1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc

55 2,5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 4,04 MB

Nội dung

Ngày nay, việc tạo ra các vật thể kíchthước nano đã trở nên phổ biến, ở kích thước này các hạt vật chất thể hiệnnhiều tính chất lý-hóa khác thường so với khi vật chất đó ở trạng thái khố

Trang 1

Kí hiệu Tên đầy đủ

S paratyphy Salmonella paratyphy

S Typhimurium Salmonella Typhimurium

Trang 2

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tổng quan về nano bạc 3

2.1.1 Giới thiệu chung về công nghệ nano 3

2.1.2 Tính chất lý học của hạt nano bạc 4

2.1.3 Tính kháng khuẩn của nano bạc 7

2.1.4 Ảnh hưởng của hạt nano bạc đến sức khỏe con người 9

2.1.5 Ứng dụng của hạt nano bạc trong đời sống 9

2.2 Tổng quan về vi khuẩn gram âm 13

2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 24

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 24

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 25

PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Vật liệu nghiên cứu 27

3.1.1 Vi khuẩn 27

3.1.2 Hóa chất và môi trường 27

3.1.3 Dụng cụ và thiết bị 27

3.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28

3.2 Nội dung nghiên cứu 28

3.3 Phương pháp nghiêu cứu 28

3.3.1 Phương pháp xác định một số đặc điểm của vi khuẩn nghiên cứu 28

3.3.2 Phương pháp xác định khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc 32

3.3.3 Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của nano bạc đối với vi khuẩn gam âm 33

Trang 3

3.3.5 Phương pháp bảo quản giống vi sinh vật Error! Bookmark not

defined.

3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 33

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34

4.2 Phương pháp xác định một số đặc điểm vi khuẩn nghiên cứu 34

4.2 Lựa chọn phương pháp thích hợp để xác định khả năng kháng khuẩn 34

4.3 Xác định nồng độ ức chế tối thiệu của nano bạc đối với vi khuẩn gram âm 38

4.3.1 Xác định nồng độ ức chế tối thiệu của nano bạc đối với vi khuẩn E.coli 38

4.3.2 Xác định nồng độ ức chế tối thiệu của nano bạc đối với vi khuẩn S Typhimurium 39

4.4 Khả năng kháng E.coli và Salmonella của nano bạc theo thời gian 41

4.4.1 Khả năng kháng E.coli của nano bạc theo thời gian 41

4.4.2 Khả năng kháng S Typhimurium của nano bạc theo thời gian 42

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1 Kết luận 44

5.2 Kiến nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 4

Bảng 2.1: Số nguyên tử và năng lượng bề mặt của hạt nano bạc 7

Bảng 4.1 Phương pháp xác định khả năng kháng khuẩn 37

Bảng 4.2a Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến hoạt tính kháng 38

Bảng 4.2b Ảnh hưởng của nồng độ nano bạc đến hoạt tính kháng Salmonella 39

Bảng 4.3 Nồng độ ức chế tối thiểu của nano bạc đối với E.coli và Salmonella 41

Trang 5

Hình 2.1: Hiện tượng cộng hưởng plasmon của hạt hình cầu 5

Hình 2.2: Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn 8

Hình 2.3: Bình sữa làm bằng nhựa có pha thêm nano bạc 10

Hình 2.4: Tất và khẩu trang chứa nano bạc 11

Hình 2.5: Nước rửa trái cây kháng khuẩn 12

Hình 2.6: Vi khuẩn Escherichia coli 16

Hình 2.7: Vi khuẩn Salmonella 19

Hình 3.1 Sơ đồ phương pháp khuếch tán sử dụng đĩa giấy 30

Hình 3.2 Sơ đồ phương pháp đục lỗ thạch 31

Hình 3.3 Sơ đồ phương pháp nhỏ dịch kháng khuẩn lên bề mặt thạch 32

Hình 3.4 Sơ đồ phương pháp đối kháng trong dịch nuôi cấy lỏng 32

Hình 4.2a Xác định khả năng kháng E.coli của nano bạc bằng các phương pháp khác nhau 35

Hình 4.2b Xác định khả năng kháng S Typhimurium của nano bạc bằng các phương pháp khác nhau 36

Hình 4.3a Khả năng kháng E.coli của nano bạc ở các nồng độ khác nhau 39

Hình 4.3b Khả năng kháng S Typhimurium của nano bạc ở các nồng độ khác nhau 40

Hình 4.4 Khả năng kháng E.coli của nano bạc theo thời gian 41

Hình 4.5 Khả năng kháng S Typhymurium của nano bạc theo thời gian 42

Trang 6

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, vấn đề ngộ độc thực phẩm ngày càng trở nêncấp thiết Đã có nhiều cảnh báo, nhưng tình trang ngộ độc thực phẩm vẫnđang leo thang và ngày càng nghiêm trọng Theo thống kê của tổ chức thếgiới ( Word Health Organization-Who), mỗi năm Việt Nam có khoảng 8 triệungười bị ngộ độc thực phẩm hoặc liên quan đến thực phẩm với 10 đến 20 ca

bị thay thế dần Nhưng chỉ 30 năm sau đó người ta đã nhận ra rằng có rấtnhiều loài vi khuẩn có khả năng chống lại những tác dụng của thuốc khángsinh và vấn đề này ngày càng trở nên đáng lo ngại Lúc này tính năng khángkhuẩn của bạc lại được chú ý do có phổ tác dụng rộng và không bị hạn chếbởi hiệu ứng kháng thuốc [27,23] Ngày nay, việc tạo ra các vật thể kíchthước nano đã trở nên phổ biến, ở kích thước này các hạt vật chất thể hiệnnhiều tính chất lý-hóa khác thường so với khi vật chất đó ở trạng thái khối,

Các hạt nano bạc với năng lượng bề mặt lớn có khả năng giải phóng từ từ cácion bạc vào trong dung dịch, nhờ vậy nano bạc có hiệu lực khử khuẩn mạnhhơn rất nhiều lần và kéo dài hơn so với các bạc ở dạng keo, dạng ion hay dạng

biến thể trong gian bảo quản, để ổn định được nó cần phải có một phươngpháp chế tạo đặc biệt giúp cho khả năng sử dụng được triệt để hơn

Trang 7

Vi khuẩn Escherichia coli và Salmonella là hai loài vi khuẩn phân bố

rộng rãi trong tự nhiên (Đất, nước, cơ thể người, động vật …), loài vi khuẩntồn tại rất phổ biến trong nông sản và thực phẩm Chính vì sự phổ biến và táchại nguy hiểm của nó đối với con người nên tôi đã tập trung toàn bộ thời gian

làm khóa luận của mình “Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của

nano bạc”

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu của đề tài

- Xác định được khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc.

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

- Xác định được phương pháp thích hợp để xác định khả năng khángkhuẩn gram âm của nano bạc

- Xác định được nồng độ ức chế tối thiểu của nano bạc đối với vi khuẩngram âm

- Xác định được khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc theo thời gian.

