1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ của mặt HÀNG tôm THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG hợp các hộ NUÔI tại THỊ xã NINH HOÀ

148 1.8K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

  • BÙI NGỌC QUỲNH

  • Nha Trang - 2012

  • BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

  • BÙI NGỌC QUỲNH

  • Nha Trang - 2012

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài.

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3. Câu hỏi nghiên cứu

  • Đề tài tiến hành nghiên cứu nhằm tập trung trả lời những câu hỏi sau:

  • - Những tác nhân nào tham gia vào chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng?

  • - Cấu trúc và sự vận hành thị trường của loại sản phẩm này diễn ra như thế nào?

  • - Kết cấu phân bổ giá trị tăng thêm của các tác nhân chủ yếu tham gia trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng như thế nào?

  • - Những khó khăn của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị và những kiến nghị nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa?

  • 4. Phương pháp nghiên cứu.

  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

  • 6. Bố cục đề tài nghiên cứu

  • Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,... đề tài được kết cấu bao gồm các chương:

    • Chương 1: Cơ sở lý luận

    • Chương 2: Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa và phương pháp nghiên cứu

    • Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

    • Chương 4: Đề xuất kiến nghị nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa.

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

  • 1.1 Khái niệm cơ bản

  • 1.1.1 Chuỗi (Filière)

  • 1.1.2 Chuỗi giá trị

  • Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lược điều hành. Ví dụ như một phân tích về chuỗi giá trị của một siêu thị ở Châu Âu có thể chỉ lợi thế cạnh tranh của một siêu thị đó với các đối thủ cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả giống nước ngoài. Tìm ra lợi thế cạnh tranh là thông tin có giá trị cho các mục đích kinh doanh. Tiếp theo những kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có lẽ sẽ tăng cường củng cố mối quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả giống ngoại và chiến dịch quảng cáo sẽ chú ý đặc biệt đến những vấn đề này.

  • - Theo Kaplinsky R. And Morris M. (2001), khái niệm Chuỗi giá trị là nói đến tất cả những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng.

  • Kaplinsky R. And Morris M. (2001) đã đưa ra hai khái niệm về chuỗi giá trị :

  •  Chuỗi giá trị giản đơn: Là một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Những hoạt động này gồm : thiết kế và phát triển sản phẩm, sản xuất, marketing và cuối cùng là tiêu thụ và tái sử dụng.

  • 

  • Nguồn: [13]

  •  Chuỗi giá trị mở rộng: là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ,...) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Cách tiếp cận này xem xét tất cả các mối liên hệ ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất, được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng.

  • Nguồn: [15]

  • 1.2 Phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng

  • 1.3 Nội dung cơ bản trong phân tích chuỗi giá trị

  • Cuối cùng, phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá trị. Quản trị chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị. Quản trị quan trọng từ góc độ chính sách thông qua xác định các sắp xếp về thể chế có thể cần nhắm tới để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các sai lệch về phân phối và tăng giá trị gia tăng trong ngành.

  • 1.3.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị

  • 1.3.2 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị

  • 

  • Nguồn: [1])

  • 1.3.3 Quản trị chuỗi giá trị

  • 1.3.4 Nâng cấp chuỗi giá trị

  • 1.3.5 Liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị

  • 1.3.5.1 Khái niệm liên kết kinh tế

  • Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế kí kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước

  • 1.3.5.2 Các hình thức liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị

  • 1.3.5.3 Lợi ích của liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị

  • 1.4 Tầm quan trọng việc phân tích chuỗi giá trị

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở THỊ XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.1 Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam

  • 2.1.1 Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam

  • 2.1.2 Giá trị và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam

  • 2.2 Thực trạng nghề nuôi tôm thương phẩm tại Việt Nam

  • 2.2.1 Sản lượng tôm nuôi thương phẩm tại Việt Nam

  • 2.2.2 Giá trị và kim ngạch xuất khẩu tôm thương phẩm Việt Nam

  • 2.3 Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam

  • 2.3.1 Đặc điểm về tôm thẻ chân trắng

  • 2.3.1.1 Phân loại

  • 2.3.1.2 Đặc điểm sinh thái và tập tính sinh sống

  • 2.3.1.3 Diện tích nuôi, sản lượng khai thác, kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng

  • 2.4 Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa và Ninh Hòa

  • 2.4.1 Điều kiện tự nhiên huyện Ninh Hòa

  • 2.4.1.1 Vị trí địa lý

  • 2.4.1.2 Đặc điểm khí hậu

  • 2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ninh Hòa

  • 2.4.3 Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng

  • 2.4.3.1 Chọn địa điểm nuôi

  • 2.4.3.2 Xây dựng hệ thống ao nuôi

  • 2.4.3.3 Chuẩn bị ao nuôi

  • 2.4.3.4 Thả giống

  • 2.4.3.5 Chăm sóc, cho ăn và quản lý thưc ăn

  • 2.4.4 Sản lượng nuôi và thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa

  • 2.4.5 Quy trình chế biến của Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang

  • 2.4.6 Các tổ chức, nhà hỗ trợ, thể chế, chính sách, qui định tác động chuỗi giá trị tôm chân trắng

  • 2.4.7 Những thuận lợi, khó khăn trong việc nuôi trồng, chế biến xuất khẩu tôm thẻ chân trắng thị xã Ninh Hòa nói riêng và cả nước nói chung.

  •  Đối với Hộ nuôi tôm

  •  Đối với Đại lý thu mua

  •  Đối với Công ty chế biến

  • 2.5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

  • 2.5.1 Dữ liệu thứ cấp:

  • 2.5.2 Dữ liệu sơ cấp

  • 2.5.3 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị

  • CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

  • 3.1 Phân tích cấu trúc thị trường tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa

  • 3.1.1 Những tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa

  • Những tác nhân chủ yếu tham gia trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng bao gồm hộ nuôi tôm, đại lý thu gom cấp 1, đại lý thu gom cấp 2, người bán lẻ, công ty chế biến được trình bày trong hình 3.1.

  • 

  • Nguồn : Điều tra của tác giả

  • Dựa vào hình 3.1, ta thấy sản phẩm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi Ninh Hòa phân phối qua kênh xuất khẩu và kênh trong nước:

  • - Kênh phân phối thị trường xuất khẩu: Hộ nuôi tôm phân phối sản phẩm của mình theo 2 hướng chủ yếu: Đến đại lý thu gom cấp 1 là 77%, công ty chế biến là 20,9%. Ngoài ra, khoảng 2% người nuôi tôm bán trực tiếp đến người bán lẻ khoảng 2% và khoảng 0,1% để lại tự tiêu dùng hoặc cho người thân, kênh này diễn ra không thường xuyên. Đại lý thu gom cấp 1 thường bán tôm qua đại lý cấp 2 khoảng 53,9%, và trực tiếp bán tôm đến công ty chế biến khoảng 15,4% và khoảng 7,7% khối lượng tôm thu hoạch cho người bán lẻ, người bán lẻ phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng trong nước. Đại lý thu gom cấp 2 thường cung cấp lượng hàng mua được cho công ty chế biến. Công ty chế biến sau khi thu mua sản phẩm tôm thẻ chân trắng, họ chủ yếu xuất khẩu sản phẩm đến thị trường nước ngoài khoảng 89,3% và một lượng nhỏ 0,9% cung cấp cho cửa hàng hoặc siêu thị.

  • - Kênh phân phối thị trường nội địa: Từ hộ nuôi tôm đến người bán lẻ sản lượng rất ít, khoảng 2%; từ đại lý cấp 1 đến người bán lẻ khoảng 7,7%. Người bán lẻ bán trực tiếp đến người tiêu dùng khoảng 6,79% và bán qua nhà hàng, khách sạn khoảng 2,91%. Khối lượng tôm thẻ chân trắng đến với người tiêu dùng nội địa khoảng 10,7%.

  • Qua đó, ta thấy sản phẩm tôm thẻ chân trắng chủ yếu được xuất khẩu ra nước ngoài.

  • 3.1.1.1 Hộ nuôi tôm

  • 3.1.1.2 Đại lý thu mua cấp 1

  • Theo kết quả điều tra, đại lý cấp 1 là những người có mối quan hệ làm ăn buôn bán lâu năm với các hộ nuôi tôm, họ có văn phòng giao dịch, phương tiện đánh bắt, vận chuyển và bảo quản tôm cùng với một lực lượng nhân công đông đảo. Họ có kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật bảo quản, nhận biết, phán đoán chất lượng tôm. Vì vậy, đại lý cấp 1 thường được hiểu là những người thu mua trực tiếp từ hộ nuôi tôm. Hầu hết các chủ ao nuôi khi đến kỳ thu hoạch đều tìm đến các đại lý này để liên hệ bán tôm tại ao. Để tiến hành thu mua tôm của hộ nuôi, các đại lý cấp 1 thường cần sự hỗ trợ nguồn vốn từ đại lý cấp 2.

  • 3.1.1.3 Đại lý thu mua cấp 2

  • Theo kết quả điều tra, đại lý cấp 2 là những người có nguồn tiền mặt lớn, sẵn sàng chi trả, ứng trước cho các hộ nuôi nếu có yêu cầu và có mối quan hệ với các công ty chế biến. Công việc của đại lý cấp 2 có thể hiểu đơn giản là thay mặt công ty trả tiền ngay cho người bán tôm và hưởng chênh lệch khoảng 500đ/kg tôm.

