1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 4

24 4,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 196,5 KB

Nội dung

Trong tất cả các môn học ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là môn đặc biệt quan trọng không thể thiếu đối với các em. Vì ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp đặc trưng của loài người. Ngôn ngữ là công cụ tổ chức quá trình tư duy phát triển, và là phương tiện bộc lộ tư duy, biểu hiện tâm trạng tình cảm.

Trang 1

MỤC LỤC

Phần A: Mở đầu

1.Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải

quyết

2

1 Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên

cứu, tìm giải pháp của đề tài

3

2 Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 5

Phần B: Nội dung

RÈN ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 4

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thọ Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bồng Sơn

A MỞ ĐẦU

Trang 2

I Đặt vấn đề

1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết

Trong tất cả các môn học ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là môn đặc biệt quan trọng không thể thiếu đối với các em Vì ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp đặc trưng của loài người Ngôn ngữ là công cụ tổ chức quá trình tư duy phát triển, và là phương tiện bộc lộ tư duy, biểu hiện tâm trạng tình cảm

Dạy môn Tiếng Việt đang là vấn đề được nhà trường, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm Biết đọc là biết thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hằng ngày trong xã hội Tập đọc là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức cửa loài người Nó góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chung của bậc tiểu học về tất cả các mặt: Đức - Trí - Lao - Thể - Mỹ Nó có khả năng trực tiếp hay giám tiếp phát huy năng lực tư duy của học sinh Dạy học không những rèn luyện kỹ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú, từ đó các em sẽ học tốt các môn học khác Học đọc các em cũng đồng thời học được cách nói cách viết một cách chính xác, ngôn ngữ trong sáng, có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện suy nghĩ, diễn đạt, hình thành một nhân cách toàn diện cho lớp người chủ tương lai của xã hội

Qua giảng dạy ở trường tiểu học tôi thấy việc rèn đọc hiểu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Đọc hiểu giúp các em nâng cao năng lực tư duy, từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó theo năng lực của bản thân Nhưng thực

tế giảng dạy, việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh thì một số giáo viên còn chưa hiểu được một cách sâu sắc yêu cầu đặc trưng của môn học

Với các lý do trên tôi mạnh dạn hình thành ý tưởng và xây dựng thành đề tài

Sáng kiến- Kinh nghiệm với tiêu đề: “ Rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 4 ”

2 Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới.

Trang 3

Tập đọc là môn học thực hành Tiếng Việt Dạy Tập đọc chính là dạy một kĩ năng, cần coi trọng kĩ năng đọc hiểu cho học sinh, coi việc rèn kĩ năng là nhiệm vụ trọng tâm của bài Giáo viên cần tổ chức cho học sinh bằng nhiều hình thức hoạt động: phiếu học tập cá nhân, bảng phụ đóng vai, đàm thoại, kể chuyện

Trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu đã phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên tạo mọi điều kiện cho các em được “tự bộc lộ” năng lực nhận thức và thực hành luyện tập kĩ năng đọc hiểu với sự hỗ trợ của bạn bè và cô giáo

Giáo viên đã quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt những em nhút nhát, lúng túng khi trả lời Ngoài ra, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, vượt khó, tìm tòi sáng tạo và phải có tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê với công việc

Mặt khác, ngoài việc giáo viên nắm chắc mục tiêu, phương pháp giảng dạy bộ môn, thì phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, cải tiến sao cho phù hợp với từng bài dạy

cụ thể để học sinh nào cũng có thể hiểu bài, nắm chắc nội dung bài

Giáo viên đã biết khéo léo, khuyến khích động viên khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có tiến bộ, phát huy được khả năng phát triển tư duy tạo cho không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, có như vậy thì giờ học mới đạt hiệu quả cao

Giáo viên biết vận dụng, kết hợp hài hoà các điều kiện thực hiện thường xuyên, liên tục thì việc rèn kĩ năng đọc hiểu của học sinh sẽ đạt kết quả cao, tạo đà cho học sinh học tốt các môn học khác và học tiếp lên các lớp trên

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tôi đã thử nghiệm việc áp dụng phương pháp này qua nhiều năm giảng dạy đối với mọi đối tượng học sinh, vận dụng được cho nhiều lớp học khác nhau ở trường tôi công tác

