1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông, xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội

98 2,7K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

.Error: Reference source not found Bảng 3.7 Phân loại hộ điều tra...Error: Reference source not foundBảng 4.1 Tình hình cơ bản của nghề làm nón truyền thống tại xã năm 2013...Error: Refe

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong khóa luận tốtnghiệp đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014

Tác giả khóa luận

NGUYỄN THỊ THỦY

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo trực tiếp hướng

dẫn tôi, TS Nguyễn Phượng Lê đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo

tận tình, hướng dẫn tôi những hướng đi cụ thể, giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự chia sẻ những khó khăn và sự giúp

đỡ tận tình của các anh, chị, các chú, các bác trong UBND xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua, giúp tôi

có thể hoàn thành tốt khóa luận của mình

Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè, những người đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài lời cảm ơn chân thành nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014

Tác giả khóa luận

NGUYỄN THỊ THỦY

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghề truyền thống (NTT) là loại hình sản xuất có mặt hầu hết ở mọiđịa phương, gắn bó và có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, laođộng của người dân

Ngày nay, những thay đổi về điều kiện và nhu cầu sống dưới tác độngcủa công nghiệp hóa, của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến cácNTT Nhiều nghề đã bị thu hẹp sản xuất, thậm chí bị mai một Nghề làm nónlàng Chuông cũng đang gặp rất nhiều khó khăn việc duy trì nghề Chiếc nónlàm ra trải qua nhiều công đoạn nhưng lại cho thu nhập không cao, chiếc nónquai thao là sản phẩm cổ truyền của làng thì hầu như “vắng bóng” nhườngchỗ cho chiếc nón Xuân Kiều Lớp nghệ nhân già còn lại không nhiều, một số

bộ phận đông thanh niên không thiết tha với nghề… Xuất phát từ vấn đề trên,

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.

Mục tiêu nghiên cứu này nhằm: 1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực

tiễn về phát triển nghề truyền thống 2) Đánh giá thực trạng phát triển nghề làm nón tại làng Chuông 3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề làm nón tại làng Chuông 4) Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển

nghề nón tại làng Chuông trong thời gian tới

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1 Phương pháp nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu là 3 thôn trong xã: thôn Liên Tân, thôn Tây Sơn

và thôn Mã Kiều Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp là thu từ các bài báocủa xã, báo cáo của các phòng ban chức năng, từ tài liệu truyền thông đạichúng Tài liệu sơ cấp thu từ việc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 90 hộ sản

Trang 4

xuất ở 3 thôn, 10 hộ thu mua nón và 5 cán bộ xã, phỏng vấn bằng bảng câuhỏi đóng, câu hỏi mở Kết quả thu được phân tích bằng phần mềm Excel.

2.2 Kết quả nghiên cứu

2.2.1 Thực trạng nghề làm nón xã Phương Trung trong mấy năm gần đây

- Số lao động làm nón, sản lượng sản xuất của nghề nón và giá trị sảnxuất của nghề làm nón có sự sụt giảm đáng kể

- Chất lượng lao động còn hạn chế, chủ yếu là lao động nữ trung tuổi,người già và trẻ em đang đi học Số nghệ nhân ngày càng ít đi do quy luật tựnhiên, một số sản phẩm truyền thống có nguy cơ bị mất đi như: nón lá giàghép sống, nón Quai Thao… do giới trẻ không còn hứng thú với nghề làmnón truyền thống

- Nghề nón được làm bằng thủ công với rất nhiều công đoạn tỉ mỉ đòihỏi sự khéo léo của người thợ

- Vốn cho sản xuất ít do nghề nón không cần nhiều vốn như các nghềkhác

- Nguồn nguyên liệu cho sản xuất được đáp ứng đầy đủ, cung chủ yếu

là các tỉnh trong nước như: Quảng Bình, Phú Thọ…

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nghề nón làng Chuông

- Chính sách, chủ trương của Nhà nước: Mặc dù Nhà nước đã có chínhsách phát triển các NTT có nguy cơ mai một nhưng ở xã Phương Trung vẫnchưa có quyết định triển khai các công việc, kế hoạch phát triển nghề nón

Trang 5

- Vốn của hộ: Để phát triển nghề làm nón thì việc có đủ vốn tạo điềukiện cho các hộ kinh doanh nón phát triển là rất cần thiết Vấn đề đặt ra là cần

phải tìm ra nguồn vốn cho nghề

- Thị trường tiêu thụ: Chịu tác động mạnh mẽ của quy luật thị trường.Bởi vậy việc đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng là vấn đề quantrọng đòi hỏi người làm nón phải nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm cóchất lượng và mẫu mã phù hợp

- Kết cấu cơ sở hạ tầng: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế

- Yếu tố truyền thống: Làng nón Chuông xuất hiện cách đây mấy trămnăm nên làng nghề chứa đựng nhiều yếu tố truyền thống rất quí báu Thếnhưng giới trẻ hiện nay không còn mặn mà với nghề

2.2.4 Giải pháp phát triển nghề nón làng Chuông

- Giải pháp về sản phẩm: cải tiến mẫu mã sản phẩm, cải tiến một sốkhâu trong sản xuất nón để đảm bảo nón vẫn đẹp, bền mà không tốn nhiềucông

- Giải pháp về thị trường: Tìm kiếm thông tin, xây dựng kế hoạch mởrộng trong nước và nước ngoài có thể thông qua một số người Việt đang làm

ăn, sinh sống ở các nước đó

- Giải pháp về tăng cường tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nón làngChuông: duy trì các hội thi sản phẩm thủ công hàng năm và các hội chợ triểnlãm NTT, tổ chức truyền nghề cho các địa phương có nhu cầu

- Giải pháp về đãi ngộ nghệ nhân cao tuổi trong làng: Có sự hỗ trợ cho

nghệ nhân cao tuổi, kịp thời khuyến khích bằng việc trao tặng giấy khen,bằng khen cho các nghệ nhân, các chủ cơ sở sản xuất, các hộ có đóng gópnhiều vào việc giữ gìn và phát triển làng nghề sau một năm tổng kết

PHẦN III: KẾT LUẬN

Nghề thủ công truyền thống với các bí quyết nghề nghiệp riêng là sảnphẩm độc đáo của nền văn hóa Việt Nam Các NTT đã tạo ra các sản phẩm

Trang 6

không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại mà còn có mặt về văn hóa và lịch

sử Nghề làm nón ở làng Chuông trải qua nhiều thăng trầm, qua các giai đoạn

lịch sử của đất nước, nghề nón làng Chuông đang đứng trước những tháchthức cho sự tồn tại

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề làm nón làngChuông như: các chính sách, chủ trương của nhà nước; vốn cho phát triển vàsản xuất kinh doanh; thị trường tiêu thụ; kết cầu cơ sở hạ tầng và các yếu tốtruyền thống Từ các yếu tố ảnh hưởng đó đòi hỏi người làng Chuông phảitìm ra biện pháp để giữ lấy nghề làm nón khi thị trường tiêu thụ nón vẫn còn

và đã bước đầu được mở rộng ra nước ngoài Nón cần sự hỗ trợ của các cấpchính quyền, của các cơ quan chuyên môn Đó là một trong những nhân tốquan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của làng nghề nói chung và làngnghề nón Chuông nói riêng

Trang 7

MỤC LỤC

2.1.4.1 Kỹ thuật công nghệ trong sản xuất nghề truyền thống 12

2.1.4.2 Lao động trong nghề truyền thống 13

2.1.4.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nghề truyền thống 13

2.1.4.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh trong nghề truyền thống 14

Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã Phương Trung qua 3 năm 2011-2013 32

Nguồn: Ban thống kê xã Phương Trung, 2013 41

42

Ảnh 4.1 Nón lá trắng làng Chuông 42

Giá trị sản xuất của nghề nón 42

Bảng 4.3 Giá trị sản xuất từ nón của 3 thôn qua 3 năm 2011-2013 43

Bảng 4.6 Tình hình huy động vốn bình quân của cơ sở điều tra 49

Trang 8

Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã Phương Trung qua 3 năm 2013 Error: Reference source not foundBảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Error: Reference source not found

2011-Bảng 3.6 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp .Error: Reference source not found

