vấn tài chính hàng đầu trên thế giới Vớimạng lưới hoạt động của các hãng thành viên trên gần 150 quốc gia, Deloitteluôn cung cấp các nguồn lực chuyên nghiệp để giúp khách hàng phát triển vượtbậc
Thành lập tập đoàn Deloitte Touche Tohmatsu như ngày nay chính là công laocủa William Wetch Deloitte, George Touche và Nobuzo Tohmatsu Đây là banhà sáng lập đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên công ty và vì vậy cáitên Deloitte Touche Tohmatsu được gọi như là một sự tưởng nhớ đến công laocủa các ông
Năm 1845, ông William Wetch Deloitte thành lập văn phòng kiểm toán đầu tiên
ở Luôn Đôn và đến năm 2000 Deloitte Touche Tohmatsu đã trở thành một công
ty đa quốc gia với nguồn lực xấp xỉ 150.000 nhân viên trên toàn thế giới, cungcấp dịch vụ trong 4 lĩnh vực kiểm toán, thuế, tư vấn tài chính, dịch vụ đào tạo vàquản lý nguồn nhân lực cho hơn 50% các công ty lớn trên toàn cầu
Ở Đông Nam Á, DTT có 7 công ty thành viên hoạt động ở các nước gồm :Guam, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam
Deloitte Việt Nam: Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường, cũngnhư theo yêu cầu hội nhập quốc tế, vào ngày 13 tháng 5 năm 1991, Công ty kiểm
Trang 4toán Việt Nam (“VACO”) nay là Deloitte Việt Nam được thành lập trực thuộc
Bộ tài chính Đây là công ty kiểm toán và tư vấn tài chính đầu tiên tại Việt Nam.Ngay từ những năm đầu VACO đã tiến hành hợp tác với DTT, Arthur Andersen(AA), Price Waterhouse Cooper (PWC), KPMG,… trong việc đào tạo và nângcao trình độ cho nhân viên
Tháng 4 năm 1994, VACO tiến hành thành lập liên doanh với DTT Ngày 01tháng 10 năm 1997, một bộ phận của VACO - Phòng dịch vụ quốc tế - ISD( International Service Department) được DTT công nhận là thành viên chínhthức, hợp pháp tại Việt Nam, mở ra một thời kỳ phát triển vượt bậc về chuyênmôn nghề nghiệp, có thể so sánh với các hãng kiểm toán lớn trên thế giới
Ngày 7/5/2007 VACO đã hoàn thành việc chuyển đổi sở hữu trở thành DeloitteViệt Nam và là thành viên của Deloitte Đông Nam Á
1.1.2 Cơ cấu tổ chức.
Ngoài trụ sở chính ở Hà Nội, Deloitte có chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minhvới đội ngũ gần 400 nhân viên hoạt động trong các lĩnh vực : kiểm toán, tư vấnthuế, tư vấn tài chính và các dịch vụ liên quan
Đại diện kiểm toán Đông Nam Á
( SEA Audit Leader )
Giám đốc điều hành
(CEO)
Thư kí (Secretary)
Đại diện kiểm toán quốc gia
( National Audit Leader)
Văn phòng TP HCM Văn phòng Hà Nội
Trang 51.1.3 Phương hướng và mục tiêu hoạt động.
Phương hướng của công ty Deloitte là luôn hoạt động theo nguyên tắc độc lập vềmọi mặt, khách quan và tuyệt đối bảo mật, Deloitte luôn đặt chất lượng dịch vụ,hiệu quả tài chính và uy tín nghề nghiệp lên hàng đầu với tôn chỉ : “ Luôn cungcấp mọi dịch vụ khách hàng cần chứ không chỉ những dịch vụ đã có, với chấtlượng cao vượt trên sự mong đợi của khách hàng và nhân viên trong công ty “.Các mục tiêu của công ty luôn hướng đến :
- Đào tạo và phát triển con người, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môncũng như khả năng giao tiếp
- Phát triển công ty cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ cung cấp
- Xây dựng, củng cố và mở rộng quan hệ với khách hàng, cơ quan, tổ chức cóliên quan
Trong suốt những năm qua, Công ty đã luôn cố gắng phấn đấu theo phươnghướng và mục tiêu đề ra, và đã hình thành một văn hóa – Văn hóa Deloitte, gắnliền với yếu tố con người và sự chia sẻ Đây chính là đặc trưng nổi bật và cũng làniềm tự hào của mỗi nhân viên trong Deloitte Chính ở nơi đây đã tạo ra môitrường thuận lợi để các cá nhân có thể phát triển hết khả năng của mình, cùngchia sẻ kiến thức chuyên môn để tiến bộ trong nghề nghiệp và hướng đến thànhcông
Trang 6 Dịch vụ tư vấn thuế : “Trợ giúp khách hàng tạo dựng giá trị thông qua giảipháp thuế toàn diện và hiệu quả “ Một số dịch vụ thuế như :
Hoạch định chiến lược thuế
Cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích thuế
Soát xét tính tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp
Lập kế hoạch, tính toán và kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thunhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn giải pháp quản lý
Dịch vụ hỗ trợ dự án
Dịch vụ kế toán
Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực
Tổ chức đào tạo và hội thảo
Quản lý nguồn nhân lực
1.1.5 Đôi nét về phần mềm Audit System/2 – AS/2
Phần mềm AS/2 giúp kiểm toán viên đơn giản hóa công việc, cải thiện tính hiệuquả của cuộc kiểm toán Đây là hệ thống kiểm toán tiên tiến được áp dụng thốngnhất cho mọi thành viên của Deloitte Touche Tohmatsu trên toàn cầu, đảm bảocho các cuộc kiểm toán đạt tiêu chuẩn quốc tế Tuy nhiên, vì đặc thù riêng, hệthống phần mềm thông minh này đã được chỉnh sửa để phù hợp với môi trường
và pháp luật Việt Nam Đến nay AS/2 đã trở thành một công cụ hết sức hữu hiệutrong hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam Có thể nóirằng AS/2 là niềm tự hào của các nhân viên Deloitte
Trang 7Phần mềm AS/2 bao gồm :
1000 : Lập kế hoạch (Planning) : Gồm các bước để phục vụ cho việc lập
kế hoạch kiểm toán:
- 1100 : Kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng
- 1200 : Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm toán
- 1300 : Các điều khoản thực hiện hợp đồng kiểm toán
- 1400 : Tìm hiểu hoạt động của khách hàng
- 1500 : Tìm hiểu quy trình kế toán áp dụng
- 1600 : Các thủ tục phân tích sơ bộ
- 1700 : Xác định mức độ trọng yếu