  • Vốn kinh doanh: thông thường một đại lý thu mua nguyên liệu của một vùng phải có được nguồn vốn lưu động lớn để có thể cung cấp cho các đại lý cấp 1 tạm ứng trước cho các hộ nuôi tôm và thanh toán từ 50% - 100% sau khi bắt tôm nếu đại lý cấp 1 hoặc hộ nuôi tôm có yêu cầu. Đại lý cấp 2 càng nhiều vốn, càng có nhiều lợi nhuận và nâng cao uy tín với các công ty chế biến do luôn cung cấp sản lượng cao và chất lượng tốt.

  • Mối quan hệ với các công ty chế biến: để có được mối quan hệ với công ty chế biến, trước hết là có quan hệ với lãnh đạo công ty, với bộ phận thu mua của công ty. Khi trở thành nhà cung cấp chính của công ty, công ty có nhiều ưu đãi cho đại lý như ưu tiên quyền bán hàng, thanh toán nhanh,… Theo quy định của các công ty chế biến hiện nay là ưu tiên mua hàng của các đại lý lớn trước, sau đó đến các đại lý nhỏ và cuối cùng là hộ nuôi tôm vì các đại lý là người cung cấp thường xuyên nguyên liệu thường xuyên. Thông qua công ty chế biến, các đại lý kiếm được lợi nhuận từ sự chia sẻ của hộ nuôi tôm.

  • 3.1.1.4 Người bán lẻ

  • Người bán lẻ là những người buôn bán nhỏ lẻ tại các chợ trên địa bàn địa phương. Sản phẩm bán chủ yếu là sản phẩm tôm tươi sống, chưa qua chế biến. Ngoài công việc hàng ngày buôn bán tôm ở chợ, họ còn làm thêm các công việc khác như trồng lúa, hoa màu,… để kiếm thêm thu nhập.

  • 3.1.1.5 Công ty chế biến

  • 3.1.1.6 Nhà nhập khẩu

  • 3.1.2 Tình hình cạnh tranh sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa

  • 3.1.2.1 Mức độ khác biệt sản phẩm

  • Sự khác biệt sản phẩm tôm thẻ chân trắng được xem xét dựa vào kích cỡ, chất lượng, tiêu chuẩn kháng sinh qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kích cỡ tôm được tính bằng số con tôm trên 1kg, kích cỡ tôm càng lớn giá mua càng cao và ngược lại. Chất lượng tôm được phân thành 2 loại: tôm sống và tôm ngâm đá. Tôm ngâm đá cũng phân thành 2 loại: tôm ngâm đá vỏ còn cứng, tươi nguyên và tôm ngâm đá mềm vỏ. Tất cả đều phải tuân theo quy định không có chất kháng sinh bị cấm sử dụng như Chloramphenicol, Trifuralin, CAP, AOZ, AMOS,…trong nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu tôm thẻ chân trắng.

  • Mặt khác, công ty có thể thu mua tôm dựa theo cách phân loại tôm còn sống và tôm ngâm đá, chênh lệch giá giữa 2 loại này lên đến 10 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nay hình thức thu mua tôm sống rất ít xảy ra vì hình thức thu hoạch tôm sống tốn kém chi phí, những đơn hàng yêu cầu sản phẩm từ tôm sống của nhà nhập khẩu ít.

  • 3.1.2.2 Rào cản gia nhập ngành

  •  Hộ nuôi tôm

  • Theo kết quả điều tra, những rào cản gia nhập ngành của hộ nuôi tôm trong những năm gần đây được thể hiện chủ yếu trong bảng dưới đây:

  • STT

  • Rào cản gia nhập

  • Mức độ đồng ý

  • (%)

  • 1

  • Môi trường, dịch bệnh

  • 90%

  • 2

  • Kỹ thuật, kinh nghiệm

  • 75%

  • 3

  • Thiếu vốn, thiếu đất

  • 40 %

  • 4

  • Chi phí nuôi cao

  • 55%

  • 5

  • Lý do khác

  • 15%

  • Nguồn: Theo kết quả điều tra

  • Số liệu trên cho thấy những rào cản gia nhập ngành nuôi trồng tôm thẻ chân trắng hiện nay bao gồm: Môi trường dịch bệnh, kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi tôm, thiếu vốn, thiếu đất, chi phí nuôi tôm cao và một vài lý do khác như sợ rủi ro mất vốn, thiếu hiểu biết quy định vùng nuôi, quy định chất cấm sử dụng,…

  •  Đại lý thu gom

  • Rào cản gia nhập ngành đối với đại lý thu gom hiện nay rất cao. Để làm được nhà thu gom cấp 1, họ phải có mối quan hệ rộng với với hộ nuôi tôm để có nguồn cung cấp tôm thẻ chân trắng đầy đủ, cũng như mối quan hệ bạn hàng với đại lý cấp 2 hoặc mối quan hệ với công ty chế biến.

  • STT

  • Rào cản gia nhập

  • Số lượng bảng

  • Mức độ đồng ý

  • (%)

  • 1

  • Thiếu vốn đầu tư

  • 4

  • 80%

  • 2

  • Thiếu nguồn cung cấp

  • 2

  • 40%

  • 3

  • Thiếu mối quan hệ với hộ nuôi, cũng như với các công ty

  • 5

  • 100 %

  • 4

  • Cạnh tranh cao

  • 4

  • 80%

  • 5

  • Lý do khác

  • 1

  • 20%

  • Nguồn: Theo kết quả điều tra

  • Theo kết quả điều tra, có 5 mẫu đại lý cấp 1 đều đồng ý thiếu mối quan hệ với hộ nuôi cũng như công ty chế biến là rào cản khó khăn nhất để gia nhập ngành, thiếu vốn kinh doanh, thiếu cơ sở vật chất luôn xảy ra chiếm 80%. Mức cạnh tranh về giá giữa các đại lý thu mua cấp 1 diễn ra gay gắt, những lý do khác như thiếu kiến thức kỹ thuật bảo quản, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm,…là những rào cản chủ yếu.

  • Đối với đại lý cấp 2, rào cản chủ yếu là vốn kinh doanh và mối quan hệ với các bộ phận thu mua ở các công ty chế biến. Mối quan hệ của đại lý cấp 2 thường là mối quan hệ quen biết, hoặc người thân của những nhân viên có quyền quyết định thu mua nguyên liệu hoặc quen biết với lãnh đạo của công ty.

  •  Người bán lẻ

  • Với sản lượng bán ra hàng ngày ít, thiếu nguồn cung cấp, lợi nhuận chỉ đủ trang trải cho chi phí sinh hoạt hàng ngày nên nhiều người không quan tâm tham gia vào công việc của người bán lẻ. Bên cạnh đó, sản phẩm tôm thẻ chân trắng khó bảo quản lâu, khi sản lượng bán không hết trong ngày buộc lòng phải bán giảm giá ảnh hưởng đến lợi nhuận nên tạo ra khó khăn nhất định gia nhập ngành.

  •  Công ty chế biến

  • Đối với công ty chế biến, để gia nhập ngành xuất khẩu sản phẩm tôm thẻ chân trắng các doanh nghiệp phải đối diện với nhiều rào cản như: thị trường xuất khẩu, công nghệ chế biến, quản lý, thị trường nguyên liệu nội địa, cũng như các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang F17 là một trong những công ty có lượng thu mua tôm thẻ chân trắng lớn của tỉnh Khánh Hòa, một năm có thể thu mua và chế biến đến 20.000 tấn. Theo kết quả nghiên cứu, để gia nhập ngành các doanh nghiệp phải có:

  • - Thị trường xuất khẩu và tuân theo quy định của mỗi thị trường như HACCP, ISO, BRC, IFS.

  • - Công nghệ chế biến sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

  • - Phải có đội ngủ quản lý chuyên nghiệp cũng như lượng công nhân có tay nghề cao.

  • - Cạnh tranh thu mua nguyên liệu nội địa diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp, với diễn biến thất thường của thời tiết, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng làm sản lượng nguyên liệu tôm thẻ chân trắng giảm, cạnh tranh thu mua nguyên liệu diễn ra gay gắt hơn.

  • - Mức thuế chống bán phá giá do thị trường Mỹ áp đặt cho sản phẩm tôm thẻ chân trắng khiến chi phí tăng lên cũng là một trong những rào cản nhất định.

  • - Thông tin thị trường nhập khẩu, cũng như khối lượng tiêu thụ tại các thị trường nhập khẩu còn hạn chế, hay nói theo cách khác thị trường đầu ra cũng là một trong những rào cản gia nhập ngành.

  • 3.1.2.3 Tiếp cận thông tin thị trường

  • Kết quả khảo sát mức độ tiếp cận thông tin thị trường của hộ nuôi tôm được thể hiện trong bảng dưới đây:

  • Mưc độ tiếp cận thông tin

  • Số phiếu đồng ý

  • Tỷ lệ (%)

  • - Dễ dàng

  • 11

  • 55

  • - Khó khăn

  • 8

  • 40

  • - Rất khó khăn

  • 1

  • 5

  • Nguồn: Theo kết quả điều tra

  • Qua bảng trên cho ta thấy mức độ tiếp cận thông tin thị trường của hộ nuôi tôm tương đối dễ dàng, chiếm 55%. Một số hộ nuôi tôm cũng gặp khó khăn trong việc có thông tin chiếm 40% và 5% là rất khó khăn trong việc tiếp cận thông tin.