Tôi đã xác định phạm vi nghiên cứu đề tài như sau:

Trang 4

- Tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

- Tìm hiểu thực trạng dạy học ở tiểu học

- Những điều chỉnh- đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

- Thực nghiệm dạy học

II Phương pháp tiến hành

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài

1.1 Cơ sở lý luận:

Phương pháp dạy đọc phải dựa trên những cơ sở khoa học Nó phải dựa vào những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học,văn học, sư phạm học, tâm lý ngữ học để xây dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học

Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện Thứ nhất, đó là quá trình vận động bằng mắt, sử dụng bộ mã chữ- âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh Quá trình này được gọi là quá trình đọc thành tiếng Thứ hai , đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ mã chữ- nghĩa tức là mối liên hệ giữa con người và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc Quá trình này gọi là quá trình đọc hiểu

Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh các ký hiệu văn tự thành âm thanh Vì vậy,chất lượng của đọc thành tiếng trước hết được

đo bằng hai phẩm chất: Đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy) Đó cũng là hai kĩ năng đầu tiên của đọc.Khi đọc hiểu, mục đích của người đọc là làm rõ nghĩa các kí tự, làm rõ nội dung và mục đích thông báo của văn bản Lúc này quá trình đọc không chỉ là sự vận động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm mà còn là sự vận động của trí

Trang 5

tuệ Vì vậy, đọc có ý thức là một yêu cầu quan trọng của đọc, trở thành một kỹ năng của đọc Ở đây ta gọi là kỹ năng của đọc hiểu.

Quá trình hiểu văn bản bao gồm các bước sau:

- Hiểu nghĩa các từ, các ngữ

- Hiểu các câu

- Hiểu các khối đoạn, tức là những tập hợp câu dùng để phát biểu một ý trọn vẹn

- Hiểu được cả bài

Giáo viên tiểu học còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, để các em học sinh đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn, làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, để các em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế nào để các em hiểu được “ văn”, làm thế nào để những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em? Đó chính là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy tập đọc

Thực tế cho thấy: Đọc những bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp Học sinh cũng có thể mắc lỗi ngay ở những câu ngắt nhưng các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ này Lúc này các em thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện mà không tính đến nghĩa, tạo ra những lỗi ngắt giọng

Trang 6

Trong nhiều tiết dạy giáo viên quá sa đà vào giảng văn, lúng túng trong xử lí phần tìm hiểu bài, cần cung cấp kiến thức giúp học sinh đọc hiểu bài Đây là điểm vướng mắc khá phổ biến mà nhiều giáo viên chưa tìm ra cách gỡ Phần luyện đọc chưa thực sự được giáo viên chú trọng, nhiều giáo viên cho là dễ vì thấy học sinh đọc được trôi chảy, nhưng thực ra đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài

Ở phần này giáo viên ít mắc lỗi về thao tác nhưng lại không biết dạy thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chưa chú ý đến tốc độ đọc của học sinh theo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cơ bản phù hợp với khối lớp.Thường ở tiết dạy các giáo viên ít chú ý đến đối tượng đọc yếu, phát âm sai, chưa thông hiểu được từ nghĩa Đó là một lỗi khá phổ biến ở trường học hiện nay Không khơi gợi, phát huy được tính tích cực ở học sinh

2 Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.

Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu bản thân đã tổ chức thực hiện như sau: Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định chung tổ chức lớp Qua tìm hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là kĩ năng đọc và phân loại học sinh theo

ba đối tượng:

1 Học sinh biết đọc diễn cảm

2 Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát

3 Học sinh đọc nhỏ, lí nhí, ấp úng, ngọng,

Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh Những em đọc yếu ngồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến Tôi tiến hành công việc tiếp theo là giới thiệu cấu tạo chương trình môn tập đọc để các em nắm được chủ đề chính trong từng học kì và cả năm học Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về cách tìm hiểu nội dung của bài học Hướng dẫn mỗi em có một quyển vở để ghi lại những câu trả lời theo từng câu hỏi ở sách giáo khoa cũng như nội dung các bài đã học qua

