1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO TẬP ĐOÀN SỮA TH TRUE MILK GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

73 5,3K 72

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

“Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào”.

Trang 1

B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

CHO TẬP ĐOÀN SỮA TH TRUE MILK

GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

I TẬP ĐOÀN TH (CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH) 5

1 Tầm nhìn – Sứ mạng 5

2 TH và những chặng đường 5

3 Mục tiêu 5

II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 6

1 Môi trường bên ngoài 6

1.1 Đặc điểm ngành sữa Việt Nam 6

1.2 Môi trường vĩ mô (P.E.S.T.E.L) 9

1.3 Môi trường vi mô 16

2 Môi trường bên trong 22

2.1 Điểm mạnh 22

2.2 Điểm yếu 24

III XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TỔNG QUÁT 27

1.1 Đánh giá chung về TH true Milk 27

1.1.1 Chuỗi giá trị 27

1.1.2 Mô hình SWOT 33

1.1.3 Ma trận SPACE 35

1.2 Dự báo ngành sữa 2014 – 2020 36

1.2.1 Tốc độ tăng trưởng của ngành sữa Việt Nam 36

1.2.2 Tiêu thụ sữa 38

1.3 Lựa chọn chiến lược 39

1.3.1 Chiến lược cấp công ty 39

1.3.2 Chiến lược SBU 46

Trang 3

MỞ ĐẦU

Thị trường sữa hiện nay được các giới chuyên gia nhận định là thị trường đầy tiềmnăng và có tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao ( ~18%), bên cạnh đó nhu cầu tiêudùng sữa của người dân Việt Nam đang tăng dần nhưng vẫn khá nhỏ so với các nướctrong khu vực Chính những điều này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho cácdoanh nghiệp tham gia, kể cả doanh nghiệp nội hay doanh nghiệp ngoại

Càng nhiều cơ hội phát triển thì áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, thu nhập bìnhquân đầu người tăng đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ tăng và yêu cầu cho sản phẩm khắtkhe hơn Để tồn tại và cạnh tranh trong một thị trường đầy tiềm năng như vậy đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải có những mục tiêu chiến lược cụ thể, kế hoạch hành động hợp lý.Với những vấn đề trên, TH true Milk đã từng bước xây dựng chiến lược phát triểnbền vững cho giai đoạn 2014 – 2020 dựa trên những lợi thế cạnh tranh và lợi thế cạnhtranh khác biệt…

Trang 4

I.TẬP ĐOÀN TH (CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH)

1 Tầm nhìn – sứ mạng

1.1 Tầm nhìn

“Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào”.

Thông qua những gì tuyên bố trong tầm nhìn của mình, có thể thấy được tập đoàn TH đặtmục tiêu trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu (chiếm vị trí trí số một) ở thị trườngViệt Nam về các sản phẩm sạch có nguồn gốc thiên nhiên Điều này cho thấy ngành nghềhoạt động của doanh nghiệp sẽ là ngành sản xuất thực phẩm sạch, mà hiện tại là sữa tươi

và các sản phẩm từ sữa (thương hiệu TH True Milk), với một dự định trong trung và dàihạn là sẽ chiếm lĩnh thị trường thực phẩm sạch tại Việt Nam và xây dựng thành côngthương hiệu thực phẩm được biết đến không chỉ trong nước mà trên toàn cầu Đồng thời

TH cũng đưa ra các yếu tố chủ chốt mà công ty sử dụng để tạo ra giá trị của công ty đó là

sự đầu tư tập trung, dài hạn cho sản xuất (về cơ sở hạ tầng, công nghệ) và ứng dụng cáccông nghệ hiện đại vào trong sản xuất

1.2 Sứ mạng

“Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc

từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng”.

Thông qua những gì được tuyên bố trong sứ mạng của mình, tập đoàn TH đã xác địnhnhóm khách hàng mà TH nhắm đến là người tiêu dùng Việt Nam, những người có nhucầu về thực phẩm không chỉ sạch, tươi ngon mà còn bổ dưỡng, bằng các tận dụng hếtnhững nguồn lực mà doanh nghiệp có thể để phục vụ

Nhận xét: Như vậy, qua những gì được nêu ra trong tầm nhìn và sứ mạng của mình, TH

Trang 5

True Milk đã xác định được các vấn đề sau:

- Mục tiêu

• Đứng đầu thị trường Việt Nam về thực phẩm sạch

• Xây dựng thương hiệu thực phẩm được biết đến không chỉ trong nước mà trên thế giới

- Các yếu tố chủ chốt

• Công nghệ sản xuất hiện đại

• Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng và công nghệ

• Khách hàng: Người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu về thực phẩm sạch, tươi ngon

 27/02/2010: Chào đón cô bò “Mộc” đầu tiên về Việt Nam

 25/07/2010: Lần cho sữa đầu tiên khi bé bê “May” ra đời

 14/05/2010: Lễ khởi công xây dựng Nhà máy sữa TH

 26/12/2010: Lễ ra mắt sữa tươi sạch TH True MILK

 15/05/2011: Ngày truyền thống của tập đoàn TH Lễ phát động phong trào học tập,làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Vì Tầm Vóc Việt

Trang 6

 26/05/2011: Khai trương của hàng TH true mart chính tại Hà Nội.

 30/08/2011: Khai trương của hàng TH True mart chính tại Tp Hồ Chí Minh

 04/09/2011: Triển khai dự án Vì Tầm Vóc Việt “Chung sức chung lòng - Nuôidưỡng tài năng”

3 Mục tiêu

3.1 Mục tiêu chung

Trong vòng 10 năm từ khi xâm nhập thị trường, TH đạt mục tiêu trờ thành 1 trong nhữngdoanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam và dẫn đầu thị trường về sản phầm sạch Từngbước xây dựng thương hiệu TH trên thị trường Việt Nam và khu vực

3.2 Mục tiêu chiến lược

TH trở thành tập đoàn dẫn đầu thị trường sữa tươi vào năm 2020

3.3 Mục tiêu về thị phần và tăng trưởng

15.000

19.000

23.000

29.133

35.266

41.400

6

5.251 6.651 8.051 10.19

7

12.343

14.490

6

4.985 6.315 7.645 9.683 11.72

1

13.761

3.3.2 Thị phần

TH true MILK phấn đấu trở thành doanh nghiệp sữa với hơn 50% thị phần sữa tươi tạiViệt Nam vào năm 2012, vươn lên vị trí số 2 sau Vinamilk

Trang 7

Đa dạng hóa sản phẩm: không chỉ cung cấp sữa tươi mà còn các sản phẩm khác như sữatươi bổ sung các dưỡng chất, sữa chua, kem, bơ, phô mai, các sản phẩm sạch như rau củtươi sạch, thịt bò từ năm 2013.

