Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học này quý thầy cô sẽ có nguồn tài liệu tham khảo hay, củng cố xây dựng phương pháp dạy hiệu quả, qua đó giúp các em học sinh tiếp thu bài tốt, nắm vững kiến thức phát triển tư duy trí tuệ. Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học tập hợp các đề tài đa dạng mang tính ứng dụng cao như ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
Trang 2
MỤC LỤC 1 Mở đầu: 2
1.1 Lí do chọn đề tài. 2
1.2 Mục đích nghiên cứu: 2
1.3 §èi t îng nghiên cứu: 2
1.4 Ph ¬ng ph¸p nghiªn cøu: 2
1.5 Nh÷ng ®iÓm míi cña s¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 2
2 Néi dung s¸ng kiÕn kinh nghiÖm: 3
2 1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 4
2.3 Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề: 5
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục: 17
3 Kết luận, kiến nghị. 18
3.1 Kết luận. 18
3.2 Kiến nghị: 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 31 Mở đầu:
1.1 Lí do chọn đề tài.
Tiếng Việt là một bộ môn quan trọng chiếm ưu thế trong chương trình Tiểuhọc Nó không đứng độc lập mà được coi trọng, là cơ sở nền tảng vững chắc đểgiúp học sinh lĩnh hội các kiến thức khoa học khác Môn Tiếng Việt lớp 4 cónhiệm vụ hoàn thành mục tiêu đặt ra của chương trình lớp học
Đối với học sinh lớp 4 trong toàn trường Tiểu học Xuân Giang nói chungđều thuộc địa bàn xã Xuân Giang, có đặc điểm nhận thức và hoàn cảnh gia đìnhrất khác nhau Đa số học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đọc, đặc biệt
là kĩ năng đọc hiểu các văn bản nghệ thuật còn chưa tốt Vậy làm thế nào để các
em khắc phục được tình trạng này, giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹptrong nội dung từng văn bản, giúp các em giữ gìn sự trong trong sáng của TiếngViệt Đó là điều mà tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, thúc đẩy tôi tìm ra những giảipháp tối ưu nhất để giúp học sinh rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản nghệ thuật đượctốt hơn
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Trong quá trình dạy học tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng,đội ngũ các giáo viên Tiểu học đã có nhiều cố gắng vận dụng các phương phápdạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy Đặc biệt là các giáo viên giỏi đã thườngxuyên vận dụng linh hoạt các phương pháp, trau dồi kiến thức bản thân để gópphần phát triển năng lực học tập của học sinh Tuy nhiên do nhiều khó khăn kháchquan và chủ quan ( Trình độ chuyên môn còn hạn chế, đời sống khó khăn, cở sởvật chất phục vụ cho giảmg dạy còn nghèo nàn thiếu thốn, thiếu sự cập nhậtthông tin thường xuyên ) nên việc giảng dạy chưa đạt kết quả cao Giáo viênthường chỉ truyền đạt kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa tới học sinh một cách
áp đặt Học sinh thụ động tiếp thu những gì do giáo viên truyền thụ, thường khôngvận dụng được vốn kinh nghiệm sống của bản thân, không mở rộng được hiểubiết, sự tiếp thu không gắn liền với thực tế
Đa số việc đọc văn bản của học sinh lớp 4 mới chỉ dừng ở đọc hiểu mức độthấp, chất lượng chưa cao Tôi muốn nêu ra một số quan điểm trong dạy học nhằmnâng cao chất lượng giảng dạy tập đọc nói chung và kiến thức, kỹ năng đọc hiểuthông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm cho học sinh nói riêng
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Xuân Giang huyện Thọ Xuân
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp là cách thức, là con đường giúp ta đạt tới mục đích sáng tạo.Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của vấn đề cần nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu của tài liệu: Đọc tài liệu, sách giáo khoa, sáchtham khảo
