II Phương tiện chuyên dụng
H TIẾT BỊ ĐO ĐẠC KIỂM ĐỊN
2.5 Đánh giá về khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Hà Nam
hợp lý với năng lực hiện tại của Công ty TNHH Hà Nam với đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường xây dựng, ta tiến hành đánh giá, phân tích những cơ hội, nguy cơ cũng như mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty.
2.5.1 Đánh giá về mặt mạnh và mặt yếu của Công ty
* Về mặt mạnh (Strengths)
+ Năng lực tài chính:
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hà Nam tương đối lớn (nguồn vốn trung bình của Công ty trong 3 năm gần đây là 989,5 tỷ đồng). Với số vốn lớn như vậy Công ty hoàn toàn có đủ khả năng tham gia đấu thầu các công trình lớn, với yêu cầu kỹ thuật cao trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Công ty có tổng nợ nhỏ hơn tổng nguồn vốn. Điều này đảm bảo cho khả năng thanh toán, huy động vốn của Công ty đối với các tổ chức tín dụng khi Công ty cần lượng vốn lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu phân tích về tài chính cho kết quả khả quan về khả năng sinh lời trên vốn CSH, cũng như trên tài sản của Công ty.
+ Năng lực về máy móc thiết bị:
- Số lượng móc thiết bị lớn, hiện đại, đồng bộ và đa dạng về chủng loại.
- Có những máy móc chuyên biệt đây là thế mạnh Công ty hơn hẳn các doanh nghiệp khác cùng ngành trên địa bàn.
+ Nhân lực và tổ chức quản lý:
- Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ, có năng lực, trình độ. Cán bộ quản lý có thâm niên lâu năm trong nghề, nhiều kinh nghiệm có kỹ thuật cao trong việc thi công công trình.
- Đội ngũ công nhân trực tiếp thi công có tay nghề cao có kinh nghiệm thi công nhiều hạng mục công trình phức tạp.
- Với 19 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, uy tín và thương hiệu của Công ty đã được khẳng định bởi hiệu quả kinh tế xã hội khi các công trình mà Công ty đã tham gia thi công được đưa và sử dụng.
- Chất lượng các công trình đã được chủ đầu tư trong cả nước đánh giá cao. - Hiện tại Công ty là một trong những đơn vị có vị thế cạnh tranh rất cao trên địa bàn xây dựng Tỉnh Hà Giang.
* Về những mặt yếu (Weaknesses)
+ Năng lực tài chính
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty chưa cao (tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu còn thấp).
- Khả năng quay vòng vốn thấp.
- Công tác thu hồi vốn, giải quyết các khoản nợ đọng còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ trọng vốn lưu động so với vốn cố định quá cao.
+ Năng lực máy móc thiết bị:
- Khai thác và sử dụng máy móc thiết bị chưa đạt hiệu quả tối đa.
- Một số máy móc thiết bị đặc chủng Công ty vẫn còn phải đi thuê ngoài nên chưa chủ động trong vệc điều phối thiết bị xe máy, ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn bộ dự án.
- Công ty chưa có bộ phận chuyên phụ trách về nâng cấp và sửa chữa thiết bị đa phần đều phải thuê ngoài nên chi phí rất cao.
+ Nhân lực và cơ cấu tổ chức:
- Trình độ của cán bộ quản lý còn bị hạn chế, khó khăn trong việc bắt kịp sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế thị trường do phần lớn đã có tuổi làm giảm sự quyết đoán, tận dụng thời cơ trong kinh doanh.
- Lực lượng cán bộ trẻ có trình độ là thế mạnh của Công ty nhưng hiện tại đội ngũ này còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng thực tế.
- Trình độ CBCNV chưa đồng đều. - Kỹ năng là việc theo nhóm còn hạn chế. + Công tác marketing
- Công tác marketing chưa được coi trọng đúng mức, việc quảng bá tên tuổi ra thị trường bên ngoài chưa được quan tâm nhiều.
- Cán bộ làm công tác marketing còn thiếu phải huy động từ các phòng ban khác. Chưa có bộ phận chuyên môn hóa về lĩnh vưc này.