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học

+ Kiểm tra và nhận định khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc.+ Kết quả của luận án là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theocủa hiệu lực kháng khuẩn hạt nano kim loại đối với vi khuẩn Các kết quả củaluận án cũng là cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng tiếp theo của nano bạcnhư chế tạo ra hạt nano bạc sử dụng trong y tế, môi trường thực phẩm, xúc táchóa học, chất trừ nấm bệnh trong nông nghiệp

+ Giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với các quy trình, các thao tác kỹthuật trong thực tế Qua đó kết hợp với các kiến thức lý thuyết đã được họcsinh viên sẽ có những hiểu biết chuyên sâu và cái nhìn tổng quát hơn

- Ý nghĩa thực tiễn

+ Biết được khả năng kháng khuẩn mạnh của nano bạc để ứng dụng

trong bảo quản thực phẩm hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe con người

+ Ứng dụng đặc tính kháng khuẩn của nano bạc vào công nghiệp thựcphẩm nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh, nâng cao hiệu quả

sử dụng thực phẩm

Trang 8

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về nano bạc

2.1.1 Giới thiệu chung về công nghệ nano

2.1.1.1 Vật liệu nano

Vật liệu nano là vật liệu trong đó ít nhất một chiều có kích thước cỡ nano

nghệ nano, nó liên kết hai lĩnh vực trên với nhau Tính chất của vật liệu nanobắt nguồn từ kích thước của chúng, vào cỡ nanômét, đạt tới kích thước tới hạncủa nhiều tính chất hóa lý của vật liệu thông thường Kích thước của vật liệunano trải một khoảng từ vài nm đến vài trăm nm phụ thuộc vào bản chất vậtliệu và tính chất cần nghiên cứu

2.1.1.2 Phân loại vật liệu nano

Có rất nhiều cách phân loại vật liệu nano Sau đây là một cách phân loạidựa vào hình dáng vật liệu [4]:

- Vật liệu không chiều là vật liệu mà ba chiều đều có kích thước nano, ví

dụ: chấm lượng tử

- Vật liệu một chiều là vật liệu trong đó hai chiều có kích thước nano, ví

dụ: dây nano,ống nano,…

- Vật liệu hai chiều là vật liệu trong đó một chiều có kích thước nano, ví

dụ: màng mỏng,…(Chiều ở đây có nghĩa là chiều chuyển động không bị hạnchế bởi kích thước của phần tử tải điện)

Ngoài ra còn có vật liệu có cấu trúc nano hay nanocomposite trong đóchỉ có một phần của vật liệu có kích thước nm, hoặc cấu trúc của nó có cácphần không chiều, một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau

2.1.1.3 Cơ sở khoa học của công nghệ nano

Công nghệ nano dựa trên ba cơ sở khoa học chính [19]:

a Chuyển tiếp từ tính chất cổ điển đến tính chất lượng tử:

Khác với vật liệu khối, khi ở kích thước nano thì các tính chất lượng tửđược thể hiện rất rõ ràng Vì vậy khi nghiên cứu vật liệu nano chúng ta cầntính tới các thăng giáng ngẫu nhiên Càng ở kích thước nhỏ thì các tính chất

Trang 9

lượng tử càng thể hiện một cách rõ ràng hơn Ví dụ một chấm lượng tử có thểđược coi như một đại nguyên tử, nó có các mức năng lượng giống như mộtnguyên tử.

b Hiệu ứng bề mặt:

Cùng một khối lượng nhưng khi ở kích thước nano chúng có diện tích bềmặt lớn hơn rất nhiều so với khi chúng ở dạng khối Điều này, có ý nghĩa rấtquan trọng trong các ứng dụng của vật liệu nano có liên quan tới khả năngtiếp xúc bề mặt của vật liệu, như trong các ứng dụng vật liệu nano làm chấtdiệt khuẩn Đây là một tính chất quan trọng làm nên sự khác biệt của vật liệu

có kích thước nanomet so với vật liệu ở dạng khối [1]

c Kích thước tới hạn:

Kích thước tới hạn là kích thước mà ở đó vật giữ nguyên các tính chất về

thước này thì tính chất của nó hoàn toàn bị thay đổi Nếu ta giảm kích thướccủa vật liệu đến kích cỡ nhỏ hơn bước sóng của vùng ánh sáng thấy được(400-700 nm), theo Mie hiện tượng "cộng hưởng plasmon bề mặt" xảy ra vàánh sáng quan sát được sẽ thay đổi phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng xảy rahiện tượng cộng hưởng Hay như tính dẫn điện của vật liệu khi tới kích thướctới hạn thì không tuân theo định luật Ohm nữa Mà lúc này điện trở của chúng

sẽ tuân theo các quy tắc lượng tử Mỗi vật liệu đều có những kích thước tớihạn khác nhau và bạn thân trong một vật liệu cũng có nhiều kích thước tới hạnứng với các tính chất khác nhau của chúng Bởi vậy khi nghiên cứu vật liệu nanochúng ta cần xác định rõ tính chất sẽ nghiên cứu là gì Chính nhờ những tínhchất lý thú của vật liệu ở kích thước tới hạn nên công nghệ nano có ý nghĩa quantrọng và thu hút được sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu

Trang 10

Kích thước hạt nano bạc phụ thuộc vào các yếu tố trong quá trình chế tạo hạtnano bạc.

Với cùng một điều kiện, phương pháp chế tạo khác nhau thì đỉnh hấpthụ của hạt nano bạc cũng khác nhau

Với cùng một phương pháp, khi thay đổi điều kiện phản ứng như nồng

độ chất tham gia phản ứng, tỉ lệ chất bao phủ, thời gian phản ứng và nhiệt độphản ứng thì phổ hấp thụ cũng có sự thay đổi

b Hiệu ứng cộng hưởng Plasmon bề mặt

Tính chất quang học của hạt nano bạc trong thủy tinh làm cho các sảnphẩm từ thủy tinh có các màu sắc khác nhau Các hiện tượng đó bắt nguồn từ

hiện tượng cộng hưởng Plasmon bề mặt (surface plasmon resonance) là hiện

tượng khi hạt ở kích thước nano, các điện tử tự do trong hạt nano bạc tươngtác với trường điện từ ngoài dẫn đến sự hình thành các dao động đồng pha vớimột tần số cộng hưởng nhất định Các hạt nano bạc sẽ hấp thụ mạnh photontới ở đúng tần số cộng hưởng này

Hình 2.1: Hiện tượng cộng hưởng plasmon của hạt hình cầu

Kim loại có nhiều điện tử tự do, các điện tử tự do này sẽ dao động dướitác dụng của điện từ trường bên ngoài như ánh sáng Thông thường các daođộng bị dập tắt nhanh chóng bởi các sai hỏng mạng hay bởi chính các nútmạng tinh thể trong kim loại khi quãng đường tự do trung bình của điện tửnhỏ hơn kích thước Nhưng khi kích thước của hạt nano bạc nhỏ hơn quãngđường tự do trung bình thì hiện tượng dập tắt không còn nữa mà điện tử sẽdao động cộng hưởng với ánh sáng kích thích Do vậy, tính chất quang củahạt nano bạc có được do sự dao động tập thể của các điện tử dẫn đến từ quátrình tương tác với bức xạ sóng điện từ Khi dao động như vậy, các điện tử sẽphân bố lại trong hạt nano bạc làm cho hạt nano bạc bị phân cực điện tạo

Trang 11

thành một lưỡng cực điện Do vậy xuất hiện một tần số cộng hưởng phụ thuộcvào nhiều yếu tố nhưng các yếu tố về hình dáng, độ lớn của hạt nano bạc vàmôi trường xung quanh là các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất.

Sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM_transmission electronmicrocope) để quan sát hình dạng và kích thước hạt nano bạc và sử dụng thiết

bị đo phổ hấp thụ UV-VIS để quan sát hiệu ứng cộng hưởng plasmon của hạtnano bạc

Ngoài ra, mật độ hạt nano bạc cũng ảnh hưởng đến tính chất quang Nếumật độ loãng thì có thể coi như gần đúng hạt tự do, nếu nồng độ cao thì phảitính đến ảnh hưởng của quá trình tương tác giữa các hạt

Khi kích thước của vật liệu giảm dần, hiệu ứng lượng tử do giam hãmlàm rời rạc hóa cấu trúc vùng năng lượng Hệ quả của quá trình lượng tử hóanày đối với hạt nano bạc là I-U không còn tuyến tính nữa mà xuất hiện mộthiệu ứng gọi là hiệu ứng chắn Coulomb (Coulomb blockade) làm cho đường I

- U bị nhảy bậc với giá trị mỗi bậc sai khác nhau một lượng e/2C đối với U vàe/RC đối với I Trong đó e là điện tích của điện tử, C và R là điện dung vàđiện trở khoảng nối hạt nano với điện cực

2.1.2.3 Tính chất nhiệt

các nguyên tử trong mạng tinh thể Trong tinh thể, mỗi một nguyên tử có một

số các nguyên tử lân cận có liên kết mạnh gọi là số phối vị Các nguyên tửtrên bề mặt vật liệu sẽ có số phối vị nhỏ hơn số phối vị của các nguyên tử ở

Trang 12

bên trong nên chúng có thể dễ dàng tái sắp xếp để có thể ở trạng thái kháchơn Như vậy, khi kích thước của hạt nano giảm, nhiệt độ nóng chảy sẽ giảm.

2.1.2.4 Hiệu ứng bề mặt

Khi hạt bạc có kích thước nanomet, các số nguyên tử nằm trên bề mặt sẽchiếm tỉ phần đáng kể so với tổng số nguyên tử Chính vì vậy các hiệu ứng cóliên quan đến bề mặt, gọi tắt là hiệu ứng bề mặt sẽ trở nên quan trọng làm chotính chất của vật liệu có kích thước nm khác biệt so với vật liệu bạc ở dạng khối

Sự tăng cường khả năng diệt khuẩn bạc là một ví dụ của hiệu ứng bề mặt

Hiệu ứng bề mặt luôn có tác dụng với tất cả các giá trị của kích thước,hạt càng bé thì hiệu ứng càng lớn và ngược lại Vật liệu ở bất cứ kích thướcnào cũng có hiệu ứng bề mặt, ngay cả vật liệu khối truyền thống cũng có hiệuứng bề mặt, chỉ có điều hiệu ứng này nhỏ thường bị bỏ qua [4]

Bảng 2.1: Số nguyên tử và năng lượng bề mặt của hạt nano bạc

Năng lượng bề mặt/Năng

35,3

82,2

2.1.3 Tính kháng khuẩn của nano bạc

2.1.3.1 Cơ chế kháng khuẩn của nano bạc

Nano bạc được nghiên cứu ứng dụng vào việc kháng khuẩn vì bạc làkháng sinh tự nhiên và không gây tác dụng phụ Nano bạc không gây phảnứng phụ, không gây độc cho người và vật nuôi khi nhiễm lượng nano bạcbằng nồng độ diệt khuẩn (khoảng nồng độ <100ppm) [25]

Tuy nhiên cho tới nay, cơ chế kháng vi sinh vật của nano bạc vẫn chưa

với peptidoglican, thành phần cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn và ứcchế khả năng vận chuyển oxy vào bên trong tế bào dẫn đến làm tê liệt vikhuẩn Sau đó sẽ đi vào bên trong tế bào vi khuẩn tác động lên S và P, chìa

Trang 13

màng tế bào nên khi hạt nano bạc tương tác với S chứa trong protein bêntrong hoặc bên ngoài màng tế bào thì có thể biến đổi chức năng của tế bào.Đồng thời các hạt bạc có kích thước nhỏ chui vào trong tế bào, kết hợp vớicác enzym hay DNA có chứa nhóm sunfuahydrin – SH hặc phốt phát gây bấthoạt enzym hay DNA dẫn đến gấy chết tế bào [28].

Hình 2.2: Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn

Trước sự gia tăng của dòng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh điển hình

là Salmonella hay các loại vi nấm gây bệnh thực vật thiếu thuốc đặc trị thì

việc lựa chọn các chế phẩm chứa nano bạc đang rất được quan tâm

Thông thường nồng độ bạc sử dụng cho việc kháng khuẩn và sát trùng

rất thấp, ví dụ như khoảng 5ppm cho việc diệt vi khuẩn Esherichia Coli hiệu quả đến 999% và khuẩn Salmonella là hơn 99%.

2.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kháng khuẩn của nano bạc

Kích thước, hình dạng hạt, nồng độ và sự phân bố là các yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến tính kháng khuẩn của keo nano bạc

a Kích thước hạt nano bạc

Yếu tố quan trọng quyết định khả năng diệt khuẩn của chúng Hạt nanobạc có kích thước càng nhỏ thì khả năng diệt khuẩn của chúng càng mạnh, vìkhi ở kích thước càng nhỏ thì tỉ số giữa diện tích bề mặt và thể tích càng lớn

và hạt cũng có thể dễ dàng tương tác với vi khuẩn hơn Tuy nhiên các hạt cókích thước nhỏ lại có khuynh hướng liên kết với nhau trong quá trình lưu trữtạo thành các hạt lớn hơn gây ảnh hưởng tới khả năng diệt khuẩn và bảo quảnkeo nano bạc Do đó trong quá trình chế tạo chúng ta phải tìm ra các phươngpháp vừa tạo ra hạt nano bạc có kích thước nhỏ vừa bền vững

Trang 14

c Nồng độ

Keo nano bạc có nồng độ càng cao và sự phân bố đều thì khả năng diệtkhuẩn càng tốt Tuy nhiên khi nồng độ quá cao, do năng lượng bề mặt hạtnano lớn, nên các hạt nano bạc sẽ va chạm vào nhau và phá vỡ cấu trúc nano

Vì vậy chúng ta cũng cần tìm nồng độ thích hợp để các hạt phân bố đồng đều,

và tránh kết tủa

2.1.4 Ảnh hưởng của hạt nano bạc đến sức khỏe con người

Nano bạc được đưa vào sử dụng với mục đích kháng khuẩn và ngănngừa sự phát triển của vi khuẩn Điều đó nói lên mối quan hệ của nano bạc vàcon người

Một nghiên cứu của trường đại học y khoa ODENSE cho thấy nano bạckhông có tương tác mạnh với cơ thể con người và cũng không là tác nhân gâyđộc Chính vì vậy, nano bạc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người vàđược xem là vô hại [1]

Thông qua các nghiên cứu ít ỏi chưa thể đánh giá hết tác động của cáchạt nano bạc đối với sức khỏe con người Tuy nhiên, có thể khẳng định nanobạc là tác nhân góp phần làm trong sạch môi trường, không phải là chất độchại với cơ thể con người [1]