Bảng 3.7 Phân loại hộ điều tra Error: Reference source not foundBảng 4.1 Tình hình cơ bản của nghề làm nón truyền thống tại xã năm 2013 Error: Reference source not foundBảng 4.2 Cơ cấu sản phẩm nón của xã Phương Trung qua 3 năm 2011 – 2013 Error: Reference source not foundBảng 4.3 Giá trị sản xuất từ nón của 3 thôn qua 3 năm 2011-2013 Error: Reference source not found

Bảng 4.4 Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất nón xã Phương Trung năm 2013 Error: Reference source not foundBảng 4.5 Phân công lao động trong nghề làm nón Error: Reference source not found

Bảng 4.6 Tình hình huy động vốn bình quân của cơ sở điều tra Error: Reference source not found

Bảng 4.7 Chi phí sử dụng nguyên vật liệu bình quân cho 1 chiếc nón điều tra năm 2014 Error: Reference source not foundBảng 4.8 Giá một số loại nón của hộ Error: Reference source not found

Trang 9

Bảng 4.9 Hiệu quả SXKD của hộ điều tra năm 2014 .Error: Reference source not found

Bảng 4.10 Sự quan tâm của các cơ sở điều tra tới thương hiệu nghề truyền thống Error: Reference source not foundBảng 4.11 Nguồn vốn phục vụ sản xuất của các cơ sở điều tra Error: Reference source not found

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ tới phát triển nghề làm nón của hộ Error: Reference source not foundBảng 4.13 Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng tới phát triển nghề làm nón của các

cơ sở điều tra Error: Reference source not foundBảng 4.14 Ma trận SWOT Error: Reference source not found

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Ảnh 4.1 Nón lá trắng làng Chuông Error: Reference source not foundẢnh 4.2 Cô Tạ Thu Hương (trái) với chiếc nón khổng lồ chào APEC Error: Reference source not found

Ảnh 4.3 Nghệ nhân Phạm Trần Canh đang làm nón Quai Thao Error: Reference source not found

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ nón Chuông.Error: Reference source not found

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CN – TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Trang 11

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghề truyền thống (NTT) là loại hình sản xuất có mặt hầu hết ở mọiđịa phương, gắn bó và có vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, laođộng của người dân NTT đã góp phần vào sự phát triển của kinh tế - xã hội,giải quyết việc làm cho nhiều lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị.Những năm gần đây, khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi lĩnh vựchoạt động được khơi dậy đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng kinh tế,trong đó phải kể đến sự đóng góp của hoạt động ngành nghề ở khu vực nông

thôn, nơi có tới 67,64% dân số đang sinh sống (Tổng Cục Thống Kê, 2013).

Từ lâu đời hình ảnh người phụ nữ thướt tha trong tà áo dài với chiếcnón lá hay đằm thắm trong tà áo tứ thân với chiếc nón quai thao đã in đậmvào tâm thức người Việt Chiếc nón lá theo người phụ nữ Việt Nam trên mọinẻo đường, trên những cánh đồng lam lũ và ngày nay trên cả những sàn diễnthời trang rực rỡ Những người khách du lịch khi đến Việt Nam không thể bỏqua hình ảnh chiếc nón hay không quên mua cho mình một vài chiếc nón vềlàm quà Nó như một chiếc mũ đội đầu phổ biến cho vùng nhiệt đới cũng nhưmột thứ biểu trưng cho sự dịu dàng của người con gái Việt Nam Cũng từ khi

đó mà những chiếc nón xuất hiện trên những gánh hàng rong, trong nhữngcửa hàng với đủ mọi kích cỡ Cũng có người không biết những chiếc nón nàytừng là vật tiến cống cho công chúa và hoàng hậu và nó cũng là thứ trang sứccho các bà, các chị, các mẹ một thời

Nón cũng như sản vật văn hóa của mỗi vùng miền, ở Việt Nam cả bavùng bắc – trung – nam đều có những làng làm nón nổi tiếng Mỗi loại nón ởtừng địa phương lại có những sắc thái riêng nhưng không thể không nhắc đến

Trang 12

nón làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Tây cũ nay thuộc

Hà Nội Đây là loại nón thuộc loại bền đẹp nhất của vùng đồng bằng Bắc Bộ.Nón làng Chuông đẹp dáng lại bền từng là kỷ vật của bao cô gái bước lên xehoa theo chồng Nghề làm nón có tự bao giờ và ai là vị tổ của nghề thì dân làngChuông, Xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội không rõ Nhưng aicũng biết chiếc nón lá 16 vành đặc trưng của làng từ thời phong kiến đã từngđược dùng để làm quà cho hoàng hậu, công chúa trong cung cấm Trải qua thờigian, trong thời kỳ cả nước hội nhập nghề làm nón của làng không mất đi màvẫn ngày càng phát triển Từ chỗ là mặt hàng phục vụ các bà, các chị ở làngquê, nón Chuông nay còn là mặt hàng lưu niệm mang giá trị văn hóa cho đôngđảo du khách khi đến thăm Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung

Đến phiên chợ mới thấy được sắc màu rực rỡ của một làng NTT, màutrắng lóa khắp nơi xen lẫn sắc hồng trên má các cô thôn nữ cùng tiếng cườigiòn tan càng làm không khí chợ thêm đậm đà bản sắc văn hóa quê hương.Vào mỗi phiên chợ nón Chuông sôi động từ tờ mờ sáng với các mặt hàng liênquan đến nón như lá cọ, tre, nứa, chỉ màu và nón thành phẩm Kẻ bán, ngườimua và cả khách thăm quan trong và ngoài nước tấp nập đổ về đã tạo nên nétvăn hóa truyền thống độc đáo riêng có ở ngôi làng phía Tây thủ đô hôm nay.Chẳng thế mà các cụ xưa thường nói:

“ Muốn ăn cơm trắng cá Trê Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”

Ngày nay, những thay đổi về điều kiện và nhu cầu sống dưới tác độngcủa công nghiệp hóa, của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến cácNTT Nhiều nghề đã bị thu hẹp sản xuất, thậm chí bị mai một Nghề làm nónlàng Chuông cũng đang gặp rất nhiều khó khăn việc duy trì nghề Chiếc nónlàm ra trải qua nhiều công đoạn nhưng lại cho thu nhập không cao, chiếc nónQuai Thao là sản phẩm cổ truyền của làng thì hầu như “vắng bóng” nhường

Trang 13

chỗ cho chiếc nón Xuân Kiều Lớp nghệ nhân già còn lại không nhiều, một số

bộ phận đông thanh niên không thiết tha với nghề…

Nghiên cứu thực trạng nghề làm nón làng Chuông hiện nay nhằm tạo

cơ sở khoa học cho các giải pháp phát triển nghề, gìn giữ những giá trị vănhóa cổ truyền, nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương trong điều kiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóatruyền thống

Xuất phát từ vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trìnhphát triển nghề làm nón truyền thống của người dân trện địa bàn xã, đề ra một sốgiải pháp nhằm phát triển nghề nón làng Chuông, xã Phương Trung, Hà Nội

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nghề truyềnthống

- Đánh giá thực trạng phát triển nghề làm nón tại làng Chuông

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề làm nón tại làngChuông

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề nón tại làng Chuôngtrong thời gian tới

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nghề làm nón truyền thống

- Các hộ làm nón trên địa bàn làng Chuông xã Phương Trung.