3.3.4 Cơ sở hạ tầng và hệ thống phân phối

Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhập khẩu dây chuyền máy móc hiện đại, mở rộng quy mô trangtrại TH true milk Xây mới hệ thống nhà máy sản xuất ở Nghệ An với công suất 600 tấnsữa/ngày, hệ thống nhà máy này sẽ được xây dựng hoàn thiện vào năm 2017 với côngsuất 500 ngàn tấn/năm, hiện đại nhất Đông Nam Á

Từ cuối năm 2012, tập đoàn TH tiếp tục mở rộng mạng lưới cửa hàng, đồng thời đầu tưhiện đại hóa hệ thống cửa hàng phân phối TH true mart khắp các tỉnh thành cả nước.Đạt mốc 250 điểm phân phối TH True Mart trên phạm vi toàn quốc đến năm 2017 Đạtmốc 340 điểm phân phối TH True Mart trên phạm vi toàn quốc đến 2020

Trang 8

II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

1 Môi trường bên ngoài

1.1 Đặc điểm ngành sữa Việt Nam

1.1.1 Thị phần

Theo thống kê của Euromonitor, hiện có hơn 10 doanh nghiệp tham gia cuộc chơi dànhthị phần sữa nước gồm: Vinamilk, FrieslandCampina, Hanoi Milk, Đường Quảng Ngãi,Sữa Ba Vì, Sữa Mộc Châu,… trong ngành sữa chủ yếu thuộc về Vinamilk vàFrieslandCampina Việt Nam (nhãn hiệu chính là Dutch Lady) với hơn 2/3 thị phần HiệnVinamilk dẫn đầu thị phần sản xuất sữa trên thị trường Việt Nam với 40%, kế đến làDutch Lady chiếm 25%, Mộc Châu 10%, Công ty CP Sữa Quốc tế IDP 5%, Hanoimilk5% và các công ty khác 15% [1]

Có thể dễ dàng nhận thấy thị trường sữa ở Việt Nam bị thống trị bởi những cái tên quenthuộc như Vinamilk, Dutch Lady, Nestle, Abbot,… Đây là những doanh nghiệp đã gắn

bó khá lâu với thị trường và đã đi vào tiềm thức người tiêu dùng.Đây chính là một trongnhững áp lực lên những doanh nghiệp khác muốn giành lấy thị phần khi mà trong ngành

Trang 9

sữa, yếu tố thương hiệu cũng là một vấn đề đáng lưu tâm.

1.1.2 Tỉ lệ phát triển thị trường

Tên ngành

Mã ngàn h

Chỉ số tiêu thụ ngành

CN chế biến, chế tạo tháng 8/2013 so với tháng 7/2013

(%)

Chỉ số tiêu thụ ngành

CN chế biến, chế tạo tháng 8

so cùng kỳ 2012

(%)

Chỉ số tiêu thụ ngành

CN chế biến, chế tạo 8 tháng 2013

so cùng kỳ 2012

(%)

Chỉ số tồn kho ngành CN chế biến, chế tạo 01/8/2013 so với cùng kỳ 2012 (%)

Trang 11

15 lít/người/năm.Tuy nhiên, mức tiêu thụ này vẫn còn thấp so với các nước trong khuvực như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc mức tiêu thụ sữa như trên của người dânViệt Nam vẫn thấp hơn rất nhiều chỉ bằng khoảng 10% [4] Nhu cầu tiêu thụ sữa tại ViệtNam có xu hướng tiếp tục gia tăng nên tiềm năng tăng trưởng thị trường sữa và các thứcuống dinh dưỡng từ sữa vẫn còn cao Tuy nhiên cũng cần lưu ý là đặc điểm của ngànhsữa có tỉ lệ tăng trưởng ổn định và lợi nhuận cao nhưng cũng đòi hỏi phải có thị phầntương đối do đó áp lực cạnh tranh là không hề nhỏ

1.1.3 Rào cản ra ngành

Đối với ngành sữa, thì chi phí vốn đòi hỏi ban đầu lớn Một con bò chửa có giá 20-30triệu đồng, giá thuê đất khá cao trong khi cần tối thiểu 1,000m2/bò cho sữa [5] Bò sữakhông phải là con vật có khả năng “chịu khổ” nên cần được chăm sóc rất chu đáo Chế độ

ăn uống của bò sữa đòi hỏi rất cao và các loại thức ăn cần phải đúng tỷ lệ, nếu không sẽphản tác dụng Thức ăn cho bò sữa gồm ba loại chính: thức ăn tinh, thức ăn thô và chấtkhoáng Tăng ăn thức tinh có thể làm tăng năng suất sữa nhưng giảm thức ăn thô có thểlàm giảm chất lượng sữa

Đây là hiện tượng thường gặp ở nước ta do chất ăn thô xanh còn thiếu nên các chủchăn nuôi thường dùng thức ăn tinh để thay thế Trong khi đó, giá thức ăn tinh lại đắt hơnnhiều lần so với thức ăn thô Chăn nuôi bò sữa yêu cầu hệ thống tưới mát tốt, chuồng trạihợp lý và hệ thống vắt sữa tự động.Từ đó, ta thấy rõ rằng, để có quy mô bò từ hàng chụccon bò trở lên thì vốn đầu tư phải khá lớn.Không chỉ thế, cũng cần đầu tư vào hệ thốngnhà máy, máy móc để xử lý và bảo quản sữa tươi.Có thể nhận thấy, các loại máy móctrên đều rất khó chuyển đổi

