Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
2,64 MB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xây dựng. Ở nước ta hiện nay hoạt động đấu thầu đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đấu thầu trong xây dựng cơ bản luôn được quan tâm, cải tiến để từng bước hoàn thiện hơn nữa. Cùng với chính sách mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đã tạo điều kiện thông thoáng, khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế của đất nước thì nhu cầu xây dựng ngày một tăng, hàng loạt các doanh nghiệp xây dựng mới ra đời. Chính điều đó đã góp phần thúc đẩy tính cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Quy luật khắc nghiệt nhất của thị trường đó là cạnh tranh, mà đấu thầu là một hình thức tổ chức cạnh tranh để lựa chọn ra những nhà thầu có đủ năng lực đảm nhiệm những yêu cầu của chủ đầu tư. Do đó, đầu thầu nói chung hay đấu thầu xây lắp nói riêng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng. Chính vì thế mà bất cứ một doanh nghiệp xây dựng nào cũng cần coi trọng, quan tâm tới công tác đấu thầu. Đấu thầu xây dựng đã rất phổ biến ở các nước phát triển bởi những ưu điểm vượt trội của nó so với hình thức giao thầu. Tại Việt Nam quy chế đấu thầu được ban hành lần đầu vào năm 1996 và đến ngày 29/11/2005 luật đấu thầu mới chính thức được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2006. Luật đấu thầu ra đời tạo nên một hành lang pháp lý thống nhất cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh một cách bình đẳng và phần nào đã hạn chế được những bất cập trong đấu thầu. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phải chuyên nghiệp hơn trong đấu thầu thì mới hy vọng cạnh tranh được với các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm trong và ngoài nước. Công ty TNHH Hà Nam là một doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản như cầu đường, thuỷ điện, thuỷ lợi…Với tình hình hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có những ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam. Do tính chất 2 nghiêm trọng và phức tạp của cuộc khủng hoảng nên đã tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành xây dựng. Công ty TNHH Hà Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Việc thắng thầu trong giai đoạn này có ý nghĩa to lớn đối với Công ty bởi nó không chỉ giúp duy trì sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, từng bước tháo gỡ khó khăn, đặc biệt còn giữ cho Công ty không bị thất thoát về nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cao. Trong thời gian qua Công ty TNHH Hà Nam đã gặt hái được những thành công nhất định trong đấu thầu, thắng thầu được những gói thầu lớn có khả năng thanh toán cao với giá bỏ thầu hợp lý. Tuy nhiên, xác suất trượt thầu vẫn còn chiếm tỷ lệ không nhỏ, trung bình khoảng 20%. Đứng trước thực tế đó Công ty vẫn chưa đưa ra được những giải pháp mang tính đột phá đến vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu. Qua quá trình thực tập và làm việc tại Công ty, nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc thắng thầu đối với Công ty, em xin chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp tại Công ty TNHH Hà Nam ” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục đích: - Trình bày một cách có hệ thống, qua đó làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng. - Đề xuất giải pháp, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp tại Công ty TNHH Hà Nam trên thị trường xây dựng. 2.2 Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của các nhà thầu. - Đánh giá khách quan khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty TNHH Hà Nam. - Chỉ ra mặt đạt được và những vấn đề còn tồn tại làm hạn chế khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty TNHH Hà Nam. 3 - Xác định rõ nguyên nhân chủ yếu đã tác động tích cực hoặc tiêu cực tới khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty TNHH Hà Nam. + Khách quan + Chủ quan - Đưa ra được nguyên nhân chủ yếu. 3. Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty TNHH Hà Nam trên thị trường xây dựng. - Các giải pháp xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu đã tác động tích cực hoặc tiêu cực tới khả năng cạnh tranh của Công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. - Đối tượng nghiên cứu: Khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, các nhân tố ảnh hưởng và chi phối, thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng tại Công ty TNHH Hà Nam từ năm 2006 đến năm 2011. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài. - Phương pháp luận nghiên cứu: Phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng: + Phương pháp phân tích thống kê các kết quả đấu thầu trong quá khứ + Phương pháp phân tích định tính kết hợp phân tích định lượng + Phương pháp so sánh đối chiếu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương. Chương I: Những lý luận chung về đấu thầu xây lắp và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của nhà thầu xây dựng. Chương II: Thực trạng đấu thầu xây lắp tại Công ty TNHH Hà Nam. Chương III: Đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp tại Công ty TNHH Hà Nam. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA NHÀ THẦU XÂY DỰNG 1.1. ĐẤU THẦU XÂY DỰNG VÀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 1.1.1.Khái niệm cơ bản về đấu thầu nói chung Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp. Trong nền kinh tế thị trường, người mua tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất “ Bên mời thầu ” là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. “ Nhà thầu ” là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Một số khái niệm liên quan trong đấu thầu. Theo luật đấu thầu ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì một số khái niệm trong đấu thầu được hiểu như sau: - Dự án: Là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định. - Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. 5 - Bên mời thầu: Là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu. - Nhà thầu: Là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu trong nước được xét theo pháp luật Việt Nam, đối với nhà thầu nước ngoài được xét theo pháp luật của nước nơi nhà thầu mang quốc tịch. Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về tài chính của mình. (Trích khoản 10 – điều 3- Nghị định 66/2003/NĐ - CP). - Gói thầu: Là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên. - Hồ sơ mời thầu: Là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. - Hồ sơ dự thầu: Là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng (bao gồm các nhà đầu tư – gọi chung là người mua) luôn mong muốn có được hàng hóa và dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất. Vì vậy, mỗi khi có nhu cầu mua sắm một hàng hóa hay dịch vụ nào đó, họ thường tổ chức các cuộc đấu thầu để các nhà thầu (bao gồm các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ) cạnh tranh nhau về mặt kỹ thuật, công nghệ, chất lượng và giá cả. Tùy theo nhu cầu sử dụng, người mua sẽ đưa ra các thông tin cơ bản về yêu cầu chất lượng hàng hóa, điều kiện thanh toán. Nhà thầu căn cứ vào các yêu cầu đó để lập hồ sơ dự thầu và gửi cho bên mời thầu để họ đánh giá. Trong đấu thầu nhà thầu nào đưa ra được mẫu hàng hóa và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người mua và với giá bỏ thầu thấp nhất sẽ trúng thầu. Như vậy, đấu thầu là một sân chơi do người mua tổ chức và người chơi là những nhà thầu. Nếu sân chơi đó có luật chơi tốt thì sẽ thu hút được nhiều người 6 chơi và như vậy người mua sẽ có nhiều cơ hội chọn mua được hàng hóa và dịch vụ thoả mãn yêu cầu của mình với giá cả thấp nhất có thể. Như vậy, có thể hiểu đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Trong đó, người mua đóng vai trò tổ chức để các nhà thầu (những người bán) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất. Mục tiêu của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ đó với giá cả đủ bù đắp các chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. 1.1.2. Khái niệm, bản chất về đấu thầu xây dựng Đấu thầu xây dựng là một lĩnh vực không phải là mới ở Việt Nam. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam đã ban hành quy chế đấu thầu riêng trong lĩnh vực xây dựng. Quy chế đấu thầu được ban hành lần đầu tiên năm 1996 (quy định tại nghị định số 43/CP ngày 16/07/1996 của Chính phủ) nhằm thống nhất quản lý hoạt động đấu thầu trong cả nước. Từ đó tới nay nó vẫn liên tục được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam và đến ngày 29 tháng 11 năm 2005 luật đấu thầu số 61/2005/QH11 đã chính thực được ban hành. Luật đấu thầu ra đời phần nào đã hạn chế được những bất cập trong hoạt động đấu thầu đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. Theo luật đấu thầu thì đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu đáp ứng các yêu cầu về xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng. Trên các góc độ khác nhau sẽ có các cách nhìn nhận khác nhau về đấu thầu trong xây dựng cơ bản. - Đối với chủ đầu tư: Đấu thầu xây dựng là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu (khảo sát, thiết kế, xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị…) đáp ứng yêu cầu kinh tế - kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình. - Đối với các nhà thầu (các đơn vị xây dựng): Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu giành cơ hội nhận thầu khảo sát, thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị. 7 Thực chất của đấu thầu đối với nhà thầu là một quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác về khả năng tiến hành công tác xây dựng đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, chi phí để giành được hợp đồng thực hiện dự án mà bên mời thầu đưa ra. Đấu thầu là quá trình hết sức khó khăn, nhạy cảm