* Sự chuẩn bị của học sinh

Trang 7

Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi cũng như tập tìm hiểu nội dung bài, đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Trong các năm qua tôi đã dành nhiều thời gian cho đề tài nghiên cứu này

B NỘI DUNG

I Mục tiêu:

Giúp học sinh biết đọc, biết tư duy để tạo được sự sinh động, hứng thú, sôi nổi để lôi cuốn sự chú ý của các em vào cách luyện đọc sao cho có hiệu quả hơn Khi dạy tập đọc cho học sinh lớp 4 vấn đề không phải chỉ là dạy cho học sinh đọc to, rõ ràng mà còn phải dạy cho học sinh đọc đúng, lưu loát, ngắt, nghỉ, hạ giọng, cao giọng, đọc nhớ, đọc nhanh, ngoài ra còn giúp các em hiểu và cảm thụ tốt bài học đó thì học sinh mới đọc hay, đọc diễn cảm được bài đọc đó, phải hiểu được bài đọc đó nói lên cái gì? và các em học được gì qua mỗi bài học đó

Đa số việc đọc văn bản của học sinh lớp 4 mới chỉ dừng ở đọc hiểu mức độ thấp, chất lượng chưa cao Tôi muốn nêu ra một số quan điểm trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tập đọc nói chung và kiến thức, kỹ năng đọc hiểu cho học sinh nói riêng

II Mô tả giải pháp của đề tài

1 Tính thuyết minh mới

Từ việc tìm hiểu các nguyên nhân cùng với những nhận xét rút ra qua kết quả

khảo sát thực tế, tôi đã tiến hành dần từng biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại nêu trên để giúp HS nâng cao chất lượng đọc- hiểu

Trang 8

1.1 Hướng dẫn học sinh đọc văn bản:

Để hướng dẫn HS tìm hiểu bài đạt kết quả tốt, đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh đọc văn bản (đoạn văn) cần tìm hiểu nội dung nhằm mục đích đọc để phát hiện từ khó, từ trọng tâm có trong đoạn văn để rút ra phân tích

1.2 Giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ mới:

GV cần giúp các em hiểu nghĩa của một số từ ngữ có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc- hiểu (từ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa, từ ngữ phổ thông mà

HS địa phương chưa quen, từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài đọc) Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong sách giáo khoa: GV không nhất thiết phải yêu cầu HS trình bày tất cả các từ ngữ này mà có thể sàng lọc, chọn một số

từ ngữ khó để giải thích cho rõ Biện pháp thực hiện là tổ chức cho HS đọc thầm nội dung chú thích trong sách giáo khoa rồi trình bày lại

Đối với những từ ngữ khác trong bài khó hiểu, những từ “chìa khóa” mang ý nghĩa cơ bản, GV có thể hướng dẫn HS giải thích bằng các biện pháp như sau:

- Dùng các từ cùng nghĩa, trái nghĩa hoặc từ ngữ thông dụng ở địa phương để giải nghĩa

- Đặt câu với từ ngữ ấy (có nghĩa là dùng từ đó trong một văn cảnh cụ thể)

- Miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất được gọi tên bằng

từ ngữ đó

Ví dụ:

* Bài “Sầu riêng”- TV4, tập 2 Với từ “đam mê”, tôi hướng dẫn các em tìm từ

thay thế như: thích thú ,yêu thích, khát khao…Sau đó cho các em so sánh và thấy được

“đam mê” là sự ham thích quá mức bao gồm cả sự yêu thích, khát khao và thèm muốn Vì vậy trong câu văn này dùng từ “đam mê “ là chính xác nhất, hay nhất

Từ “đam mê” còn khẳng định sức hấp dẫn, giá trị quí hiếm của quả sầu riêng- đặc sản của miền Nam nước ta Đây chính là ý nghĩa khái quát của bài đọc

Trang 9

* Bài “Hoa học trò”,TV4, tập 2 Với từ “đỏ rực” trong hình ảnh “một góc trời

đỏ rực”- để giải nghĩa được từ này, trước hết tôi cho các em quan sát tranh Từ hoạt động quan sát , các em có được nhận xét về màu sắc, đặc điểm, tính chất của hoa phượng nở rộ với số lượng rất nhiều Từ đó, các em dễ dàng giải thích được “đỏ rực”

có nghĩa là: đỏ thắm, tươi tắn và tỏa sáng ra xung quanh.