- Thực nghiệm quan sát: Dự giờ
- Phương pháp thể nghiệm dạy học: Soạn giáo án, tổ chức dạy học
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Trang 4Trong nội dung môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng,Tập đọc là một trong 5 phân môn có vai trò quan trọng nhất, xuyên suốt chươngtrình Phân môn Tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đặcbiệt chú ý đến kĩ năng đọc đúng ngữ điệu của văn bản nghệ thuật – văn bản phinghệ thuật và đọc đúng ngữ điệu của câu và các câu hỏi tìm hiểu bài cũng chútrọng khai thác các chi tiết có giá trị nghệ thuật nhiều hơn Giúp học sinh rèn kĩnăng đọc - hiểu văn bản nghệ thuật là một yêu cầu cơ bản của dạy học Tập đọc nóiriêng và dạy học Tiếng Việt nói chung, góp phần đảm bảo những yêu cầu đổi mới
về môn Tiếng Việt trong mục tiêu giáo dục hiện nay Song việc vận dụng cácphương pháp đổi mới trong dạy phải phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh ởmỗi địa phương, mỗi vùng trên đất nước Để học sinh có kỹ năng đọc, đọc hiểu tốtthì giáo viên là người phải tự rèn luyện mình (đó là tự học, tự tìm tòi, nghiên cứuphối hợp và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học) Còn bản thân người học( học sinh ) luôn phải được chủ động, tích cực và tự giác trong học tập Đặc biệtcàng cần được thực hành nhiều hơn
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2 1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Để tổ chức dạy học cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc,nắm bản chất của kỹ năng đọc Đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh khi đọc hay
cơ chế đọc là cơ sở của việc dạy đọc
Phương pháp dạy đọc phải dựa trên những cơ sở khoa học Nó phải dựa vàonhững kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học,văn học, sư phạm học, tâm lý ngữhọc để xây dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học
Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt có quan hệ mật thiết vớinhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện Thứ nhất, đó là quá trìnhvận động bằng mắt, sử dụng bộ mã chữ- âm để phát ra một cách trung thànhnhững dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh Quá trình này được gọi là quá trìnhđọc thành tiếng Thứ hai , đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ mãchữ - nghĩa là mối liên hệ giữa con người và ý tưởng, các khái niệm chứa đựngbên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc Quá trình này gọi làquá trình đọc hiểu
Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh các
ký hiệu văn tự thành âm thanh Vì vậy, chất lượng của đọc thành tiếng trước hếtđược đo bằng hai phẩm chất: Đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy) Đó cũng
là hai kĩ năng đầu tiên của đọc Khi đọc hiểu, mục đích của người đọc là làm rõnghĩa các kí tự, làm rõ nội dung và mục đích thông báo của văn bản Lúc này quátrình đọc không chỉ là sự vận động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm màcòn là sự vận động của trí tuệ Vì vậy, đọc có ý thức là một yêu cầu quan trọngcủa đọc, trở thành một kỹ năng của đọc ở đây ta gọi là kỹ năng của đọc hiểu
Đọc hiểu là một hoạt động có tính quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều hànhđộng được trải qua theo tuyến tính thời gian
Hành động đầu tiên của quá trình đọc hiểu là hành động nhận diện ngônngữ của văn bản tức là nhận đủ tín hiệu ngôn ngữ mà người viết dùng để tạo ravăn bản
Trang 5Hành động tiếp theo là hành động làm rõ nghĩa của các chuỗi tín hiệu ngônngữ.