Tất cả các yếu tố trên đã tạo ra 1 rào cản khá lớn về vốn Bên cạnh đó chi phí chuyểnđổi sản phẩm đối với người tiêu dùng hầu như không có hoặc nếu có cũng rất thấp do đóngười tiêu dùng hoàn toàn có thể chuyển đổi sản phẩm sao cho ưng ý Điều này cũng làmtăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Trang 12

Nguồn: Cục chăn nuôi Việt Nam

1.2 Môi trường vĩ mô (P.E.S.T.E.L)

1.2.1 Chính trị, luật pháp

Hiện nay đối với ngành sữa Việt Nam thì môi trường chính trị khá ổn định và không

có bất kỳ hạn chế nào cho sự phát triển, mở rộng ngành này Bên cạnh đó còn có c ácchính sách hỗ trợ của Nhà nước: các chính sách hỗ trợ trong việc khuyến khích chăn nuôi

và chế biến bò sữa cho người nông dân tạo điều kiện cung cấp nguyên liệu đầu vào chocác công ty trong ngành rất lớn; các chính sách hoạt động của chính phủ trong việc chăm

lo sức khỏe, chống suy dinh dưỡng, khuyến khích người dân dùng sữa để cải thiện sứckhỏe, vóc dáng, trí tuệ cho tất cả mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ vàngười già; các chiếndịch uống, phát sữa miễn phí của các công ty trong ngành cùng góp phần tạo nên một thịtrường tiềm năng cho ngành sữa Việt Nam

Việc Việt Nam gia nhập WTO còn là cơ hội giúp cho các doanh nghiệp sữa ViệtNam có cơ hội tiếp cận được nguồn cung nguyên liệu sữa từ nước ngoài với giá rẻ hơnkhi mà các hàng rào thuế quan đươc giảm bớt Tuy nhiên bên cạnh lợi ích chi phí nguyênliệu thì các doanh nghiệp sữa trong nước cũng phải đề phòng mối nguy cơ về cạnh tranhthị phần trước sự xâm nhập vào thị trường của các hãng sữa ngoại nhưng xu hướng này

có thể thay đổi trong một năm tới khi mà Luật giá mới được ban hành và đưa ra một số

Trang 13

điều chỉnh đối với việc niêm yết giá bán sữa hiện nay.

1.2.2 Kinh tế (Economics)

Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có nhiều biến chuyển tuy có phải gánh chịumột số bất ổn hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Nếu như năm 2010, tăngtrưởng GDP chỉ đạt 6.78%, tốc độ tăng CPI đạt 11.75% đến năm 2011 thì tốc độ tăngtrưởng GDP chỉ còn 5.78% trong khi đó tốc độ tăng CPI lại lên tới 18.13%

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số CPI qua các năm (2005-2012)

(Nguồn số liệu: TCTK)

20050 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (dự báo) 5

10

15

20

25

Thu nhập bình quân đầu người tăng dự báo tăng cho nhu cầu tiêu dùng sữa, tuy nhiên rủi

ro về tỷ giá hiện đang là rào cản khá lớn đối với doanh nghiệp sữa do nguồn cung chủyếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Biểu đồ thể hiện biến động tỷ giá danh nghĩa song phương và tỷ giá thực song phương (giai đoạn 2006-2011) (Năm 2006=100%)

Trang 14

Tỷ giá hối đoái trong những năm gần đây có xu hướng tăng, điều này tạo nên một áp lựckhá lớn lên chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sữa ở Việt Nam vì nguồn cung chủ yếucủa các doanh nghiệp này đến từ nước ngoài mà nhóm đã phân tích bên trên.

1.2.3 Xã hội (Social)

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay thì người tiêu dùng ngàycàng trở nên khắt khe hơn đối với các sản phẩm về giá cả, chất lượng cũng như thông tinnhà sản xuất, đặc biệt là cho các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm

Tuy nhiên, ngành sữa cũng có những thuận lợi nhất định:

• Sữa là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đối với người dân, thói quen tiêu dùng sảnphẩm sữa giờ đã được hình thành

• Thị trường tiêu thụ ở Việt Nam vẫn còn rất màu mỡ với cơ cấu dân số trẻ, tốc độtăng dân số còn nhanh trong vòng vài năm tới, cơ cấu dân số hiện tại còn trẻ vàmức tiêu thụ sữa vẫn còn thấp so với thế giới

• Thị hiếu tiêu dùng chuyển sang ưa chuộng các sản phẩm thức ăn dinh dưỡng

Trang 16

1.2.4 Công nghệ (Technology)

Đối với ngành sữa Việt Nam thì công nghệ sản xuất hầu hết được nhập từ nướcngoài, tuy nhiên mỗi doanh nghiệp loại có những phương thức, bí quyết khác nhau do đóchất lượng sữa cũng khác nhau

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng các khách hàng hiện nay ngày càng có nhiều thông tinhơn do đó họ quan tâm nhiều hơn về yếu tố chất lượng cũng như an toàn thực phẩm.Thêm vào đó yếu tố cải thiện công nghệ sản xuất cũng giúp cho doanh nghiệp giảm bớtđược chi phí hoạt động dẫn đến giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn tăng sức cạnh tranh trênthị trường Điều này gây một áp lực lên các doanh nghiệp sản xuất khi họ phaỉ luôn có sựnghiên cứu tìm tòi các công nghệ mới hiện đại hơn

1.2.5 Môi trường ( Environment)

Xét yếu tố môi trường thì Việt Nam mặc dù có khí hậu có thể nuôi được bò sữagiống nhiệt đới tuy nhiên chất lượng và sản lượng không cao bằng các giống ôn đới.Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình tiến hành nhập nội cũng nhưcải tạo lai giống một số giống bò ngoại để cải thiện năng suất cũng như chất lượng sữa