- 1800 : Đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán
2000 : Báo cáo (Reporting) : Đây là phần lưu giữ các loại báo cáo liên
quan đến cuộc kiểm toán ( Báo cáo kiểm toán, Báo cáo tài chính, các giấy
tờ liên quan do khách hàng cung cấp…)
Ngoài ra, còn có bảng ghi tóm tắt các bước thực hiện trong quá trình kiểmtoán, cụ thể :
- Bước 1 : Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán
- Bước 2 : Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
- Bước 3 : Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể
- Bước 4 : Thực hiện kế hoạch kiểm toán
- Bước 5 : Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo
- Bước 6 : Công việc thực hiện sau khi kiểm toán
3000 : Quản lý kiểm toán: Gồm các file liên quan đến quá trình thực hiện
và đánh giá dịch vụ khách hàng
Trang 8 4000 : Kiểm soát: Liên quan đến kết luận của kiểm toán viên về kiểm tra
hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
5000 : Kiểm tra chi tiết tài sản: Liên quan đến kiểm tra chi tiết các tài
khoản thuộc phần tài sản ( vốn bằng tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định…)
6000 : Kiểm tra chi tiết công nợ: Liên quan đến phần kiểm tra chi tiết các
tài khoản thuộc phần công nợ ( Nợ phải thu, nợ phải trả…)
7000 : Kiểm tra chi tiết nguồn vốn.
8000 : Kiểm tra chi tiết các tài khoản có liên quan đến thu nhập, chi phí
( doanh thu, giá vốn hàng bán…)
1.2 CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỦ TỤC PHÂN TÍCH
1.2.1 Khái niệm, nội dung và vai trò của thủ tục phân tích.
1.2.1.1 Khái niệm thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích : là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, thông qua việc so sánh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau, giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính, để qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến, từ đó kiểm toán viên có cở sở để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm chi tiết cần thực hiện thêm.
Thủ tục phân tích chủ yếu được kiểm toán viên lập trong giai đoạn lập kế hoạchkiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể Thủ tục phân tích cũng được thực hiện
ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình kiểm toán
Trong kiểm toán, việc phân tích được xem xét dưới góc độ và phạm vi khác nhaunhằm phục vụ cho những mục tiêu nhất định trong từng giai đoạn của quy trình
Trang 9kiểm toán như : đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, khả năng hoạtđộng liên tục trong giai đoạn lập kế hoạch cũng như hạn chế những rủi ro pháthiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và đưa ra những kết luận cuối cùng khihoàn thành kiểm toán.
1.2.1.2 Nội dung các thủ tục phân tích
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 “ Quy trình phân tích “ ( ban hànhtheo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ TàiChính ) thì nội dung của quy trình phân tích bao gồm :
a Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính, như :
- So sánh các thông tin tương ứng trong kỳ này với kỳ khác;
- So sánh giữa thực tế với kế hoạch của doanh nghiệp ( Ví dụ : kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng…);
- So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên ( Ví dụ : chi phí khấu hao ước tính…);
- So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành
có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành ( Ví dụ : Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp…);
b Quy trình phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ :
- Giữa các thông tin tài chính với nhau ( Ví dụ : Mối quan hệ giữa lãi gộp với doanh thu…);
- Giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính ( Ví
dụ : Mối quan hệ giữa chi phí tiền lương với số lượng nhân viên…);
Trang 101.2.1.3 Vai trò của thủ tục phân tích
Phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả vì thời gian ít, chiphí thấp, mà lại có thể cung cấp những bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung
về các số liệu kế toán, đồng thời giúp đánh giá được những nét tổng thể vàkhông bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn này thủ tục phân tích rất quan trọng, giúp kiểm toán viên có cáinhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, khoanh vùngrủi ro và nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hằng năm của đơn vị
để từ đó sắp xếp nhân sự vào các công việc kiểm toán cụ thể
Phân tích giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình, và phạm vi của cácthủ tục kiểm toán khác
Ngoài ra, thông qua phân tích sơ bộ tình hình tài chính, kiểm toán viên còn xemxét thêm về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán vì giả địnhhoạt động liên tục là một nguyên tắc cơ bản khi lập và trình bày báo cáo tàichính
Quy trình phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được dựatrên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính ( Ví dụ : Mối quan hệ giữadoanh thu với số lượng hàng bán hoặc số lượng sản phẩm sản xuất ), bên cạnh
đó, dựa vào các thông tin tài chính, kiểm toán viên sẽ tính toán các tỷ số tàichính thích hợp để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp:
- Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán ( Ví dụ : Tỷ số thanh toán hiện hành, Tỷ
số thanh toán ngắn hạn, …)
- Nhóm tỷ số đòn bẩy ( Ví dụ : Tỷ số nợ, Tỷ số đầu tư…)
Trang 11- Nhóm tỷ số về hoạt động ( Ví dụ : Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay nợphải thu khách hàng, vòng quay tài sản…).