hành động cuối cùng là hành động hồi đáp lại ý kiến của người viết nêutrong văn bản
Quá trình hiểu văn bản bao gồm các bước sau:
+ Hiểu nghĩa các từ, các ngữ
+ Hiểu các câu
+ Hiểu các khối đoạn, tức là những tập hợp câu dùng để phát biểu một ýtrọn vẹn
+ Hiểu được cả bài
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Thực tế những năm gần đây, cùng với các môn học khác, dạy học TiếngViệt trong trường Tiểu học đã có sự đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức
và vai trò sáng tạo của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng môn học Trong xu thế
đó, việc dạy học đọc - hiểu cũng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cựcnhằm phát huy tính chủ động của người học
Song khi dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4 còn nhiều hạn chế, tồn tại cả
ở nội dung chương trình và phương pháp dạy học của một số giáo viên, cụ thể nhưsau:
- Hệ thống câu hỏi khai thác nội dung bài đọc mà SGK đưa ra về cơ bản làphù hợp ( tuy có một số câu ý dài và khó đối với học sinh ) Song hình thức chưaphong phú, vẫn chỉ ở dạng bài tự luận chứ chưa có dạng bài tập trắc nghiệm để h-ướng học sinh phân tích, khái quát hóa vấn đề lựa chọn
Trong khi đó, vài năm gần đây đề thi phân môn Tập đọc ( phần đọc hiểu ) và các môn học khác thì dạng bài tập trắc nghiệm là chủ yếu
Bản thân học sinh còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc tìm hiểu
từ ngữ; cảm nhận hình ảnh; khai thác hàm ý lời nói; nhận xét về nhân vật, chi tiết,biện pháp nghệ thuật hay nhận biết tư tưởng, tình cảm của tác giả
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến rèn kĩ năng, khả năng tựhiểu và tự cảm nhận cái hay của một văn bản nghệ thuật cho học sinh
- Hầu hết bản thân giáo viên cũng chưa tự lồng ghép các câu hỏi trắcnghiệm trong quá trình dạy đọc - hiểu các văn bản nghệ thuật trong chương trìnhhọc cho học sinh Chưa nói đến việc thường xuyên cho học sinh làm thêm các bàitập đọc - hiểu dạng trắc nghiệm vào các buổi học tăng buổi để rèn kĩ năng và bồidưỡng tình yêu Tiếng Việt cho học sinh
Trang 6Từ kết quả thực trạng trên cho thấy chất lượng của học sinh lớp 4 trườngTiểu học Xuân Giang nói chung còn chưa tốt về kĩ năng đọc - hiểu Chính vì vậy
mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Rèn kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh lớp 4
thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm ” Với mong muốn góp phần giúp cho
việc dạy Tập đọc nói riêng và dạy học môn Tiếng Việt nói chung của trường tôiđạt kết quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay
2.3 Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề:
Có thể nói, dạy - học là hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu và quan trọngnhất trong nhà trường Quá trình dạy- học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơvới nhau: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS
Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục đích giáodục Hoạt động học của học sinh chính là hoạt động nhận thức Hoạt động này chỉ
có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo với động
cơ nhận thức đúng đắn Giáo viên chính là người điều khiển, tổ chức hoạt độnghọc của học sinh Nhưng để đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất thì vai trò của ng-ười “cầm lái” lại vô cùng cần thiết và quan trọng Người giáo viên phải là ngườinắm rõ đặc điểm nhận thức, khả năng của đối tượng mình giáo dục Vì mỗi họcsinh là mỗi một nhận thức, tư duy và tình cảm khác nhau Vận dụng hệ thống bàitập trắc nghiệm trong quá trình rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản nghệ thuật khôngphải cứng nhắc, rập khuôn, mà phải phù hợp với từng thể loại văn bản nghệ thuật,từng nội dung bài, từng đối tượng nhận thức, tình cảm của mỗi học sinh Nhằmmục đích giúp cho học sinh học tập tích cực, hứng thú và phát triển được cảmnhận, tình yêu trước cái hay của mỗi một văn bản nghệ thuật