  • Theo kết quả nghiên cứu, nguồn cung cấp thông tin cho hộ nuôi tôm chủ yếu thông qua đại lý thu gom cấp 1 bằng điện thoại, chiếm 75 %. Bên cạnh đó, họ cũng được cung cấp thông tin từ hộ nuôi tôm khác chiếm 20%, còn lại là từ phương tiện truyền thông như báo, đài, tivi, internet,…

  • Nguồn cung cấp thông tin

  • Tỷ lệ (%)

  • Đại lý thu mua

  • 75

  • Hộ nuôi tôm khác

  • 20

  • Phương tiện truyền thông

  • 5

  • Nguồn khác

  • 5

  • Nguồn: Theo kết quả điều tra

  • - Đối với đại lý thu mua cấp 1: họ chủ yếu có thông tin hàng ngày từ đại lý cấp 2 hoặc từ công ty chế biến.

  • - Đối với đại lý thu mua cấp 2: họ chủ yếu có thông tin thị trường hàng ngày qua các công ty chế biến.

  • - Đối với người bán lẻ, thông tin họ nhận được chủ yếu từ đại lý thu gom cấp 1 và các người bán lẻ khác.

  • - Đối với công ty chế biến, họ tiếp cận thông tin thị trường một cách dễ dàng qua các phương tiện thông tin đại cũng như các website hoặc qua tạp chí chuyên ngành,…và hiệp hội thủy sản VASEP.

  • 3.2 Tổ chức vận hành thị trường

  • 3.2.1 Phân loại và cơ sở hình thành giá

  • Giá tôm thẻ chân trắng được phân loại và định giá khác nhau dựa trên kích cỡ tôm. Tháng 1 năm 2011, giá tôm thẻ chân trắng bình quân loại kích cỡ từ 40 – 60 con/kg khoảng 120.000 đồng/kg; loại kích cỡ từ 61 – 80 con/kg có giá bình quân khoảng 93.000 đồng/kg; loại kích cỡ từ 81 -100 con/kg có giá bình quân khoảng 82.000 đồng/kg; loại kích cỡ từ 101 – 120 con/kg có giá bình quân khoảng 67.000 đồng/kg; loại kích cỡ 121 – 150 con/kg có giá bình quân khoảng 63.000 đồng/kg và loại kích cỡ lớn hơn 150 con/kg có giá bình quân khoảng 57.000 đồng/kg.

  • Dựa vào giá cả của công ty chế biến đưa ra, các tác nhân tự thương lượng và hình thành giá sao cho có lợi nhất cho mình.

  • 3.2.2 Hoạt động mua vào và bán ra

  •  Hộ nuôi tôm

  • Hộ nuôi tôm ở thị xã Ninh Hòa thường nuôi 2 vụ trong năm, vụ 1 thường bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 5 âm lịch, vụ 2 thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 8 âm lịch. Để nuôi tôm, họ cần mua con giống của các công ty hoặc từ các trại giống tư nhân, đa số hộ nuôi tôm đều mua từ các tại giống tư nhân với các lý do khác nhau như: giá thấp, quen biết,... Ngoài con giống, thức ăn và các loại thuốc hóa chất cần thiết để nuôi tôm, họ chủ yếu mua ở các cửa hàng bán thuốc và thức ăn thủy sản trên địa bàn địa phương. Sau khi đến thời kỳ thu hoạch, tôm thẻ chân trắng đạt đến kích cỡ thu hoạch, trung bình khoảng 100 con/kg. Hộ nuôi tôm tại thị xã Ninh Hòa tự liên hệ với đại lý thu mua cấp 1 hoặc công ty chế biến. Nước trong ao được rút ra một lượng vừa phải, sau đó khoảng 4 công nhân mang dụng cụ lưới kéo chuyên nghiệp bỏ xuống ao nuôi, với nguồn điện từ 6V – 12V. Người kéo lưới thu hoạch tôm thường do hộ nuôi tôm thuê bởi vì khi kéo với nguồn điện 6V sẽ kéo được tôm kích cỡ lớn. Điều này sẽ quyết định kích cỡ mẫu để định giá sau khi tôm được vớt mẫu và sẽ tiến hành kiểm tra kích thước, mỗi bên đều thực hiện chọn mỗi mẫu riêng và tính trung bình dựa trên số con tôm trên 1 kg mà 2 bên lấy mẫu. Nếu kích cỡ tôm thể chân trắng phù hợp với yêu cầu của đại lý hoặc công ty chế biến thì sẽ tiến hành cho thu hoạch. Trong quá trình thu hoạch, nếu bên nào cảm thấy mẫu chưa đại diện được, họ có thể yêu cầu lấy lại mẫu, mẫu mới sẽ đại diện cho sản lượng được thu hoạch sau thời điểm lấy mẫu lại.

  •  Đại lý thu mua cấp 1

  • Sau khi nhận được thông tin từ hộ nuôi tôm muốn bán tôm, đại lý cấp 1 thông báo giá cho hộ nuôi tôm giá cả của các loại theo kích cỡ tôm. Nếu hai bên đạt thỏa thuận, đại lý cấp 1 sẻ tiến hành thu mua. Với trường hợp sản lượng trong ao rất ít, họ có thể gọi các mối bán lẻ tới để chia ra ngay sau khi tôm được thu hoạch. Trường hợp sản lượng nhiều, đại lý cấp 1 thường thuê xe hoặc đưa xe của mình và các dụng cụ chứa đựng đến để tiến hành thu mua. Các thùng phi được chứa nước sẵn ở trên xe, sau đó có khoảng 2 công nhân phụ trách đưa tôm vào trong phi và tiến hành bỏ đá lạnh vào để tôm chết từ từ và giữ được mức độ tươi sống cho tôm.

  •  Đại lý thu mua cấp 2

  •  Những cản trở Hộ nuôi tôm mua bán trực tiếp với các công ty chế biến

  • 3.2.3 Phương thức giao dịch và thanh toán

  • Việc mua bán tôm thẻ chân trắng ở thị xã Ninh Hòa diễn ra theo hình thức thương lượng giữa các tác nhân trong chuỗi. Mọi giao dịch đều được thỏa thuận bằng miệng trong việc thu mua nguyên liệu, không có một hợp đồng hay văn bản chính thức nào.

  • Công ty chế biến căn cứ vào giá xuất khẩu và nhu cầu nguyên liệu và quyết định giá thu mua hàng ngày cho các nhà cung cấp. Giao dịch giữa công ty chế biến và các nhà cung cấp nguyên liệu thực hiện bằng điện thoại. Thông thường, đại lý cấp 2 nhận được thông tin giá cả và báo lại cho các đại lý cấp 1. Sau đó, đại lý cấp 1 căn cứ vào giá đó để thương lượng với hộ nuôi tôm. Các giao dịch cụ thể như sau:

  • - Đối với công ty chế biến, khách hàng chiếm giao dịch lớn nhất là đại lý cấp 2. Tuy nhiên, vào thời điểm khan hiếm nguyên liệu công ty tăng cường thu mua các đại lý cấp 1 vãng lai từ các tỉnh khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi,… hoặc các hộ nuôi tôm có sản lượng lớn. Hình thức giao dịch có thể công ty ra giá hoặc thương lượng thỏa thuận trợ cấp giá 1.000 – 2.000 đồng/kg. Sau khi phân loại kích cỡ, xác định giá thì người đại diện thu mua công ty chỉ cấp phát một tờ giấy có xác nhận số lượng, kích cỡ, giá cả và chữ ký của người đại diện. Ngoài ra, không kèm theo bất cứ một chứng từ nào mang tính pháp lý để ràng buộc đại diện người mua và người bán.

  • - Đại lý cấp 2 là người đứng ra giao dịch trực tiếp với công ty chiếm khối lượng nhiều nhất, họ nhận giá hàng ngày và lấy phiếu nhập nguyên liệu của công ty và báo giá cho các đại lý cấp 1 chủ yếu bằng điện thoại.

  • - Đại lý cấp 1 chấp nhận giá và nhận phiếu nhập nguyên liệu của công ty chế biến do đại lý cấp 2 thỏa thuận với công ty chế biến. Sau đó, họ thương lượng giá với hộ nuôi tôm. Đại lý cấp 1 có thể bán sản lượng qua đại lý cấp 2 hoặc nếu họ có đủ điều kiện bán trực tiếp cho công ty. Đối với giao dịch giữa đại lý cấp 1 và người bán lẻ, người bán lẻ có thể nhận lượng tôm tại chợ do đại lý cấp 1 vận chuyển đến.

  • Đa số hộ nuôi tôm là người nhận giá cuối cùng từ nhiều đại lý cấp 1, thỏa thuận sơ bộ về giá cả từng loại kích cỡ. Nếu hai bên đồng ý, người mua sẽ tiến hành cho thu hoạch.

  • Phương thức thanh toán các giao dịch giữa các tác nhân cũng đa dạng.