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, cơ sở thu mua

Trang 14

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung phân tích thực trạng và các yếu

tố ảnh hưởng tới phát triển nghề làm nón truyền thống, từ đó đề xuất một sốgiải pháp phát triển nghề làm nón truyền thống tại Làng Chuông, Thanh Oai,

Hà Nội

- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại 3 thôn

sản xuất nón của xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, làthôn Tây Sơn (Đội 1), thôn Liên Tân (Đội 3), thôn Mã Kiều (Đội 5), từ đósuy rộng ra cả khu vực nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian: Tài liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm gần đây

từ 2011– 2013 Tài liệu sơ cấp thông qua điều tra các hộ sản xuất nón và các

cơ sở thu mua nón năm 2014

Tiến hành đề tài trong thời gian từ 01/2014 đến 05/2014

Từ đó đưa ra giải pháp phát triển nghề làm nón làng Chuông, xãPhương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội

Trang 15

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

NGHỀ TRUYỀN THỐNG

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển nghề truyền thống

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm chung về phát triển nghề truyền thống

 Nghề

Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, hầu hết dân cư sống ở vùng nôngthôn đều có hoạt động thêm một số nghề thủ công với mục đích ban đầu sảnxuất ra một số hàng gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của

hộ gia đình mang tính chất tự cung tự cấp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyênliệu sẵn có Nhưng qua một quá trình dài phát triển do có sự khác nhau về taynghề và kinh nghiệm tích lũy được ở từng địa phương nhất định đã có sựchuyên môn hóa và các sản phẩm làm ra bắt đầu đưa ra thị trường trao đổinhư những loại hàng hóa Đó là quá trình chuyên môn hóa lâu đời và các sảnphẩm của địa phương đó không những bền đẹp mà có giá thành rẻ nên được

xã hội chấp nhận Chẳng hạn quê lụa Hà Tây cũ có làng lụa Vạn Phúc nổitiếng cả trong và ngoài nước, hoặc nghề rèn ở Đa Sỹ… và Hà Tây nơi cónhiều làng nghề nổi tiếng nên được thiên hạ đặt tên là “đất của trăm nghề”.Không riêng Hà Tây mà hầu hết các địa phương trên cả nước ở làng quê nàongoài sản xuất nông nghiệp đều có làm thêm một vài nghề phụ Song vấn đềquan tâm ở đây là những hoạt động ngành nghề nào được gọi là nghề

Theo quan điểm chung, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp(TTCN) ở địa phương nào đó được gọi là nghề khi nào phải tạo ra được mộtkhối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường thường xuyên và những người sảnxuất, hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề đang hành làm nguồn thu chủ yếu thì mớiđược xem là có nghề

Trang 16

NTT ở nước ta rất đa dạng, phong phú có những nghề đã tồn tại hàngtrăm năm Nhiều sản phẩm truyền thống đã từng nổi tiếng ở trong nước vàtrên thế giới như nghề: dệt lụa Hà Đông, nghề chiếu cói Thái Bình, nghề gốm

sứ Bát Tràng…

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ

đã khiến cho việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thồng được hỗ trợ bởiquy trình công nghệ với nhiều loại nguyên liệu mới Do vậy khái niệm NTTcũng được nghiên cứu và mở rộng hơn, khái niệm này được hiểu như sau:NTT bao gồm những nghề TTCN xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền

từ đời này qua các đời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã sửdụng máy móc, được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để

hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, và đặc biệt sảnphẩm của nó vẫn thể hiện những nét đặc sắc văn hoá của dân tộc

 Phát triển nghề truyền thống

Là sự tăng lên về quy mô, số lượng và người tham gia vào sản xuất,chế biến các sản phẩm của NTT và phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất, chếbiến sản phẩm

Sự tăng lên về số lượng, quy mô của người tham gia vào sản xuất, chếbiến các sản phẩm thuộc NTT có nghĩa là số lượng người được tăng lên cả về

số lượng, quy mô sản xuất của họ Trong đó những nghề cũ được củng cố,

Trang 17

nghề mới được hình thành Từ đó giá trị sản lượng không ngừng tăng lên, nóthể hiện sự tăng trưởng của một nghề Sự phát triển của một NTT phải đảmbảo hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường (Mai Thế Hởn, 2000).

2.1.1.2 Phân loại nghề truyền thống

Hiện nay nước ta tồn tại rất nhiều NTT khác nhau, được phân bổ khắpnơi trong cả nước, song được tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sôngHồng Việc phân loại các nhóm NTT tương đối khó khăn, chỉ mang tính chấttương đối:

Phân loại theo trình độ kỹ thuật:

- Loại có kỹ thuật đơn giản: Sản phẩm của nghề này có tính chất thôngdụng, phù hợp với nền kinh tế tự cung tự cấp như: nghề đan lát, chế biếnlương thực, thực phẩm, nghề nung gạch, nung vôi…

- Loại nghề có trình độ kỹ thuật phức tạp: Các nghề này không chỉ có

kỹ thuật công nghệ phức tạp mà còn đòi hỏi ở người thợ sự sáng tạo, khéoléo Sản phẩm vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị nghệ thuật cao Do vậy sảnphẩm không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi nhiều nướctrên thế giới như: nghề thêu, dệt lụa, làm gốm, khảm gỗ…

Phân theo tính chất kinh tế:

- Loại nghề thường phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên:Đây là nghề phụ của hầu hết các gia đình nông dân, sản phẩm ít mang tínhhàng hoá, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ như: nghề chế biến nông sản, sảnxuất công cụ như cày bừa, liềm hái…

- Loại nghề mà hoạt động của nó độc lập với quá trình sản xuất nôngnghiệp: Những nghề này được phát triển bởi sự tiến bộ của trình độ kỹ thuậtcông nghệ và trình độ tay nghề của người thợ Sản phẩm của nó thể hiện mộttrình độ nhất định của sự tách biệt giữa thủ công nghiệp với nông nghiệp, củatài năng sáng tạo và sự khéo léo của người thợ, tiêu biểu là nghề dệt, gốm,kim hoàn…

Trang 18

Theo giá trị sử dụng của các sản phẩm:

- Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm

- Các nghề chế biến lương thực, thực phẩm: xay xát, nấu rượu…

2.1.2 Vai trò của phát triển nghề truyền thống

Việc phát triển NTT ở nông thôn có vai trò rất to lớn đó là:

- Một là, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nôngthôn lên một bước mới về chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động,

cơ cấu việc làm, cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập của dân cư nôngthôn bằng các nguồn lợi từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nôngnghiệp.Với mục tiêu như vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thônngày càng được thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp và

cả các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn Trong quá trìnhvận động và phát triển, các NTT có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng

tỷ trọng của công nghiệp, TTCN và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp,chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghềphi nông nghiệp có thu nhập cao hơn Thực tế trong lịch sử, sự ra đời và pháttriển của các NTT ngay từ đầu đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội nôngthôn Ở nông thôn, khi nghề thủ công xuất hiện thì kinh tế nông thôn khôngchỉ còn nông nghiệp thuần nhất, mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp,thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển

Trang 19

- Hai là, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.

Các NTT góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho dân cư nôngthôn là vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay Khi đất đai canh tác ngày càng

bị thu hẹp, lao động ngày càng dư thừa thì vấn đề đặt ra là phải làm sao giảiquyết được công ăn việc làm cho lực lượng dư thừa này, đồng thời tăng thunhập cho các hộ gia đình trong điều kiện sản xuất còn hết sức hạn chế Theotính toán của các chuyên gia thì hiện nay thời gian lao động dư thừa ở nôngthôn còn khoảng 1/3 chưa sử dụng Do vậy vấn đề giải quyết công ăn việclàm cho số lao động này là rất khó khăn Phát triển các NTT ở nông thôn làmột trong những cách giải cho bài toán này

- Ba là, góp phần thu hút vốn nhà rỗi, tận dụng thời gian lao động dư thừa, hạn chế di dân tự do.

Đặc điểm sản xuất của các NTT là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ítnên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và nguồn lực vật chất của các hộ giađình.Với mức vốn đầu tư không lớn, trong điều kiện hiện nay thì đó là một lợithế để có thể huy động vốn nhàn rỗi trong dân cho hoạt động sản xuất NTT

Mặt khác, do đặc điểm sản xuất của các NTT sử dụng lao động thủcông là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động nên bảnthân nó có thể tận dụng và thu hút nhiều lao động từ lao động thời vụ nôngnhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi Trẻ em tham gia sản xuấtdưới hình thức học nghề hay giúp việc Lực lượng lao động này chiếm một tỉ

lệ rất đáng kể trong tổng số lao động ở các nghề

Cùng với việc tận dụng thời gian và lực lượng lao động, sự phát triểncủa các NTT đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di dân tự do ở nôngthôn ra thành thị, từ vùng này sang vùng khác Sức ép về việc làm và thunhập đã thúc đẩy người nông dân di dân để tìm nơi mới có việc làm và thu

Trang 20

nhập khá hơn Khi NTT ở nông thôn phát triển sẽ là một động lực lớn để cảntrở vấn đề di dân tư do này.