và nhiều rủi ro có thể xảy ra. - Đối với quản lý nhà nước: Đấu thầu xây dựng là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư của Nhà nước mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cở sở cạnh trạnh giữa các nhà thầu. * Bản chất đấu thầu xây dựng thể hiện qua các khía cạnh sau: Đấu thầu là việc tổ chức hoạt động cạnh tranh trên 2 phương diện: + Cạnh tranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) và các nhà thầu (các đơn vị xây dựng). + Cạnh tranh giữa các nhà thầu Các quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán (cung - cầu). Sự ra đời và phát triển của phương thức đấu thầu gắn liền với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Nhưng hoạt động mua bán này khác với hoạt động mua bán thông thường khác ở chỗ tính chất hàng hóa của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ do việc tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo giá dự toán chứ không theo giá thực tế. Trong mua bán thì người mua luôn muốn mua được sản phẩm với mức giá thấp nhất (tối đa hóa chi phí), còn người bán lại cố gắng bán được mặt hàng đó ở mức giá cao nhất có thể (tối đa hóa lợi nhuận). Từ đó nảy sinh sự cạnh tranh giữa người mua (chủ đầu tư) và người bán (nhà thầu). Mặt khác hoạt động mua bán này chỉ diễn ra với một người mua và nhiều người bán nên giữa những người bán phải cạnh tranh với nhau để bán được sản phẩm của mình. Kết quả là thông qua việc tổ chức hoạt động cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu hay giá dự toán công trình. 1.1.3 Hình thức, phương thức và nguyên tắc đấu thầu xây dựng 1.1.3.1 Hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng thường được thực hiện theo các hình thức sau đây: + Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo 8 quy định tại điều 5 của luật này để các nhà thầu biết thông tin tham dự.Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu.Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. ( Số 61/2005/QH11 – Mục1/ Đ18/ K2 ) Phạm vi áp dụng: Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu áp dụng trong đấu thầu. Các hình thức khác chỉ được áp dụng khi có đầy đủ căn cứ và được người có thẩm quyền chấp thuận trong kế hoạch đấu thầu. + Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu. trong trường hợp thực tế có ít hơn 5 nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác. ( Số 61/2005/QH11 - Mục1/Đ19/Kh1- Kh2 ) Phạm vi áp dụng: Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu. - Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu. + Chỉ định thầu: Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Khi thực hiện chỉ định thầu phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định. Trước khi thực hiện chỉ định thầu thì dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định. (Số 61/2005/QH11 - Mục 1/Đ20/Kh1- Kh2 –Kh3 ) Phạm vi áp dụng: Chỉ định thầu chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau: - Trường hợp sự cố bất khả kháng do thiên tai, dịch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được 9 chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu. - Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài. - Gói thầu thưộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết. - Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ. - Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu. 1.1.3.2 Phương thức đấu thầu xây dựng Để thực hiện đấu thầu tuỳ theo từng loại công trình chủ đầu tư có thể áp dụng một trong các phương thức theo quy định trong luật đấu thầu (ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005): + Đấu thầu một túi hồ sơ: được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.( Luật đấu thầu – Đ26/Kh1 ) + Đấu thầu hai túi hồ sơ: được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề 10 xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo. + Đấu thầu hai giai đoạn: Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau: • Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở lên; • Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp; • Dự án thực hiện theo Hợp đồng chìa khóa trao tay. Hai giai đoạn đó như sau: Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu: Tùy theo quy mô, tính chất gói thầu, chủ đầu tư thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi thư mời thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho các nhà thầu tham dự hồ sơ mời dự thầu bao gồm các thông tin sơ bộ về gói thầu và các nội dung chính của hồ sơ mời dự thầu. Nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự thầu kèm theo bảo lãnh dự thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển phải tham dự đấu thầu. Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 1% giá gói thầu. 1. Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng sơ tuyển bao gồm: o Năng lực kỹ thuật o Năng lực tài chính o Kinh nghiệm 2. Giai đoạn đấu thầu: Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các nhà thầu được lựa chọn vào giai đoạn đấu thầu. Nhà thầu tham dự đấu thầu phải nộp hồ sơ đấu thầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo nhà thầu đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu. Mức bảo lãnh dự [...]... ch u tư có công trình c n xây d ng nhưng ch có m t doanh nghi p xây d ng ho c t ch c xây d ng tham gia tranh th u “ r t ít ” có kh năng công ngh c quy n xây d ng các công trình Trư ng h p này ít x y ra trong n n kinh t th trư ng nh t là trong u th u - C nh tranh gi a ngư i bán v i nhau (c nh tranh gi a các ơn v xây d ng v i nhau) ây là cu c c nh tranh kh c li t và gay go nh t c a c nh tranh trong n n... thi công th hi n năng l c c a nhà t ch c và qu n lý thi công, kh năng k thu t, trang thi t b máy móc và ngu n nhân l c Nhà th u c nh tranh v i nhau qua các giành nh ng ưu th trong tiêu chí này ti n u th u Th c hi n thi công là i u ki n quan tr ng y các cam k t v th ng th u cũng như nâng cao hi u qu s n xu t kinh doanh c a doanh nghi p Th ba, v hình th c c nh tranh trong u th u xây d ng Trong u th u xây. .. chi u sâu th c ch t là s c nh tranh gi a các doanh nghi p thông qua vi c u tư nghiên c u nh m nâng cao hàm lư ng khoa h c - k thu t c a hàng 19 hóa chào bán nói riêng (công trình) và năng l c khoa h c c a doanh nghi p nói chung Trong th c t , doanh nghi p thư ng th c hi n c hai hình th c trên nâng cao năng l c c nh tranh c a mình 1.2.2.2 Phân lo i c nh tranh trong u th u xây d ng Khác v i các ngành thông... hoàn thành các m c tiêu kinh t - k thu t mà doanh nghi p ã ra và nâng cao thương hi u c a doanh nghi p C nh tranh b ng giá d th u cũng có ý nghĩa h t s c quan tr ng trong quy t nh n thành công hay th t b i trong u th u xây d ng Do ó, xây d ng ư c m c giá b th u h p lý là yêu c u hàng u trong vi c 18 m b o tính c nh tranh và t hi u qu kinh doanh cao c a doanh nghi p t o ra ưu th c nh tranh v giá trong. .. nh tranh, gây d ng m i quan h v i các t ch c kinh t trong và ngoài nư c, tìm cách tăng cư ng uy tín c a mình - u th u òi h i các nhà th u ph i không ng ng nâng cao trình như: T ch c qu n lý, ào t o v m im t i ngũ cán b , công nhân k thu t v ng tay ngh , u tư nâng cao năng l c máy móc thi t b , m r ng m ng lư i thông tin…Nh v y nhà th u nâng cao năng l c c a mình trong - Thông qua u th u u th u, nhà... hi n d án xây d ng thư ng ư c xem xét trên các khía c nh: - Kh năng m b o ti n - Tính h p lý v ti n theo qui nh ã cam k t; hoàn thành các h ng m c công trình liên quan; - Kh năng rút ng n ti n thi công 1.2.4 Các nhân t nh hư ng t i kh năng c nh tranh trong u th u xây l p c a doanh nghi p Chúng ta có th chia các nhân t nh hư ng t i kh năng c nh tranh trong u th u xây l p c a doanh nghi p thành 2 nhóm:... khoa h c - công ngh nh m áp ng các tiêu chu n do bên m i th u ưa ra th ng th u, doanh nghi p ph i không ng ng u tư, nghiên c u và ng d ng các thành t u khoa h c - công ngh nh m nâng cao ch t lư ng công trình Ch t lư ng công trình là m t trong nh ng y u t quan tr ng nh t, nó kh ng nh năng l c thi công, uy tín c a doanh nghi p M t khác, ch t lư ng công trình còn góp ph n không nh trong vi c nâng cao hi u... kh năng th c hi n t t nh t nh ng công vi c trong chu trình c a d án ? L ch s phát tri n và qu n lý d án trong nư c và qu c t là phương pháp có hi u qu cao nh t th c hi n m c tiêu này, công c a ch u tư ã kh ng nh, u th u m b o cho s thành u th u ư c xem như m t phương pháp qu n lý d án có hi u qu nh t hi n nay trên cơ s ch ng c quy n, tăng cư ng kh năng c nh tranh gi a các nhà th u 1.2 KH NĂNG C NH TRANH. .. n ng, v sinh môi trư ng h p lý thi công: Là th i gian c n thi t nhà th u thi công hoàn thành công thi công ph i ư c b trí m t các tu n t khoa h c nh m s d ng t i a 23 ngu n l c s n có c a nhà th u và mang tính kh thi cao Ti n thi công ư c quy nh c th trong h sơ m i th u Nhà th u c n có s nghiên c u a bàn thi công, m t b ng thi công, ngu n v t li u… Qua ó, b trí thi công các h ng m c, c n phân vi c h... a các nhà th u Các nhà th u khi xây d ng giá b th u u d a trên kh i lư ng công tác xây l p ư c l y ra t k t qu tiên lư ng thi t k k thu t và ơn giá n Gdt = ∑ QjxDGj j =1 Trong ó: Gdt: Giá d th u 24 j : Ký hi u công tác xây l p thu c h ng m c công trình Qj: Kh i lư ng công tác xây l p thu c h ng m c công trình j DGj: ơn giá tính cho 1 ơn v công tác xây l p c a h ng m c j (DGj do nhà th u t l p theo hư . cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của các nhà thầu. - Đánh giá khách quan khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty TNHH Hà Nam. -. CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA NHÀ THẦU XÂY DỰNG 1.1. ĐẤU THẦU XÂY DỰNG VÀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 1.1.1.Khái niệm cơ bản về đấu thầu nói. Thực trạng đấu thầu xây lắp tại Công ty TNHH Hà Nam. Chương III: Đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp tại Công ty TNHH Hà Nam. 4 CHƯƠNG 1