2.1.5 Ứng dụng của hạt nano bạc trong đời sống

Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều các loại sản phẩm nano bạc bàybán như: tủ lạnh nano bạc diệt khuẩn, bình sữa nano, khẩu trang nano bạc,đệm cao su nano bạc, kem đánh răng nano bạc… Các sản phẩm này đã chothấy ứng dụng rộng rãi của nano bạc trong thực tế Ngoài ra, còn một số ứngdụng quan trọng thể hiện được tiềm năng của nó

Trang 15

a Ứng dụng của hạt nano bạc trong xúc tác

Nano bạc với diện tích bề mặt lớn và năng lượng bề mặt cao rất hữu íchcho việc làm xúc tác Khi được làm xúc tác thì các hạt nano được phủ lên cácchất mang như silica phẳng, … chúng có tác dụng giữ cho các hạt nano bạcbám trên các chất mang Đồng thời, có thể làm tăng độ bền, tăng tính chất xúctác, bảo vệ chất xúc tác khỏi quá nhiệt cũng như kết khối cục bộ giúp kéo dàithời gian hoạt động của chất xúc tác Ngoài ra, hoạt tính xúc tác có thể điềukhiển bằng kích thước của các hạt nano bạc dùng làm xúc tác [1]

Xúc tác nano bạc được ứng dụng trong việc oxi hóa các hợp chất hữu cơ,chuyển hóa ethylen thành ethylen oxit [11,12] dùng cho các phản ứng khử cáchợp chất nitro, làm chất phụ gia cải tiến khả năng xử lý NO và khí CO củaxúc tác FCC Ngoài ra, xúc tác nano bạc còn dùng làm xúc tác trong phản ứngkhử thuốc nhuộm bằng NaBH4…

b Ứng dụng nano bạc trong các dụng cụ chứa thực phẩm

Những đồ dùng bằng nhựa có pha thêm hạt nano bạc có tác dụng khửtrùng Qua kiểm tra cho thấy chúng có khả năng diệt 99.9% vi khuẩn

Hình 2.3: Bình sữa làm bằng nhựa có pha thêm nano bạc

(vi.wikipedia.org/wiki/Bạc)

c Ứng dụng của hạt nano bạc trên PU trong xử lý nước thải

Thông thường, xử lý nguồn nước dùng các tác nhân hóa học như: clo,các dẫn xuất của nó, idod Các tác nhân vật lý: tia UV, bức xạ hoặc các chất

Trang 16

khác như các màng zeolit, polyme, ion kim loại… có khả năng diệt khuẩn.Bên cạnh đó, việc sử dụng các hạt nano kim loại trong lĩnh vực này cũng làhướng đi mới và hứa hẹn nhiều tiềm năng lớn [26].

Hạt nano bạc được biết đến với tính năng diệt khuẩn cao, không độc hạivới con người Hiện nay, người ta sử dụng PU có bao phủ bạc tạo ra loạimàng lọc nước có tính năng diệt khuẩn cao

d Ứng dụng của nano bạc trong ngành dệt may

Trong thời gian dài, ngành công nghiệp dệt may sử dụng các hợp chấtnhư: CuSO4, ZnSO4,… đưa vào trong vải tạo ra các sản phẩm sạch có khảnăng diệt khuẩn Tuy nhiên, các tác nhân trên không thể đáp ứng được yêucầu cơ bản trong việc diệt khuẩn Chính vì thế, việc làm ra các tác nhân mớiđáp ứng nhu cầu thực tế là rất cấp thiết

Như đã được biết đến, hạt nano bạc có tính năng diệt khuẩn từ 98 – 99%.Nên khi đưa nano bạc vào xơ sợi thì các hạt nano bạc bám dính phân tán vàcũng không gây tác hại cho da và có khả năng diệt khuẩn rất cao [13].Hiện nay, Nano bạc đã được đưa vào xơ sợi của ngành công nghiệp dệt maynhư: cotton, polyeste, polyeste/cotton, PP/PE, PAN, Polyamid, len, Silk vàNylon…Trong số các loại thì vải cotton là được chú ý nhiều nhất vì nó gầngũi với đời sống con người và các điều kiện để chế tạo cũng không quá khắcnghiệt [13] Nano bạc ứng dụng trong các sản phẩm dệt may được sử dụng cótính sát khuẩn cao: quần áo, găng tay dùng trong y tế và các sản phẩm tránhmùi hôi

Hình 2.4: Tất và khẩu trang chứa nano bạc

(http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BA%A9u_trang_y_t%E1%BA%BF)

Trang 17

e Ứng dụng trong nông nghiệp

Ngày nay nano bạc cũng được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp,nhằm tiêu diệt những con vi khuẩn, nấm bệnh thường có ở trên cây trồng, đặcbiệt hơn nữa là ứng dụng nano bạc vào thuốc bảo vệ thực vật và dung dịchnước rửa kháng khuẩn không gây hại cho người sử dụng

Hình 2.5: Nước rửa trái cây kháng khuẩn

( vi.wikipedia.org/wiki/Giỏ_trái_cây)

g Ứng dụng của hạt nano bạc trên PU trong xử lý nước thải

Thông thường, xử lý nguồn nước dùng các tác nhân hóa học như: clo,các dẫn xuất của nó, idod Các tác nhân vật lý: tia UV, bức xạ hoặc các chấtkhác như các màng zeolit, polyme, ion kim loại… có khả năng diệt khuẩn.Bên cạnh đó, việc sử dụng các hạt nano kim loại trong lĩnh vực này cũng làhướng đi mới và hứa hẹn nhiều tiềm năng lớn [21]

Hạt nano bạc được biết đến với tính năng diệt khuẩn cao, không độc hạivới con người Hiện nay, người ta sử dụng PU có bao phủ bạc tạo ra loạimàng lọc nước có tính năng diệt khuẩn cao

c Ứng dụng của nano bạc trong ngành dệt may

Trong thời gian dài, ngành công nghiệp dệt may sử dụng các hợp chấtnhư: CuSO4, ZnSO4,… đưa vào trong vải tạo ra các sản phẩm sạch có khảnăng diệt khuẩn Tuy nhiên, các tác nhân trên không thể đáp ứng được yêucầu cơ bản trong việc diệt khuẩn Chính vì thế, việc làm ra các tác nhân mớiđáp ứng nhu cầu thực tế là rất cấp thiết

Trang 18

Như đã được biết đến, hạt nano bạc có tính năng diệt khuẩn từ 98 – 99%.Nên khi đưa nano bạc vào xơ sợi thì các hạt nano bạc bám dính phân tán vàcũng không gây tác hại cho da và có khả năng diệt khuẩn rất cao

Hiện nay, Nano bạc đã được đưa vào xơ sợi của ngành công nghiệp dệtmay như: cotton, polyeste, polyeste/cotton, PP/PE, PAN, Polyamid, len, Silk

và Nylon…Trong số các loại thì vải cotton là được chú ý nhiều nhất vì nó gầngũi với đời sống con người và các điều kiện để chế tạo cũng không quá khắcnghiệt [10] Nano bạc ứng dụng trong các sản phẩm dệt may được sử dụng cótính sát khuẩn cao: quần áo, găng tay dùng trong y tế và các sản phẩm tránhmùi hôi