-Bốn là, đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là một biện pháp thúc đẩy kinh tế hànghóa ở nông thôn phát triển, tạo ra một sự chuyển biến mới về chất góp phầnvào sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Vì vậy trong kinh tế nông thôn,phát triển NTT được coi là cơ sở và là một trong những giải pháp quan trọng

để thực hiện quá trình này Trong thực tế nó đã thể hiện rõ vai trò thúc đẩysản xuất nông nghiệp phát triển, kích thích sự ra đời và phát triển của cácnghề khác như dịch vụ, thương mại, du lịch

-Năm là, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới.

Việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân chỉ có thể được thực hiệntrên cơ sở ổn định việc làm và nâng cao thu nhập Ở những vùng có NTT pháttriển đều thể hiện sự văn minh, giàu có, dân trí cao hơn hẳn những vùng chỉ cóthuần túy sản xuất nông nghiệp Ở những nơi có nghề thì tỉ lệ hộ khá và giàuthường rất cao, tỉ lệ hộ nghèo thường rất thấp và hầu như không có hộ đói Thunhập từ nghề thủ công chiếm tỉ lệ lớn trong tổng thu nhập đã đem lai cho ngườidân một cuộc sống đầy đủ, phong lưu hơn cả về vật chất lẫn tinh thần

- Sáu là, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.

Sản phẩm của nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của lao độngvật chất và lao động tinh thần nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sángtạo của người thợ thủ công Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuậtcao, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, trong đó chứa đựng những nétđặc sắc văn hóa dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riệng, đặc tínhriêng của mỗi nghề Với những đặc tính ấy chúng không chỉ là hàng hóa đơnthuần mà còn trở thành sản phẩm văn hóa có tính nghệ thuật cao và được coi

là biểu tượng truyền thống của dân tộc Việt Nam

Trang 21

2.1.3 Đặc điểm của nghề làm nón truyền thống

Có lẽ từ ngàn xưa, do đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với thờitiết nắng lắm mưa nhiều, người Việt đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vậtdụng đội lên đầu để che nắng che mưa, qua năm tháng dần dần nó được cảitiến thành những chiếc nón lá có hình dạng khác nhau và hình ảnh chiếc nón

đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộcchiến đấu giữ nước, qua nhiều câu chuyện kể và tiểu thuyết

Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón lá ở Việt Nam cónhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu Ban đầu khi chưa có dụng cụ đểkhâu thắt, nón được tết đan, sau đó từ khi có sự ra đời của chiếc kim, vào thời

kỳ con người chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên),chiếc nón khâu như ngày nay ra đời

 Cấu tạo:

Nón thường được đan bằng các loại lá khác nhau như: lá cọ, lá buông,rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón Có hoặc không có dâyđeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ

Nón thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nónrộng bản và làm phẳng đỉnh Lá nón được xếp trên một cái khung gồm cácnan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung Thường thì có 16 đến 20 vòng xếpthành 16 đến 20 tầng, mỗi tầng có bán kính khác nhau

Trang 22

- Nón dấu: nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến.

- Nón rơm: nón làm bằng cọng rơm ép cứng

- Nón cời: loại nón xé te tua ở viền

- Nón gõ: nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong kiến

- Nón lá sen: hay còn gọi là nón liên diệp

- Nón thúng: Là nón tròn bầu giống cái thúng, thành ngữ “nón thúngquai thao”

- Nón khua: nón của người hầu các quan lại thời phong kiến

- Nón chảo: nón mo chảo trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan còndùng

 Công dụng:

Chiếc nón lá là một phần cuộc sống của người Việt Nam Nó là ngườibạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương Chiếcnón không chỉ được làm ra để che mưa, che nắng, nó còn được dùng thayquạt trong những trưa hè nóng bức, làm cơi đựng trầu khi gặp bạn, làm quàtặng, vật kỷ niệm cho nhau Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy,

nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam Trên đường xanắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre người ta

có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi Bên giếng nước trong, giữa cơn khátcháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thểthay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào cho giải bớt nhiệt

2.1.4 Nội dung phát triển của nghề làm nón truyền thống

2.1.4.1 Kỹ thuật công nghệ trong sản xuất nghề truyền thống

Hầu hết các NTT Việt Nam bây giờ vẫn sử dụng công nghệ thủ công

và thô sơ, kỹ thuật qua kinh nghiệm nhiều đời và sáng tạo thực tế Do đó,cùng một nghề trong mỗi làng, mỗi địa phương mỗi nghệ nhân có một kỹthuật và kinh nghiệm riêng và tạo ra sản phẩm mang tính văn hoá nghệ thuậtdân tộc ví dụ như gốm Bát Tràng khác với gốm Đông Triều…

Trang 23

Tuy nhiên trong những năm gần đây do công cuộc đổi mới của đấtnước theo hướng CNH - HĐH một số khâu được cơ giới hoá, sức lao độngthủ công được giảm nhưng một số công đoạn vẫn phải nhờ vào bàn tay khéoléo kỹ thuật tinh xảo thủ công của thợ cả và nghệ nhân

2.1.4.2 Lao động trong nghề truyền thống

NTT là một yếu tố không thể tách rời với nông nghiệp nông thôn Do

đó, lao động ngành nghề phần lớn là lao động nông nhàn với quy mô sản xuất

hộ gia đình Do nhu cầu phát triển của NTT ngày càng lớn nên lao động dầndần mở rộng ra khỏi phạm vi hộ gia đình và một phần thuê ngoài Người laođộng sản xuất TTCN ở các làng nghề tuy dồi dào, nhưng còn thiếu nhân lựcquản lý và lao động kỹ thuật

Nếu không có chính sách khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước vàkhông có sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong NTT, liên kết với doanhnghiệp lớn thì các cơ sở sản xuất nhỏ, phân tán của các NTT rất khó có thểnâng cao nội lực của mình

2.1.4.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nghề truyền thống

Sản phẩm NTT mang tính đơn chiếc, nó là một tác phẩm nghệ thuật

Do vậy quá trính sản xuất phải tuân thủ tính truyền thống và tính mỹ thuậtcao Sản phẩm của NTT là kết tinh tinh hoa, tâm hồn của những người thợ vàchứa đựng tâm hồn bản sắc của dân tộc mà những công nghệ máy móc hiệnđại không tạo ra được Nó vừa là vật tiêu dùng vừa là đồ dùng trang trí sangtrọng như chạm khắc gỗ, sảm phẩm từ gốm sứ… Thị trường tiêu thụ của sảnphẩm NTT rất phong phú và đa dạng Sản phẩm được tiêu thụ ở mọi nơi trongnước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi cá nhân, mọi lĩnh vực, đặc biệt cósản phẩm có giá trị cao được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới Tuynhiên, chất lượng sản phẩm tại các NTT còn chưa đồng đều, mẫu mã sảnphẩm không phù hợp với phong cách hiện đại… làm giảm tính cạnh tranh củasản phẩm trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế

Trang 24

2.1.4.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh trong nghề truyền thống

Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, hiệnnay NTT Việt Nam được tổ chức sản xuất dưới hình thức hộ gia đình là chủyếu Ngoài ra ở một số nơi đã xuất hiện hình thức doanh nghiệp tư nhân, công

ty trách nhiệm hữu hạn, tổ hợp, hợp tác xã sản xuất

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề làm nón truyền thống

- Một là, chính sách, chủ trương của Nhà nước.

Sự phát triển NTT một cách tự phát, không có tổ chức, quản lý của Nhànước thì gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế,văn hóa, xã hội và môi trường Không có sự quản lý của Nhà nước, NTT tự docạnh tranh, chẳng những không phát triển mà còn kìm hãm sự phát triển, khôngnâng cao được năng lực cạnh tranh của NTT với thị trường trong và ngoài nước.Nhà nước không tổ chức, không quản lý phát triển của NTT sẽ không thu đượcthuế, không có điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng Cơ chế chính sách phù hợpvới thực tế sẽ thúc đẩy NTT phát triển và ngược lại cơ chế chính sách đi ngượclại với lợi ích của nhân dân sẽ kìm hãm sự phát triển của NTT

- Hai là, vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh.

Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sảnxuất, kinh doanh nào Sự phát triển của NTT cũng không nằm ngoài sự ảnhhưởng của nhân tố vốn sản xuất Trước đây, vốn của các hộ sản xuất, kinhdoanh trong các NTT rất nhỏ bé, thường là vốn tự có của từng gia đình hoặcvay mượn của bà con họ hàng, láng giềng, nên quy mô sản xuất không mởrộng được Ngày nay, khi Việt Nam vừa trải qua thời kì lạm phát cao đồng

thời “cơn bão tài chính” trên toàn thế giới đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các

thành phần kinh tế nói chung và đến sản xuất NTT nói riêng Hiên nay nhucầu về vốn là vấn đề khó khăn chung cho toàn bộ nền kinh tế và vấn đề nàycần được tháo gỡ, với sự hỗ trợ tích cực và cụ thể từ phía Nhà nước, đặc biệt

là đề ra những chính sách phù hợp với đặc điểm sản xuất của các NTT

Trang 25

- Ba là, thị trường tiêu thụ.

Sự tồn tại và phát triển của các NTT phụ thuộc rất lớn vào khả năngđáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thường xuyên biến đổi củathị trường Những nghề có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thịtrường thường có sự phát triển nhanh chóng Sự thay đổi nhu cầu của thịtrường tạo định hướng cho sự phát triển của các NTT Những nghề mà sảnphẩm của nó phù hợp với nhu cầu xã hội, có khả năng tiêu thụ lớn thì vẫnphát triển bình thường như các nghề chế biến nông sản, nghề nấu rượu, xayxát gạo, làm bún, bánh, đậu phụ, làm tương Một số nghề phát triển mạnhnhư sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ của gia đình, chạm khắc gỗnhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và trang thiết bị nội thất trong gia đình khiđời sống kinh tế khá lên, thu nhập của người dân tăng lên Ngược lại, cónhững nghề bị mai một, giảm sút đi, thậm chí dẫn đến tình trạng tan rã khôngduy trì được nghề như đan giỏ, đan quạt, vẽ tranh, nấu mật khi nhu cầu thịhiếu tiêu dùng của thị trường thay đổi Chúng bị các sản phẩm công nghiệphiện đại thay thế, nhưng bản thân người làm nghề này không thay đổi mặthàng, mẫu mã thích ứng

- Bốn là, kết cấu cơ sở hạ tầng.

Một trong những nguyên nhân làm quy mô sản xuất của các NTT chậmlại chính là cơ sở hạ tầng nông thôn Từ xưa, các NTT được hình thành ởnhững vùng có giao thông thuận lợi Ngày nay khi giao lưu kinh tế càng đượcphát triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm của NTT không còn bó hẹp tại địaphương mà đã vươn ra các khu vực lân cận, thậm chí còn xuất khẩu ra nướcngoài Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng cho nhu cầu của NTTngày càng cạn kiệt, bắt buộc phải vận chuyển từ những nơi khác về, chính vìvậy hệ thống giao thông càng thuận lợi thì NTT càng phát triển

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của cácNTT chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống cung cấp điện nước, xử lý nước

Trang 26

thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Ngoài ra, sự hoạt động của các NTTtrong nền kinh tế thị trường chịu tác động mạnh mẽ bởi hệ thống thông tin nóichung Sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, nhất là internet giúp chocác doanh nghiệp, các hộ sản xuất nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xácnhững thông tin về nhu cầu, thị hiếu, giá cả, mẫu mã

- Năm là, yếu tố truyền thống.

Trong các NTT, bao giờ cũng có các thợ cả, nghệ nhân có trình độ taynghề cao, có kinh nghiệm sản xuất, có tâm huyết với nghề, là những hạt nhân

để duy trì và phát triển của nghề Họ là cơ sở cho sự tồn tại bền vững của cácNTT trước mọi thăng trầm và đảm bảo duy trì những nét độc đáo truyềnthống của nghề Yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét đặc trưngvăn hóa của từng NTT, của dân tộc, làm cho sản phẩm NTT có tính độc đáo

và có giá trị cao

Song, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, không thể chỉ có kinhnghiệm cổ truyền, mà còn phải có khoa học và công nghệ hiện đại, phải cónhững con người có đầu óc kinh doanh năng động, sáng tạo

2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển nghề truyền thống

2.2.1 Kinh nghiệm của thế giới về phát triển nghề truyền thống

2.2.1.1 Phát triển nghề truyền thống ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, tuy công nghiệp hoá diễn ra nhanh và mạnh song NTTvẫn tồn tại, các nghề thủ công vẫn phát triển Họ không những duy trì và pháttriển các ngành nghề cổ truyền mà còn mở ra một số nghề mới có được kếtquả đó là nhờ Nhật Bản đề ra và thực hiện nhiều giải pháp quan trọng Họ rấtchú trọng giải pháp hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ ởnông thôn để làm vệ tinh cho những xí nghiệp lớn ở đô thị

Ngành nghề TTCN của Nhật Bản bao gồm: Sản xuất gốm sứ, chế biếnlương thực, thực phẩm, đan lát, dệt chiếu, thủ công mỹ nghệ, dệt lụa và rốnnông cụ… Điều đáng chú ý là công nghệ chế tạo nông cụ của Nhật từ thủ

Trang 27

công dần dần được hiện đại hoá với các máy gia công tiến bộ và kỹ thuật tiêntiến Thị trấn Takêô có trung tâm nghiên cứu mẫu mã và chất lượng công cụvới đầy đủ thiết bị đo lường hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia Mặc dù hiệnnay Nhật Bản đã trang bị đầy đủ máy móc nông nghiệp và đạt trình độ cơ giớihoá các khâu canh tác dưới 95% nhưng nghề sản xuất nông cụ cũng khônggiảm sút nhiều Nông cụ của Nhật Bản với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, khôngchỉ được tiêu thụ ở trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

2.2.1.2 Phát triển nghề truyền thống ở Hàn Quốc

Sau chiến tranh chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến CNH – HĐHnông thôn trong đó có ngành nghề thủ công Đây là một chiến lược quantrọng để phát triển nông thôn Các mặt hàng được tập trung sản xuất là: hàngthủ công mỹ nghệ, hàng TTCN phục vụ du lịch và xuất khẩu, đồng thời tậptrung chế biến lương thực thực phẩm theo công nghệ cổ truyền

Chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạothêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ những năm 1967 Chương trình nàytập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản vànguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương, sản xuất với quy mô nhỏ, khoảng 10

hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp được ngân hàng cung cấp vốn tíndụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Ngành nghề thủ công truyền thống cũng được phát triển rộng khắp từnhững năm 1970 đến 1980, đã xuất hiện 908 xưởng thủ công dân tộc, thu hút

23000 lao động, hoạt động theo hình thức sản xuất tại gia đình là chính Đây

là loại hình nông thôn với 79,4% dựa vào các hộ gia đình riêng biệt, sử dụngnguyên liệu của địa phương và bí quyết truyền thống Để phát triển côngnghiệp thủ công truyền thống Chính phủ đã thành lập 95 hãng thương mại vềnhững mặt hàng này Tương lai của các nghề thủ công truyền thống còn đầyhứa hẹn do nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm dân gian bắt đầu tăng

Trang 28

2.2.2 Kinh nghiệm trong nước về phát triển nghề truyền thống

Cũng như nhiều nước trên thế giới, trải qua nhiều giai đoạn khác nhaucủa lịch sử, ngành NTT của nước ta cũng có những bước thăng trầm khácnhau Trong mỗi một giai đoạn, gắn liền với từng điều kiện kinh tế văn hóa xãhội là những đặc đỉểm phát triển khác nhau của từng ngành nghề