Trên cơ sở đó, tôi đề ra năm giải pháp giúp HS rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bảnnghệ thuật thông qua việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm như sau:
1.Giúp học sinh tìm hiểu từ ngữ
Có thế nói việc tìm hiểu bài bắt đầu từ việc hiểu từ, nhưng như thế không cónghĩa là để hiểu nghĩa văn bản Chúng ta phải hướng dẫn học sinh cách hiểu nghĩacủa từ được dùng trong một văn cảnh cụ thể của một bài văn, bài thơ Song vớinhững câu hỏi khó ở dạng tự luận nên chuyển thành câu hỏi trắc nghiệm để bất kểđối tượng học sinh nào cũng có thể hiểu và trả lời được
Ví dụ 1: Bài văn “Một người chính trực” của Quỳnh Cư – Đỗ Đức Hùng
( TV lớp 4 – T 1 – T 37) Câu hỏi 3 trong SGK là : Vì sao nhân dân ca ngợi những
người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
Được chuyển thành câu hỏi dạng trắc nghiệm là
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?Chọn câu trả lời đúng
a.Vì người chính trực bao giờ cũng thẳng thắn, tôn trọng sự thật, đặt lợi ích củađất nước lên trên lợi ích riêng
b.Vì người chính trực bao giờ cũng thẳng thắn, tôn trọng sự thật
c.Vì người chính trực tài giỏi trong việc chỉ huy quân sĩ trên trận mạc
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào những chi tiết, tình huống ứng
xử trong vở kịch để tìm câu trả lời đúng là A Từ đó học sinh sẽ hiểu “Một người
Trang 7chính trực” là một người như thế nào và hiểu được vì sao nhân dân ca ngợi
những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
Loại câu hỏi tìm hiểu nghĩa của từ cũng khá đa dạng Có trường hợp nêu từngữ để học sinh tìm hiểu ý nghĩa ( như đã nêu ở trên), có trường hợp lại yêu cầuhọc sinh tìm từ ngữ biểu đạt ý nghĩa đó
Ví dụ 2: Bài thơ “Con chim chiền chiện” của nhà thơ Huy Cận (TV4, tập 2, trang
a chim bay,chim sà/ bay vút/ bay cao/vút cao/cao vút/cao hoài/cao vợi/cánhđập trời xanh/chim biến mất rồi/chỉ còn tiếng hót làm xanh da trời/ lòng chim vuinhiều/hót không biết mỏi
b chim bay,chim sà/ bay vút/ bay cao/vút cao/cao vút/cao hoài/cao vợi/cánhđập trời xanh/chim biến mất rồi
c chim bay,chim sà/ bay vút/ bay cao/vút cao/cao vút/cao hoài/cao vợi/cánhđập trời xanh/chim biến mất rồi/đồng quê chan chứa/những lời chim ca
Như vậy, rèn cho HS kĩ năng hiểu từ ngữ chính là đã giúp các em có kháiniệm ban đầu về đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, biết lựa chọn cách hiểu đúng.Trên cơ sở đó, học sinh sẽ biết chú ý tìm hiểu và thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từtrong tác phẩm văn học
2.Giúp học sinh cảm nhận hình ảnh
Để hướng dẫn HS cảm nhận được hình ảnh gợi ra từ ngôn ngữ nghệ thuật,SGK cũng đưa ra những câu hỏi khác nhau Có câu hỏi yêu cầu học sinh chỉ ranhững hình ảnh các em cảm nhận được khi đọc đoạn văn, đoạn thơ Lại có nhữngcâu hỏi yêu cầu học tìm ra những chi tiết tạo nên hình ảnh Hay yêu cầu học sinhtái hiện hình ảnh, cảnh vật mà các em hình dung và cảm nhận được Như vậy họcsinh đã trở thành người “đồng sáng tạo” với tác giả Yêu cầu này khó đối với họcsinh đại trà, chỉ phù hợp với những HS khá, giỏi và có cảm nhận văn học tốt
Ví dụ: Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người Hãy miêu tả
những điều em hình dung được về mỗi bức tranh? ( Bài “Đường đi Sa Pa” Tiếng
Việt 4 tập 2 – trang 102)
Hay( ở bài “Đoàn thuyền đánh cá”của nhà thơ Huy Cận, Tiếng Việt 4 tập2,
trang 59) Câu hỏi 3: Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển?