Tuy nhiên để làm được điều đó các doanh nghiệp và hộ gia đình phải bỏ ra khánhiều thời gian cung như chi phí cho việc quản lý chăm sóc cũng như cải tạo các giống

bò này cho phù hợp với khí hậu, môi trường ở Việt Nam

Ngoài ra, hiện nay chính quyền và người dân cũng rất chú ý đến vấn đề bảo vệmôi trường, nếu như các doanh nghiệp sữa có các hệ thống xử lý chất thải trong quá trìnhsản xuất thì các hộ gia đình nhỏ lẻ lại chưa quan tâm cũng như đầu tư đúng mức cho việc

xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi bò Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trườngxung quanh mà còn làm tăng nguy cơ xuất hiện các loại bệnh có khả năng lây truyền

Trang 17

Điểm có

trọng số

Xếp hạng

Điểm có trọng số

3 Nguồn cung nội địa sẽ được

tăng về sản lượng ( năm 2015 đạt

7.Thu nhập người dân ngày càng

được cải thiện (4.7%-6%/năm)

8 Trình độ nhân lực ngành sữa

ngày càng được cải thiện do sự

xuất hiện nhiều các hàng sữa

Trang 18

10.Nguồn cung hiện tại còn phụ

thuộc vào nước ngoài (70%)

11.Nhu cầu tiêu thụ sữa trên thế

giới có xu hướng bão hòa (TĐTT

còn 3-4%/năm)

14.Lãi vay cho hoạt động sản

xuất còn cao ( 15-17%/năm)

15.Sự xuất hiện của các sản phẩm

thay thế ngày càng nhiều ( thực

phẩm dinh dưỡng, thuốc bổ,v.v )

16.Sự gia nhập của các tập đoàn

sữa nước ngoài làm gia tăng cạnh

tranh trên thị trường sau khi Việt

Nam gia nhập WTO

17 Người tiêu dung dễ bị tác

động bởi thông tin truyền thông

Trang 19

1.3 Môi trường vi mô

1.3.1 Đối thủ cạnh tranh

Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) dự kiến ngày 10.9 2013 sẽ tung ra thịtrường hàng triệu lít sữa nước (trong đó có sữa tươi tiệt trùng 100% nguyên liệu từ sữabò) sau khi đưa siêu dự án nhà máy có công suất giai đoạn 1 khoảng 1,2 triệu lítsữa/ngày, bằng sản lượng của chính nhà máy hiện tại cộng lại vào hoạt động Với dự ánnày Vinamilk kỳ vọng đạt kế hoạch doanh số hơn 34.000 tỉ đồng trong 2013, đồng thờinắm thị phần tuyệt đối ngành hàng này Mặt hàng sữa nước trong năm 2012 mang về choVinamilk khoảng 40% doanh số trong tổng 27.300 tỉ đồng doanh thu, và với dự án mớisắp khánh thành, Vinamilk đặt mục tiêu doanh số chắc chắn sẽ tăng thêm gấp nhiều lần.[6]

- Dutch Lady

Đại diện Dutch Lady tiết lộ từ nay đến cuối năm 2013 sẽ cung cấp trở lại mặt hàngsữa bò tươi 100% nguyên chất, vốn đã bị ngưng sản xuất từ năm 2011 do sản lượngnguyên liệu không đủ cung cấp Cho đến thời điểm này, với hệ thống các trang trại liênkết với nông dân ở khắp các tỉnh/thành trong cả nước, Dutch Ladykhẳng định đã chủđộng được nguồn nguyên liệu sữa bò tươi thu mua của nông dân Và đây là thời điểm

Trang 20

thích hợp để đưa sản phẩm sữa bò tươi tiệt trùng thơm ngon ra thị trường phục vụ ngườitiêu dùng.

Mới đây nhà sản xuất sữa Devondale của Úc đã có mặt tại Việt Nam với các sảnphẩm sữa tươi nguyên chất 100% và họ hy vọng sẽ nhanh chóng chiếm được thị phầnkhoảng 30% của phân khúc sữa tươi cao cấp Devondale là nhà sản xuất sữa lớn của Úc,chiếm khoảng 1/3 sản lượng sữa của nước này, với doanh thu năm 2012 là 2,4 tỉ đôla Mỹđịnh vị trong phân khúc sữa tươi cao cấp Công ty này hiện có đàn bò lên đến 580.000con trên các nông trại và hàng năm công ty sản xuất khoảng 3 tỉ lít sữa nguyên liệu vàxuất khẩu đi rất nhiều nơi trên thế giới [6]

- Những đối thủ khác như Sữa Ba Vì, Sữa Mộc Châu, Hanoi Milk, LongThành cũng đang có sản phẩm sữa bò tươi 100% nguyên chất bán trên thị trường…

Một nghiên cứu của Nielsen Vietnam về thị phần sữa nước tại sáu thành phố lớncho thấy, tính đến tháng 7.2013, nhãn hàng sữa tươi tiệt trùng TH true Milk của TH Milkđang đứng thứ ba sau Vinamilk, Dutch Lady khi nắm giữ khoảng 7,7% thị phần

Bên cạnh những đối thủ hiện tại thì thách thức từ đối thủ tiềm tang không nhỏ.Ngành sữa Việt Nam là ngành đang có tốc độ tăng trưởng khá chóng mặt, tuy nhiên cơhội phát triển trong ngành này vẫn còn rộng mở Do vậy thị trường này đang khá thu hútnhững nhà đầu tư nước ngoài như Abbot, Nestle… Ngoài ra với xu hướng hướng ngoạicủa dân Việt kèm với những yếu thế về vốn hay công nghệ đặt các doanh nghiệp Việtnam trước một thách thức không hề nhỏ và khả năng gia nhập ngành của các ông lớn làkhá cao Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì Vinamilk vẫn đang giữ thị phần tuyệt đối

và hơn 30 kinh nghiệm trong ngành sữa khiến các đối thủ mới khá dè dặt khi tham gia thịtrường

