- Công ty TNHH Hà Nam là một đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, hạch toán kinh
3.2.6 Giải pháp về hoạt động Marketing
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang rơi vào một cuộc khủng hoảng mới, việc cắt giảm chi phí được nhiều Công ty, doanh nghiệp tính đến và marketing là lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhưng kinh nghiệm cho thấy, cắt giảm chi phí marketing trong thời kỳ khủng hoảng chưa bao giờ là biện pháp hay của các doanh nghiệp thành đạt.
Thực tế đã khẳng định: marketing phải được duy trì ở mức độ cần thiết và bằng những bước đi khôn ngoan để vượt lên đối thủ trong giai đoạn khó khăn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ cấu chi phí thể hiện rõ ràng sự yếu thế của hoạt động marketing trong doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp thịnh vượng. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ràng trong các doanh nghiệp Việt Nam, trung bình họ chỉ chi từ 3% - 5% trên tổng chi phí cho hoạt động marketing. Vì vậy, khi cắt giảm chi phí, họ nghĩ ngay đến con số 0% cho hoạt động này.
Chi phí cho marketing là một chi phí để tạo lập nên giá trị vô hình cho một doanh nghiệp. Chính vì những giá trị khó định lượng, nắm bắt ấy khiến các nhà quản trị luôn nghĩ đó là một trong những chi phí “phù phiếm” nhất trong các loại chi phí phải bỏ ra của doanh nghiệp. Và kết quả là không khó khăn gì khi quyết định cắt giảm một phần hoặc gần như toàn phần chi phí này để duy trì lợi nhuận cần thiết mà doanh nghiệp đặt ra trong kế hoạch kinh doanh. Hơn thế nữa, chương trình quảng cáo, các chương trình tài trợ, các sự kiện quảng bá luôn được coi là mặt hàng xa xỉ, nên việc cắt giảm chúng là điều được coi là đương nhiên trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, công tác Marketing có một vai trò sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Ý thức được tầm quan trọng của công tác Marketing, cũng như những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2012 - 2014, em cho rằng, giải pháp về nghiên cứu thị trường là một giải pháp quan trọng giúp cho Công ty có thể duy trì thị phần của mình trên thị trường và có được lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu trên thị trường thông qua một số chiến lược cụ thể sau:
+ Chiến lược phân vùng thị trường: Công ty phải phân chia thị trường một cách cụ thể, phù hợp với sở trường, nghành nghề, mục tiêu theo đuổi của Công ty.
- Phân theo tính chất công trình: Thị trường xây dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình giao thông, công trình thuỷ lợi…
- Phân theo khu vực: Thị trường trong tỉnh, thị trường ngoài tỉnh.
- Phân theo quy mô: Thị trường các công trình lớn, thị trường các công trình vừa và nhỏ. + Chiến lược cạnh tranh:
- Chiến lược đặt giá tranh thầu hợp lý: Công ty luôn đặt giá dự thầu hợp lý, chấp nhận mức lãi thấp ở mỗi công trình nhưng tổng lợi nhuận vẫn có thể đạt cao do thắng thầu nhiều công trình.
- Chiến lược liên doanh, liên kết: Để tăng sức cạnh tranh Công ty sẽ thực hiện liên doanh với các doanh nghiệp khác trong đấu thầu đối với các gói thầu đòi hỏi khả năng tài chính, kỹ thuật cao để có thể cạnh tranh được với các nhà thầu nước ngoài, tổng Công ty lớn trong cả nước…
+ Chiến lược tiêu thụ sản phẩm: Đặc thù của ngành xây dựng là sản phẩm đơn chiếc khâu tiêu thụ xảy ra trước khi quá trình sản xuất bắt đầu. Chính sách tiêu thụ sản phẩm của Công ty được đề cập ở 2 giai đoạn sau:
- Giai đoạn trước khi nhận thầu công trình: Công ty xác định thị trường cần quan tâm, tăng cường mối quan hệ với các nhà đầu tư trong khu vực để có nhiều khả năng thắng thầu hơn.
- Giai đoạn thi công và bàn giao công trình đưa vào sử dụng: Công tác ký hợp đồng, nghiệm thu bàn giao, bảo hành công trình phải thực hiện nhanh và hiệu quả. Như vậy Công ty sẽ tăng cường uy tín của mình, tạo điều kiện thuận lợi và tăng khả năng trúng thầu các công trình sau.
+ Chiến lược thông tin quảng cáo: Theo chiến lược này Công ty phải tích cực đầu tư cho công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đã thi công của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên để thực hiện các giải pháp này Công ty cần có các điều kiện sau:
- Đầu tư kinh phí thích đáng cho hoạt động marketing trong đấu thầu: chi phí nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, biến động giá cả nguyên vật liệu…
Nếu công tác marketing hoạt động hiệu quả đó sẽ là yếu tố quan trọng góp phần vào khả năng trúng thầu của Công ty. Vì vậy Công ty cần chú trọng đầu tư hơn nữa vào hoạt động này để nâng cao khả năng trúng thầu của Công ty.