2.2 Tổng quan về vi khuẩn gram âm

2.2.1 Khái quát chung

Gram (viết tắt G) là tên của nhà vi khuẩn học người Đan Mạch Hanschristian Gram (1853 – 1938) Ông phát minh ra phương pháp nhuộm Gram

từ đầu năm 1884 Nhờ phương pháp này có thể phân biệt vi khuẩn thành hainhóm lớn: Vi khuẩn Gram dương (Gram – positive) và vi khuẩn Gram âm(Gram – negative) Ở vi khuẩn G(+) sau khi nhuộm màu soi trên kính hiển vichúng bắt màu tím -xanh, còn G(-) bắt màu hồng Đây là phương pháp nhuộmmàu phổ biến đến nay vẫn còn được sử dụng Để nhớ ơn đến Christian Gramnên người ta đặt tên của phương pháp nhuộm màu này là nhuộm Gram [5].Thành tế bào vi khuẩn Gram âm có cấu trúc: có cấu trúc phức tạp gồm 2lớp Trong cùng là một lớp peptidoglycan mỏng, thành phần thứ yếu, ko chứaaxit teicoic, cách một lớp không gian chu chất và tới lớp màng ngoài (outermembrane) là phức hợp lipidpolysaccharide gồm lipoprotein vàlipopolysaccharide

Màng ngoài có cấu trúc gần giống tế bào chất nhưng phospholipid hầunhư chỉ gặp ở lớp trong, còn ở lớp ngoài là lipopolysaccharide dày khoảng 8-

Trang 19

Màng ngoài còn có thêm các protein:

+ Protein cơ chất: porin ở vi khuẩn còn gọi là protein lỗ xuyên màng vớichức năng cho phép một số loại phân tử đi qua chúng như dipeptide,disaccharide, các ion vô cơ…

+ Protein màng ngoài: chức năng vận chuyển một số phân tử riêng biệt

và đưa qua màng ngoài như: nucleotide, vitamin B12,…

+ Lipoprotein: đóng vai trò liên kết lớp peptidoglycan bên trong với lớp

2.2.2 Vi khuẩn Escherichia coli

Escherichia coli là một dạng coliforms ưa nhiệt Năm 1885 nhà khoa học

người Đức là Theodor Escherich đã phân lập được loài này từ tã lót của trẻ

em được công bố với tên gọi đầu tiên là Bacterium coli commune Chỉ bốn

năm sau, năm 1889, vi khuẩn này được giới chuyên môn đổi tên thành

Escherich nhằm tri ân người có công khám phá Năm 1895, nó được gọi bằng

tên Bacilus coli Năm 1896, gọi thành Bacterium coli Sau nhiều kiểu gọi, đến năm 1919, vi khuẩn được định danh thống nhất trên toàn cầu là Escherichia

coli [28].

Năm 1971 người ta xếp chúng vào nhóm các vi sinh vật gây bệnh trongthực phẩm và hiện nay với hầu hết các sản phẩm thực phẩm đều dùng chỉ tiêunày để đánh giá mức độ an toàn thực phẩm

* Các chủng E.coli gây bệnh [28].

Các chủng E.coli gây tiêu chảy cấp ở người bao gồm 6 nhóm chính:

- Nhóm gây xuất huyết đường ruột (Enterohemorrhagic – EHEC)

- Nhóm sinh độc tố ruột (Enterotoxigenic – ETEC)

- Nhóm xâm nhập đường ruột (Enteroinvasive – EIEC)

- Nhóm gây bệnh đường ruột (Enteropathogenic – EPEC)

- Nhóm gây kết dính đường ruột (Enteroaggregative – EaggEC)

- Nhóm gây kết dính lan tỏa (Diffuse-adherence – DAEC)

Mỗi nhóm có tính chất sinh bệnh học khác nhau và có tuýt huyết thanhO:H riêng biệt

Hai loại E.coli gây bệnh đường ruột quan trong nhất là:

- MAEC (Meningitidis – associated E.coli): Gây bệnh viêm màng não.

Trang 20

- UPEC (Uropathogenic E.coli): Gây bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu Tác nhân gây bệnh chủ yếu của E.coli nhóm EHEC là tuýt huyết thanh

O157:H7, ngoài ra các tuýt huyết thanh khác cũng thường gặp, bao gồm:O26, O111, O103, O121, O145 Vụ dịch tại Đức và Châu Âu năm 2011 được

xác định là do E.coli nhóm EHEC, tuýt huyết thanh O104:H4.

+ E.coli O157:H7 có tên đầy đủ là Enterohemorrhagic E.coli Độc tố

verotoxin của E.coli O157:H7 gây sung huyết, hủy hoại niem mạc ruột gâytiêu chảy có máu, làm hư thận và đồng thời làm giảm lượng nước tiểu Đây làhội chứng HUS (Hemolytic Uremic Syndrome), rất nguy hiểm có thể gây tử

vong, hoặc phải lọc thận suốt đời Ở những người bình thường, E.coli

0157:H7 sẽ gây rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, nôn, thân nhiệt có thểtăng chút ít, bệnh khỏi sau 1 tuần hay 10 ngày Bệnh có thể rất nặng ở trẻ em,

ở những ngườu cao tuổi, và những người có hệ miễn dịch đã bị suy yếu sẵn

Từ 3% đến 5% trường hợp có thể gây biến chứng sau vài ba tuần lễ [28]

+ E.coli O104:H4 thuộc Enterohemorrhagic E.coli (EHEC) có thể gây

tiêu chảy ra máu đối với người bị nhiễm bệnh

GS TSKH Phùng Đắc Cam, Trung tâm Phòng chống bệnh Châu Âu,một chuyên gia hàng đầu về vi khuẩn đường ruột tại Viêt Nam, cho biết đây

là loại E.coli EHEC O104:H4 gây tiêu chảy kèm theo viêm đại tràng xuất

huyết và hộ chứng tan máu – ure huyết cao (HUS), khoảng 80 % bệnh nhân

sẽ sốc và tử vong nếu ở giai đoạn hội chứng HUS

Bệnh diễn biến rất nhanh, sau 2 – 3 ngày, bệnh nhân có thể đi ngoài ramáu, nếu không được kịp thời điều trị, bệnh nhanh chóng dẫn tới suy thận,sốc và tử vong

* Đặc điểm hình thái của E.coli [28].

E.coli là trực khuẩn gram âm bắt màu hồng, hình gậy ngắn, hai đầu tròn.

Kích thước trung bình từ 2 - 3µm × 5µm, trong những điều kiện không thíchhợp (ví dụ như trong môi trường có kháng sinh) vi khuẩn có thể rất dài như

sợi chỉ Rất ít chửng E.coli có vỏ, nhưng hầu hết có lông hoặc không có khả

Trang 21

E.coli sống ở ruột già của người và động vật, thường theo phân người,

Phản ứng sinh Indol (I): E.coli có enzyme tryptophanase, nếu trong môi trường

có tryptophan chúng sẽ phân giải tryptophan sinh indol E.coli có sinh indol

Phản ứng Methyl Red (M): E.coli có phản ứng đỏ methyl (+).

Phản ứng Voges Proskauer (VP): Phản ứng này dùng để kiểm tra khả năng

sinh ra acetyl – metyl carbinol E.coli có phản ứng Voges Proskauer âm tính.