Trang 21

1.3.2 Năng lực đàm phán của nhà cung ứng (Bargaining power of Suppliers)

Mức tiêu thụ sữa tươi của người Việt đã tăng từ 5 lít/người/năm lên 15 lít và sẽ còn tiếp

tục tăng trong những năm tới do ý thức về dinh dưỡng của người dân ngày càng được chútrọng Nguồn sữa tươi nguyên liệu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị và vẫn

có tồn tại những mặt yếu kém về chất lượng cũng như các yêu cầu về về sinh an toànthực phẩm theo Cục Chăn nuôi, thị trường sữa nước Việt Nam chỉ có khoảng 30% là sữatươi, còn lại 70% là sữa hoàn nguyên [7] Một số doanh nghiệp như Vinamilk, sữa MộcChâu, Ba Vì, TH True Milk… có tung ra thị trường sữa tươi 100% Điều này dẫn tới cácsản phẩm sữa tươi chỉ chiếm khoảng 30% thị phần sữa nước toàn quốc, vốn là một con sốkhiêm tốn trong khi nhu cầu của người dân với sản phẩm không ngừng gia tăng, phần cònlại là sữa hoàn nguyên – sữa bột nhập về pha với nước để hoàn nguyên trở lại sữa nước

Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm tháng 7, 7 tháng 2013

ĐVT: USD

KNNK T6/2013

KNNK T7/2013

KNNK 7T/2013

KNNK 7T/2012

% +/- KN T7 so T6

Malaysia 4.100.764 4.269.525 31.361.120 27.105.290 4,12 15,70

Đan Mạch 2.229.697 4.484.377 28.136.982 23.501.596 101,12 19,72

Pháp 2.295.898 2.280.260 24.374.522 36.987.114 -0,68 -34,10

Trang 22

Đức 4.817.007 4.238.314 23.257.050 41.408.764 -12,01 -43,84Oxtrâylia 1.930.181 1.262.180 12.124.917 10.086.530 -34,61 20,21Philippin 1.451.125 2.715.690 7.734.329 2.831.920 87,14 173,11Hàn Quốc 312.876 702.326 6.461.716 27.502.191 124,47 -76,50

Tây ban Nha 687.967 1.485.989 4.220.830 4.406.374 116,00 -4,21

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ của TCHQ)

Qua bảng thống kế trên có thể thấy được NewZealand, Hoa Kỳ, Hà Lan là các nướccung ứng nguồn nguyên liệu hàng đầu cho ngành sữa Việt Nam Đối với nguồn nguyênliệu trong nước, chủ yếu được cung cấp từ chăn nuôi bò sữa nuôi theo quy mô hộ gia đìnhmang tính nhỏ lẻ và thiếu chuyên nghiệp

Tuy nhiên xu hướng hiện nay quy mô chăn nuôi bò sữa đang chuyển dần sang môhình trang trại khi mà các doanh nghiệp sữa bắt đầu hội nhập dọc về phía sau Tiêu biểu

đó là sự xuất hiện của TH True Milk với nguồn cung cấp sữa chủ yếu đến từ dự án đầu tưtrị giá 1.2 tỷ USD vào hệ thống chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Nghệ An theo quy trình khépkín, nuôi theo mô hình trang trại với số lượng đàn bò vào khoảng 30.000 con, với côngnghệ chăn nuôi hiện đại, nguồn thức ăn được xử lý

Bên cạnh đó 2 đối thủ chính còn lại là Vinamilk và Dutch Lady cũng có hệ thốngtrang trại riêng của mình Tính đến ngày 30/06/2010, công ty TNHH một thành viên Bòsữa Việt Nam trực thuộc Vinamilk đang quản lý 5 trang trại chăn nuôi bò sữa với quy môlớn, hiện đại ở Tuyên Quang, Bình Định, Nghệ An, Lâm Đồng và Thanh Hóa Tổng đàn

bò của 5 trang trại hiện nay là 4.064 con [8]

Như đã phân tích ở trên, nguồn cung sữa chủ yếu cho ngành sữa ở Việt Nam còn phụthuộc chủ yếu vào nguồn cung từ nước ngoài như NewZealand, Hoa kỳ, Hà Lan… và TH

Trang 23

true Milk không phải là một khách hàng chính nên khả năng thương lượng hầu như thấp.Tuy nhiên TH True Milk với đặc điểm là sản xuất hoàn toàn dựa vào nguồn nguyên liệusữa được cung cấp từ chính trang trại của họ (hội nhập dọc) nên sự phụ thuộc vào các nhàcung ứng nguồn nguyên liệu sữa khác là hầu như không có

Tuy vậy có điểm mà TH True Milk cần lưu ý đó là với việc lựa chọn phân khúc thịtrường là sữa tươi sạch, thì các yếu tố đầu vào như bò sữa và thức ăn cho bò cùng vớicông nghệ tiên tiến để đảm bảo chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất, nó quyết địnhtoàn bộ giá trị của sản phẩm Dù hiện tại ở Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về tiêuchuẩn sữa sạch, nhưng đối với phân khúc này thì yêu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm

là rất cao Bước đầu khi tiến hành dự án, TH True Milk hoàn toàn phụ thuộc vào các nhàcung cấp nước ngoài, nguyên nhân là với 1 nước không có truyền thống nuôi bò sữatruyền thống như Việt Nam thì các nhà cung cấp đầu vào cho ngành sữa đóng 1 vai trò rấtquan trọng, cả về công nghệ lẫn giống bò, cỏ Tại Việt Nam, phần lớn người nuôi bò sữaphải nhập khẩu cỏ từ Mỹ Vì hàm lượng chất dinh dưỡng trong cỏ này lớn hơn rất nhiều

so với cỏ hiện có tại Việt Nam, giúp nâng cao sản lượng sữa đáng kể, TH True Milk cũng

có bước đi tương tự với nguồn thức ăn cho bò tại nông trại của doanh nghiệp hiện tại vẫncòn là nhập khẩu từ Israel và Mỹ Giá nhập cỏ 260 USD/tấn, với chi phí như vậy, sẽ đẩygiá thành sữa lên cao, về lâu dài không phải là một biện pháp tốt, đặc biệt là đối với phânkhúc ngành sữa mà TH True Milk đang lựa chọn