- Nhóm tỷ số về sinh lời ( Ví dụ : Tỷ lệ lãi gộp, Lợi nhuận trên tài sản…)
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn này như là một thử nghiệm cơbản giúp cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của những khoản mục trên báo cáotài chính
Thủ tục phân tích giúp giảm bớt các thử nghiệm chi tiết, giúp cho kiểm toán viênkhông sa nhiều vào các nghiệp vụ cụ thể Kiểm toán viên sẽ thực hiện các ướctính của mình và sau đó so sánh với số liệu sổ sách của khách hàng cung cấp.Nếu mà số liệu ước tính của kiểm toán viên và số liệu sổ sách khách hàng không
có sự chênh lệch vượt quá ngưỡng sai sót cho phép thì trong trường hợp đó, thủtục phân tích có thể là bằng chứng để chứng minh cho sự trình bày trung thựccủa số dư tài khoản liên quan, giảm bớt thử nghiệm chi tiết và ngược lai
Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán
Dựa vào số liệu đã được kiểm toán trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán thìtrong giai đoạn này, thủ tục phân tích giúp cho kiểm toán viên có kết luận tổngquát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính với nhữnghiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, giúpkiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểmtra các khoản mục trên báo cáo tài chính Trên cơ sở đó, giúp kiểm toán viênxem xét lại và đưa ra những kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý củatoàn bộ Báo cáo tài chính
1.2.2 Các phương pháp phân tích.
Trang 12“ Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên được phép sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích
phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến“ ( Mục 7, chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam 520 ) Các phương pháp bao gồm :
Ví dụ : Ước tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách lấy đơn giá một đơn
vị nguyên vật liệu nhân với mức hao phí nguyên vật liệu trên một sản phẩm vànhân với số sản phẩm được sản xuất ra trong kỳ
1.2.2.2 Phân tích xu hướng.
Phân tích xu hướng (một hình thức của phân tích chiều ngang) là sự phân tíchdựa trên sự so sánh các chỉ số của cùng một chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính, điểnhình như so sánh thông tin của kỳ này với kỳ trước, so sánh số dư hoặc số phátsinh của các khoản mục cần xem xét giữa các kỳ hoặc so sánh tỷ số giữa các kỳnhằm phát hiện những khoản có thể bị sai lệch
Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉtiêu tài chính doanh nghiệp
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hay số tương đối:
Số tuyệt đối : Y = Y1 – Y0
Số tương đối ; T = (Y1 – Y0)/Y0 * 100%
Y1 : Giá trị của chỉ tiêu kỳ kiểm toán
Y0 : Giá trị của chỉ tiêu kỳ gốc
Trang 13Ví dụ : Nghiên cứu phân tích xu hướng có thể cho thấy sự gia tăng ổn định hoặc
sự bất ổn trong tình hình doanh thu của đơn vị trong một khoảng thời gian chẳnghạn giữa các tháng trong năm hiện hành so với năm trước…
Ngoài ra, qua phân tích biến động của số dư một khoản mục qua các kỳ kế toántrước, kiểm toán viên có thể đưa ra dự kiến về kỳ kế toán hiện hành của kháchhàng
Ví dụ : So sánh lợi nhuận kinh doanh của đơn vị qua các năm, kiểm toán viên cóthể dự tính được lợi nhuận hoạt động kinh doanh cho năm hiện hành
Cần lưu ý là nếu xu hướng kỳ trước không liên quan đến kỳ này thì việc tậptrung xem xét biến động theo thời gian sẽ đưa đến những nhận định không đúng
Do đó, để tránh nhận định sai lầm, chỉ nên sử dụng phương pháp phân tích xuhướng khi xu hướng biến động giữa các kỳ có liên quan với nhau
Ví dụ : Kiểm toán viên thường so sánh xu hướng biến động doanh thu qua cáctháng bởi vì doanh thu thường có tính thời vụ trong nhiều ngành sản xuất,thương mại và dịch vụ Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên cũng áp dụng phươngpháp này với khoản chi để mua sắm tài sản cố định thì có thể dẫn đến kết luậnkhông đúng vì các khoản chi này không có xu hướng biến động qua các thángcủa từng năm
1.2.2.3 Phân tích tỷ suất.
Phân tích tỷ suất là một phương pháp phân tích quan trọng để thấy được các mốiquan hệ có ý nghĩa giữa các thành phần của một báo cáo tài chính Kiểm toánviên sử dụng các thông tin khách hàng, các công ty cùng ngành và các thông tinkhác có liên quan Phương pháp phân tích này có ích trong việc đánh giá tìnhhình tài chính, hoạt động kinh doanh và các rủi ro tiềm tàng của doanh nghiệp
Và từ các tỷ số tính toán được, kiểm toán viên thấy có biến động bất thường ở
Trang 14chỉ tiêu nào thì sẽ tập trung thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung vào nhữngchỉ tiêu đó, đồng thời cảnh báo về những rủi ro trong tương lai.
Để lựa chọn các tỷ số cần tính toán, kiểm toán viên phải nghiên cứu tổng thểthông tin, khoản mục hay báo cáo tài chính Các tỷ số thường được chọn để tính :
Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán : cho biết khả năng trả được các
khoản nợ phải trả của đơn vị khi nó đến thời hạn thanh toán Nếu đơn vị cókhả năng thanh toán cao cho thấy được tình hình tài chính khả quan vàngược lại, khi khả năng thanh toán thấp thể hiện tình hình tài chính khókhăn, để rồi từ đó kiểm toán viên có thể kết luận về khả năng hoạt độngliên tục của đơn vị Gồm có :
- Tỷ số thanh toán hiện hành = Tổng tài sản / Nợ ngắn hạn
- Tỷ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
- Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Nhóm tỷ số đòn bẩy : cho biết cơ cấu nợ và vốn chủ sỡ hữu trong tổng
nguồn vốn của đơn vị, từ đó kiểm toán viên có thể đánh giá tiềm lực tàichính của đơn vị, khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tựchủ, chủ động trong kinh doanh, xác định những khó khăn mà đơn vị phảiđương đầu, đánh giá khả năng hoàn trả nợ, xem xét giả thiết hoạt động liêntục và dự đoán khả năng tiếp tục vay nợ của đơn vị : Gồm có:
- Tỷ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản
- Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ sỡ hữu / Tổng nguồn vốn
- Tỷ số đầu tư = Tài sản dài hạn / Tổng tài sản
Nhóm tỷ số về hoạt động : phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực phục
vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị Việc so sánh tỷ số tínhtoán được với tỷ số bình quân ngành hay số năm trước sẽ giúp kiểm toán
Trang 15viên ghi nhận những biến động bất thường, do đó có thể là dấu hiệu của cácsai lệch trọng yếu hoặc một tình trạng cần lưu ý ( khả năng thu hồi nợ phảithu, ứ đọng hàng tồn kho…)
- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
- Số ngày hàng tồn kho = 365 / Vòng quay hàng tồn kho
- Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần / Nợ phải thu
- Số ngày thu tiền bình quân = 365 / Vòng quay khoản phải thu
Nhóm tỷ số sinh lời : phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và khả năng tạo ra lợi
nhuận của đơn vị Việc phân tích các tỷ số này trong giai đoạn lập kế hoạchgiúp kiểm toán viên xác định được những vùng rủi ro tiềm ẩn và xác địnhthời gian, nội dung và phạm vi các thủ tục kiểm toán cho các khoản mụcdoanh thu và chi phí trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Gồm có :
- Tỷ lệ lãi gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
- Lợi nhuận trên tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Trang 16của ngành Điều này phù hợp với sự phát triển của toàn ngành Nhưng ta thấyrằng, tỷ lệ lãi gộp năm 20X1 lại cao hơn so với ngành và so với năm 20X0, đây
là điều bất thường, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu sự thay đổi này trong hoạt độngkinh doanh hay là có sự khai khống
Ngoài ra, phân tích tỷ số còn là sự so sánh giữa các thông tin tài chính với cácthông tin phi tài chính ( là những dữ liệu kinh tế, kỹ thuật do các hệ thống hạchtoán nghiệp vụ, thống kê… cung cấp )
Ví dụ : Mối quan hệ giữa chi phí nhân công với số lượng nhân viên ; tỷ lệ doanhthu trên số lượng bán hàng; số lượng sản phẩm sản xuất với công suất máy móc,trang thiết bị…