  • - Giữa Hộ nuôi tôm và đại lý thu mua cấp 1 có mối quan hệ làm ăn lâu năm nên việc thanh toán có thể chồng tiền mặt ngay tại ao hoặc có thể thanh toán sau 3, 4 ngày sau khi thu hoạch.

  • - Trong trường hợp hộ nuôi tôm bán cho công ty, tương tự như đại lý cấp 1 bán cho công ty, đại lý cấp 2 giao dịch với công ty và chịu hình thức thanh toán chậm 7 – 10 ngày của công ty chế biến bằng hình thức chuyển khoản.

  • - Mối quan hệ giữa đại lý cấp 1 với đại lý cấp 2 thông qua hai hình thức: đại lý cấp 2 có thể ứng tiền mặt từ 10 – 50% cho đại lý cấp 1 thu mua tôm hoặc đại lý cấp 2 thanh toán tiền từ 50 – 100% cho đại lý cấp 1 sau mỗi chuyến hàng.

  • - Giao dịch giữa người bán lẻ với đại lý cấp 1: đa số người bán lẻ phải trả tiền ngay sau khi mua vì số lượng ít.

  • - Giao dịch người bán lẻ với hộ nuôi tôm: giao dịch giữa 2 tác nhân này diễn ra không thường xuyên, khi người bán lẻ thu mua tôm có thẻ họ trả ngay sau khi mua.

  • Các giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi không có hợp đồng pháp lý, khi xảy ra rủi ro như công ty chế biến thua lỗ phá sản, đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 thiếu khả năng thanh toán thì hộ nuôi tôm là người chịu rủi ro nhiều nhất.

  • 3.3 Kết quả thị trường

  • 3.3.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia trong chuỗi

  • 3.3.1.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của hộ nuôi tôm

  • Theo kết quả điều tra, sản lượng bình quân trên 1 ao nuôi có diện tích trung bình là 0,5 ha qua các năm được thể hiện ở bảng dưới đây:

  • Đvt: kg

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Sản lượng bình quân 3 năm trên 1 ao (0.5 ha) của các hộ nuôi tôm tại thị xã Ninh Hòa đạt 3.754 kg. Bên cạnh đó, chi phí và lợi nhuận biên của hộ nuôi tôm được thể hiện ở bảng sau đây.

  • Đvt: đồng/kg

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Theo kết quả nghiên cứu, tổng chi phí bình quân cho 1 kg tôm thẻ chân trắng theo kết quả bao gồm: chi phí con giống, thức ăn, thuốc kháng sinh, lao động, điện và nhiên liệu, vôi hóa chất xử lý, tiền thuê đất, khấu hao TSCĐ và chi phí khác. Nếu đem so sánh 3 năm thì chi phí con giống có xu hướng tăng đáng kể.

  • - Chi phí con giống: tuy theo hộ nuôi tôm lấy nguồn giống khác nhau nên giá thành cũng khác nhau tùy theo mỗi hộ. Hiện tại có 2 nguồn cung cấp giống đo là nguồn giống tư nhân và nguồn giống công ty. Nguồn giống công ty được kiểm dịch như bệnh còi, đầu vàng,…nên giá thành thường cao hơn giá các trại giống tư nhân từ 20 – 30 đồng/con. Nhìn vào kết quả ta thấy, chi phí con giống bình quân chiếm 12,66% tổng chi phí bình quân cho 1 kg tôm. Năm 2009, chi phí bình quân 4.079 đồng/kg, năm 2010 chi phí này tăng lên 5.306 đồng/kg, tăng 30,1% và đến năm 2011 chi phí này là 7.043 đồng/kg, tăng so với năm 2009 là 72,66%.

  • Để giải thích nguyên nhân tăng này là do 3 năm 2009, 2010, 2011 đều được mùa tôm thẻ chân trắng, nguồn cung cấp con giống có những lúc thiếu hụt mạnh. Vì vậy, giá bán cũng được tăng qua từng mùa và từng năm.

  • - Chi phí thức ăn là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí bình quân 1 kg tôm thẻ chân trắng, chiếm 58,13% trong tổng cơ cấu chi phí. Trong 3 năm, chi phí thức ăn có xu hướng tăng khá mạnh. Năm 2009, chi phí thức ăn bình quân là 20.905 đồng/kg, đến năm 2010 là 25.030 đồng/kg, tăng 19,73%. Năm 2011 chi phí này là 29.507 đồng tăng so với năm 2009 là 41,15%. Theo kết quả nghiên cứu, chi phí thức ăn trên thị trường có rất nhiều loại và giá cả khác nhau. Chi phí thức ăn mỗi năm tăng bình quân từ 20 – 25%. Nguyên nhân giá thức ăn chăn nuôi gia tăng mạnh là do thị trường thức ăn trong nước đa phần là nhập khẩu, nguyên liệu đầu vào như ngô, đậu nành,… gia tăng mạnh. Bên cạnh đó, tỷ giá USD/VNĐ ngày càng cao, làm cho chi phí nuôi tôm tăng lên rất mạnh, nếu gặp rủi ro trong quá trình nuôi tôm thì họ thường chịu lỗ chi phí thức ăn.

  • - Chi phí thuốc: trong quá trình nuôi tôm, nhiều hộ nuôi tôm thường sử dụng thuốc đường ruột, bổ gan, khoáng, vitamin, men vi sinh để thúc đẩy quá trình phát triển của tôm. Tuy nhiên, có một số hộ sử dụng ít hoặc không sử dụng thuốc và kháng sinh vì giá thành cao. Tỷ trọng chi phí này chiếm trong chi phi bình quân 1 kg tôm là 4,63%.

  • - Chi phí lao động: Hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đều sử dụng lao động tại gia đình. Một số hộ có quy mô nuôi lớn hoặc chủ hộ đã lớn tuổi nhưng gia đình không có lao động phụ giúp thì có thuê thêm lao động. Hình thức trả lương lao động chủ yếu là lương tháng. Không hộ nào trong số các mẫu điều tra sử dụng cán bộ kỹ thuật trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân. Ngoài ra, chi phí lao động còn bao gồm chi phí sinh hoạt mà chủ hộ chi ra cho lao động thuê ngoài và lao động gia đình. Tiền chi sinh hoạt là các khoản mà chủ đìa chi ra hàng tháng để người lao động sử dụng sinh hoạt hàng tháng, chủ yếu là tiền ăn. Bên cạnh đó còn có các khoản khác như cà phê, trà, thuốc lá,… Theo kết quả điều tra, chi phí lao động trung bình tăng qua từng năm trên 1kg tôm thẻ chân trắng. Cụ thể, năm 2009 chi phí này là 1.832 đồng/kg, năm 2010 là 2.442 đồng/kg, năm 2011 là 3.508 đồng/kg. Chi phí này chiếm 6% trong cơ cấu chi phí bình quân 3 năm của 1 kg tôm thẻ chân trắng.

  • - Chi phí điện và nhiên liệu: Bình quân 1 ao thường có 4 guồng đập. Đối với hình thức nuôi thâm canh để vận hành 1 ngày đêm thường cần bình quân 7 – 8 lít dầu. Tuy nhiên, nếu có thể dùng điện, chi phí có thể giảm một nữa. Với chi phí xăng dầu qua các năm đều tăng nên việc chi phí này gia tăng mạnh. Năm 2009, chi phí điện và nhiên liệu là 2.355 đồng/kg, năm 2010 là 2.639 đồng/kg, tăng 12,06% so với năm 2009. Năm 2011 chi phí này là 3.152 đồng/kg, tăng 33,84 % so với năm 2009. Bình quân 3 năm, chi phí này là 2.716 đồng/kg và chiếm 6,28%.

  • - Vôi, hóa chất xử lý: vôi thường được dùng để cải tạo ao trước khi nuôi, diệt trùng đáy ao. Trong khi nuôi vôi cũng thường được bổ sung vào để ổn định và tăng cường độ PH, đồng thời tăng độ kiềm trong môi trường nước. Các hóa chất như Clo, Iodin,…thường được dùng để diệt vi khuẩn và mầm bệnh gây dịch bệnh cho tôm. Bình quân 3 năm qua loại chi phí này là 1.508 đồng/kg và chiếm 3,48% trong tổng cơ cấu chi phí bình quân.

  • - Thuê đất: chi phí thuê đất thường được hộ nuôi tôm thuê nhiều năm, mỗi hecta có thể thuê bình quân từ giá 8 – 10 triệu đồng/năm. Chi phí thuê đất trong 1 kg tôm khác nhau là vì sản lượng thay đổi, ta lấy chi phí thuê đất chia cho sản lượng nên chi phí có sự chênh lệch. Chi phí thuê đất bình quân trong 3 năm là 1.374 đồng/kg và chiếm 3,17 % cơ cấu chi phí.

  • - Khấu hao TSCĐ: nhiều hộ nuôi tôm đã nuôi lâu năm, có hộ đã nuôi từ 10 – 20 năm, những tài sản như nhà bảo vệ, máy nổ, guồng đập, phao,… đều được dùng từ nuôi tôm sú chuyển qua. Nhiều loại tài sản cố định đã hết thời gian khấu hao. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hộ nuôi tôm có thể sửa chữa lớn như máy nổ, tu bổ nhà bảo vệ hoặc guồng đập. Chi phí này được tính bình quân trong 1 kg tôm là 888 đồng và chiếm 2,05% trong cơ cấu chi phí bình quân.