Do đó doanh nghiệp cần phải có những chiến lược hợp lý hoặc biện pháp thay thếbằng nguồn nguyên liệu trong nước Cụ thể TH True Milk đã tự sản xuất thức ăn cho bòbằng công nghệ cao Hiện tại TH True Milk đã có hệ thống trồng ngô, cao lương và cỏvới giống cỏ chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ Theo ông Lê Khắc Cương – Phó giám đốcphụ trách nông nghiệp của trang trại cho biết vào cuối năm 2012 nguồn thức ăn chủ động

có thể lên đến 95% [9]

1.3.3 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế (Threat of subtitute products)

Trang 24

Mặc dù xác định rõ phân khúc thị trường của mình là phân khúc sữa tươi tiệt trùng vốnnhưng do đặc thù là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu nên áp lực của sản phẩmthay thế là khá lớn khi trên thị trường hiện nay cũng rất đa dạng về các loại thực phẩmdinh dưỡng Vì thế TH True Milk cũng cần phải cẩn thận trước những sản phẩm có thểthay thế cho dòng sản phẩm của mình như:

*Sữa chua uống

về các loại sản phẩm đa phần chưa được rõ ràng, trừ các sản phẩm của các doanh nghiệp

có tên tuổi, khiến cho người mua tốn các chi phí để tìm kiếm thông tin nhưng các chi phínày là khá thấp Điều này khiến cho áp lực cạnh tranh đến từ các sản phẩm thay thế khác

là khá lớn

Gần đây do thị trường sữa trên thế giới biến động giá liên tục và ngành sữa sữa Việt Namlại phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung nước ngoài nên thị trường trong nước cũng bịảnh hưởng, giá sản phẩm của ngành sữa có xu hướng tăng nên khiến người tiêu dùng có

xu hướng tìm kiếm các sản phẩm dinh dưỡng thay thế khác cũng như chuyển sang tiêudùng các sản phẩm trong nước Có thể thấy yếu tố giá cả ảnh hưởng khá lớn đến quyếtđịnh của người tiêu dùng

1.3.4 Sức mạnh thương lượng của người mua

Trang 25

a) Khách hàng lẻ

Các khách hàng tiêu dùng trực tiếp, có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty vềchất lượng của sản phẩm.Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế chonhau cụ thể: TH True Milk hiện có các sản phẩm sữa nguyên chất, sữa ít đường, sữa cóđường, sữa hương dâu sữa sôcôla với 2 loại là 180ml và 110ml còn Vinamilk: 12 loạikhác nhau, Dutch Lady: đa dạng về dòng sản phẩm sữa tươi có đường

Xét về chất lượng sản phẩm hiện nay thì trên thị trường Vinamilk và Dutch Lady

là những thương hiệu được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, tuy nhiên thương hiệusữa TH True Milk cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh nặng ký với dòng sảnphẩm sữa tươi từ đàn bò sữa nuôi tại Nghệ An mà không sữa dụng sữa bột nhập khẩu

Về giá thì giá sữa của TH True Milk hiện cao hơn khoảng 6% so với sản phẩmcùng loại của Vinamilk cụ thể:

b) Nhà phân phối

Các khách hàng trực tiếp như: các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinhdưỡng, và đặc biệt là kênh phân phối hiện đại ngày càng trở nên phổ biến hiện nay là cácsiêu thị hiện đại như Co.op Mart, Big C, Maxi Mart, Lotte, … có khả năng tác động đếnquyết định mua hàng của người tiêu dùng

Như vậy, các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữanước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông

Trang 26

qua chiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ và các điểm phân phối như trung tâm dinhdưỡng, bệnh viện, nhà thuốc, có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì

họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ/cuốicùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm

Bên cạnh kênh phân phối bên ngoài, tập đoàn TH đã đầu tư và phát triển một kênhbán hàng đạt chuẩn quốc tế để giới thiệu riêng các sản phẩm của Tập đoàn TH, đó làchuỗi cửa hàng thực phẩm tươi sạch TH True Mart Hiện TH Milk đã mở được 20 cửahàng TH True Mart, hoạt động tại Hà Nội và Nghệ An Ngoài việc đến mua hàng ngay tại

TH True Mart, người tiêu dùng còn có thể đặt hàng trực tuyến trên trangweb www.thmilk.vn và nhận hàng ngay tại nhà mình

2 Môi trường bên trong

2.1 Điểm mạnh

2.1.1 Tài sản vật chất

Tập đoàn TH đầu tư mạnh vào một hệ thống quản lý cao cấp và quy trình sản xuất khépkín, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biếnthức ăn cho bò, quản lý thú y, chế biến và đóng gói, cho đến khâu phân phối sản phẩmđến tay người tiêu dùng

Bằng chứng là một trang trại quy mô nhất Đông Nam Á đã được hình thành tại huyệnNghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với tổng vốn đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD Ngoài ra còn có mộtnhà máy đường và nhà máy chế biến sữa, một hệ thống vắt sữa tự động: trung tâm vắtsữa được vận hành tự động và được quản lý vi tính hóa của Afimilk (Israel) Hệ thốngnày cho phép kiểm tra chất lượng sữa tự động, phân loại sữa không đảm bảo chất lượng

và ngay lập tức nguồn sữa này được loại thải Đồng thời TH cũng đầu tư máy đo sữaAfiLite – một máy đo sản lượng, thành phần của sữa, chính xác và hiệu quả được Ủy banQuốc tế về lưu trữ dữ liệu động vật ICAR thông qua, đó là phần mềm Ideal – hệ thốngnhận dạng dựa trên việc lắp thẻ nhận dạng cho mỗi con bò Hệ thống này có độ chính xáccao, đảm bảo số liệu thu thập được là đáng tin cậy

Trang 27

Với tiêu chí “ Sạch” và thuận tiện, TH đã đầu tư riêng hẳn một hế thống chuỗi cửa hàng bán lẻvới hơn 100 điểm phân phối.