1.2.2.4 Phân tích hồi quy.
Phân tích hồi quy là việc thiết kế một hàm toán học mô tả tác động của mộtnhóm các nhân tố đến một khoản mục cụ thể Hàm toán học này được sử dụng
để dự đoán giá trị cần phân tích Theo phương pháp này, kiểm toán viên có thểxem xét sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến một yếu tố cụ thể Hàm hồi quythường có dạng :
Y = a0 + a1x1 + a2x2 + …+ anxn
Trong đó : Y : Chỉ tiêu cần phân tích
a : Hệ số hồi quy
x : Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Đây là phương pháp khó thực hiện, phức tạp và tốn kém về chi phí nhưng nócung cấp nhiều thông tin hữu ích, chính xác và đáng tin cậy hơn so với các loạihình phân tích khác
Ví dụ : Giá thành sản phẩm chịu tác động của chi phí nguyên vật liệu, mức tiêuhao nguyên vật liệu, trình độ tay nghề của công nhân…
Trang 171.2.2.5 Phân tích theo chiều dọc :
Trong phân tích theo chiều dọc (hay còn gọi là phân tích theo quy mô chung), tỷ
lệ phần trăm được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so vớitổng thể trong một Báo cáo tài chính Con số tổng cộng của một báo cáo sẽ quyước là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ phần trăm so với báocáo đó
Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thànhphần nào đó trong hoạt động kinh doanh
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thủ tục phân tích.
1.2.3.1 Mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội
bộ của đơn vị được kiểm toán để có một cái nhìn tổng thể về khối lượng công
Trang 18việc cần phải thực hiện, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát Từ đó, kiểm toánviên lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, cóhiệu quả.
Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị hữu hiệu thì kiểm toán viên sẽ tintưởng hơn vào độ tin cậy của các thông tin nội bộ khách hàng cung cấp và kếtquả phân tích cũng đáng tin cậy hơn
Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị yếu kém thì kiểm toán viên sẽ chútrọng vào thử nghiệm chi tiết, thủ tục phân tích không còn đóng vai trò trọng tâmnữa
Ví dụ : Nếu đơn vị không xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối vớichu trình bán hàng thì nên tiến hành các thử nghiệm chi tiết ( gửi thư xác nhậnđến khách hàng, kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ bán hàng đã ghi trên sổ…) hơn
là dựa vào quy trình phân tích
1.2.3.2 Mức độ trọng yếu của các khoản mục
Mức trọng yếu của một thông tin hay số liệu kế toán thể hiện tầm quan trọng củachúng trong Báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báocáo tài chính nếu thông tin hay số liếu đó thiếu hoặc không chính xác
Đối với những khoản mục được xem là trọng yếu trong quan hệ tổng thể giữacác thông tin tài chính với nhau, bên cạnh thủ tục phân tích, kiểm toán viên cầnkết hợp với các thử nghiệm chi tiết ( nghiên cứu, kiểm tra các số dư hoặc cácnghiệp vụ bằng những phương pháp thích hợp…)
Đối với những khoản mục không phải là trọng yếu thì kiểm toán viên chỉ cầnthực hiện thủ tục phân tích
Ví dụ : Tiền là một khoản mục quan trọng, phản ánh khả năng thanh toán củadoanh nghiệp Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này là rất cao, vì vậy,
Trang 19thủ tục phân tích ít được sử dụng trong trường hợp này Ngược lại khoản mục nợphải thu được coi là không trọng yếu thì có thể chỉ căn cứ vào thủ tục phân tíchkiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận.
1.2.3.3 Mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh.
Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên cần chú ý đến nhữngkhoản mục có mối quan hệ với nhau
Ví dụ : Quan hệ giữa tài khoản tài sản cố định hữu hình và chi phí khấu hao tàisản cố định, mối quan hệ giữa khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
1.2.3.4 Tính độc lập với các thủ tục khác
Kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều thủ tục kiểm toán cho cùng một khoản mục
Có nhiều trường hợp kết quả của những thủ tục khác phủ nhận kết quả của thủtục phân tích
Ví dụ : Khi kiểm toán khoản mục doanh thu, lúc đầu kiểm toán viên thực hiệnthủ tục phân tích cho khoản mục này, kiểm toán viên kết luận rằng khoản mụcnày có rất nhiều rủi ro và bất thường Nhưng khi kiểm toán viên thực hiện thửnghiệp chi tiết kiểm tra các hóa đơn, chứng từ thì lại không phát hiện được gì
Do đó, trong trường hợp này thì thử nghiệm chi tiết sẽ phủ nhận thủ tục phântích
Tuy nhiên, việc áp dụng nhiều thủ tục kiểm toán không cần thiết đôi khi còn gâynhiễu thông tin do những kết quả thu được khác nhau và làm cho kiểm toán viênmất nhiều thời gian giải thích cho những chênh lệch để đảm bảo một sự hợp lýthống nhất Do đó, một khi đã có những bằng chứng đáng tin cậy của thủ tụcphân tích cho kết luận của mình, kiểm toán viên không cần phải thực hiện thêmcác thủ tục kiểm toán khác để tránh sự trùng lắp, không cần thiết
Trang 201.2.4 Trình tự chung thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích được các kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán, giai đoạn soát xét tổng thể và các giai đoạn thực hiện trong quátrình kiểm toán
Dưới đây là trình tự chung thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáotài chính Tuy nhiên, trong từng giai đoạn, kiểm toán viên có thể không nhất thiếtphải thực hiện đầy đủ các bước sau
Thu thập thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.
