GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TỐN 1 Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu áp dụng thủ tục phân tích vào quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty kiểm toán deloitte (Trang 41 - 45)

2.2.1. Phương pháp phân tích

Mục đích áp dụng

Cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của những khoản mục trên Báo cáo tài chính hoặc các thơng tin tài chính riêng biệt.

Phương pháp tiến hành

Các bước thực hiện quy trình phân tích trong giai đoạn này gồm :

- Xác định số dư tài khoản, khoản mục và rủi ro tiềm tàng cĩ liên quan. - Phát triển mơ hình ước tính.

- Xác định ngưỡng sai sĩt cho phép ( Threshold ) - Xác định chênh lệch trọng yếu cần điều tra thêm. - Đánh giá lại kết quả.

Xác định số dư tài khoản, khoản mục và rủi ro tiềm tàng cĩ liên quan và phát triển mơ hình ước tính.

Để thiết kế và thực hiện thủ tục phân tích, kiểm tốn viên cần xác định số dư tài khoản và rủi ro tiềm tàng cĩ liên quan. Thủ tục phân tích cĩ thể được sử dụng để kiểm tra rủi ro tiềm tàng đối với những tài khoản cĩ dấu hiệu khai khống hoặc khai thiếu.

Sau khi xác định số dư tài khoản cần phải kiểm tra, kiển tốn viên sẽ bắt đầu lập mơ hình ước tính. Số liệu ước tính do kiểm tốn viên tạo lập, dựa trên những thơng tin độc lập, thơng tin tài chính và phi tài chính mà kiểm tốn viên thu thập. Độ chính xác của các ước tính của kiểm tốn phụ thuộc vào :

 Sự hợp lý và đầy đủ của các thơng tin sử dụng cho việc ước tính. Kiểm tốn viên cần đảm bảo rằng đã đưa vào mơ hình tất cả những ảnh hưởng hoặc ít nhất là những ảnh hưởng quan trọng nhất.

 Mức độ tin cậy cũng như tính độc lập của những thơng tin được cung cấp. Kiểm tốn viên dựa vào các thơng tin sau:

- Thơng tin tài chính của nội bộ đơn vị.

 Số liệu năm trước ( đã được kiểm tốn )

 Số liệu năm hiện hành do đơn vị cung cấp (đang được kiểm tốn).

 Các dự tốn, kế hoạch của đơn vị

- Thơng tin phi tài chính trong doanh nghiệp như ước tính doanh thu, chi phí dựa vào tình hình hoạt động hiện tại của đơn vị. Ví dụ : Chi phí tiền lương cĩ thể ước tính từ số lượng nhân viên, bậc lương, số giờ làm việc của nhân viên…

- Thơng tin cung cấp từ bên ngồi

 Thơng tin từ các cơ quan Nhà nước (tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, thay đổi thuế suất, giá bán…)

 Các quy định thương mại, các chỉ tiêu trong ngành…

 Các thơng tin được cơng bố của các đơn vị cùng ngành…

Việc kết hợp càng nhiều biến độc lập và cĩ liên quan, sẽ cung cấp nhiều thơng tin hơn và vì vậy ước tính của kiểm tốn viên sẽ càng chính xác hơn. Nếu đơn giản hĩa mơ hình, đơn giản hĩa dự đốn, đơn giản hĩa các so sánh thì mơ hình chỉ cĩ thể cung cấp những bằng chứng hạn chế hoặc khơng đáng tin cậy.

Các thơng tin thu thập từ các nguồn càng độc lập thì việc ước tính càng đáng tin cậy, kết quả phân tích càng đáng chính xác hơn.

 Kích cỡ của mẫu : Kích cỡ của mẫu càng lớn thì ước tính của kiểm tốn viên càng cĩ độ chính xác cao. Ngược lại nếu kích cỡ mẫu nhỏ thì ước tính của kiểm tốn viên sẽ khơng được chính xác và đáng tin cậy.

Threshold là mức chênh lệch tối đa cho phép giữa ước tính của kiểm tốn viên và số liệu sổ sách.

Bảng 2.1 - Bảng xác định ngưỡng sai sĩt cho phép

Tùy theo mức độ đảm bảo, kiểm tốn viên sẽ tính được mức độ sai lệch cho phép (Threshold). Nếu mức độ sai lệch nhỏ hơn threshold thì khơng tồn tại sai sĩt trọng yếu nên khơng cần điều tra thêm, kiểm tốn viên sẽ chấp nhận. Nếu mức độ sai sĩt vượt qua threshold thì lúc đĩ kiểm tốn viên cần thực hiện các thử nghiệm chi tiết để điều tra kỹ hơn vì cĩ khả năng tồn tại sai sĩt trọng yếu, lúc này thủ tục phân tích chỉ đĩng vai trị hỗ trợ.