2.1.2 Tài sản con người

• Quản lý: Tổng giám đốc của công ty TH True Milk ông Trần Bảo Minh trước đâyvốn là phó tổng giám đốc Vinamilk nên rất có kinh nghiệm hoạt động trong ngành sữacũng như sự hiểu biết rất rõ về đối thủ chính của TH True milk là Vinamilk

• Nhân viên sản xuất: Công ty đang sử dụng khoảng 900 lao động địa phương chotất cả các bộ phận với thu nhập thấp nhất là 3,2 triệu đồng/lao động Các nhân viên đượchướng dẫn bởi các chuyên gia và nông dân về kỷ thuật chăn nuôi bò sữa của Israel

2.1.3 Tài sản tổ chức

TH áp dụng hệ thống phần mềm quản lý đàn AfiFarm của Afikim (Israel) Bò được đeothẻ chip (Afitag) ở chân để giám sát chặt chẽ về sức khỏe, sự thoải mái và sản lượng sữa

Trang 28

2.1.5 Kĩ năng và sự tinh thông

Dù mới gia nhập ngành không lâu, không có nhiều lợi thế về học hỏi, kinh nghiệm nhưng

TH True milk cũng cố găng khắc phụ những nhược điểm này bằng cách thuê chuyên giahưởng dẫn, tuyển quản lý, những nhân viên nhiều kinh nghiệm trong ngành sữa,… Điểnhình như bên cạnh đặt mua quy trình của Israel, để đảm bảo sự tuân thủ đúng quy trình,

TH True Milk đã thuê cả nông dân và chuyên gia của Israel vận hành máy móc và hướngdẫn, đào tạo người Việt Nam

2.2 Điểm yếu

2.2.1 Sự non trẻ và thiếu kinh nghiệm

Mới gia nhập ngành sữa năm 2010 nên TH True Milk chưa thể tích lũy đủ kinh nhiệm để

có thể đối đầu với các biến động bất ngờ trên thị trường Thêm vào đó sự non trẻ cũnglàm ảnh hưởng đến kinh nghiệm sản xuất khi TH True Milk yếu thế hơn so với các doanhnghiệp sữa còn lại về kinh nghiệm và sự thành thạo, tinh thông trong sản xuất

2.2.2 Cơ cấu vốn còn phụ thuộc vào nợ vay

Khác với đối thủ chính của mình là Vinamilk, TH True Milk có cơ cấu vốn có tỷ trọng nợvay khá cao (vào khoảng 60%-2011) điều đó khiến công ty chịu gánh nặng không nhỏ về

áp lực lãi vay trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay Do vậy để khắc phục nhược điểm này

TH True Milk cần có những bước đi thận trọng hơn trong tương lai, có thể tiến hành cổphần hóa TH True Milk để gia tăng thêm vốn mà không làm tăng quá nhiều rủi ro liênquan đến vay nợ

Trang 29

2.2.3 Năng lực sản xuất có thể không đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường

Mặc dù sở hữu hệ thông trang trại hiện đại, tiên tiến nhưng với số lượng đàn bò chỉ vào,vẫn có những lo ngại rằng nguồn cung này sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa trênthị trường nếu TH True Milk chỉ dựa hoàn toàn vào nguồn cung nguyên liệu này Trênthực tế, như đã phân tích bên trên, sản lượng sữa sản xuất trong nước không thể đáp ứng

đủ nhu cầu trong nước Chính vì thế TH True Milk cần phải có những biện pháp gia tăngnăng suất, mở rộng quy mô trang trại nhằm gia tăng sản lượng nếu muốn mở rộng thêmthị phần của mình

3 Công nghệ sản xuất hiện đại nhập khẩu từ nước

ngoài( hệ thống afitag, hệ thống vắt sữa tự động,

…)

4 Kênh phân phối riêng (TH true Mart) bên cạnh

các kênh phân phối truyền thống ( Khoảng 100

6 Nguồn nhân lực lao động (900 người) trong đó

có khoảng 70 nhân lực lao động nước ngoài

7 Hệ thống công nghệ chăm sóc bò nhập khẩu từ

Israel

Trang 30

8 Doanh thu cao và có xu hướng tăng trong thời

gian tới ( tính đến 2011: doanh thu là 2500 tỷ

10 Không có lợi thế về kinh nghiệm ( chì xuất

hiện trong khoảng 2 năm gần đây)

13 Nguồn thức ăn hiện nay cho bò vẫn còn nhập

khẩu với giá cao (260USD/tấn)

Trang 31

III XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TỔNG QUÁT

1.1 Đánh giá chung về TH true Milk

1.1.1 Chuỗi giá trị

Tuy TH True Milk mới thành lập không lâu nhưng công ty cũng đã nhanh chóng xác định

phương hướng chiến lược của công ty, tập trung vào các năng lực lõi sau:

• Hệ thống sản xuất khép kín từ khâu sản xuất nguyên liệu chính (sữa bò) với công

nghệ hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài

• Chủ động hội nhập dọc cả về trước lẫn về sau;

• Xây dựng một thương hiệu sữa được biết đến về chất lượng, đặt tiêu chí chất

Sử dụng hệ thống đông lạnh trong lưu trữ và vận chuyển chế biến

OPERATION

Công nghệ sản xuất khép kín, sử dụng hệ thống tự động trong sản xuất có tư vấn của nước ngoài

DESTRIBUTION

Xây dựng hệ thống phân phối riêng kết hợp kênh phân phối hiện có, chiến dịch quảng cáo sữa sạch

AFTER SALE

Hệ thống hậu mãi, dịch vụ vẫn còn trong giai đoạn xây dựng, dịch vụ thẻ thanh toán

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Nguồn nhân lực có chất lượng-hệ thống quản lý thông tin SAP

- Thương hiệu TH True milk với những sản phẩm sạch

Trang 32

lượng lên hàng đầu;

• Sản xuất các sản phẩm sạch và có chất lượng dựa trên hệ thống sản xuất hiện đại

và tiên tiến tạo thành lợi thế khác biệt khi so với doanh nghiệp cùng ngành và sảnphẩm cùng chủng loại