  • - Chi phí khác: các chi phí này bao gôm chi phi mua sắm vật dụng dùng hàng ngày như dụng cụ trộn thức ăn, đèn bình, ống dẫn nước…, và một số chi phí sửa chữa nhỏ như thay cánh quạt, lưới ngăn chặn trên bờ ao, chi phí lãi vay,...hoặc là thuê người kéo Khi thu hoạch tôm. Chi phí này tính bình quân 3 năm là 1.556 đồng/kg và chiếm 3,6%.

  • Giá bán tôm thẻ chân trắng của hộ nuôi tôm trong 3 năm khá mạnh. Năm 2009, giá bán bình quân là 47.500 đồng/kg. Với mức giá bán này thì lợi nhuận biên bình quân của hộ nuôi tôm là 11.546 đồng/kg. Năm 2010, giá bán bình quân là 60.480 đồng/kg (tăng 27,33% so với năm 2009) và lợi nhuận biên bình quân của hộ nuôi tôm được hưởng là 17.890 đồng/kg (tăng 54,94% so với năm 2009). Và năm 2011, giá bình quân là 77.800 đồng/kg (tăng 28,64% so với năm 2010) và lợi nhuận biên bình quân 26.560 đồng/kg (tăng 48,46% so với năm 2010).

  • Bình quân trong 3 năm qua, tổng chi phí bình quân cho 1 kg tôm thẻ chân trắng của hộ nuôi tôm là 43.261 đồng/kg với mức giá bán bình quân là 61.927 đồng/kg và lợi nhuận biên bình quân 3 năm mang lại cho hộ nuôi tôm là 18.665 đồng/kg.

  • 3.3.1.2 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân của Đại lý cấp 1

  • Như đã đề cập mối quan hệ giữa đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2, đại lý cấp 1 là người chịu chi phí tăng thêm và giao hàng cho công ty, đại lý cấp 2 là người đứng ra trực tiếp giao dịch với công ty chế biến và ứng tiền hoặc thanh toán tiền mặt cho đại lý cấp 1, giá bán tôm của đại lý cấp 1 bán qua đại lý cấp 2 thấp hơn khoảng 500 đồng/kg so với giá bán trực tiếp cho công ty chế biến. Giá bán đại lý cấp 1 bán cho người bán lẻ cao hơn khoảng 6 giá (cao hơn 6.000 đồng/kg) so với giá mua từ hộ nuôi tôm.

  • Qua kết quả khảo sát, thu thập thông tin từ 5 đại lý cấp 1, tác giả có các bảng giá bán bình quân và bảng phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân của đại lý cấp 1 như sau:

  • Đvt: đồng/kg

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  •  Kênh xuất khẩu

  • Đvt: đồng/kg

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Bảng 3.10: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1 giao dịch với công ty chế biến

  • Đvt: đồng/kg

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  •  Kênh nội địa

  • Đvt: đồng/kg

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Qua 3 bảng trên ta tính theo tỷ lệ khối lượng bán ra của đại lý cấp 1 tính được bảng phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân của đại lý cấp 1 như sau:

  • Đvt: đồng/kg

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Để thu mua tôm thẻ chân trắng, đại lý cấp 1 phải chịu những chi phí tăng thêm như chi phí bảo quản gồm đá, nước, chi phí thuê xe vận chuyển, chi phí thuê người bốc vác hoặc phân loại tôm, chi phí khấu hao công cụ dụng cụ chứa đựng và chi phí khác.

  • - Chi phí bảo quản: để chứa đựng 1 tấn tôm thẻ chân trắng cần từ 15 – 20 cây đá, 4 thùng nước. Nước và đá được cung cấp bởi ở các nhà sản xuất địa phương, chí phí bảo quan đều tăng qua các năm vì chi phí mua đá tăng. Theo kết quả nghiên cứu, bình quân 3 năm qua chi phí bảo quản cho 1 kg tôm là 336 đồng/kg.

  • - Chi phí vận chuyển: vận chuyển tôm bằng xe chuyên dụng bằng hàng thủy sản, có nhiều trọng trải khác nhau từ 1,4 tấn cho đên 3,5 tấn có chi phí thuê khác nhau. Chi phí vận chuyển bình quân trong 3 năm là 411 đồng/kg.

  • - Chi phí lao động: loại chi phí này thường được khoán trên 1 tấn tôm, bình quân trong 3 năm qua chi phí này là 377 đồng/kg.

  • - Chi phí khấu hao TSCĐ: có nhiều đại lý có riêng xe vận chuyển, nhưng vì chi phí này được tính như chi phí thuê xe nên không tính khấu hao tránh trùng lặp, bên cạnh đó dụng cụ chứa đựng bao gồm các phi chứa, rổ để múc tôm. Theo tính toán, chi phí khấu hao bình quân là 146 đồng/kg.

  • - Chi phí khác bao gồm: chi phí giao dịch bằng điện thoại, lãi vay, ăn uống, thuốc,… Chi phí khác bình quân 3 năm là 516 đồng/kg.

  • Tổng chi phí tăng thêm bình quân 3 năm của đại lý là 1.785 đồng/kg, giá mua vào bình quân trong 3 năm là 61.927 đồng/kg và với mức giá bán bình quân 3 năm là 66.056 đồng/kg thì lợi nhuận biên bình quân 3 năm đại lý nhận được là 2.344 đồng/kg.

  • 3.3.1.3 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 2

  • Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài chi phí giá vốn mua vào, đại lý cấp 2 chịu thêm chi phí giao dịch bao gồm chi phí điện thoại, lãi vay và chi phí khác như chi phí ăn uống, quà tặng mối quan hệ kinh doanh,…Theo kết quả điều tra, chi phí và lợi nhuận biên bình quân của đại lý cấp 2 được thể hiện ở bảng sau:

  • Đvt: đồng/kg

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Tổng chi phí tăng thêm bình quân 3 năm đại lý cấp 2 gánh chịu là 187 đồng/kg. Trong đó, chi phí giao dịch được đại lý cấp 2 tính theo từng chuyến nhập hàng. Trung bình, mỗi chuyến nhập khoảng 3 tấn tôm nguyên liệu có chi phí giao dịch khoảng 500.000 đồng và 200.000 đồng cho các loại chi phí khác.

  • Giá mua vào bình quân 3 năm của đại lý cấp 2 là 65.737 đồng/kg, tổng chi phí tăng thêm bình quân 3 năm là 187 đồng/kg và giá bán bình quân 3 năm là 66.237 đồng/kg thì lợi nhuận biên bình quân đại lý cấp 2 nhận được là 313 đồng/kg.

  • 3.3.1.4 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của người bán lẻ

  • Người bán lẻ chủ yếu lấy qua đại lý cấp 1 và được đại lý cấp 1 cung cấp tại chợ với giá bán cao hơn 6.000 đồng so với giá mua trực tiếp từ hộ nuôi tôm. Vào mùa vụ thu hoạch tôm, sản lượng tôm thẻ chân trắng được người bán lẻ bán hàng ngày bình quân khoảng 10 – 15 kg/ngày tại các chợ. Ngoài ra, người bán lẻ cung cấp tôm thẻ chân trắng qua các nhà hàng, khách sạn tại địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy người bán lẻ bổ sung thêm chi phí giao dịch và chi phí khác như phí và lệ phí kinh doanh tại chợ, chi phí lãi vay, chi phí mua sắm dụng cụ,… để thực hiện công việc buốn bán hàng ngày của mình. Kết quả được thể hiện cụ thể ở bảng sau.

  • Đvt: đồng/kg

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Với giá mua vào bình quân 3 năm là 67.927đồng/kg, tổng chi phí tăng thêm bình quân 3 năm là 1.045 đồng/kg và giá bán ra của người bán lẻ được xác định theo trung bình sản lượng. Giá bán lẻ bình quân 3 năm là 72.544 đồng/kg thì người bán lẻ nhận được lợi nhuận biên bình quân 3 năm là 3.572 đồng/kg.

  • 3.3.1.5 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty chế biến

  • Bảng phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty chế biến được tác giả lấy trung bình nhiều loại sản phẩm như tôm nguyên con, tôm bỏ đầu, tôm bỏ vỏ, tôm bỏ đuôi của Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang F17. Giá mua tôm của công ty từ đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 là cùng một giá. Nếu công ty mua trực tiếp từ hộ nuôi tôm, công ty phải chịu thêm chi phí tăng thêm của đại lý cấp 1 như chi phí vận chuyển, bảo quản,… Ta có, các bảng sau:

  • Đvt: đồng/kg

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • (mua tôm thẻ chân trắng trực tiếp từ hộ nuôi tôm)

  • Đvt: đồng/kg

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Theo sơ đồ luân chuyển khối lượng (hình 3.1) hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cung cấp 20,9% khối lượng tôm thẻ chân trắng toàn chuỗi cho công ty chế biến, đại lý thu mua cung cấp 69,3% khối lượng tôm toàn chuỗi. Tổng khối lượng tôm thẻ chân trắng toàn chuỗi luân chuyển qua công ty chế biến là 90,2%. Xét riêng nguồn tôm thẻ chân trắng công ty chế biến thu mua thì hộ nuôi tôm cung cấp 23,17% và còn lại 76,83% do đại lý thu mua cung cấp. Xét theo tỷ lệ đó ta có bảng phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty chế biến như sau:

  • Đvt: đồng/kg

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Qua bảng trên ta thấy, giá mua vào bình quân 3 năm là 65.238 đồng/kg. Tổng chi phí tăng thêm bình quân 3 năm của công ty chế biến là 44.621 đồng/kg, bao gồm các khoản chi phí như nguyên phụ liệu trực tiếp bao gồm bao bì, phụ gia Tripoli sunfat, muối và chất đốt, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá bán bình quân 3 năm là 130.620 đồng/kg và lợi nhuận bình quân 3 năm của công ty chế biến là 20.761 đồng/kg.

