NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH HÀ NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp tại công ty TNHH hà nam (Trang 84 - 86)

II Phương tiện chuyên dụng

NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH HÀ NAM

LẮP TẠI CÔNG TY TNHH HÀ NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH

TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TNHH HÀ NAM 3.1.1. Xu thế phát triển của cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp 3.1.1. Xu thế phát triển của cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp

Để dự báo xu hướng biến động và đánh giá về mức độ cạnh tranh đấu thầu trên thị trường xây dựng cơ bản ta có thể phân tích dựa trên hai nhóm nhân tố cơ bản sau: nhóm nhân tố từ phía cung và nhóm nhân tố từ phía cầu.

* Nhóm nhân t t phía cung: Theo đánh giá của các nhà kinh tế học, nhân tố cung có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ cạnh tranh trên thị trường của bất kỳ hàng hóa nào. Theo nghĩa thông thường, cung về một hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định. Cung về một hàng hóa phụ thuộc vào các nhân tố như giá cả trên thị trường, hàng hóa bổ sung và thay thế, số lượng nhà cung cấp, chính sách của Nhà nước.

Như vậy, mức độ cạnh tranh đấu thầu trên thị trường xây dựng cơ bản trong thời gian tới sẽ rất phức tạp do một số nguyên nhân sau:

- Số lượng các nhà cung cấp tham gia thị trường xây dựng cơ bản ngày càng tăng. Đó là các Tổng Công ty, các doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương, các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương, các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các Công ty cổ phần xây dựng, các Công ty trách nhiệm hữu hạn, các xí nghiệp xây dựng... Sự tham gia của các nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng đã làm cho hoạt động cạnh tranh đấu thầu vốn đã khốc liệt càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

- Chính sách của Nhà nước về lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường này. Với vai trò là người định hướng phát triển trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Nhà nước đề ra cơ chế, định chế tài chính, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực xây dựng cơ bản như ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp, ưu đãi về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đặt hàng nhiều công trình lớn cho các doanh nghiệp thì thị trường sẽ có những biến động tương ứng theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp. Mặt khác, một khi Nhà nước ban hành những biện pháp khắc khổ, kiên định để kìềm chế lạm phát, ôn định kinh tế vĩ mô như thắt chặt tín dụng, đánh thuế thu nhập nhiều hơn thì các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như giai đoạn hiện nay.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 2008 - 2011, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng giảm, nền kinh tế giai đoạn này có những dấu hiệu của suy thoái, đây là dấu hiệu không tốt cho một nền kinh tế mới đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Sau giai đoạn đầu tư tràn lan xây dựng hệ thống cơ sở hạ tần dẫn đến không hiệu quả. Hiện nay quan điểm đầu tư đã thay đổi, chỉ tập trung ưu tiên cho những dự án thật sự cấp thiết để tăng cường hiệu quả trong đầu tư, tránh dàn trải gây thất thoát và lãng phí. Hơn nữa, theo các nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế thì nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn bão hòa về vốn, nghĩa là hiệu quả của vốn đầu tư đã giảm rất nhiều so với giai đoạn 2008 trở về trước. Tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán trong nhưng năm gần đây kiến một lượng vốn lớn bị ứ đọng, bất chấp những nỗ lực của nhà nước trong việc điều hành các chính sách linh hoạt về tiền tệ cũng như các gói kích cầu, các giải pháp cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ vướng mắc, trong đầu tư. Hệ lụy đó đã tạo phản ứng dây truyền xấu nên toàn bộ nền kinh tế như sự chững lại của thị trường tài chính và thị trường xây dựng cơ bản. Theo dự đoán của các chuyên gia, tình trạng khó khăn, đình trệ của thị trường xây dựng cơ bản sẽ còn tiếp tục trong những năm tới.

lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng thanh toán trong một thời gian nhất định. Cầu của một hàng hóa phụ thuộc vào các nhân tố như: giá cả của hàng hóa đó và hàng hóa liên quan, thu nhập (bao gồm thu nhập của dân cư, doanh nghiệp và nhà nước), tiến bộ công nghệ, thuế, thị hiếu của người tiêu dùng, v.v... Sự biến động về cầu trên thị trường xây dựng cũng tạo ra biến động lớn cho thị trường. Mức độ biến động về cầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh đấu thầu trên thị trường của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn hiện nay nhu cầu xây dựng của nhà nước là rất lớn, nhưng khả năng thanh toán của nhà nước cho lĩnh vực này còn nhiều bất cập, hạn chế. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế xây dựng, nhu cầu về xây dựng cơ bản của cả nhà nước và dân cư trong giai đoạn 2010-2020 là rất lớn. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nói chung của nền kinh tế, nguồn thu ngân sách, thu nhập của các doanh nghiệp và dân cư, giá cả của hàng hóa trên thị trường. Có thể nói, xu hướng biến động của thị trường bất động sản trong tương lai là rất có lợi cho các doanh nghiệp. Vì Nhà nước đang ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông ở các thành phố lớn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt biên giới, hải đảo. Hơn nữa, nhu cầu xây dựng của dân cư trong giai đoạn này cũng không nhỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù cầu về xây dựng cơ bản là tương đối lớn, nhưng điều đó không có nghĩa là mức độ cạnh tranh đấu thầu trên thị trường này giảm và kém phần sôi động.

3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Hà Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp tại công ty TNHH hà nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)