Nano bạc với năng lượng bề mặt lớn có khả năng giải phóng từ từ các ion bạc vào trong dung dịch, nhờ vậy nano bạc có hiệu lực khử khuẩn mạnh hơn rất nhiều lần và kéo dài hơn so với các bạc ở dạng keo, dạng ion hay dạng rắn [27]. Tuy nhiên khả năng kháng khuẩn của nano bạc lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, hìn dạng, nồng độ. Vì vậy việc xác định khả
năng kháng khuẩn gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu lựa chọn phương pháp thích hợp để xác định khả năng kháng khuẩn Escherichia
coli và vi khuẩn S.Typhimurium. Kết quả nghiên cứu thể hiện trên hình 4.2a
và bảng 4.2a.
a) b)
c) d)
Hình 4.1a. Xác định khả năng kháng E.coli của nano bạc bằng các phương pháp khác nhau
a) Phương pháp nhỏ dịch kháng khuẩn lên bề mặt thạch b) Phương pháp đối kháng trong dịch nuôi cấy lỏng c) Phương pháp khuếch tán sử dụng đĩa giấy
d) Phương pháp đục lỗ thạch
a)
a) b)
c) d)
Hình 4.1b. Xác định khả năng kháng Salmonella của nano bạc bằng các phương pháp khác nhau
a) Phương pháp nhỏ dịch kháng khuẩn lên bề mặt thạch b) Phương pháp đối kháng trong dịch nuôi cấy lỏng c) Phương pháp khuếch tán sử dụng đĩa giấy
d) Phương pháp đục lỗ thạch
Bảng 4.2. Phương pháp xác định khả năng kháng khuẩn
Phương pháp Đặc điểm
Phương pháp nhỏ dịch kháng khuẩn lên bề mặt thạch
Trên mặt thạch có các vết dịch kháng khuẩn
Phương pháp đối kháng trong dịch nuôi cấy lỏng
Dịch nuôi cấy bị đục, định lượng được vi sinh vật sau kháng
Phương pháp khuyếch tán sử dụng đĩa giấy
Xuất hiện vòng kháng khuẩn xung quanh đĩa giấy
Phương pháp đực lỗ thạch Xuất hiện vòng kháng khuẩn xung quanh lỗ thạch
Qua kết quả trên hình 4.1a, 4.1b và bảng 4.2 cho thấy trong 4 phương pháp đều xác định được khả năng kháng khuẩn của nano bạc, tuy nhiên dù điều kiện phòng thí nghiệm, điều kiện thiết bị và thời gian hạn chế nên việc thực hiện và quan sát các phương pháp khuếch tán sử dụng đĩa giấy, phương pháp đục lỗ thạch rất khó quan sát được vòng kháng khuẩn của nano bạc đối với E.coli và S. Typhimurium. Nguyên nhân có thể do hạt nano bạc có kích thước càng nhỏ thì khả năng diệt khuẩn của chúng càng mạnh. Tuy nhiên các hạt có kích thước nhỏ lại có khuynh hướng liên kết với nhau trong quá trình lưu trữ tạo thành các hạt lớn hơn gây ảnh hưởng tới khả năng diệt khuẩn, khó khuếch tán trên môi trường thạch.
Phương pháp nhỏ dịch kháng khuẩn lên bề mặt thạch cho thấy sự kháng khuẩn của nano bạc. Tuy nhiên phương pháp này khó quan sát trong các thí nghiệm định lượng nồng độ ức chế nhỏ nhất (MIC) nên chỉ dùng để xác định sơ bộ khả năng kháng khuẩn.
Từ kết quả thử nghiệm trên, cùng với điều kiện thí ngiệm, chúng tôi lựa chọn phương pháp đối kháng trong dịch nuôi cấy lỏng để tiến hành thí nghiệm xác định nồng độ ức chế hay tiêu diệt của nano bạc đối với E.coli và
S. Typhimurium.
4.3. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của nano bạc đối với vi khuẩn gram âm.
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của chất kháng khuẩn được định nghĩa là nồng độ nhỏ nhất của chất kháng khuẩn có thể ức chế sự phát triển của 104 CFU/ml vi sinh vật so với kiểm chứng.