Trang 33

động chính Nội dung Các hoạt động cụ thể

Được hỗ trợ từ các hoạt động bổ trợ

Các yếu tố tác động có thể có

-Tự sản xuất nguyên liệu đường

-Kiểm soát nguồn thức ăn cho đàn bò

-Xây dựng Trang trại bò sữa của công ty tạihuyện Thiên Đàn, tỉnh Nghệ An, nhập khẩu từnhững nước chăn nuôi bò sữa nổi tiếng trên thếgiới như New Zealand để đảm bảo bò cho raloại sữa tốt nhất, có phả hệ rõ ràng với số lượng22.000 con

- Nhập khẩu bê từ các nước khác như Mỹ, Úc,Canada… những con bê cái này được thụ tinh

từ nguồn tinh trùng tốt nhất trên thế giới đảmbảo giống bò cho sản lượng sữa cao, đảm bảohàm lượng chất béo, protein trong sữa, dễ đẻ,

có khả năng sinh sản cao và miễn nhiễm tốt

-Tiếp tục đầu tưnâng tổng đàn bò lên 45.000con (2013)

-Mua lại nhà máy Đường Nghệ An Tate &

Lyle, thuộc Tập đoàn Tate&Lyle (Anh) (2011)-Thức ăn cho đàn bò được nhập khẩu kết hợp

- Công nghệ

+Chu trình SX khép kíntheo tiêu chuẩn quốc tế+Mua công nghệ quản lý vàvắt sữa tự động từ Israel:

Atitag, Atilite,…

+Hệ thống bồn ủ cỏ hiệnđại (3 bồn)

- Nhân sự

+Ký hợp đồng tư vấn chănnuôi bò sữa với Israel+Tuyển dụng các nhân sựchuyên về quản lý và chămsóc đàn bò từ New Zealand

và Israel

- Cơ sở hạ tầng

- Học hỏi và lan tỏa

+Có các chuyênviên nước ngoàilàm việc

+Quản lý là người

có kinh nghiệmtrong ngành sữa

- Liên kết dọc:

Các hoạt độngchăn nuôi, sảnxuất, chế biến đềunằm gần nhau

- EOS

Trang 34

với hệ thống chế biến cỏ của chính công ty

- Tự trồng cỏ, ngô giàu dinh dưỡng, được nuôitrồng, chăm bón vô cùng cẩn thận và tuyệt đốikhông dùng bất kỳ loại hóa chất nào

- Toàn bộ công nghệ nuôi trồng thức ăn đềuđược chính Tập đoàn TH triển khai để đảm bảonguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bò sữa TH

Đồng thời, TH có những cánh tay tưới khổng

lồ, có thể vươn dài đến 500m, đảm bảo việctưới tiêu cho cây trồng

-Nước cho đàn bò được lấy lên sông Sào, qua

16 bể lọc, có hệ thống lọc cát áp suất cao vàđược xử lý bằng công nghệ lọc nước Amiad tốitân nhằm đảm bảo nước sạch, tinh khiết

+Trang trại quy mô (tổnggiá trị dự án vào khoảng 1,2

tỷ USD) đang được xâydựng và hoàn thiện

Cơ sở hạ tầng:

(Giả định) Hệ thống dây

chuyền chế biến xử lý vàđóng gói sữa hiện đại

-Tháng 11/2012 TH sẽ đưa

-EOS -Liên kết dọc với

nhà cung ứng bao

bì và nhà phânphối sản phẩm đến

Trang 35

- Bảo quản và

Vận chuyển

sữa, từng đàn bò sẽ được bò sẽ được nghe nhạcphát ra từ hệ thống loa đặt TH lắp đặt và đứnghóng mát trước quạt và đưa đến trước mộtchiếc cổng và từng con đi qua Những conkhông khỏe sẽ được gạt sang một bên để cácbác sỹ khám và loại bỏ không lấy sữa

-Sữa vắt được sẽ được chuyển 4 bể nhỏ códung tích 1000 lít Qua những cốc lọc chuyêndụng sẽ lọc thô toàn bộ ở nhiệt độ 37 độ C rồi

đi qua hệ thống làm lạnh để đi vào bể chứa lớnvới nhiệt độ từ 2-4 độ C Sữa được chuyển sangcác xe bồn bảo quản lạnh để vận chuyển đếnnhà máy chế biến

-Sữa sẽ được chế biến và đóng gói tại nhà máyViệt Mỹ đặt tại Hưng Yên

-Sử dụng bao bì của Tetra Pak, tập đoàn ThụyĐiển chuyên sản xuất bao bì bằng giấy carton

vào vận hành nhà máy sảnxuất sữa hiện đại của chínhcông ty ngay tại NghĩaĐàn, Nghệ An với côngsuất 600 tấn sữa/ngày

nơi đóng gói Ảnhhưởng đến chi phíđóng gói

-Thể chế: Thuế

nhập khẩu bao bìvào trong nước

Trang 36

- Thu mua bao bì

-Sữa được sản xuất tại nhà máy Hưng Yên sẽđược cất trữ trong một thời gian ngắn, rồi đượcvận chuyển bằng xe tải đến các địa điểm phânphối chính

-Chủ yếu sử dụng xe tải để vận chuyển

-Phân phối trực tiếp đến hệ thống TH TrueMart và một số đại lý phân phối lớn

Cơ sở hạ tầng

Hệ thống nhà kho lưu trữ ,đội xe đạt chuẩn

Công nghệ

Các bồn lưu trữ sữa bảoquản sữa ở nhiệt độ tối ưu(2-4 độ C)

-Phân phối qua hệ thống bán lẻ TH True mart(100 cửa hàng) và các kênh phân phối khác

Nhân sự:

Tuyển dụng nhân viên điềuhành cấp cao từ đối thủ( TGD TH True milk từng

là phó TGD Vinamilk)

Cơ sở hạ tầng

Hệ thống cửa hàng TH truemart ( 100 cửa hàng)

- Học hỏi và lan tỏa

Ngày đăng: 19/08/2014, 08:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w