1.3 Giúp HS hiểu câu, đoạn quan trọng trong bài:

Không phải văn bản nào cũng chỉ gồm những câu đơn giản, có độ dài vừa phải dễ hiểu với tất cả HS Một số văn bản có những câu văn có cấu trúc phức tạp mà GV thường chọn để luyện đọc thành tiếng Phần lớn những câu này chứa đựng ý quan trọng thể hiện nội dung chính của bài

Ví dụ:

* Bài “Hoa học trò”, có câu: “ Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”.

Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm, tác giả đã cho ta cảm nhận được hoa phượng nở với số lượng rất nhiều , rất lớn và rất đẹp Đó chính là loài hoa gần gũi, thân thiết, gắn liền với những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò

Hoặc: Bài “Khuất phục tên cướp biển”, qua cặp câu: “Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú nhốt chuồng”

GV cần hướng dẫn cho các em thấy được hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly

và tên cướp biển Từ đó HS sẽ tự rút ra được nội dung bài và khẳng định một chân lý

đó là: sức mạnh chính nghĩa bao giờ cũng thắng sự hung tàn,bạo ngược

* Đoạn là yếu tố trực tiếp cấu thành bài Để hiểu bài,các em phải hiểu đoạn Để hiểu nghĩa của một đoạn, yêu cầu GV phải hướng dẫn các em xác định được đoạn Đoạn là một phần của bài đọc bao gồm một số câu liên kết chặt chẽ với nhau, thể hiện cùng một tiểu chủ đề Trong thực tế ở Tiểu học phần lớn các đoạn lời trùng với đoạn ý

Trang 10

Song chỉ có một số ít bài có đoạn lời không trùng với đoạn ý, đó là trường hợp chuyển tiếp, trường hợp trong văn bản có lời đối thoại Trong thể loại thơ cũng vậy, đoạn ý có thể trùng với một hoặc một số khổ thơ Để nhận ra đoạn, GV cần yêu cầu HS đọc lướt bài, dựa vào cácdấu hiệu hình thức của đoạn Nếu đoạn lời không trùng đoạn ý thì cần nhận ra dấu hiệu nội dung và hình thức để chia đoạn ý.

- Đối với tác phẩm tự sự mà các sự kiện được trình bày theo diễn biến thời gian,

GV hướng dẫn các em tìm hiểu các từ ngữ chỉ thời gian để tìm đoạn ý

Ví dụ: Bài: “Ông Trạng thả diều” TV4, tập 1- Bắt đầu mỗi đoạn bằng các từ ngữ:  Đoạn 1: Vào đời vua Trần….

 Đoạn 2: Lên sáu tuổi….

 Đoản 3: Sau vì nhà nghèo….

 Đoạn 4: Thế rồi….

- Đối với tác phẩm trữ tình, GV cần hướng dẫn các em căn cứ vào các câu văn, câu thơ có sự chuyển đổi cảm xúc, tâm trạng để xác định đoạn ý

Ví dụ: Bài “Tiếng cười là liều thuốc bổ” TV4, tập 2; có câu: “Bởi vì cười tốc độ

thở của con người lên đến 100 ki- lô- mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái

và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái thỏa mãn”.

Đây là dạng câu dài có cấu trúc gồm nhiều cụm chủ vị tạo thành và một thành phần phụ đứng ở đầu câu GV cần hướng dẫn cho HS thấy thành phần phụ và các cụm chủ vị đứng trước là nguyên nhân tạo nên kết quả cuối cùng là “người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn” Hiểu rõ nghĩa câu này, các em đã tự trả lời được vì sao lại nói

“tiếng cười là liều thuốc bổ”

* Tiếp đến là việc làm rõ nghĩa của đoạn Muốn hiểu rõ nghĩa của đoạn, ta cần tìm được câu chủ đề, câu quan trọng trong đoạn

- Đoạn có cấu trúc diễn dịch, câu chủ đề là câu đầu đoạn

Ví dụ: Câu “Ngày xửa ngày xưa có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì

cư dân ở đó không ai biết cười” (Đoạn 1, bài Vương quốc vắng nụ cười).