Các bước tính tốn Threshold như sau :

- Lúc đầu kiểm tốn viên xác định mức độ đảm bảo.

- Sau đĩ kiểm tốn viên sẽ tính tốn Threshold bằng cách lấy giá trị nhỏ nhất trong 2 tích số được tính tốn đĩ là : số dư tài khoản cần phân tích và mức trọng yếu cho từng khoản mục (Monetary Precision) nhân với các phần trăm tương ứng (được tra cứu tương ứng với mức độ đảm bảo ở bảng trên).

Kiểm tốn viên lúc đầu xác định mức độ đảm bảo là cơ bản – Rủi ro bình thường (cột số 2 của bảng 2.1).

Giả sử, số dư của phần Khấu hao trên sổ sách của khách hàng là : 2.400.000 Mức trọng yếu cho từng khoản mục sẽ được kiểm tốn viên tính tốn (MP) : 900.000

Kiểm tốn viên sẽ tính tốn : Threshold 1 = 2.400.000 * 20% = 480.000 Threshold 2 = 900.000 * 90% = 810.000 Kiểm tốn viên sẽ lấy giá trị nhỏ nhất trong 2 giá trị Threshold : 480.000

Khi kiểm tốn viên đã cĩ giá trị Threshold thì bước tiếp theo kiểm tốn viên sẽ xây dựng mơ hình ước tính của chính mình bằng các dữ liệu thơng tin thu được mà độc lập với phịng kế tốn. Kiểm tốn viên sẽ sử dụng mơ hình của mình để tính tốn lại khoản mục cần điều tra, sau đĩ sẽ so sánh kết quả của mình với giá trị trên sổ sách của đơn vị cung cấp. Nếu giá trị chênh lệch này nhỏ hơn giá trị Threshold thì kiểm tốn viên cĩ thể kết luận rằng số dư khoản mục này khơng cĩ sai sĩt trọng yếu. Cịn nếu giá trị chênh lệch lớn hơn giá trị Threshold thì kiểm tốn viên chưa thể kết luận gì, kiểm tốn viên cần phải thực hiện thêm các thử nghiệm chi tiết, kiểm tra các chứng từ, tài liệu liên quan để điều tra các chênh lệch đĩ.

Xác định chênh lệch trọng yếu cần điều tra thêm

Một khi kiểm tốn đã cĩ ước tính của mình, kiểm tốn viên so sánh các ước tính của mình với số liệu sổ sách, bất cứ chênh lệch vượt quá Threshold cần phải tiến hành điều tra thêm. Threshold là tiêu chuẩn để xác định những chênh lệch lớn cần tiến hành điều tra thêm. Kiểm tốn viên cố gắng giải thích sự khác biệt. Nếu cĩ tồn tại phần khác biệt kiểm tốn viên chưa giải thích được là khá nhỏ thì kiểm

tốn cĩ thể kết luận khơng cĩ sai sĩt trọng yếu. Phần chênh lệch khơng giải thích được đơi khi là do sai sĩt trong mơ hình ước tính của kiểm tốn viên. Để giải thích cho những chênh lệch, kiểm tốn viên dựa vào tổng thể số liệu ghi chép chứ khơng phải chỉ dựa vào phần vượt quá Threshold. Trong việc xem xét giải thích cho những chênh lệch, kiểm tốn viên cần quan tâm tới các vấn đề sau : - Các vấn đề liên quan tới việc xây dựng mơ hình ước tính : cách tính tốn, độ

tin cậy của thơng tin lập nên ước tính…

- Các vấn đề bất thường xảy ra trong kỳ kế tốn - Dự tốn của đơn vị với vấn đề đạt được.

Đánh giá lại kết quả

Sau khi tiến hành đánh giá chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị ước tính, kiểm tốn viên đánh giá lại kết quả trong quá trình kiểm tốn về chất lượng lẫn số lượng, nhằm kết luận kiểm tốn viên đã thực hiện tốt cơng việc đề ra hay chưa. Nếu mục tiêu kiểm tốn đạt được, kiểm tốn viên cĩ thể xem thủ tục phân tích như là một bằng chứng kiểm tốn. Ngược lại, kiểm tốn viên cần phải thảo luận với Ban giám đốc và thực hiện các thủ tục cần thiết khác.

Một phần của tài liệu áp dụng thủ tục phân tích vào quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty kiểm toán deloitte (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w