Vì vậy nên gợi ý câu trả lời cho HS bằng câu hỏi dạng trắc nghiệm mà lạikhông hạn chế được khả năng của học sinh khá, giỏi
Ví dụ: Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật,
Tiếng Việt 4 – tập 2, trang 71)
Câu hỏi SGK là: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm vàlòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
Được chuyển thành câu hỏi trắc nghiệm là:
Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái củacác chiến sĩ lái xe?
Trang 8Chọn câu trả lời đúng
a Bom giật, bom rung, kính vỡ mất rồi/ Ung dung buồng lái ta ngồi
b Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng/ Không có kính ừ thì ướt áo
c Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời/ Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
d Tất cả những hình ảnh đã nêu trong câu trả lời a,b,c
Với những câu hỏi này, học sinh không những được phát huy khả năngkhái quát hóa, tổng hợp mà còn được luyện tập cách cảm nhận những hình ảnhmang tính nghệ thuật về cuộc sống Qua đó khả năng cảm thụ hình tượng văn họcdần hình thành và phát triển
3 Giúp học sinh khai thác hàm ý của lời nói
Các tác phẩm văn học vốn hàm súc và có nhiều tầng lớp ý nghĩa Việc hiểu văn bản nghệ thuật thực chất là công việc khai thác hàm ý ẩn sâu trong câuchữ, hình ảnh, hình tượng của tác phẩm Đối với học sinh khá giỏi, yêu cầu này làtương đối khó, còn đối với học sinh đại trà thì sao?
Như vậy một yêu cầu đặt ra đó chính là vai trò “cầm lái” của người giáoviên Tức là người dạy học phải biết biến những cái khó thành cái dễ, có tính gợi
mở cho HS
Ví dụ 1: Bài “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa” ( TV4, tập 2, trang 21)
Câu hỏi 1 trong SGK là: Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc”
nghĩa là gì ?
Được đổi thành câu hỏi trắc nghiệm là: Em hiểu “nghe theo tiếng gọi
thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì ? Chọn câu trả lời đúng.
a Đất nước đang bị giặc xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổquốc là phải chế tạo được những loại vũ khí có sức công phá lớn
b Đất nước đang bị giặc xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổquốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước
c Đất nước đang bị giặc xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổquốc là phải xây dựng nề kinh tế nước nhà
Ví dụ 2: Bài “Dòng sông mặc áo” ( Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118 ) Câu hỏi 3
SGK là: Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?
Được đổi thành câu hỏi trắc nghiệm là: Cách nói “dòng sông mặc áo” có gìhay? Chọn câu trả lời đúng
a Đây là hình ảnh nhân hóa sông mặc áo nhung tím gợi cảm giác lung linh,huyền ảo
b Đây là hình ảnh nhân hóa sông mặc áo lụa đào gợi cảm giác mềm mại thướt tha
c Đây là hình ảnh nhân hóa làm cho con sông trở nên gần gũi với con người vàlàm thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu nắng, màu
cỏ cây
Việc hướng dẫn học sinh khai thác hàm ý của lời nói phải hợp lí, đảm bảotính vừa sức giúp học sinh tiểu học rèn kĩ năng đọc-hiểu, khám phá ý nghĩa sâu sacủa tác phẩm văn học
4 Giúp học sinh biết nhận xét về nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật.
Trang 9Việc luyện cho học sinh biết nhận xét nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuậttrong bài văn, bài thơ, đoạn kịch,… là rất cần thiết bởi nó phát huy được tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc đọc - hiểu.
Ví dụ 1: Bài “Khuất phục tên cướp biển” ( TV4, tập 2, trang 65)
Câu hỏi 2 trong SGK là: Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người thếnào ?