2.2.2.1 Thời kỳ trước đổi mới 1986

Nghề TTCN ở Việt Nam phát triển rất đa dạng và phong phú, trải quahàng trăm năm, có rất nhiều làng nghề được gắn với tên làng, xã ở nông thônnhư Gốm Bát Tràng, dệt Vạn Phúc, tranh dân gian Đông Hồ Với hàng trămmặt hàng thủ công đặc sắc của Việt Nam đã cho chúng ta thấy rõ được sự tàinăng, sáng tạo trong kỹ thuật của ông cha ta từ xa xưa Nổi bật phải kể đếnnghề dệt và nghề sản xuất đồ gốm, phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh Bắc Ninh,Hải Dương, Hà Nội Lúc này các làng nghề có xu thế tách khỏi nông nghiệp

để chuyên làm các nghề thủ công và đã thu hút 89 - 90% số người tham gia,chỉ còn 10 - 20% lao động tham gia sản xuất nông nghiệp trong các làng đó.Điển hình là các làng nghề ở miền Bắc, quy mô trung bình của các hợp tác xãTTCN ở miền Bắc có hàng trăm xã viên, có nơi lên tới hàng nghìn người,nhiều hợp tác xã được tập thể hoá hoàn toàn và phát triển thành xí nghiệpquốc doanh địa phương Năm 1975, toàn miền Bắc có 4.000 đơn vị sản xuấtthủ công nghiệp tập trung với hơn 800.000 lao động, giá trị sản lượng TTCNtoàn quốc năm 1979 đạt 27080,9 triệu đồng (giá cố định năm 1970), chiếm31,4% sản lượng công nghiệp toàn quốc

2.2.2.2 Thời kỳ năm 1986 đến nay

Trang 29

nông nghiệp và chính sách phát triển các thành phần kinh tế đã có tác độngtrực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Các sản phẩm truyền thống của các làng nghề Việt Nam đã có thịtrường tiêu thụ tương đối ổn định ở Đông Âu, Liên Xô cũ Chính sự ổn địnhnày đã cho phép các NTT duy trì được sự phát triển và thu hoạch được nhữngnguồn thu đáng kể từ các sản phẩm xuất khẩu Tuy nhiên sự phát triển trênkhông duy trì được lâu do bị ảnh hưởng trực tiếp của những biến động vềchính trị - xã hội trên thế giới Sự sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu vàLiên Xô cũ vào đầu những năm 90 đã làm cho thị trường tiêu thụ hàng xuấtkhẩu chủ yếu gần như không còn nữa Trước những khó khăn lớn, sản xuất bịđình trệ, sa sút thậm chí bế tắc Thu nhập và đời sống của người làm nghềgiảm rất nhanh do việc làm ít hoặc không có việc làm

Giai đoạn 1993 đến nay

Nghị quyết Trung ương V của Đảng (tháng 6/1993) về tiếp tục đổi mớinông nghiệp nông thôn, với trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn đã mở ra thời kỳ mới để khôi phục các ngành NTT Nhiều địa phương cóNTT đã chủ động tìm kiếm thị trường mới, tổ chức sản xuất và khôi phục lạicác ngành NTT

2.2.3 Các nghiên cứu có liên quan về phát triển nghề truyền thống

Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề phát triển các NTT

ở nông thôn nước ta Các nghiên cứu xoay quanh việc làm thế nào để bảo tồn,phát triển NTT có hiệu quả, nâng cao vai trò trong phát triển kinh tế mỗi địaphương, xây dựng các mô hình NTT phủ hợp với sự phát triển của đặc điểm

tự nhiên, văn hóa của từng vùng

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của Lê Văn Bình (2011), có

nghiên cứu về “Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản phẩm gốm của làng nghề Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” Đề tài tập trung đánh giá thực

trạng phát triển sản phẩm của làng nghề Phù lãng, từ đó đề ra phương hướng

Trang 30

và những giải pháp chủ yếu phát triển sản phẩm gốm của làng nghề Phù Lãngtrước mắt cũng như lâu dài.

“Giải pháp phát triển làng nghề tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam”

của Nguyễn Văn Khỏe (2010) Tác giả cứu thực trạng và các yếu tố ảnhhưởng đến phát triển làng nghề tại huyện Kim Bảng, đề xuất phương hướng

và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển làng nghề nhằm giải quyết việc làm,nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

Nghiên cứu của TS Dương Bá Phượng (2001), “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa”, NXB Khoa học xã hội Hà

Nội Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa tức làkết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, vừa gìn giữ giá trị văn hóa tốtđẹp của sản phẩm làng nghề, vừa nâng cao năng suất, chất lượng, cải tiếnmẫu mã của sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Nghiên cứu

đã chỉ ra được nguồn gốc, vai trò làng nghề, thực trạng làng nghề hiện nay,tiềm năng, hạn chế, xu hướng vận động của làng nghề và một số giải pháp về

cơ chế, chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề mà chưa đưa ra được cácgiải pháp cụ thể cho từng làng nghề cụ thể

2.2.4 Bài học kinh nghiệm về phát triển nghề truyền thống

Từ thực tiễn phát triển ngành NTT ở một số nước và của Việt Nam ởtrên, có thế rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Một là, phát triển ngành nghề truyền thống gắn với quá trình công nghiệp hóa nông thôn.

Trong quá trình đô thị hoá, thương mại hóa ở các nước đã có lúc làmcho nét độc đáo, tinh xảo của các NTT bị phai nhạt, lu mờ Nhưng với cáchnhìn nhận mới, các nước đã chú trọng và coi NTT là một bộ phận của quátrình công nghiệp hóa nông thôn Do vậy khi tiến hành công nghiệp hóa họthường kết hợp thủ công với công nghệ hiện đại tùy điều kiện cơ sở vật chất

Trang 31

của mỗi nước, mỗi vùng Đồng thời tổ chức các cơ sở sản xuất gần vùngnguyên liệu và đặt tại làng xã có NTT để tiện cho việc phát triển sản xuất,giao lưu hàng hóa.

- Hai là, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn.

Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọngđối với sự nghiệp phát triển của NTT Vì thế các nước đều chú ý đầu tư chogiáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuậttiên tiến Bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rấtquan trọng Nếu thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học công nghệ sẽkhông thành công như mong đợi Nhìn chung các nước đều triệt để sử dụngnhững phương pháp huấn luyện tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡngtại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn theo phương châm thiếu gìhuấn luyện nấy Xúc tiến thành các trung tâm, các viện nghiên cứu để đào tạomột cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương có nhu cầu

Để đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, các nước cũng rất chú

ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời những nhà kinh doanh, những nhàquản lý có kinh nghiệm trong việc công nghiệp hóa nông thôn để báo cáo một

số chuyện đề tập huấn hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, trao đổi

- Ba là, để nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính cho nghề truyền thống phát triển sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của NTT, từ vài thập kỷ gần đâycác Nhà nước rất quan tâm, có nhiều chủ trương chính sách đề cập đến vấn đềphát triền ngành TTCN Trong đó chủ trương hỗ trợ về tài chính, tín dụngđóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của NTT Sự hỗ trợ tàichính, vốn của Nhà nước được thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất ngânhàng, hoặc bù giá đầu ra cho người sản xuất Thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ này

mà các NTT lựa chọn gắn với lựa chọn hướng sản xuất Nhà nước tạo điều

Trang 32

kiện cho các ngành nghề TTCN đổi mới công nghệ mẫu mã, nâng cao chấtlượng sản phẩm hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trường.

-Bốn là, Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy nghề truyền thống phát triển.

Đi đôi với việc hỗ trợ tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thịtrường của Nhà nước để khuyến khích ngành NTT, làng NTT phát triển Bởi

vì, chính sách thuế được coi như là phương tiện để kích thích sự phát triểncủa NTT và đóng góp vai trò thúc đẩy tiến bộ xã hội, còn thị trường là điềutốt nhất cho sự tồn tại của mỗi đơn vị sản xuất trong nghề Thị trường khôngchỉ là nơi mua bán vật tư, nguyên liệu và sản phẩm của NTT mà còn là những

ý kiến cố vấn kỹ thuật, các dịch vụ và nhiều thông tin quý giá

-Năm là, khuyến khích sự phát triển giữa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và trung tâm công nghiệp với nghề truyền thống.