Kiểm toán viên thu thập những thông tin mới nhất do đơn vị được kiểm toáncung cấp Thu thập thông tin là một khâu rất quan trọng của thủ tục phân tích
Do đó, khi thu thập thông tin cần lưu ý :
- Thông tin thu thập cần phù hợp với mục tiêu phân tích
- Các thông tin thu thập từ các nguồn càng độc lập thì việc ước tính và kếtquả phân tích sẽ càng đáng tin cậy hơn
Sau khi thu thập thông tin, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tích sơ bộ nhữngthông tin chung trên Báo cáo tài chính Thông thường, kiểm toán viên so sánh sốliệu năm liền trước với số liệu năm hiện hành ( trong trường hợp không phảikiểm toán Báo cáo tài chính năm đầu tiên ) Kiểm toán viên có thể so sánh số dưhoặc số phát sinh của tài khoản giữa các kỳ để phát hiện các tài khoản có biếnđộng bất thường hay không
Bên cạnh những thông tin tài chính, những thông tin phi tài chính cũng rất hữuích Thông tin phi tài chính giúp kiểm toán viên xác định những số liệu tài chínhcủa năm hiện hành có phù hợp với sự hiểu biết chung của kiểm toán về tình hìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được kiểm toán hay không, vì giữa
Trang 21những thông tin tài chính và những thông tin phi tài chính có mối quan hệ nhấtđịnh.
Kiểm toán viên còn thu thập những bằng chứng kiểm toán về tính chính xác vàđầy đủ của những thông tin do đơn vị cung cấp trong quá trình kiểm toán
So sánh các thông tin thu thập được
Kiểm toán viên sử dụng các thông tin thu được để tiến hành so sánh Có thể bằngcác phương pháp sau :
- So sánh giữa các thông tin tài chính trong kỳ này với thông tin tài chính trong
kỳ trước Kiểm toán viên có thể so sánh số dư, số phát sinh của các tài khoảngiữa các kỳ để phát hiện các tài khoản biến động bất thường Ví dụ : Một sựgia tăng của khoản phải thu khách hàng cuối kỳ có thể là do sự thay đổi chínhsách bán chịu của đơn vị…
- So sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán Việc điều tra sailệch lớn giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch có thể cho thấy những sailệch trong Báo cáo tài chính, hoặc biến động lớn trong tình hình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
- Nghiên cứu mối quan hệ của những thông tin tài chính và phi tài chính Giữacác thông tin tài chính và phi tài chính có những mối quan hệ nhất định, nênkiểm toán viên có thể phát hiện sai sót nhờ mối quan hệ hợp lý giữa chúng
Ví dụ : Đối chiếu giữa chi phí tiền lương và số lượng công nhân để xem mứclương trung bình có hợp lý hay không…
Việc phân tích những biến động trong số dư các tài khoản có thể chỉ ra nhữngkhác biệt giữa số liệu đơn vị cung cấp và ước tính của kiểm toán viên dựa trênnhững hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán
Xem xét tính độc lập và mức độ tin cậy của thông tin
Trang 22Sự độc lập và mức độ tin cậy của các thông tin thu thập ảnh hưởng trực tiếp đếntính chính xác trong dự đoán các khoản mục cần kiểm tra.
Một số vấn đề kiểm toán viên thường lưu ý khi đánh giá tính độc lập và mức độtin cậy của thông tin thu thập được:
- Kiểm soát nội bộ liên quan đến những thông tin thu thập có thực sự hữu hiệuhay không ?
- Các số liệu do khách hàng cung cấp có độc lập với người chịu trách nhiệm vềcác số liệu này không ?
Sau khi xem xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các số liệu do kháchhàng cung cấp mà câu trả lời là “có” thì thủ tục phân tích mà kiểm toán viên ápdụng sẽ cho kết quả đáng tin cậy, còn nếu câu trả lời là “ không “ thì kiểm toánviên không thể dựa vào thủ tục phân tích được mà phải cần thực hiện thêm cácthủ tục khác
Ước tính giá trị khoản mục kiểm tra
Kiểm toán viên tiến hành xây dựng một số ước tính dựa trên nguồn thông tin đãđược xem xét về tính độc lập và mức độ tin cậy
Ngoài ra, kiểm toán viên còn căn cứ vào các mối quan hệ giữa các tài khoản, sốliệu những năm trước, số liệu dự đoán, các thông tin phi tài chính có liên quanđến tài khoản kiểm tra để qua đó xây dựng nên các mô hình ước tính Việc kếthợp các thông tin một cách phù hợp theo một phương pháp phân tích đã lựa chọn
sẽ xây dựng được một số liệu ước tính đối với tài khoản đó
Ví dụ : Tổng chi phí tiền lương năm hiện hành sẽ bằng tổng tiền lương nămtrước cộng/trừ sự thay đổi trong cơ chế tiền lương ( tăng lương, tăng / giảm laođộng…)
Xác định mức sai sót cho phép – Threshold
Trang 23Threshold là mức chênh lệch tối đa cho phép giữa ước tính của kiểm toán viênvới số liệu sổ sách của khách hàng.