2.5.2 Đánh giá những cơ hội và nguy cơ của Công ty * Cơ hội (Opportunities):
- Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về đấu thầu đã cơ bản hoàn thiện và chặt chẽ, sát sao hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu tham gia sân chơi này.
- Nhiều chủ trương chính sách của Nhà nước ra đời đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng.
- Việc Việt Nam ra nhập W.T.O đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào nước ta.
- Kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng cũng phải tăng. - Chính sách ưu đãi các nhà thầu trong nước.
* Các nguy cơ (Threats)
- Cạnh tranh trong ngành xây dựng ngày càng khốc liệt.
- Các chủ đầu tư ngày càng đòi hỏi cao về tiến độ, chất lượng và mỹ thuật của công trình.
- Sự biến động của giá cả ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp xây dựng gây nhiều rủi ro cho các nhà thầu xây dựng.
- Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cả trong và ngoài nước. ĐIÊM MẠNH (S)
- Mối quan hệ với chủ đầu tư, cơ quan Bộ, Sở, Ban ngành tốt.
- Chất lượng sản phẩm tốt, ấn tượng về sản phẩm đã giúp Công ty ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn.
- Đội ngũ cán bộ trẻ năng động, sáng tạo,
CƠ HỘI (O)
- Môi trường chính trị, xã hội ổn định. - Nhu cầu về xây dựng cơ bản của nhà nước và cư dân ngày càng tăng.Vốn đầu tư nhà nước vào xây dựng lớn.
- Hệ thống thông tin ngày một phát triển giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin về
có nghiệp vụ. Cán bộ quản lý được đào tạo bài bản đúng chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
- Quy mô tài chính lớn và khả năng huy động vốn tốt.
- Năng lực máy móc thiết bị tốt, đồng bộ, hiện đại có những công nghệ thi công tiên tiến, vượt trội đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cao.
- Sản xuất kinh doanh hiệu quả, liên tục có lãi, vốn CSH tích lũy tăng qua các năm.
gói thầu dễ dàng, kịp thời.
- Hệ thống pháp luật cơ bản hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp xây dựng hoạt động tốt, nâng cao quyền tự chủ cho doanh nghiệp. - Chính sách ưu đãi nhà thầu trong nước.
- Thị trường được mở rộng nhờ chính sách mở cửa hội nhập kinh tế.
ĐIỂM YẾU (W)
- Tình hình tài chính chưa thực sự ổn định và bền vững, cơ cấu phân bổ vốn chưa hợp lý, khả năng quay vòng vốn thấp. - Cơ cấu nhân sự, trình độ nhân sự còn hạn chế, chưa đồng đều.
- Công tác lập hồ sơ dự thầu còn nhiều hạn chế. Chưa có bộ phận chuyên trách về lập hồ sơ dự thầu.
- Giá bỏ thầu còn cao.
- Sử dụng máy móc thiết bị chưa đạt hiệu quả cao nhất. Đầu tư mới còn hạn chế. - Công tác Marketing quảng bá sản phẩm còn yếu, và chưa được coi trọng đúng mức.
NGUY CƠ (T)
- Các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh cả về năng lực và số lượng. - Yêu cầu ngày càng cao của các chủ đầu tư.
- Giá cả nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng đầu vào biến đổi ngày càng tăng, thời gian biến đổi ngày càng ngắn. - Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài.
- Chiếm dụng vốn của chủ đầu tư.
Bằng các số liệu cụ thể thông qua phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, chương II của luận văn đã tập trung phân tích và đánh giá thực trạng về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty TNHH Hà Nam trong giai đoạn 2009 - 2011. Chương này phân tích các đối thủ cạnh tranh của Công ty và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng của Công ty, đồng thời tập trung phân tích các mặt mạnh, mặt yếu, xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả trong đấu thầu xây dựng của Công ty TNHH Hà Nam.
Những vấn đề thực tiễn được trình bày tại chương II sẽ là cơ sở, căn cứ cho việc đưa ra các giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hà Nam trong đấu thầu xây dựng sẽ được trình bày ở chương III của luận văn.
CHƯƠNG 3