  • 3.3.2 Cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia chủ yếu trong chuỗi giá trị.

  • - Giá trị tăng thêm của các tác nhân tham gia chủ yếu trong chuỗi tôm thẻ chân trắng sẽ được tính bằng giá nhận được (hay giá bán ra) của từng cá nhân trừ đi các hàng hóa trung gian.

  • - Tỷ trọng giá trị tăng thêm bình quân của các tác nhân chủ yếu tham gia trong chuỗi được tính bằng giá trị tăng thêm của từng tác nhân chia cho tổng giá trị nhận được của chuỗi (giá nhận được của tác nhân cuối cùng trong chuỗi).

  •  Kênh xuất khẩu

  •  Từ hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 và công ty chế biến

  • Theo kết quả điều tra và phân tích, tác giả có bảng tỷ trọng giá trị gia tăng của tác nhân trong kênh Hộ nuôi tôm, Đại lý cấp 1, Đại lý cấp 2 và Công ty chế biến như sau.

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • 

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Nhìn vào hình 3.2 và bảng 3.19 trên ta thấy, hộ nuôi tôm tham gia vào chuỗi, có tỷ lệ đóng rất lớn vào chuỗi, tỷ trọng giá trị gia tăng bình quân là 47,41% và lợi nhuận biên bình quân 18.665 đồng/kg, có tỷ suất lợi nhuận biên bình quân trên tổng chi phí bình quân là 43,15%. Đại lý cấp 1 đóng góp 2,92% tỷ trọng tạo ra giá trị tăng thêm trong chuỗi, lợi nhuận biên bình quân nhận được là 2.025 đồng/kg, Lợi nhuận biên bình quân trên tổng chi phí bình quân là 3,18% và có lợi nhuận biên trên chi phí tăng thêm bình quân rất lớn là 113,42%. Đại lý cấp 2 tạo ra 0,38% trong tỷ trọng giá trị tăng thêm, lợi nhuận biên bình quân nhận được là 313 đồng/kg, lợi nhuận biên bình quân trên tổng chi phí bình quân là 0,47% và có lợi nhuận biên trên chi phí tăng thêm bình quân lớn nhất, đạt 167,35%. Cuối cùng là Công ty chế biến có tỷ trọng giá trị tăng thêm bình quân là 49,29 %, là tác nhân có đóng góp lớn nhất vào giá trị tăng thêm vào chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận biên bình quân công ty nhận được là 20.176 đồng/kg, lợi nhuận bình quân trên tổng chi phí bình quân là 12,21% và lợi nhuận biên bình quân trên chi phí tăng thêm bình quân là 45,64 %.

  •  Từ hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1 và công ty chế biến

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • 

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Tương tự, ở hình 3.3 và bảng 3.21 ta thấy, hộ nuôi tôm có tỷ trọng giá trị gia tăng bình quân là 47,41% và lợi nhuận biên bình quân 18.665 đồng/kg, có tỷ suất lợi nhuận biên bình quân trên tổng chi phí bình quân là 43,15%. Đại lý thu cấp 1 đóng góp 3,3% tỷ trọng tạo ra giá trị tăng thêm trong chuỗi, lợi nhuận biên bình quân nhận được là 2.525 đồng/kg, Lợi nhuận biên bình quân trên tổng chi phí bình quân là 3,96% và có lợi nhuận biên trên chi phí tăng thêm bình quân lớn nhất là 141,43%. Công ty chế biến có tỷ trọng giá trị tăng thêm bình quân là 49,29%, lợi nhuận biên bình quân công ty nhận được là 20.176 đồng/kg, lợi nhuận bình quân trên tổng chi phí bình quân là 18,27% và lợi nhuận biên bình quân trên chi phí tăng thêm bình quân là 45,64%.

  •  Từ hộ nuôi tôm cung cấp trực tiếp cho Công ty chế biến

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • 

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Đối với kênh Hộ nuôi tôm bán trực tiếp cho Công ty chế biến kết quả khảo sát thể hiện ở hình 3.4 và bảng 3.23 cho thấy rằng: Hộ nuôi tôm đóng góp 47,41 % trong giá trị tăng thêm vào chuỗi, lợi nhuận biên bình quân hộ nuôi tôm nhận được là 18.665 đồng/kg, tỷ số lợi nhuận biên bình quân trên tổng chi phí bình quân là 43,15%. Còn lại Công ty chế biến tạo ra 52,59% giá trị tăng thêm cho sản phẩm, lợi nhuận bình quân Công ty chế biến nhận được là 22.701 đồng/kg, lợi nhuận bình quân trên tổng chi phí bình quân là 21,04% và lợi nhuận biên bình quân trên chi phí tăng thêm bình quân của công ty chế biến là 49,36%.

  •  Kênh nội địa

  •  Kênh hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1 và người bán lẻ

  • Khối lượng giao dịch qua kênh này nhỏ, sản lượng bán lẻ thị trường nội địa chiếm khoảng 10%, theo kết quả khảo sát tác giả có kết quả như sau:

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • 

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Nguồn: theo kết quả điều tra

  • Qua hình hình 3.5 và bảng 3.25 ta thấy Hộ nuôi tôm tạo ra 85,36% giá trị tăng thêm cho sản phẩm, lợi nhuận biên bình quần nhận được là 18.665 đồng/kg, lợi nhuận biên bình quân trên tổng chi phí bình quân là 43,15%. Đối với Đại lý cấp 1 có tỷ trọng 8,27% trong giá trị tăng thêm, lợi nhuận bình quân họ nhận được là 2.525 đồng/kg, lợi nhuận biên bình quân trên tổng chi phí là 3,96% và lợi nhuận biên bình quân trên chi phí tăng thêm bình quân là 141,43%. Cuối cùng, Người bán lẻ tạo ra 6,36% giá trị tăng thêm, lợi nhuận bình quân người bán lẻ nhận được là 3.572 đồng/kg. Bên cạnh đó, lợi nhuận biên bình quân trên tổng chi phí bình quân của người bán lẻ là 5,18% nhưng lợi nhuận biên bình quân trên chi phí tăng thêm bình quân của họ là 341,96%, lớn nhất trong chuỗi.

  • Sản phẩm tôm thẻ chân trắng được phân phối qua nhiều kênh khác nhau, ở mỗi kênh phân phối mỗi tác nhân đều có sự đóng góp khác nhau cho gia trị tăng thêm của sản phẩm tôm thẻ chân trắng. Sự phân phối giữa lợi nhuận bình quân so với công sức đóng góp vào giá trị tăng thêm của mỗi tác nhân khá phù hợp. Đối với hộ nuôi tôm, họ đóng góp khoảng 47,41% giá trị tăng thêm ở mỗi sản phẩm được phân phối ở thị trường xuất khẩu, bù lại họ nhận được tỷ suất lợi nhuận bình quân 43,15%. Nhưng hộ nuôi tôm là người đối diện với rủi ro cao nhất, có thể mất sạch vốn và lâm vào cảnh nợ nần nếu vụ nuôi tôm bị thất bại, mặc dù lợi nhuận nghề nuôi tôm cao, nhưng cũng thất thường do quá phụ thuộc vào yếu tố môi trường, sản lượng nuôi không đồng điều và còn ít nên nhiều hộ chưa làm giàu được. Đối với các đại lý cấp 1bán qua đại lý cấp 2, họ đóng góp 2,92% vào giá trị tăng thêm, lợi nhuận bình quân 3 năm là 2.025 đồng/kg và lợi nhuận biên bình quân trên chi phí tăng thêm là 113,42%. Nếu đại lý cấp 1 bán trực tiếp đến công ty chế biến họ đóng góp 3,3% vào giá trị tăng thêm, lợi nhuận bình quân 3 năm là 2.525 đồng/kg và có lợi nhuận biên bình quân trên chi phí tăng thêm 141,43%. Các đại lý cấp 2, họ đóng góp 0,38% vào giá trị tăng thêm, họ có lợi nhuận biên bình quân trên chi phí tăng thêm là 167,35%, bình quân 3 năm họ hưởng được lợi nhuận là 313 đồng/kg. Các đại lý thu mua có mức lợi nhuận trên 1 kg tôm khá nhỏ nhưng vì công suất hoạt động thu mua lớn, vì vậy thu nhập của họ rất cao. Có thể nói, các Đại lý thu mua đóng góp ít mà hưởng nhiều. Đối với công ty chế biến, sản phẩm tôm thẻ chân trắng được chế biến và xuất khẩu, nên công ty chế biến là tác nhân có đóng góp lớn nhất trong giá trị tăng thêm cho sản phẩm tôm thẻ chân trắng. Nếu công ty chế biến thu mua qua các đại lý, họ đóng góp 49,29% vào giá trị tăng thêm và đóng góp 52,59% vào giá trị tăng thêm nếu công ty chế biến mua tôm trực tiếp từ hộ nuôi tôm. Lợi nhuận 1 kg tôm thẻ chân trắng sau khi chế biến mang lại công ty chế biến là 20.176 đồng/kg nếu mua qua đại lý thu mua và 22.701 đồng/kg mua trực tiếp từ hộ nuôi tôm. Tỷ số lợi nhuận biên bình quân trên tổng chi phí bình quân và lợi nhuận bình quân trên chi phí tăng thêm bình quân của công ty chế biến là khá cao, với hoạt động công suất lớn thì họ thu được nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, họ cũng chịu chi phí đầu tư ban đầu rất lớn như xây dựng nhà xưởng, thiết bị bảo quản dây chuyền chế biến,…Bên cạnh đó, họ cũng đối mặt với nhiều rủi ro do biến động thị trường nhập khẩu như các rào cản thương mại, các tiêu chuẩn và những qui định khắt khe của thị trường nhập khẩu, vấn đề truy xuất nguồn gốc của hàng hóa,…