Việc xác định mức độ sai sót cho phép dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp củakiểm toán viên là chủ yếu Mức độ sai sót cho phép phụ thuộc vào các yếu tốsau:
- Độ lớn của khoản mục cần kiểm tra
- Mức trọng yếu của khoản mục cần kiểm tra
- Mức độ rủi ro của tài khoản
- Các xét đoán khác dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên
Lúc đầu kiểm toán viên sẽ đánh giá mức trọng yếu của tổng thể Báo cáo tàichính ( PM : Planning Materiality ) Mức trọng yếu PM này thường được tínhtoán theo một tỷ lệ phần trăm trên Tổng tài sản hoặc doanh thu, hoặc lợi nhuậntrước thuế Sau đó dựa vào PM mà kiểm toán viên sẽ tính toán mức trọng yếucho từng khoản mục ( MP : Monetary Precision ) Căn cứ vào sự đánh giá rủi roban đầu mà kiểm toán viên sẽ xác định mức độ đảm bảo trong suốt cuộc kiểmtoán ( có 3 mức độ : Mức độ đảm bảo cơ bản – Rủi ro thấp, Mức độ đảm bảo cơbản – Rủi ro bình thường, Mức độ đảm bảo vừa phải ) Dựa vào 3 mức độ khácnhau mà mỗi mức độ sẽ có 2 tỷ lệ phần trăm tương ứng Kiểm toán viên sẽ tínhtoán mức độ Threshold bằng cách lấy độ lớn của khoản mục và MP nhân với 2 tỷ
lệ phần trăm nói trên Sau đó kiểm toán viên sẽ chọn giá trị nhỏ nhất trong haitích số vừa tính
Phân tích các kết quả
Kiểm toán viên xem xét lại kết quả của những so sánh ban đầu, xem chúng cóphù hợp với những dự đoán của mình không Nếu thấy xuất hiện những chênhlệch lớn, có tính quan trọng so với những ước tính của kiểm toán viên thì trước
Trang 24hết kiểm toán viên phải kiểm tra lại xem mô hình phân tích của mình có sai sóthay không ( công thức ước tính chưa phù hợp, thông tin để phân tích chưa đầy
đủ, có sai sót trong tính toán…), sau đó, kiểm toán viên phải thảo luận với Bangiám đốc đơn vị được kiểm toán, xem xét lời giải thích của Ban giám đốc đối vớichênh lệch đó có hợp lý hay không Những lời giải thích phải phù hợp với nhữnghiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động của đơn vị
Ngoài ra, kiểm toán viên còn lưu ý đến những tài liệu làm bằng chứng hỗ trợ choquá trình phân tích như : Biên bản họp Hội đồng quản trị, biên bản các cuộc họp,biên bản giải trình của Ban giám đốc…
Tiếp theo những so sánh ban đầu, kiểm toán viên tiến hành phân tích sâu hơnnhững thông tin tài chính Quá trình phân tích này thường giúp kiểm toán viênthu hẹp lại nguyên nhân gây nên chênh lệch ở số dư một tài khoản cụ thể hoặc số
dư của một nhóm tài khoản
Từ đó, kiểm toán viên đánh giá được rủi ro, xác định chính xác sai sót trong số
dư tài khoản và những sai sót tiềm tàng có liên quan, giúp kiểm toán viên xâydựng kế hoạch kiểm toán phù hợp
Việc đi tìm lời giải thích hợp lý cho chênh lệch không phải lúc nào cũng manglại kết quả như mong muốn: điều chỉnh được chênh lệch và phù hợp với mức saisót cho phép
Đối với những khoản mục mà sau khi thu thập được thêm thông tin cho thấy số
dư hợp lý thì xem như thủ tục phân tích đã đạt được mục tiêu của nó
Nếu quá trình phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên thu đượcnhững kết quả không như dự đoán và không thống nhất với sự hiểu biết về đơn
vị mà không có sự giải thích hợp lý của Ban giám đốc hoặc không có tài liệuchứng minh cụ thể từ phía đơn vị, kiểm toán viên sẽ xác định những số dư nào
Trang 25và những sai sót tiềm tàng nào có thể ảnh hưởng đến sai sót trọng yếu của Báocáo tài chính để tiến hành các thử nghiệm chi tiết.
Một số điểm cần lưu ý thêm khi thực hiện thủ tuc phân tích trong giai đoạn lập
kế hoạch
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 300 (VSA – Viet Nam Standard of
Auditing) – Lập kế hoạch kiểm toán : " Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn, và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và các chuyên gia khác về công việc kiểm toán ".
Ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, mục đích chính là khoanh vùng rủi ro, thựchiện phân tích trên tổng thể báo cáo tài chính chứ chưa thực hiện kiểm toán chitiết nên việc dự đoán các khả năng có sai sót trọng yếu đóng vai trò quan trọng.Kiểm toán viên tìm hiểu, xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đượckiểm toán, đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu cũng như giả định hoạt động liêntục
Phần trọng tâm của thủ tục phân tích trong giai đoạn này là nhận định nhữngthay đổi trọng yếu ngoài dự đoán hoặc sự vắng mặt của những thay đổi dự đoán.Trong cả hai trường hợp, một trong những nguyên nhân có thể kể đến là do saisót kế toán cũng có thể là dấu hiệu của gian lận
Xác lập mức trọng yếu cũng đóng vai trò quan trọng Tùy loại hình và thực tếhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm toán viên có thể xây dựng mộtngưỡng sai sót cụ thể mà những biến động nếu vượt qua ngưỡng này sẽ cần đượcxem xét, điều tra
Trang 26Một số điểm cần lưu ý thêm khi thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật tương ứngvới đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán, là quá trìnhtriển khai các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra các ý kiến xác thực
về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở những bằngchứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy
Trong giai đoạn này thủ tục phân tích là thử nghiệm cơ bản bên cạnh các thửnghiệm chi tiết
Trong thử nghiệm cơ bản nói chung và thủ tục phân tích nói riêng, kiểm toánviên xây dựng những mục tiêu kiểm toán ( hiện hữu và phát sinh, quyền và nghĩa
vụ, đầy đủ, đánh giá , ghi chép chính xác, trình bày và công bố ) nhằm đảm bảocuộc kiểm toán đạt hiệu quả
Mục đích của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:
- Hiểu biết sâu hơn về hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Thu thập bằng chứng có chất lượng cao với chi phí kiểm toán thấp, giảmthiểu việc kiểm tra chi tiết
- Kiểm tra các cơ sở dẫn liệu của các khoản mục trên Báo cáo tài chính
Kiểm toán viên xác định các khoản mục trọng yếu và không trọng yếu Đối vớinhững khoản mục trọng yếu, kiểm toán viên sẽ chú trọng vào các thử nghiệm chitiết, thủ tục phân tích chỉ là phụ trợ, ngược lại, thủ tục phân tích sẽ đóng vai trò
là trọng tâm với các khoản mục được xem là không trọng yếu
Ví dụ : Thủ tục phân tích hàng tồn kho
Đối với trường hợp hàng tồn kho không phải là trọng yếu, thủ tục phân tích đóngvai trò quan trọng Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên hiểu được các xu
Trang 27hướng biến động của hàng tồn kho cũng như dự đoán về khả năng có các sailệch, cung cấp những bằng chứng đủ để kiểm toán viên kết luận về sự trung thực
và hợp lý của khoản mục này trên Báo cáo tài chính mà không cần tiến hành thửnghiệm chi tiết
CHƯƠNG 2 : THỦ TỤC PHÂN TÍCH ÁP DỤNG VÀO CÔNG TY
KHÁCH HÀNG CỤ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY DELOITTE.