Sự kết hợp giữa công nghiệp với TTCN và trung tâm công nghiệp vớiNTT là thể hiện sự phân công hợp tác lao động thông qua sự hỗ trợ, giúp đỡlẫn nhau, nhất là các vấn đề lựa chọn kỹ thuật và lựa chọn hướng sản xuất Đểtạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các nước đều thiết lập chương trìnhkết hợp giữa các trung tâm công nghiệp với NTT

Trang 33

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý

Xã Phương Trung nằm ở trung tâm phía Tây Nam huyện Thanh Oai,cách trung tâm huyện 03 km Có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp xã Kim Thư,

Phía Nam giáp xã Cao Dương, xã Dân Hòa,

Phía Đông giáp xã Đỗ Động,

Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ

Xã Phương Trung gồm 8 thôn, đó là: Thôn Tây Sơn, thôn Trung Chính,thôn Liên Tân, thôn Quang Trung, thôn Mã Kiều, thôn Tân Tiến, thôn TânDân 1 và thôn Tân Dân 2 Xã nằm dọc và sát quốc lộ 21B chạy từ Ba La(quận Hà Đông ) đi Vân Đình (huyện Ứng Hòa) Từ đây, vẫn theo đường 21B

để ra quốc lộ 1 ở cầu Giẽ (huyện Phú Xuyên) hoặc vào vùng đồng bằng vàvùng núi huyện Ứng Hòa Xã còn nằm ven sông Đáy, sông cách xã khoảng700m, là tuyến đường thủy trọng yếu Gắn với sông là tuyến đê Tả Đáy cũng

là đường giao thông quan trọng Cả quốc lộ 21B, sông Đáy và đường đê Đáy

đã tạo cho xã Phương Trung thế thông thương với Hà Đông – Hà Nội, cáctỉnh trung du phía Bắc, vùng đồi núi huyện Mỹ Đức và các huyện khác củatỉnh Hòa Bình Đây là điều kiện thuận lợi để xã Phương Trung phát triển kinh

tế, giao lưu buôn bán và văn hóa với các vùng trong và ngoài xã

3.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng

3.1.2.1 Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi phát triển nông nghiệp đadạng với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: thóc nếp đặc sản, lợn nạc,thủy sản, cây gia vị, rau an toàn, hoa và cây cảnh

Trang 34

3.1.2.2 Thời tiết và khí hậu

Xã Phương Trung cũng như nhiều địa phương khác thuộc đồngbằng châu thổ sông Hồng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đớigió mùa:

- Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng

9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau

- Nhiệt độ bình quân năm 23,40C, nhiệt độ trung bình hàng thángcao nhất là 28,80C (tháng 7), thấp nhất là 16,20C (tháng 1)

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1600 – 1700 mm, nhưng phân

bố không đều giữa các tháng trong năm Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5đến tháng 8 với 75% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa (chỉchiếm khoảng 25% tổng lượng mưa), đặc biệt là tháng 11 và tháng 12lượng mưa thấp

- Số giờ nắng trung bình/năm là 1832,9 giờ (trung bình 5,1giờ/ngày) Số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất làtháng 3 với số giờ nắng từ 70 đến 90 giờ

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh)

và gió mùa đông nam vào mùa nóng ẩm

- Thảm thưc vật: Hệ thống cây trồng phong phú đa dạng, bao gồm cáccây hàng năm như lúa, ngô, rau, cây ăn quả, hoa, cây cảnh Hệ thống cây

Trang 35

xanh trong các khu dân cư chiếm tỷ lệ trung bình Để phát triển nôngnghiệp theo hướng bền vững trong tương lai cần tiếp tục chuyển dịch cơcấu sản xuất để phát triển mánh sản xuất hàng hóa và chú trọng bảo vệ môitrường.

- Cảnh quan và môi trường: Đình, chùa làng xã Phương Trung đãđược Bộ văn hóa thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm

1985 Các công trình đình chùa mang đậm nét văn hóa của làng quê ViệtNam Hàng năm, ở các thôn đều tổ chức các lễ hội văn hóa sinh động

3.1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội

3.1.3.1 Đất đai

Qua bảng 3.1 ta thấy: Phương Trung có quỹ đất rất hạn chế với tổngdiện tích đất tự nhiên của xã là 481,44 ha, qua 3 năm tình hình biến độngnhư sau:

Đất nông nghiệp:

Diện tích đất nông nghiệp của xã là 328,64 ha chiếm 68,27% tổngdiện tích đất tự nhiên năm 2011 và giảm xuống 328 ha chiếm 68,13% tổngdiện tích đất tự nhiên năm 2013, bình quân mỗi năm giảm 0,11% Đây là

sự giảm sút không đáng kể về diện tích đất nông nghiệp do người dân trong

xã vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu, chỉ có những ruộng chân cao và chấtđất xấu khó khăn trong việc cung cấp nước dẫn đến năng suất không caothì họ bỏ hoang hóa hoặc trồng cây lâu năm Do đó, diện tích trồng cây lâunăm có sự tăng lên từ 61,64 ha năm 2011 đến 63,34 ha năm 2013 Một sốvùng trũng, chính quyền xã cho đấu thầu để người dân nuôi trồng thủy sảncho hiệu quả kinh tế cao dẫn đến diện tích mặt nước cho nuôi thủy sản tănglên từ 9,52 ha năm 2011 lên 12,73 ha năm 2013, bình quân mỗi năm tăng15,67% Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trongtổng diện tích đất tự nhiên

Trang 36

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011- 2013

CC (%)

DT (ha)

CC (%) 2012/2011 2013/2012 BQ

1 Đất trồng cây hàng năm 257,48 80,69 256,13 77,94 251,93 76,81 96,59 98,55 97,57

2 Đất trồng cây lâu năm 61,64 19,31 61,64 18,76 63,34 19,31 97,15 102,93 100,00

3 Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 9,52 2,9 10,83 3,3 12,73 3,88 113,79 117,58 115,67

II Đất phi nông nghiệp 146,69 30,46 146,73 30,48 147,53 30,64 100,07 100,54 100,30

Trang 37

Đất phi nông nghiệp:

Địa bàn xã do quỹ đất còn hạn chế nên việc chuyển đổi mục đích sửdụng còn nhiều khó khăn Về diện tích đất phi nông nghiệp, những nămvừa qua đã chuyển đổi một phần từ diện tích đất nông nghiệp Tuy nhiêndiện tích tăng không đáng kể Năm 2011 tổng diện tích đất phi nông nghiệp

là 146,69 ha thì sang năm 2013 là 147,53 ha, bình quân mỗi năm tăng0,3% Trong đó, diện tích đất ở tăng từ 57,6 ha đến 63,64 ha, bình quânmỗi năm tăng 4,81% Sở dĩ có sự tăng diện tích đất nhà ở như vậy là do tỷ

lệ người di cư đến xã tăng, số người chuyển sang kinh doanh, dịch vụ tăngnên các cơ sở phục vụ cho hoạt động buôn bán, nhà kho chứa hàng như:nón, sắt, thép nhà xưởng mọc lên càng nhiều làm diện tích đất nôngnghiệp giảm và diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên Điều đó cho thấy,kinh tế của xã ngày càng đi lên với sự tăng lên của ngành thủ công nghiệp,thương mại, dịch vụ, từng bước làm thay đổi bộ mặt của xã

Đất chưa sử dụng:

Năm 2011, diện tích đất chưa sử dụng của xã là 6,11 ha chiếm 1,27%tổng diện tích đất tự nhiên nhưng đến năm 2013, diện tích đất chưa sử dụnggiảm xuống còn 5,91 ha chiếm 1,23%, với tốc độ giảm bình quân qua 3năm là 1,68% Do đó, thời gian tới cần đẩy mạnh khai thác triệt để tiềmnăng của địa phương

3.1.3.2 Dân số- lao động

Dân số:

Nhìn vào bảng 3.2, ta thấy năm 2013, tổng số dân số của xã là

16740, tăng 302 người so với năm 2011, bình quân hàng năm tăng 0,91%

Nhìn chung qua 3 năm, số khẩu nông nghiệp có xu hướng giảm dohiệu quả kinh tế do trồng lúa mang lại không cao họ chuyển sang làmngành nghề khác như làm nón, buôn nón, kinh doanh, dịch vụ… Đây là các