Trang 11

- Đoạn có cấu trúc quy nạp thì câu chủ đề là câu cuối đoạn.

trong sương núi tím nhạt” (Đoạn 2, bài Đường đi Sa Pa).

- Đoạn có cấu trúc tối giản chỉ có một câu Hiểu được nghĩa câu này là hiểu được nghĩa của đoạn

Ví dụ: Câu “Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước

ta” (Đoạn cuối, bài Đường đi Sa Pa).

* Trong việc làm rõ ý của đoạn, HS không biết tổng hợp - chỉ biết đọc nguyên văn văn bản mà không biết diễn đạt theo cách khác bằng lời của mình Để rèn luyện cho các em kĩ năng này, tôi đã hướng dẫn HS bằng cách phân tích

Ví dụ: Xác định nội dung đoạn: “Đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái

dáng cây kì lạ này Thân nó cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ra ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê”.

* Đoạn văn trên có thể chia làm hai nhóm Nhóm thứ nhất gồm ba câu đầu, nhóm thứ hai có một câu cuối Đọc câu một, hai, ba HS phải biết “dáng, thân, cành, lá” tổng hợp thành “vẻ ngoài” hoặc “cái dáng, cái vẻ” của cây sầu riêng Các từ “khẳng khiu, thẳng đuột…khép lại tưởng như lá héo” phải được khái quát lên thành một nghĩa chung là “xấu xí” Từ đó rút ra nghĩa chung của ba câu này là dáng vẻ xấu xí của cây sầu riêng Nhóm hai là một câu ghép có hai chủ ngữ và hai vị ngữ đó là “hương - vị”,

“tỏa ra ngào ngạt- ngọt đến đam mê” HS phải tổng hợp thành ý nhỏ là: hương vị độc đáo của quả sầu riêng Hai nhóm được nối bằng từ “vậy mà” thể hiện một cách lập luận đối lập càng tăng thêm sự kì lạ của hương vị sầu riêng

* Sau đó HS có thể nêu ý của đoạn là: mặc dù hình dáng xấu xí nhưng sầu riêng

có hương vị rất độc đáo và quyến rũ.

Trang 12

Ngoài ra đọc diễn cảm cũng là một thao tác giúp HS hiểu sâu sắc hơn ý của đoạn (nhất là với văn bản nghệ thuật) Lúc này nhờ âm thanh- các ý, tình của tác phẩm được vang lên; HS sẽ hứng thú hơn với nội dung của đoạn và hiểu được đoạn đó muốn biểu đạt điều gì Các em mới cảm nhận được hết tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm qua bài tập đọc Từ đó HS nhận ra nội dung một cách dễ dàng hơn

Để giúp các em trả lời tốt các câu hỏi và làm tốt các bài tập (SGK), bản thân tôi đã

áp dụng các biện pháp như:

- Cho HS đọc thầm câu hỏi (bài tập) rồi trình bày lại- nếu là những câu hỏi (bài tập) dễ Đồng thời GV cần giải thích thêm cho rõ yêu cầu của câu hỏi (bài tập)- nếu HS chưa định hướng, chưa xác định rõ yêu cầu của câu hỏi (bài tập)

- Có thể thay thế hoặc tách câu hỏi (bài tập) khó, diễn đạt dài dòng thành một số câu hỏi (bài tập) nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ để HS dễ thực hiện (Mục đích làm giảm độ khó của câu hỏi nhưng cũng cần lưu ý: tránh đặt thêm những câu hỏi không phù hợp với chủ điểm học tập hoặc vượt quá khả năng nhận thức của các em)

Ví dụ:

- Bài “Người ăn xin” TV4, tập 1:

Câu hỏi 1: Hình ảnh ông lão đáng thương như thế nào? Các em thường đọc cả đoạn văn để trả lời chứ không chịu phát huy năng lực tư duy của bản thân Vì vậy cần thay bằng câu hỏi: Tìm những từ ngữ miêu tả ông lão ăn xin? Em có nhận xét gì về ông lão?

- Bài: “Nếu chúng mình có phép lạ”

Câu hỏi 1: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?

Ngày đăng: 20/08/2014, 20:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w