  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI THỊ XÃ NINH HÒA

  • 4.1 Hỗ trợ Hộ nuôi tôm

  • Xuất phát từ mong muốn của nhiều hộ nuôi tôm ở thị xã Ninh Hòa gồm 45% hộ nuôi tôm yêu cầu hỗ trợ vốn, 90% hộ nuôi tôm cần hỗ trợ kỹ thuật, 25% hộ nuôi tôm cho rằng chính quyền cần qui hoạch vùng nuôi, xử lý môi trường chung và 15% hộ nuôi yêu cầu cơ quan chức năng quản lý chất lượng con giống, thức ăn kém chất lượng và thuốc giả. Từ đó tác giả có một số kiến nghị hỗ trợ hộ nuôi tôm như sau:

  •  Tạo liên kết ngang giữa những Hộ nuôi tôm

  • 4.2 Thực hiện liên kết dọc giữa những tác nhân trong chuỗi.

    • Hiện nay yêu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm thủy sản không chỉ về vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn cả về vấn đề bảo vệ môi trường. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ đòi hỏi sản phẩm sản xuất phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như vấn đề truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Các vấn đề này phải được kiểm soát trong toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu nuôi trồng, bảo quản đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

    • Tuy nhiên trên thực tế, việc mua bán sản phẩm giữa công ty chế biến và hộ nuôi tôm phải thông qua hệ thống đại lý thu mua và giữa các tác nhân không có sự ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau bằng các hợp đồng mua bán dẫn đến vấn đề chất lượng trong chuỗi không được kiểm soát một cách chặt chẽ, khó thực hiện vấn đề truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, sản phẩm chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu.

    • Bên cạnh đó, lợi ích nhận được của Hộ nuôi tôm còn ít trong khi đó họ phải gánh chịu nhiều rủi ro trong quá trình nuôi và phụ thuộc nhiều vào đại lý thu mua. Công ty chế biến gặp khó khăn trong vấn đề thu mua nguyên liệu vào những thời điểm khan hiếm nguyên liệu và các công ty cạnh tranh với nhau về giá thu mua.

    • Các tác nhân trong chuỗi còn yếu kém trong việc cập nhật thông tin thị trường, họ không biết được nhu cầu sản phẩm này trên thế giới như thế nào và giá cả ra sao, mà chỉ phụ thuộc vào thông tin từ nhà nhập khẩu, giá bán của sản phẩm chủ yếu do nhà nhập khẩu quyết định. Công ty chế biến là người nhận giá từ nhà nhập khẩu và là người có quyền lực định giá trong chuỗi giá trị, hộ nuôi tôm là người nhận giá cuối cùng.

    • Mô hình hợp tác dọc hình thành mối liên kết giữa công ty chế biến thủy sản với đại lý thu mua, hộ nuôi tôm và người cung cấp dịch vụ đầu vào thông qua các hình thức hợp đồng kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó hình thức hợp đồng thu mua gắn với đầu tư và bao tiêu sản phẩm.

    • 

    • Khung pháp lý nhằm thúc đẩy liên kết dọc là Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, tạo điều kiện phát triển liên kết dọc và nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Hợp đồng tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng hoá nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững.

    • Trong điều 2 của Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ghi rõ:

    • Hợp đồng tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng hoá phải được ký với người sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất. Trước mắt, thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với các sản phẩm là các mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu : gạo, thuỷ sản, chè, cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều, quả, dâu tằm, thịt,... và các sản phẩm chủ yếu để tiêu dùng trong nước có thông qua chế biến công nghiệp: bông, mía, thuốc lá lá, cây rừng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ, sữa và muối...

    • Hợp đồng tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng hoá ký giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức:

    • - Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá;

    • - Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá;

    • - Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá,

    • - Liên kết sản xuất: hộ nuôi tôm được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó hộ nuôi tôm được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa hộ nuôi tôm và doanh nghiệp.

    • Hợp đồng tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng hoá phải bảo đảm nội dung và hình thức theo qui định của pháp luật.

    • Ứng dụng nghị quyết vào thực tế cần nhiều bên liên quan hỗ trợ, đối với tác nhân trong chuỗi, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm mang tính ràng buộc pháp lý, thể hiện tin thần và trách nhiệm những cam kết của mỗi tác nhân:

    •  Người nuôi tôm: Thực hiện đúng hợp đồng với công ty chế biến và đại lý thu mua, cam kết các vấn đề về bảo quản chất lượng sản phẩm, cung cấp thông tin liên quan đến sử dụng hóa chất và thức ăn, bao gồm:

    • - Thực hiện chăm sóc tôm theo đúng quy trình từ khâu làm ao cho tới khi thu hoạch.

    • - Tuân thu nghiêm ngặt các quy định về kỹ thuật nuôi do bên liên quan cung cấp và hướng dẫn.

    • - Cung cấp các thông tin liên quan trong quá trình nuôi tôm để bên liên quan có hướng giải quyết kịp thời khi có vấn đề xảy ra.

    • - Ghi sổ nhật ký nuôi tôm từng ao riêng biệt, để công tác truy xuất nguồn gốc được thuận lợi

    •  Đại lý thu mua: Thực hiện đúng hợp đồng ký kết với bên liên quan, đảm bảo chất lượng nguyên liệu khi cung ứng, giá thu mua từ hộ nuôi tôm, cung cấp thông tin thị trường giá cả cho hộ nuôi tôm và thông tin về nguyên liệu thu mua cho công ty chế biến thông qua hợp đồng với hộ nuôi tôm và công ty chế biến.

    •  Công ty chế biến thủy sản: Thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm như cam kết với bên liên quan, hỗ trợ vốn, kỹ thuật và cung ứng dịch vụ đầu vào cho bên liên quan như:

    •  Con giống: cung cấp con giống tốt, sạch bệnh.

    •  Thức ăn: cung cấp trong suốt quá trình nuôi.

    •  Kỹ thuật: hỗ trợ kỹ thuật nuôi tiên tiến, nuôi theo mô hình an toàn sinh học, đảm bảo yếu tố môi trường đạt tiêu chuẩn Global GAP của EU.

    • Bên cạnh đó, công ty chế biến phải bao tiêu sản phẩm đầu ra, cung cấp thông tin về thị trường cụ thể như sau:

    •  Bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch theo giá thị trường

    •  Cung cấp thông tin thị trường liên quan đến nghề nuôi và xuất khẩu tôm.

    •  Để có các dịch vụ hỗ trợ đầu vào cho bên liên quan, công ty chê biến tiến hành ký hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ.

    •  Các đối tượng liên quan khác như cam kết cung cấp tín dụng từ ngân hàng, bảo hiểm rủi ro từ tổ chức bảo hiểm, cam kết đánh giá và cấp giấy chứng nhận của cơ quan cấp giấy chứng nhận.

  • 4.3 Tăng cường liên kết giữa các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản trong hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài.

    • Ngoài việc nhận hỗ trợ từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các công ty chế biến và xuất thủy sản mặt hàng tôm thẻ chân trắng cần tăng cường liên kết tạo thành những nhóm cụ thể để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài. Để tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài cần có nhân lực và nguồn vốn, nếu các công ty hoạt động đơn lẻ sẻ thiếu nguồn lực và mang lại hiệu quả không cao.

    • Đối với các công ty chế biến, cần xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm phục vụ xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm, vấn đề truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu.

  • 4.4 Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng tôm thẻ chân trắng ở thị trường trong nước và nước ngoài

    • Sản phẩm tôm thẻ chân trắng nước ta hiện nay mới chỉ tập trung xuất khẩu mạnh vào một số thị trường truyền thống cho nên chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài, những biến động ở thị trường này dù nhỏ cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty chế biến trong nước và như vậy rủi ro rất lớn cho các công ty và quyền lực mặc cả của các công ty chế biến thủy sản Việt Nam rất yếu.

    • Trong khi đó, quy mô của thị trường trong nước không thua kém nhiều so với kim ngạch xuất khẩu nhưng vẫn còn bị bỏ ngỏ, còn rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến các mặt hàng tôm thẻ chân trắng nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

    • Hiện nay, hệ thống siêu thị ngày càng phát triển, người dân - nhất là người có thu nhập cao - ngày càng có khuynh hướng vào siêu thị mua hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

    • Chính vì vậy, các công ty chế biến cần tăng cường tiêu thụ nội địa và các thị trường xuất khẩu tiềm năng.

