II Phương tiện chuyên dụng
H TIẾT BỊ ĐO ĐẠC KIỂM ĐỊN
2.3.2 Những nhân tố bên ngoà
Đây là các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới các công cụ cạnh tranh của Công ty TNHH Hà Nam, từ đó tác động đến khả năng cạnh tranh của Công ty . Các nhân tố này bao gồm: Môi trường kinh tế pháp lý của nhà nước, chủ đầu tư, các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp.
2.3.2.1 Môi trường kinh tế pháp lý của nhà nước
Môi trường kinh tế, pháp lý của nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của nước ta giảm, đồng thời nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu bão hòa về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, hay chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững. Từ những khó khăn của nền kinh tế kéo theo những khó khăn về vốn cho lĩnh vực xây dựng cơ bản, thị trường bó hẹp dẫn đến tình trạng cạnh tranh giữa các nhà đầu tư khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy định về đầu tư quản lý xây dựng cơ bản thay đổi nhiều lần, từ Nghị định số 42/CP đến Nghị định số 52/CP, sửa đổi số 12/CP và hiện nay là Nghị định sửa đổi số 07/CP. Quy chế đấu thầu thay đổi từ Nghị định số 43/CP đến Nghị định số 88/CP, Nghị định sửa đổi số 14/CP và trong thời gian tới sẽ tiếp tục được bổ sung. Luật Đấu thầu đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/4/2006 nhưng chậm ban hành những văn bản dưới luật.
Do thường xuyên có sự thay đổi về khung pháp lý cho lĩnh vực xây dựng cơ bản đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đôi khi còn dẫn đến nhiều bó buộc cho các đơn vị trong đấu thầu. Các chính sách khác như giải phóng mặt bằng, huy động vốn,
thanh quyết toán công trình của Nhà nước cũng còn nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, các công trình xây dựng cơ bản thường có giá trị lớn, thời gian thi công dài trong khi nguồn vốn của các chủ đầu tư hay rộng hơn là của toàn nền kinh tế luôn bị hạn hẹp nên đã gây ra nhiều tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các Công ty, tổ chức kinh tế tham gia thị trường xây dựng.
Đứng trước những khó khăn trên, để tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tránh những thất thoát, lãng phí, Nhà nước cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý về cơ chế đấu thầu, tạo dựng một sân chơi thực sự bình đẳng cho các doanh nghiệp.
2.3.2.2 Chủđầu tư
Chủ đầu tư thường được cơ quan chủ quản giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Trong trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì tự thực hiện mời thầu, tổ chức đấu thầu, nếu không đủ năng lực thì sử dụng một tổ chức chuyên môn đủ tư cách và năng lực thay mình làm bên mời thầu, nhưng chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Do vậy, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
Với nhóm khách hàng là những nhà đầu tư trong nước tập trung chủ yếu ở miền Bắc, trong những năm qua Công ty TNHH Hà Nam luôn khẳng định được vị thế và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên vai trò của chủ đầu tư có tác động rất lớn đến quá trình tuyển thầu của các Công ty. Bởi lẽ, chỉ cần cán bộ của chủ đầu tư không có đủ năng lực, tha hóa, có những đánh giá thiên lệch, hoặc tiết lộ thông tin của các nhà thầu thì sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Đứng trước những đòi hỏi khách quan hiện nay, Công ty THNN Hà Nam luôn xác định mục tiêu là thỏa mãn tốt nhất những yêu cầu của chủ đầu tư. Đây có thể coi là tiền đề cho sự tồn tại bền vững của Công ty bởi vì có như vậy mới tạo được uy tín tốt trên thị
trường xây dựng. Công ty cần xây dựng cho mình chiến lược phù hợp cho từng nhóm khách hàng cụ thể. Phải xác định được các yêu cầu cần đáp ứng đó là: chất lượng, kỹ thuật, thời gian và giá cả hợp lý. Đồng thời, chủ đầu tư của các dự án phải thể hiện được tính công khai, minh bạch trong quá trình mời thầu và tuyển thầu. Có như vậy, nguồn vốn đầu tư mới được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả và các Công ty, các tổ chức kinh tế mới có được sự bình đẳng với nhau trong cạnh tranh đấu thầu. Đây là điều kiện quan trọng cho việc hình thành những công trình xây dựng đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và tiến độ thi công nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước.
2.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Lĩnh vực xây dựng cơ bản là một trong những lĩnh vực rất năng động, ngày càng thu hút nhiều đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Các Công ty này cạnh tranh nhau rất quyết liệt. Trong điều kiện đó việc nắm bắt kỹ các thông tin về thị trường và về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc thắng thầu của bất kỳ một nhà thầu xây dựng nào. Hiện nay do cơ chế mở, đối thủ cạnh tranh của Công ty ngày càng nhiều. Ngoài các Công ty nhà nước có vốn lớn, kinh nghiệm lâu năm còn có các công ty Cổ phần, Công ty TNHH mới thành lập và một số các Công ty chuyển từ các lĩnh vực khác sang xây dựng. Vì vậy, Công ty cần phải chú trọng tới việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể đặc điểm của từng nhóm đối thủ cạnh tranh.