Phản ứng tìm khả năng sử dụng carbon của citrate (C): E.coli phản ứng

citrate âm tính

* Tính chất nuôi cấy của E.coli

E.coli dễ dàng phat triển tren môi trường nuôi cấy thông thường, một số

có thể phát triển trên môi trường rất nghèo chất dinh dưỡng, E.coli là trực

khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện Có thể sinh trưởng phát triển ở nhiệt độ

Trang 22

Trong điều kiện thích hợp E.coli phát triển rất nhanh thời gian thế hệ chỉ

khoảng 20 – 30 phút Cấy vào môi trường lỏng chỉ 3 – 4 giờ đã làm đục nhẹmôi trường, sau 24h làm đục đều, sau 2 ngày trên mặt môi trường có vángmỏng Những ngày sau dưới đáy ống có thể thấy lắng cặn

Trên môi trường thạch thường, sau khoảng 8 đến 10 giờ có thể nhìn thấykhuẩn lạc riêng rẽ, qua kính phóng đại, khuẩn lạc to dần, tròn lồi, hơi phồng,mặt nhẵn, bờ đều, đường kính khoảng 1.5 mm Trên môi trường phân lập, tùy

theo chất chỉ thị màu, E.coli có khuẩn lạc màu vàng hoặc màu đỏ Không mọc

trên môi trường SS

* Độc tố của E.coli [3].

Vi khuẩn E.coli tạo ra hai loại độc tố là: nội độc tố và ngoại độc tố

Nội độc tố: Là yếu tố gây độc lực chủ yếu của trực khuẩn đường ruột.Chúng có trong tế bào vi khuẩn và gắn với tế bào vi khuẩn rất chặt chẽ Tạo

ra enterotoxin là một dạng nội độc tố - tổng hợp bên trong tế bào chỉ tiết rangoài và gây ngộ độc khi tế bào đã chết

trong 10 – 30 phút dưới tác dụng của formon và nhiệt ngoại độc tố chuyểnthành giải độc tố Ngoại độc tố có tính hướng thần kinh và gây hoại tử Hiệnnay, việc chiết xuất ngoại độc tố chưa thành công mà chỉ có thể phát triểntrong canh trường của những chủng mới phân lập được [2]

Ở môi trường ben ngoài, vi khuẩn tồn tại 4 tháng E.coli có khả năng đề

kháng với sự sống khô và hun khói

* Khả năng gây bệnh của E.coli

Các loài E.coli hiện diện rỗng rãi trong môi trường bị ô nhiễm phân hay

chất thải hữu cơ, phát triển và tồn tại rất lâu trong môi trường Do sự phân bố

rỗng rãi trong tự nhiên nên E.coli dẽ dàng nhiễm vào trong thực phẩm từ

nguyên liệu hay thông qua nguồn nước trong quá trình sản xuất, chế biến [8]

Trang 23

Tại những vùng vệ sinh không tốt, vi khuẩn này là một nguyên nhânquan trọng gây bệnh viêm ruột, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, đứng

hàng đầu trong căn nguyên lây nhiễm khuẩn huyết E.coli là căn nguyên

thường gặp trong viêm màng não, viêm phổi ở trẻ em mới sinh

2.2.3 Vi khuẩn Salmonella

Salmonella mang tên nhà vi khuẩn học người Mỹ Daniel Elmer, người

đã đặc trưng hóa nhóm vi khuẩn liên quan tới bệnh dịch tả lợn hoặc dịch hạchlợn Cho đến nay các phat hiện có khoảng 500 loài vi sinh vật khác nhau có

thể gây bệnh thương hàn và phó thương hàn cho người và gia súc Salmonella

có thể gây nhiều bệnh truyền nhiễm cho động vât như phó thương hàn lợn,bệnh sẩy thai cừu và ngựa, bệnh bạch lỵ gà, bệnh thương hàn chuột, Những

bệnh này là do Salmonella gây ra người ta gọi là bệnh truyền nhiễm nguyên phát, ngoài ra có thể phát hiện được Salmonella trong chất bài tiết của động

vật lành Dấu hiệu lâm sàng đầu tiên của bệnh này thường xuất hiện từ 12 –24h sau khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn Thời kì ủ bệnh có thể ngắnhơn (6 – 12h) hoặc dài hơn (4 – 7 ngày) Bệnh nhân cảm thấy đau bụng dữdội, buồn nôn, nhức đầu và run Tiếp theo là các cơn nôn mửa rồi phát tiêuchảy Bệnh kèm theo sốt cao, đôi khi có biểu hiện thần kinh (như co cứng cơ,vạn động co giật, ngủ gà ngủ gật) và bị chứng ít nước tiểu Bệnh tiến triển khánhanh sau vài ngày là khỏi [8]

Các vi khuẩn gây chứng nhiễm độc này thường là những vật chủ ở

đường tiêu hóa của động vật và người Tất cả các loài Salmonella đều có khả năng gây nhiễm độc thực phẩm Các Salmonella thường sản sinh ra một

enterotoxin có bản chất lipopolysacharide vốn có khả năng tác động nhiềuđến các mô khác nhau, đến các chức năng các mô Có điều là trong trườnghợp nhiễm độc thực phẩm, chất độc này chỉ có vai trò khi nó được giải phóngvào trong ruột từ những vi khuẩn sống và đang trong pha sinh sản Khi ăn cácbào tử sống thì có thể sinh bệnh, song khi ăn vi khuẩn đã bị chết do nhiệt thì

không bị ảnh hưởng gì Các triêu chứng nhiễm độc do Salmonella chỉ xuất

Trang 24

a.Đặc điểm hình thái

Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae, tộc Salmonelleae và giống Salmonella Salmonella là vi khuẩn hình gậy, mập, ngắn, trực khuẩn gram

âm, hai đầu hơi tròn, kích thước 0,4 – 0,6 × 1 - 3µm, sống kị khí tùy nghi,không hình thành giáp mô và nha bào, có khả năng di động nhờ lông mao có

khoảng 7 đến 12 lông mao xung quanh thân, trừ S gallinarum và S Pullorum

nuôi cấy bình thường, chúng phát triển thành các khuẩn lạc có đường kính 2 –4mm, trơn, sáng và đồng nhất [6]

Hình 2.7: Vi khuẩn Salmonella

(http://vi.wikipedia.org/wiki/Salmonella)

b Đặc điểm nuôi cấy [26]

Salmonella có thể phát hiện ở nhiệt độ ở 50C - 450C, điều kiện tối thích

chết sau 10 phút, ở độ sôi của nước bị chết tức thì

pH thích hợp cho sự sinh trưởng nằm trong khoảng trung tính 6,8 – 7,2.Khoảng pH dành cho sự phát triển của vi khuẩn là 4,1 – 9 trong thực phẩmacid thấp, nhưng trong rau cải vi khuẩn không phát triển được ở pH từ 5,5 –5,7 dưới 0,94% hay nồng độ muối vượt quá 8% có thể ức chế hoàn toàn sự

trăng trưởng của Salmonella.