Được đổi thành câu hỏi trắc nghiệm là: Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly chothấy ông là người thế nào? Chọn câu trả lời đúng
a Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũngcảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm
b Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm
c Ông là người rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác,bất chấp nguy hiểm
Với các ý lựa chọn đưa ra, giáo viên giúp học tự căn cứ nào nội dung bài văn
mà lựa chọn đáp án đúng là a)
Ví dụ 2: Bài “Con chuồn chuồn nước ” (TV4 ,Tập 2, trang 127) câu hỏi 1 trong
SGK là: Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?Được đổi thành câu hỏi trắc nghiệm là: Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằngnhững hình ảnh so sánh nào? Chọn câu trả lời đúng
a Bốn cánh mỏng như giấy bóng Hai con mắt long lanh như thủy tinh
b Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu
c Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân
d Tất cả các hình ảnh so sánh ở câu a,b,c
Với những yêu cầu trên, học sinh luôn được đặt trong tình huống có
vấn đề cần chọn lựa, khuyến khích các em bộc lộ cách hiểu, cách nghĩ, cách
đánh giá của mình về một vấn đề các em gặp
5 Giúp học sinh nhận biết tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của nhà văn gửi tới người đọc.Thông qua đó HS sẽ chia sẻ cảm xúc, tâm tình của mình với tác giả, có ý thứcmuốn tìm hiểu, khám phá những điều tác giả đã kí thác trong tác phẩm văn học
Ví dụ 1: Bài “Đường đi Sa Pa” ( TV4, Tập 2, trang 102 ) câu hỏi 4 trong SGK là:
Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ?
Được đổi thành câu hỏi trắc nghiệm là: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đốivới cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ? Chọn câu trả lời đúng:
a) Tác giả yêu tha thiết cảnh vật, con người ở Sa Pa
b) Tác giả thích thú với sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa
c) Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp của Sa Pa, ca ngợi Sa Pa quả làmón quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước
Với dạng câu hỏi này học sinh phải lựa chọn, khái quát hóa vấn đề để đưa
ra ý kiến đúng nhất là (c)
Như vậy, qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu bài nêu trên, học sinhđược tập dượt, rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản nghệ thuật một cách bài bản,đạt hiệu quả cao Đồng thời giáo viên lại giám sát và kiểm tra được nhận thức củatừng học sinh, phù hợp với từng đối tượng cụ thể Quan trọng hơn là mỗi học sinhđều được học tập, làm việc chủ động, tích cực và đúng khả năng của mình Từ đó
Trang 10góp phần hình thành ở các em hứng thú khám phá vẻ đẹp muôn màu của thế giớivăn học.
* Các biện pháp tổ chức thực hiện.
Với năm giải pháp đưa ra nhằm rèn kĩ năng đọc - hiểu cho HS, tôi đã tiếnhành thực hiện trên ba nhóm biện pháp Đó là:
1 Tổ chức dạy đọc - hiểu các bài tập đọc trong chương trình học
Để giúp HS học Tập đọc cũng như làm bài tập đọc - hiểu thông qua bài tậptrắc nghiệm đạt kết quả cao thì vai trò của người dẫn dắt là rất quan trọng Giáoviên phải nắm được nội dung, cấu trúc, mục tiêu, ý nghĩa và sơ sở xây dựng bàitập trắc nghiệm của mỗi tác phẩm văn học Điều quan trọng nữa là giáo viên cũngcần nắm chắc khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh của mình để xâydựng hệ thống bài tập trắc nghiệm phát huy được vai trò triệt
để của mỗi người học
Hiệu quả của một giờ tập đọc được đánh giá ở kết quả của sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa việc dạy đọc thành tiếng và dạy đọc - hiểu; khi hiểu nội
dung văn bản rồi, học sinh dễ dàng luyện tập đọc diễn cảm tốt Như vậy, trước khihướng dẫn học sinh hiểu nội dung của một văn bản nghệ thuật thì giáo viên phải
tổ chức, hướng dẫn cho học sinh đọc thành tiếng tốt (đọc đúng, đọc lưu loát tácphẩm) Sau đó mới tổ chức, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
* Quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghệ thuật qua bài tập trắc nghiệm gồm 4bước sau:
Bước 1: Giúp HS hiểu nghĩa của từng từ mới.