2.1 GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN.
2.1.1 Phương pháp phân tích
Trang 28 Mục đích áp dụng :
Xác định nội dung, thời gian và phạm vi của thủ tục kiểm toán; giúp kiểm toánviên hiểu được tình hình hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời xác định nhữngvùng có thể có rủi ro và hướng dẫn sự chú ý của kiểm toán viên đến những bộphận cần phải điều tra đặc biệt ( những tài khoản có sự biến động bất thường…)
Từ Báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên sẽ nhập các số liệu cầnthiết, phần mềm AS/2 sẽ xuất ra Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh và một số bảng tính các tỷ số quan trọng
2.1.2 Minh họa thông qua hồ sơ kiểm toán về thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch của khách hàng cụ thể
Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch trong kiểm toán Báo cáotài chính của công ty ABC Việt Nam
2.1.2.1 Một số thông tin về khách hàng.
ABC Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập theogiấy phép đầu tư số 2309D/GP-BKH-HCM ngày 17/08/2002 với số vốn phápđịnh là 3.000.000 USD, vốn đầu tư 10.000.000 USD Thời gian hoạt động 13năm Chủ sỡ hữu là Công ty TNHH ABC International Pte.,Ltd được thành lậptại Singapore
Trang 29Ngành nghề hoạt động chính : cung cấp các loại bánh kẹo chất lượng cao cho thịtrường trong nước và nước ngoài.
Báo cáo tài chính của Công ty được trình bày bằng Đồng Việt Nam, theo nguyêntắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toánViệt Nam và các quy định kế toán khác tại Việt Nam
Năm tài chính của Công ty bắt đầu ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31 tháng 12
2.1.2.2 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch.
Tổng quan về bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán của công ty ABC Việt Nam
ABC VIỆT NAM
Năm hiện hành Năm trước Bảng cân đối kế toán 31/12/200X1 31/12/200X0 Chênh
lệch %
Chêch lệch số tiền
Ghi chú
Trang 30Chứng khoán thương mại - -
Trang 31- Khoản phải thu tăng khoảng 12,8 tỷ tương đương 45% Nguyên nhân có thể
là do công ty mở rộng thị trường có thêm nhiều khách hàng mới, hoặc cũng
có thể là công ty thay đổi chính sách bán chịu, do đó kiểm toán viên cần tìmhiểu kỹ khi kiểm toán các khoản phải thu
- Hàng tồn kho cũng tăng mạnh xấp xỉ 6 tỷ đồng Kiểm toán viên cần chú ý vềcác đặc tính của hàng tồn kho, chủng loại, đơn giá, chính sách bán hàng, dựphòng…
- Bất động sản, nhà xưởng và trang thiết bị tăng 12% điều đó có thể công tyđang có kế hoạch mở rộng sản xuất, do đó khi kiểm toán phần hành Tài sản
cố định, kiểm toán viên cần quan tâm đến vấn đề này
- Kiểm toán viên cũng cần chú ý về chính sách nợ ngắn hạn và dài hạn củacông ty
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ABC Việt Nam
ABC VIỆT NAM
Năm hiện hành Năm trước Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh 31/12/200X1 31/12/200X0
Chênh lệch
%
Chêch lệch số tiền
Ghi chú
Trang 32Doanh thu thuần 344,130,015,839 312,205,508,770 10.2% 31,924,507,069 {j}
Thu nhập sau thuế 29,059,169,479 25,051,593,402 16.0% 4,007,576,077
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, hay còn gọi là báo cáo lãi lỗ, chỉ ra
sự cân bằng giữa thu nhập ( doanh thu ) và chi phí trong từng kỳ
- Doanh thu tăng 10,2% tương đương 31,9 tỷ đồng, trong khi giá vốn hàng bántăng 16,6% tương đương 29,7 tỷ Kiểm toán viên cần phải chú ý khi kiểmtoán khoản mục doanh thu và giá vốn hàng bán, tìm hiểu tại sao giá vốn hàngbán lại tăng cao hơn so với doanh thu , có phải là do nguyên vật liệu đầu vàotăng, trong khi đó giá bán của doanh nghiệp lại không tăng ?
- Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 11,8% tương đương với 3,3 tỷ, trong khi
đó chi phí bán hàng và marketing lại tăng tuy không nhiều Kiểm toán viên
Trang 33cần tìm hiểu tại sao chi phí quản lý lại giảm và việc ghi nhận chi phí đó đãchính xác và đầy đủ hay chưa ?
- Chi phí hoạt động khác của doanh nghiệp giảm 25% so với năm trước, tươngđương với 0,6 tỷ đồng Kiểm toán viên cần tìm hiểu kỹ xem tại sao lại có sựgiảm nhiều đến như vậy, có phải là doanh nghiệp ghi nhận sai vào các khoảnmục chi phí khác hay không ?