* Nhóm các đối thủ cạnh tranh hiện có
Đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH Hà Nam thuộc nhóm này bao gồm các tổng công ty lớn đóng trên địa bàn tỉnh như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty XDCT giao thông 1, Tổng VINACONEX… Trong đó đáng chú ý là các công ty sau: Công ty cổ phần XD số 1, Công ty TNHH 307, Công ty CP khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Hoa Cương, Công ty Thủy Lợi…
Bảng 2.11 : So sánh các đối thủ cạnh tranh trực tiếp STT Các chỉ tiêu Công ty TNHH Hà Nam Công ty TNHH 307 Công ty CP XD số 1 Công ty TNHH Hoa Cương Công ty CP KT khoáng sản
1 Số năm kinh nghiệm 19 13 15 17 19
2 Vốn kinh doanh 1042,7 1010 975 1250 898 3 Số lượng lao động 567 310 353 764 409 4 Sản lượng TB trong 3 năm gần nhất 370,1 280,6 304 400 312 5 Tốc độ tăng trưởng hàng năm ( % ) <10 <10 <10 >10 <10 6 Năng lực về máy móc thiết bị Khá TB TB Tốt Khá 7
Uy tín trong kinh doanh
của Công ty Rất tốt Tốt Tốt Rất tốt Tốt 8 Quan hệ với khách hàng Rất tốt Tốt Tốt Rất tốt Tốt 9 Tổ chức HĐ, SX, KD trong Công ty Khá Khá Khá Rất tốt Khá 10
Khả năng tiếp thị trong
đấu thầu Tốt Khá Khá Tốt Khá
11
Khả năng thích nghi với
hoàn cảnh Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt
12 Quy mô sản xuất Lớn Lớn Lớn Lớn Lớn
13 Khả năng tăng trưởng TB TB TB Khá TB
Qua bảng phân tích trên ta thấy rõ đối thủ cạnh tranh mạnh với Công ty TNHH Hà Nam là các Công ty: Công ty cổ phần XD số 1, Công ty TNHH 307, Công ty CP khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Hoa Cương. Cả bốn Công ty này đều có nguồn vốn kinh doanh lớn, tham vọng mở rộng thị phần xây dựng. Một số công ty có thế mạnh hơn về tài chính và nhân lực nên Công ty cần theo dõi sát các đối thủ này.
* Nhóm các đối thủ tiềm ẩn
Ngoài các đối thủ hiện có trên thị trường hiện nay Công ty cũng phải chú ý đến các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Đó là hàng loạt các Công ty cổ phần, các đơn vị thành viên thuộc các tập đoàn kinh tế lớn có bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp, các Công ty tư nhân đã và sẽ ra đời cũng muốn tham gia vào thị trường xây dựng cơ bản. Vì vậy Công ty cần phải phát huy hơn nữa những thế mạnh sẵn có mình để củng cố vị thế, cũng như gia tăng thị phần trên thị trường.
2.3.2.4 Các nhà cung cấp
Chi phí trực tiếp của các công trình thi công gồm chi phí vật liệu, máy móc và nhân công. Trong đó chi phí vật liệu và máy chiếm tỷ lệ cao nhất. Do vậy, những nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến việc cạnh tranh đấu thầu của Công ty TNHH Hà Nam. Nhà cung cấp chủ yếu gồm: các nhà cung cấp tài chính và các nhà cung cấp nguyên vật liệu.
* Nhà cung cấp tài chính
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản do đặc thù của sản phẩm nên thời gian thi công thường kéo dài, giá trị sản phẩm lớn nên việc ứ đọng vốn là một tất yếu khách quan chưa kể đến các nguyên nhân do chủ đầu tư bố trí các nguồn vốn chậm hoặc kế hoạch vốn thường kéo dài nhiều năm. Do đó, tài chính là nhân tố tác động hết sức lớn đến các nhà thầu. Để khắc phục khó khăn và đáp ứng những yêu cầu của một số dự án, trong thời gian qua, Công ty đã ký kết với các nhà cung cấp tài chính, tín dụng nhằm hỗ trợ về vốn cho Công ty hoàn thành các công trình đúng tiến độ, và đảm bảo được chất lượng.
Cũng như các nhà cung cấp tài chính, việc thi công những công trình ở các vùng giao thông kém phát triển, vùng sâu, vùng xa thì việc tìm được một nhà cung cấp vật liệu xây dựng có đủ năng lực cung ứng cho các công trình lớn của Công ty là điều rất khó khăn. Không những thế, năng lực cung cấp về nguyên vật liệu nói trên của các doanh nghiệp tại địa phương nơi thực hiện dự án đã có tác động tiêu cực đến giá cả đầu vào của các doanh nghiệp xây lắp. Do đó, những phương án sử dụng và giá cả nguyên vật liệu trong hồ sơ dự thầu sẽ khác xa so với thực tế triển khai trong quá trình thực thi dự án. Đây cũng chính là một yếu tố rủi ro đối với các doanh nghiệp mà trong những năm qua Công ty TNHH Hà Nam gặp phải. Những yếu tố này đã tác động rất lớn đến các nhà thầu khi xây dựng phương án thi công và giá dự thầu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là những thị trường mới.