Trang 25

c Đặc điểm sinh hóa

Salmonella có những đặc tính sinh hóa chủ yếu mà dựa vào đó người ta

có thể định hướng phân biệt với các vi khuẩn đường ruột khác Các chủng

Salmonella sinh acid do lên men glucose, mannitol nhưng không lên men

lactose (trừ S Arizona) và sacrose, không có khả năng tách amine từtriptophane Chúng không sinh idol hoặc aceton và phân giải urea Phần lớn

ornithine và lysine Chúng kém chịu nhiệt nhưng chịu được một số hóa chấtnhư brilliant green, sodium lauryl sulfite, selenite, sodium tetrathionate.Những chất này được dùng để chọn lọc chúng từ mẫu thực phẩm và nước [8]

d Khả năng và cơ chế gây bệnh

* Khả năng gây bệnh

Tùy theo từng loại Salmonella có thể chỉ gây bệnh cho người, chỉ gây

bệnh cho động vật, nhưng cũng có thế vừa gây bệnh cho người vừa gây bệnhcho động vật [12]

Những loài Salmonella gây bệnh cho người được quan tâm nhiều hơ cả là: + S typhy: loài này chỉ gây bệnh cho người, nó là vi khuẩn quan trọng

nhất trong các căn nguyên gây bệnh thương hàn

+ S paratyphy A: cũng chỉ gây bệnh cho người, là căn nguyên gây bệnh thương hàn, ở nước ta tỷ lệ phân lập chỉ đứng sau S Typhy.

+ S paratyphy B: chủ yếu gây bệnh ở người nhưng cũng có thể gây bệnh

cho động vật

+ S paratyphy C: vừa có khả năng gây bệnh thương hàn vừa có khả

năng gây viêm dạ dày, ruột và nhiễm khuẩn huyết Thường gặp ở các nướcĐông Nam Á

+ S Typhymurium và S Enteritidis: vừa có khả năng gây bệnh cho

người vừa có khả năng gây bệnh cho động vật

* Cơ chế gây bệnh

Vi khuẩn vào ruột rồi phát triển ở đó, sau đó theo hệ thống bạch tuyết vàtuần hoàn gây nên tìn trạng nhiễm trùng huyết Do đó trong thời kì đầu, lấymáu người bệnh truyền cấy sẽ phát hiện vi khuẩn Vi khuẩn gây viêm ruột,phá hỏng tế bào viêm mạc ruột, tiết ra độc tố Độc tố này thấm qua thành ruột

Trang 26

vào máu Ngoài ra, vi khuẩn trong hệ tuần hoàn cũng tiết ra nội độc tố Nộiđộc tố chủ yếu tác động trên hệ thần kinh vận động của huyết quản, là giảm

độ bền của thành mao quản và giảm chức năng điều tiết nhiệt của cơ thể Như

vậy, Salmonella gây bệnh là độc tố ruột (enterotoxin) và có còn do cytotoxin

va neurotoxin [11]

2.2.4 Các chất có khả năng kháng vi khuẩn gram âm

a Các acid hữu cơ

* Acid acetic

Acid acetic được sử dụng chủ yếu để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

và nấm men hơn là sự phát triển của nấm mốc Được chứng minh là tác nhân

có hiệu quả kháng nấm ở pH 3.5 chống mốc đen bánh mì, đặc biệt là

Aspergillus niger Sử dụng acid acetic để loại trừ tác nhân gây bệnh như E.coli, Salmonella

* Acid caprylic

E.coli có thể bị ức chế chỉ với acid caprylic 0.3% khi phát triển trong

một môi trường xác định về mặt hóa học

* Acid butyric: Sát khuẩn gram âm và gram dương

b Các chất kháng sinh

E.coli nhạy cảm với nhiều loai kháng sinh nhưng cũng tạo ra khả năng

đề kháng kháng sinh nhanh chóng Một số kháng sinh có khả năng kháng

E.coli như:

* Amoxycillin

Là aminopenicillin, bền trong môi trường acid, có phổ tác dụng rộng.Đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn gram âm Có hoạt tính với phần lớncác loại vi khuẩn gram âm và gram dương như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn

không tạo ra penicillinase, E.coli, Diplococcus pneumoniae, proteus

mirabilis Amoxycillin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sinh tổng hợp

mucopeptide của thành tế bào vi khuẩn

Trang 27

Stptococcus, E.coli, Salmonella, Shigella Cơ chế tác dụng: ức chế giai đoạn I

của quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn

* Nitrofurantoin

Là thuốc kháng khuẩn, dẫn chất nitrofuran có tác dụng chống nhiềuchủng vi khuẩn đường tiết niệu gram âm và gram dương Điều trị các trườnghợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp khôn có biến chứng và mãn tính do

E.coli, Enterococcus, Staphylococcus aureus và các chủng nhạy cảm Klebsiella, Enterobcter.

* Kanamycin

Là kháng sinh nhóm aminoglycoside, sản sinh bởi Steptomyces

kanamyceticus Có tác dụng tới vi khuẩn gram âm, gram dương và Mycobacterium tuberculosis, được chứng minh là có hiệu quả với

Staphylococcus đa kháng thuốc, E.coli và Klebsiella sp.

* Norfloxacin

Là kháng sinh thuộc nhóm quinolon có tác dụng diệt khuẩn với cả vikhuẩn ưa khí gram âm và gram dương Norfloxacin có tác dụng hầu hết với

các tác nhân gây bệnh tiết niệu thông thường như: Escherichia coli, Proteus

mirabilis, Staphylococcus saprophyticus Cơ chế tác dụng: ức chế DNA –

gyrase, một enzyme cần thiết cho sự sao chép DNA của vi khuẩn

*Acid nalidixic

Là quinolon kháng khuẩn phổ rộng, có tác dụng hầu hết với vi khuẩn ưa

khí gram âm như E.coli, Proteus, Acid nalidixic cản trở quá trình sao chép

của DNA vi khuẩn bằng cách ức chế hoạt tính DNA – gyrase (topyisomerase)

c Các chất chiết từ thực vật

*Allicin

Allicin là chất chiết từ tỏi có hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất củatỏi Allicin không hiện diện trong tỏi Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đạpdạp và dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin có sẵn trong tỏi biếnthành allicin Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh Tỏi có khảnăng diệt khuẩn cực mạnh bao gồm cả vi khuẩn gram âm và gram dương, ở