Trang 38

công việc vừa nhẹ nhàng lại mang lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa nên

số khẩu phi nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể Tương ứng với số khẩutăng lên thì số hộ trong xã cũng tăng lên qua 3 năm Từ 4120 hộ năm 2011lên tới 4443 hộ năm 2013 với tốc độ tăng hàng năm là 3,85% Trong đó, số

hộ nông nghiệp giảm bình quân mỗi năm là 0,13% nhưng số hộ phi nôngnghiệp lại tăng lên một cách nhanh chóng, bình quân mỗi năm tăng11,62%

Từ đó cho thấy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu dân số trong lĩnh vựcngành nghề có sự chuyển biến tích cực và đây là dấu hiệu tốt để xã pháttriển kinh tế trong thời gian tới

 Lao động:

Tổng số lao động trong độ tuổi của xã giai đoạn 2011 – 2013 đã tănglên 819 người tương ứng với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,97%.Bình quân hàng năm số lao động nông nghiệp giảm 0,1%, đây là số giảmkhông đáng kể do người dân chuyển sang làm ngành nghề khác nhưng vẫnlàm nông nghiệp vì họ tiếc đất tuy nhiên tỷ lệ đó là rất ít

Số lao động phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng, bình quân số laođộng phi nông nghiệp hàng năm tăng 5,06% Như vậy, số lao động nôngnghiệp có xu hướng giảm xuống nhưng giảm với tốc độ chậm và số laođộng phi nông nghiệp tăng lên do những lao động trẻ có xu hướng tìm côngviệc khác thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và những lao động có sứckhỏe cũng tìm những công việc có thu nhập cao hơn làm nông nghiệp

Tóm lại, tốc độ tăng dân số, sự biến đổi về cơ cấu lao động của xãđang theo hướng tích cực Tuy nhiên, để có sự chuyển biến mạnh mẽ hơnnữa thì chính quyền xã cần có phương hướng cụ thể để nâng cao nhận thức

và trình độ tay nghề cho người lao động

Trang 39

Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động của xã Phương Trung qua 3 năm 2011-2013

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 2012/2011 2013/2012 BQ

I Tổng số nhân khẩu Người 16438 100 16526 100 16740 100 100,54 101,29 100,91

1 Nhân khẩu nông nghiệp Người 11506 70,00 11436 69,20 11356 67,84 99,39 99,30 99,35 2.Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 4932 30,00 5090 30,80 5384 32,16 103,20 105,78 104,48

2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 1342 32,57 1435 34,08 1672 37,63 106,93 116,52 111,62 III Tổng số lao động Lao động 13600 100 13798 100 14419 100 101,46 104,50 102,97

1 Lao động nông nghiệp Lao động 5600 41,18 5593 40,53 5589 38,76 99,88 99,93 99,90

2 Lao động phi nông nghiệp Lao động 8000 58,82 8205 59,47 8830 61,24 102,56 107,62 105,06

IV Một số chỉ tiêu bình quân

1 BQ số nhân khẩu/ hộ Người/

Trang 40

3.1.3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã

Hiện nay, toàn xã đã cơ bản đáp ứng đầy đủ hệ thống điện đường trường - trạm - chợ phục vụ cho nhu cầu đi lại, học tập, giao lưu buôn bán,khám chữa bệnh… Từ đó, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trong

-xã cả về vật chất lẫn tinh thần, trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao

Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Phương Trung năm 2013

- Trung tâm giáo dục thường xuyên Trường 1

4 Mạng lưới truyền thông

-Số máy điện thoại cố định/100 dân Máy 85

Nguồn: Ban thống kê xã Phương Trung, 2013

Ngày đăng: 18/08/2014, 01:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn Bình (2011). ‘Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản phẩm gốm của làng nghề Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh’, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Một số giải pháp chủ yếu phát triển sản phẩm gốmcủa làng nghề Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Lê Văn Bình
Năm: 2011
2. Quách Thị Hoa (2011). ‘Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề nón Chuông xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội’, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề nónChuông xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội’
Tác giả: Quách Thị Hoa
Năm: 2011
4. Nguyễn Thị Lan Hương (2007). ‘Làng Chuông với làng nghề nón’, Luận văn thạc sĩ văn hóa học, Trường Đại học văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Làng Chuông với làng nghề nón’
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương
Năm: 2007
6. Nguyễn Văn Khỏe (2010). ‘Giải pháp phát triển làng nghề tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam’, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Giải pháp phát triển làng nghề tại huyện KimBảng tỉnh Hà Nam’, Luận văn thạc sĩ kinh tế
Tác giả: Nguyễn Văn Khỏe
Năm: 2010
8. Đỗ Văn Nguyện (2012), ‘Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề thêu truyền thống tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình’, Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triểnnghề thêu truyền thống tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình’
Tác giả: Đỗ Văn Nguyện
Năm: 2012
9. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quátrình công nghiệp hóa
Tác giả: Dương Bá Phượng
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội Hà Nội
Năm: 2001
10. Bùi Văn Tiến (2011). ‘Phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình’, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Ninh Bình’
Tác giả: Bùi Văn Tiến
Năm: 2011
7. Trang Linh (2013). ‘Dịu dàng nón lá làng Chuông’, Ký sự của truyền hình số VTC ngày 12/8/2013. Nguồn: http://vtc.vn/tapchi/402-398487/phong-su-ky-su/diu-dang-non-la-lang-chuong.htm, ngày truy cập 15/3/2014 Link
3. Mai Thế Hởn (2000). ‘Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội’, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011- 2013 Chỉ tiêu - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011- 2013 Chỉ tiêu (Trang 36)
Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động của xã Phương Trung qua 3 năm 2011-2013 - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động của xã Phương Trung qua 3 năm 2011-2013 (Trang 39)
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Phương Trung năm 2013 - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Phương Trung năm 2013 (Trang 40)
Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã Phương Trung qua 3 năm 2011-2013 - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã Phương Trung qua 3 năm 2011-2013 (Trang 42)
Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp (Trang 44)
Bảng 3.7 Phân loại hộ điều tra - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 3.7 Phân loại hộ điều tra (Trang 45)
Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của nghề làm nón truyền thống tại xã năm 2013 - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của nghề làm nón truyền thống tại xã năm 2013 (Trang 50)
Bảng 4.2 Cơ cấu sản phẩm nón của xã Phương Trung qua 3 năm 2011 – 2013 - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 4.2 Cơ cấu sản phẩm nón của xã Phương Trung qua 3 năm 2011 – 2013 (Trang 51)
Bảng 4.4 Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất nón xã Phương Trung năm 2013 - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 4.4 Tình hình cơ bản của các hộ sản xuất nón xã Phương Trung năm 2013 (Trang 56)
Bảng 4.5 Phân công lao động trong nghề làm nón TT Công đoạn Theo giới tính - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 4.5 Phân công lao động trong nghề làm nón TT Công đoạn Theo giới tính (Trang 58)
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ nón Chuông - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ kênh tiêu thụ nón Chuông (Trang 63)
Bảng 4.8 Giá một số loại nón của hộ - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 4.8 Giá một số loại nón của hộ (Trang 64)
Bảng 4.9 Hiệu quả SXKD của hộ điều tra năm 2014 - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 4.9 Hiệu quả SXKD của hộ điều tra năm 2014 (Trang 66)
Bảng 4.10 Sự quan tâm của các cơ sở điều tra tới thương hiệu nghề truyền thống - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 4.10 Sự quan tâm của các cơ sở điều tra tới thương hiệu nghề truyền thống (Trang 68)
Bảng 4.11 Nguồn vốn phục vụ sản xuất của các cơ sở điều tra Tiêu chí Vốn đầu tư/tháng Số lượng - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 4.11 Nguồn vốn phục vụ sản xuất của các cơ sở điều tra Tiêu chí Vốn đầu tư/tháng Số lượng (Trang 72)
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ tới phát triển  nghề làm nón của hộ - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ tới phát triển nghề làm nón của hộ (Trang 73)
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng tới phát triển nghề làm nón của các cơ sở điều tra - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng tới phát triển nghề làm nón của các cơ sở điều tra (Trang 75)
Bảng 4.14 Ma trận SWOT - Giải pháp phát triển nghề làm nón tại làng chuông,  xã phương trung, huyện thanh oai, thành phố hà nội
Bảng 4.14 Ma trận SWOT (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w