Bảng tính các tỷ số tài chính của công ty ABC Việt Nam
ABC VIỆT NAM
Năm hiện hành Năm trước 31/12/200X1 31/12/200X0
Tỷ số thanh toán
Trang 34Tỷ số thanh toán nhanh 1.1 0.7
Tỷ suất sinh lời
Số ngày thu tiền bán hàng bình quân 43.93 33.40
Tỷ số thanh toán
Tỷ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Tỷ
số này cho ta biết được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanhnghiệp khi các khoản nợ đến lúc phải thanh toán Tỷ số này càng caothì cho thấy rằng doanh nghiệp có khả năng thanh toán càng tốt Tỷ
số ngắn hạn của công ty trong năm hiện hành là 2.0 cao hơn nămtrước chỉ 1.4; điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ trong ngắnhạn của công ty đã cải thiện hơn nhiều
Trang 35 Tỷ số thanh toán nhanh = ( Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu )/ Nợ ngắn hạn Tỷ số này đo lường mối quan hệ của các
tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh (tiền, cáckhoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu) so với nợ ngắn hạn Tỷ
số thanh toán nhanh của công ty trong năm hiện hành là 1.1 cao hơnnăm trước chỉ 0.7, chứng tỏ rằng khả năng thanh toán của công tyđang dần cải thiện
Tỷ số thanh toán bằng tiền = Tiền mặt / Nợ ngắn hạn Tỷ số này
thể hiện khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệpbằng tiền mặt Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty năm hiện hành
có tăng hơn so với năm ngoái
Tóm lại, qua xem xét các tỷ số thanh toán của công ty, thấy rằng các tỷ số nàynăm hiện hành đều tăng so với năm trước nên cho kết luận rằng khả năng thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn của công ty đã được cải thiện khá nhiều, do đó kiểmtoán viên có thể đánh giá khả năng hoạt động liên tục của công ty là tốt
Tỷ số sinh lời
Lợi nhuận gộp / doanh thu : đây là một trong những tỷ suất quan
trọng nhất trong việc đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp.Qua việc xem xét ta thấy rằng chỉ số này đã giảm hơn so với nămngoái, như phân tích ở trên đó là do doanh thu gia tăng thấp hơn sovới sự gia tăng của giá vốn hàng bán Từ tỷ số này kiểm toán viêncần chú ý nhiều khi kiểm toán phần hành doanh thu và giá vốn hàngbán
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) = Thu nhập trước thuế / Tổng tài sản : chỉ số này đo lường lợi nhuận kiếm được từ việc đầu tư vào
Trang 36tài sản của doanh nghiệp, và cũng chỉ ra sự hiệu quả của doanhnghiệp trong việc sử dụng tài sản Qua tính toán, cho ta thấy rằng chỉ
số này trong năm hiện hành thấp hơn so với năm trước Kiểm toánviên cần tìm hiểu khi kiểm toán phần hành Tài sản tại sao lại có sựgia tăng Tài sản lớn như vậy
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Thu nhập trước thuế / Vốn chủ sở hữu Chỉ số này cho ta thấy được lợi nhuận thu
được trên sự đầu tư của các cổ đông Qua bảng tính thì tỷ số nàynăm hiện hành đã giảm so với năm trước Kiểm toán viên cần lưu ýVốn chủ sở hữu tại sao lại tăng nhanh đến như vậy, và sự gia tăngnày là do đâu
Tổng chi phí hoạt động/ Doanh thu : Tỷ số này giúp ta kiểm tra
mức độ chi phí chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong số doanh thu thu được,còn giúp kiểm toán viên có thể đánh giá được khả năng kiểm soátchi phí của doanh nghiệp so với năm trước Qua bảng tính, ta thấyrằng tỷ số này trong năm hiện hành thấp hơn so với năm trước, điềunày chứng tỏ rằng doanh nghiệp kiểm soát được chi phí tốt hơn, do
đó kiểm toán viên cần lưu ý vấn đề này khi thực hiện cuộc kiểmtoán, tại sao lại có sự sụt giảm như vậy, có thể đó là một dấu hiệughi giảm chi phí và khai khống doanh thu
Tóm lại, sau khi tính toán tỷ số sinh lời của doanh nghiệp , ta thấy rằng các tỷ sốnày trong năm hiện hành đều giảm so với năm trước Do đó, kiểm toán viên cầntiến hành điều tra trong giai đoạn thực hiện kiểm toán để tìm hiểu nguyên nhânđó
Tỷ số đòn bẩy
Trang 37 Tổng nợ phải trả / Tổng vốn chủ sở hữu: tỷ số này cho thấy rằng
vốn của doanh nghiệp là được tài trợ bao nhiêu từ nguồn vay mượn
Tỷ số này năm hiện hành là 87% trong khi số liệu năm ngoái là111%, điều này thể hiện tình hình kinh doanh khá tốt của doanhnghiệp, đặc biệt là hiệu quả về sử dụng vốn Kiểm toán viên cần chú
ý khi kiểm toán phần hành nợ phải trả để tìm hiểu xem doanh nghiệp
có ghi nhận đúng hay không
Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản : tỷ số này cho thấy rằng tài sản của
doanh nghiệp được tài trợ bao nhiêu từ nguồn vay nợ, nếu chỉ số nàycàng cao thì càng không có lợi với công ty Tỷ số này trong nămhiện hành là 47% giảm so với năm ngoái 53%, chứng tỏ doanhnghiệp đã chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh Kiểm toán viênkhi thực hiện kiểm toán phần hành Tài sản cần phải chú ý phần tăngTài sản do đơn vị vay nợ để tìm hiểu xem doanh nghiệp có ghi nhậnchính xác và đầy đủ hay không
dễ dàng chuyển đổi thành tiền càng nhanh, điều đó có nghĩa là doanhnghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh Tỷ số này trong nămhiện hành là 8.31 nhỏ hơn so với năm trước là 10.93 Kiểm toán viêncần phải xem xét lại các điều khoản tín dụng của doanh nghiệp đối