nồng độ 1:4800 ức chế vi khuẩn: E.coli, Aerobacter aerogenes

Mycobacterium nồng độ 1:25000 ức chế vi khuẩn: Baciluss subtilis, Proteus

Ngày đăng: 17/08/2014, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Đình Cự, Nguyễn Xuân Chánh (2004), Công nghệ nano điều khiển đến từng nguyên tử, phân tử, Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: n "Chánh (2004)," Công nghệ nano điều khiển đến từng nguyên tử, phân tử
Tác giả: Vũ Đình Cự, Nguyễn Xuân Chánh
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật
Năm: 2004
2. Nguyễn Văn Dán (2003), Công nghệ vật liệu mới, NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ vật liệu mới
Tác giả: Nguyễn Văn Dán
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2003
3. Đào Trọng Đạt (1996), Bệnh lợn con ỉa phân trắng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lợn con ỉa phân trắng
Tác giả: Đào Trọng Đạt
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
4. Nguyễn Hoàng Hải.“Các hạt nano kim loại (metallic nanoparticles)”. Trung tâm Khoa học Vật liệu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hạt nano kim loại (metallic nanoparticles)
5. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật thú y
Tác giả: Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2001
6. PGS.TS Lê Thanh Mai (2008), Phân tích vi sinh vật thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích vi sinh vật thực phẩm
Tác giả: PGS.TS Lê Thanh Mai
Năm: 2008
7. Nguyễn Quang Minh (2005), Hóa học chất rắn, NXB Đại học quấc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học chất rắn
Tác giả: Nguyễn Quang Minh
Nhà XB: NXB Đại học quấc gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2005
8. Nguyễn Đức Nghĩa (2007), Công nghệ hóa học Nano, nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ hóa học Nano
Tác giả: Nguyễn Đức Nghĩa
Nhà XB: nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội
Năm: 2007
9. Trần Linh Phước (2009), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mĩ phẩm, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mĩ phẩm
Tác giả: Trần Linh Phước
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 2009
10. Đặng Văn Phú, Bùi Duy Du, Nguyễn Triệu, Võ Thị Kim Lăng, Nguyễn Quốc Hiến, Bùi Duy Cam “Chế tạo keo nano bạc nano bằng phương pháp chiếu xạ sử dụng Polyvinyl Pyrolidon/Chitosan làm chất ổn định”.Tạp chí khoa học và công nghệ, tập 46, số 3, 2008. Tr 81-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế tạo keo nano bạc nano bằng phương pháp chiếu xạ sử dụng Polyvinyl Pyrolidon/Chitosan làm chất ổn định”
11. Lê Ngọc Tú (2000), Hóa sinh thực phẩm, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa sinh thực phẩm
Tác giả: Lê Ngọc Tú
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2000
12. Nguyễn Ngọc Tú. Nghiên cứu gel nước thông minh nhạy pH lai nano bạc. Khóa luận tốt nghiệp đại học chính quy 2009. Trang 8-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu gel nước thông minh nhạy pH lai nano bạc
13. Nguyễn Quang Tuyên (1996), Nghiên cứu đặc tính của mọt số chủng Salmonella gây bệnh tiêu chảy ở bê nghé và biện pháp phòng trị. Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Viện thú y quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc tính của mọt số chủng Salmonella gây bệnh tiêu chảy ở bê nghé và biện pháp phòng trị
Tác giả: Nguyễn Quang Tuyên
Năm: 1996
14. Nguyễn Xuân Thành (chủ biên), Vũ Thị Hoàn. Nguyễn Thế Bình, Đinh Hồng Duyên (2007), Giáo trình thực tập vi sinh vật chuyên ngành, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thực tập vi sinh vật chuyên ngành
Tác giả: Nguyễn Xuân Thành (chủ biên), Vũ Thị Hoàn. Nguyễn Thế Bình, Đinh Hồng Duyên
Năm: 2007
15. Liễu Như Ý (2010), “ Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật”, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công Nghệ Tỉnh Sóc Trăng, trang 29-33.II. Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật
Tác giả: Liễu Như Ý
Năm: 2010
16. A.Ahmad, P. Mukherjee, S.Senapati, D. Mandal, M.IKhan, R.Kumar and M.Sastry, Extracellular biosynthesis of silver nanoparticles using the fungus Fusarium oxysporrum, Colloids and Surfaces: Biointerfaces 28 (2003) 313 -318. -72- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Extracellular biosynthesis of silver nanoparticles using the fungus Fusarium oxysporrum
17. Dewu Long, Guozhong Wu and Shimou Chen, Preparation of oligochitosan stabilized silver nanoparticle by gamma irradiation, Radiation Physics and Chemistry 76 (2007) 1126 – 1131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preparation of oligochitosan stabilized silver nanoparticle by gamma irradiation
19. Jiang K. Moon, Z. Zhang, S. Pothukuchi, C.P. Wong, Variable Frequency Microwave Synthesis of Silver Nanopraticles, Journal of Nanopraticle Research, Vol.8, (2006) 117 – 124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Variable Frequency Microwave Synthesis of Silver Nanopraticles, Journal of Nanopraticle Research
20. Kendall M. Hurst, 2006. Characteristics and Applications of Antibacterial nano – Silver, Department of Chemical Engineering Auburn University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Characteristics and Applications of Antibacterial nano – Silver
22. Nanoscience and nanotechnologies: opportunities and uncertainties, The Royal Society &amp; The Royal Academy of Engineering, London (2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nanoscience and nanotechnologies: opportunities and uncertainties

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Hiện tượng cộng hưởng plasmon của hạt hình cầu - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 2.1 Hiện tượng cộng hưởng plasmon của hạt hình cầu (Trang 11)
Hình 2.3: Bình sữa làm bằng nhựa có pha thêm nano bạc - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 2.3 Bình sữa làm bằng nhựa có pha thêm nano bạc (Trang 16)
Hình 2.4: Tất và khẩu trang chứa nano bạc (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BA%A9u_trang_y_t%E1%BA%BF) - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 2.4 Tất và khẩu trang chứa nano bạc (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BA%A9u_trang_y_t%E1%BA%BF) (Trang 17)
Hình 2.5: Nước rửa trái cây kháng  khuẩn - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 2.5 Nước rửa trái cây kháng khuẩn (Trang 18)
Hình 2.6: Vi khuẩn Escherichia coli  (http://vi.wikipedia.org/wiki/Escherichia_coli) - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 2.6 Vi khuẩn Escherichia coli (http://vi.wikipedia.org/wiki/Escherichia_coli) (Trang 22)
Hình 2.7: Vi khuẩn Salmonella (http://vi.wikipedia.org/wiki/Salmonella) - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 2.7 Vi khuẩn Salmonella (http://vi.wikipedia.org/wiki/Salmonella) (Trang 25)
Hình 3.1. Sơ đồ phương pháp khuếch tán sử dụng đĩa giấy - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 3.1. Sơ đồ phương pháp khuếch tán sử dụng đĩa giấy (Trang 36)
Hình 3.2. Sơ đồ phương pháp đục lỗ thạch 3.3.2.3. Phương pháp nhỏ dịch kháng khuẩn lên bề mặt thạch - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 3.2. Sơ đồ phương pháp đục lỗ thạch 3.3.2.3. Phương pháp nhỏ dịch kháng khuẩn lên bề mặt thạch (Trang 37)
Hình 3.3. Sơ đồ phương pháp nhỏ dịch kháng khuẩn lên bề mặt thạch 3.3.2.4. Phương pháp đối kháng trong dịch nuôi cấy lỏng - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 3.3. Sơ đồ phương pháp nhỏ dịch kháng khuẩn lên bề mặt thạch 3.3.2.4. Phương pháp đối kháng trong dịch nuôi cấy lỏng (Trang 38)
Bảng 4.1. Một số đặc điểm của vi khuẩn nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Bảng 4.1. Một số đặc điểm của vi khuẩn nghiên cứu (Trang 40)
Hình 4.1a. Xác định khả năng kháng E.coli của nano bạc bằng các - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 4.1a. Xác định khả năng kháng E.coli của nano bạc bằng các (Trang 42)
Hình 4.1b. Xác định khả năng kháng Salmonella của nano bạc bằng các - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 4.1b. Xác định khả năng kháng Salmonella của nano bạc bằng các (Trang 43)
Hình 4.2b. Khả năng kháng S. Typhimurium của nano bạc ở các nồng độ - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 4.2b. Khả năng kháng S. Typhimurium của nano bạc ở các nồng độ (Trang 47)
Hình 4.3. Khả năng kháng E.coli của nano bạc theo thời gian - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 4.3. Khả năng kháng E.coli của nano bạc theo thời gian (Trang 48)
Hình 4.4. Khả năng kháng S. Typhimurium của nano bạc theo thời gian - Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn gram âm của nano bạc
Hình 4.4. Khả năng kháng S. Typhimurium của nano bạc theo thời gian (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w