- Đối với những từ ngữ đã được giải thích trong SGK, giáo viên tổ chức cho
- Cho HS đọc thầm hoặc đọc thành tiếng câu hỏi, gợi ý trả lời
- Giáo viên nêu yêu cầu, gợi ý trả lời
Bước 3: Tổ chức cho học sinh trình bày câu trả lời
Các biện pháp thực hiện:
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm bàn
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau
- Trao đổi với HS, sửa lỗi cho HS hoặc tổ chức để học sinh giải đáp thắcmắc cho nhau, góp ý cho nhau, tự đánh giá kết quả
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả.
Phân môn Tập đọc lớp 4 gồm 62 bài tập đọc : trong đó có 46 bài văn
xuôi, 16 bài thơ ( có 2 bài thơ của Bác Hồ được dạy trong cùng 1 tiết )
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tôi đã xây dựng hệ thống bài tập trắcnghiệm rèn kĩ năng đọc - hiểu cho HS lớp 4 thực hiện khi học các bài
tập đọc như sau:
Trang 11Học kì 1: Các bài : Một người chính trực (tuần 4), Nỗi dằn vặt của
An-đrây-ca (tuần 6), Chị em tôi (tuần 6), Điều ước của vua Mi-đát (tuần 9), Văn haychữ tốt ( tuần 13), Cánh diều tuổi thơ(tuần 15), Kéo co ( tuần 16 )
Học kì 2: Các bài : Anh hùng Lao động Trần Đai Nghĩa ( tuần 21 ), Đoàn
thuyền đánh cá ( tuần 24 ), Khuất phục tên cướp biển ( tuần 25 ), Bài thơ về tiểuđội xe không kính ( tuần 25 ), Đường đi Sa Pa ( tuần 29 ), Dòng sông mặc áo( tuần 30 ),Con chuồn chuồn nước ( tuần 31), Con chim chiền chiện(tuần 33) Dưới đây là một số bài tập đọc - hiểu trong số những bài tập tôi đã xâydựng và vận dụng trong quá trình dạy học để rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản nghệthuật cho HS lớp 4:
Ví dụ 1: Chị em tôi
Em hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng với mỗi câu hỏi dưới đây:
1 Cô Chị xin phép ba đi đâu?
a Đi xem phim
b Đi chơi cùng bạn
c Đi học nhóm
2 Cô chị đã nói thật hay nói dối khi xin phép ba ?
a Nói thật b Nói dối
3 Mỗi lần nói dối, cô chị có thấy ân hận không?
a Có b Không
4 Câu chuyện cho chúng ta bài học gì?
a Không thể nói dối mãi
b Nói dối sẽ làm mất lòng tin đối với người khác
c.Cả hai ý a và b
Ví dụ 2: Đường đi Sa Pa
Em hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng với mỗi câu hỏi dưới đây:
1 Sa Pa là một huyện ở vùng nào của đất nước ta?
a Vùng núi b Vùng đồng bằng c Vùng biển
2 Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên”?
a Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp
b Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có
c Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp và ở Sa Pa sự đổi mùa trong một ngày rất lạ lùng, hiếm có
d Vì phố huyện rực rỡ sắc màu
3 Trong câu: “Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.” tác giả
sử dụng nghệ thuật ( biện pháp) nào?
a so sánh, b nhân hóa c so sánh và nhân hóa
4.Từ “áp phiên” trong bài có nghĩa là gì?
a hôm trước phiên chợ
b hôm sau phiên chợ
c một ngày trong phiên chợ
5 Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
a Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp của Sa Pa