    • Đối với Nhà nước, giúp các công ty chế biến tiếp cận với thị trường bằng các cuộc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ hàng thủy sản, tiếp xúc với các doanh nghiệp, tập trung hỗ trợ vào các thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, kênh phân phối….

    • Khối lượng sản phẩm của công ty chế biến bán ở thị trường nội địa rất nhỏ, những mặt hàng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, và lượng đơn hàng nhỏ từ các siêu thị.

    • Hiện nay, các sản phẩm được bán ở cửa hàng công ty cổ phần thủy sản Nha Trang và siêu thị Maximark, Coop mark như tôm đông lạnh, tôm luộc, chả tôm, chả rế cuốn, lẩu tôm,…với nhiều mức giá khác nhau nhưng khối lượng bán ra còn nhỏ.

    • Công ty chế biến cần tiến hành nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và nhu cầu của họ đối với sản phẩm để có biện pháp thâm nhập và phát triển phù hợp nhằm khai thác tốt thị trường nội địa bằng những sản phẩm chất lượng cao, có giá trị gia tăng như tôm tẩm bột, tôm chả chiên, tôm rê cuốn.

    • Thứ nhất: tìm kiếm, đàm phán liên kết với các hệ thống siêu thị để đưa sản phẩm vào các siêu thị bán cho người có thu nhập và có thể bán được với giá ổn định.

    • Thứ hai: có thể xây dựng có chọn lọc hệ thống cửa hàng giới thiệu sản bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng, đồng thời bán lẻ cho các nhà hàng, khách sạn cũng như các quầy hàng thủy sản trong chợ truyền thống.

    • Cạnh tranh quốc tế đang ngày càng gay gắt thì thị trường nội địa trở thành thị trường tiềm năng cho các công ty chế biến. Việc chiếm lĩnh thị trường nội địa có nhiều lợi thế bởi công ty dễ hiểu thị trường, tập quán, văn hóa tiêu dùng của người Việt, chi phí vận tải, phân phối, tiếp thị thấp…

    • Việc mở rộng thị trường giúp các công ty giảm áp lực phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, tăng sức mặc cả của công ty trong các cuộc thương lượng, đa dạng hóa rủi ro cho các công ty.

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • 11

  • 55%

  • 8

  • 40%

  • 1

  • 5%

  • Đại lý thu mua

  • 15

  • 75

  • Hộ nuôi tôm khác

  • 4

  • 20

  • Phương tiện truyền thông

  • 1

  • 5

  • Nguồn khác

  • 1

  • 5

  • Môi trường, dịch bệnh

  • 18

  • 90%

  • Kỹ thuật, kinh nghiệm

  • 15

  • 75%

  • Thiếu vốn, thiếu đất

  • 8

  • 40 %

  • Chi phí nuôi cao

  • 11

  • 55%

  • Lý do khác

  • 3

  • 15%

  •  Đại lý thu mua câp 1 (5 Đại lý)

  •  Người bán lẻ (5 bản)

Nội dung

i BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG BÙI NGỌC QUỲNH PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI TẠI THỊ XÃ NINH HOÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ Nha Trang - 2012 ii BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG BÙI NGỌC QUỲNH PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI TẠI THỊ XÃ NINH HOÀ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ KIM ANH Nha Trang - 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Bùi Ngọc Quỳnh, học viên lớp cao học 2009, ngành Quản trị kinh doanh, xin cam đoan: Mọi tài liệu, số liệu dùng tính toán, dẫn chứng trong luận văn này là trung thực. Nội dung luân văn này chưa được bất kỳ ai công bố. Nha Trang, tháng 12 năm 2012 Tác giả Bùi Ngọc Quỳnh ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại Học, Khoa Kinh Tế và quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp cao học ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khoá học này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Thị Kim Anh đã định hướng và tận tâm hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Hộ nuôi tôm, các Đại lý và các Công ty chế biến đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ tôi thu thập số liệu trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Nha Trang, tháng 12 năm 2012 Trân trọng Bùi Ngọc Quỳnh iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH ix MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 1.1 Khái niệm cơ bản 6 1.1.1 Chuỗi (Filière) 6 1.1.2 Chuỗi giá trị 7 1.2 Phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 13 1.3 Nội dung cơ bản trong phân tích chuỗi giá trị 14 1.3.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị 16 1.3.2 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị 19 1.3.3 Quản trị chuỗi giá trị 21 1.3.4 Nâng cấp chuỗi giá trị 22 1.3.5 Liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị 24 1.3.5.1 Khái niệm liên kết kinh tế 24 1.3.5.2 Các hình thức liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị 24 1.3.5.3 Lợi ích của liên kết kinh tế trong chuỗi giá trị 24 1.4 Tầm quan trọng việc phân tích chuỗi giá trị 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở THỊ XÃ NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1 Thực trạng ngành thủy sản Việt Nam 26 2.1.1 Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản Việt Nam 26 2.1.2 Giá trị và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 27 2.2 Thực trạng nghề nuôi tôm thương phẩm tại Việt Nam 29 2.2.1 Sản lượng tôm nuôi thương phẩm tại Việt Nam 29 2.2.2 Giá trị và kim ngạch xuất khẩu tôm thương phẩm Việt Nam 30 2.3 Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam 31 2.3.1 Đặc điểm về tôm thẻ chân trắng 31 iv 2.3.1.1 Phân loại 31 2.3.1.2 Đặc điểm sinh thái và tập tính sinh sống 32 2.3.1.3 Diện tích nuôi, sản lượng khai thác, kim ngạch xuất khẩu và thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng 34 2.4 Thực trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa và Ninh Hòa 35 2.4.1 Điều kiện tự nhiên huyện Ninh Hòa 35 2.4.1.1 Vị trí địa lý 35 2.4.1.2 Đặc điểm khí hậu 37 2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ninh Hòa 38 2.4.3 Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 39 2.4.3.1 Chọn địa điểm nuôi 39 2.4.3.2 Xây dựng hệ thống ao nuôi 39 2.4.3.3 Chuẩn bị ao nuôi 40 2.4.3.4 Thả giống 40 2.4.3.5 Chăm sóc, cho ăn và quản lý thưc ăn 40 2.4.4 Sản lượng nuôi và thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa 41 2.4.5 Quy trình chế biến của Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang 44 2.4.6 Các tổ chức, nhà hỗ trợ, thể chế, chính sách, qui định tác động chuỗi giá trị tôm chân trắng 45 2.4.7 Những thuận lợi, khó khăn trong việc nuôi trồng, chế biến xuất khẩu tôm thẻ chân trắng thị xã Ninh Hòa nói riêng và cả nước nói chung. 48 2.5 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu 51 2.5.1 Dữ liệu thứ cấp 51 2.5.2 Dữ liệu sơ cấp 52 2.5.3 Phương pháp phân tích chuỗi giá trị 52 CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56 3.1 Phân tích cấu trúc thị trường tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa 56 3.1.1 Những tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa 56 3.1.1.1 Hộ nuôi tôm 57 3.1.1.2 Đại lý thu mua cấp 1 58 3.1.1.3 Đại lý thu mua cấp 2 58 v 3.1.1.4 Người bán lẻ 59 3.1.1.5 Công ty chế biến 59 3.1.1.6 Nhà nhập khẩu 59 3.1.2 Tình hình cạnh tranh sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa 60 3.1.2.1 Mức độ khác biệt sản phẩm 60 3.1.2.2 Rào cản gia nhập ngành 60 3.1.2.3 Tiếp cận thông tin thị trường 62 3.2 Tổ chức vận hành thị trường 63 3.2.1 Phân loại và cơ sở hình thành giá 63 3.2.2 Hoạt động mua vào và bán ra 64 3.2.3 Phương thức giao dịch và thanh toán 68 3.3 Kết quả thị trường 70 3.3.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia trong chuỗi 70 3.3.1.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của hộ nuôi tôm 70 3.3.1.2 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân của Đại lý cấp 1 73 3.3.1.3 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 2 76 3.3.1.4 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của người bán lẻ 77 3.3.1.5 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty chế biến 78 3.3.2 Cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia chủ yếu trong chuỗi giá trị. 80 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI THỊ XÃ NINH HÒA 87 4.1 Hỗ trợ Hộ nuôi tôm 87 4.2 Thực hiện liên kết dọc giữa những tác nhân trong chuỗi. 91 4.3 Tăng cường liên kết giữa các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản trong hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài. 94 4.4 Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng tôm thẻ chân trắng ở thị trường trong nước và nước ngoài 95 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHUÏ LUÏC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Tắt Nội Dung BMP Thực hành nuôi tốt hơn BRC Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu CPBQ Chi phí bình quân CIRAD Trung tâm Hợp tác Quốc tế nghiên cứu nông học vì sự phát triển DV Dịch vụ GT Giá trị GAP Hệ thống tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp sạch toàn cầu GTGT Giá trị gia tăng HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm kiểm soát tới hạn IFS Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế ISO Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế IUU Illegal, unreported and unregulated fishing INRA Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp IRAM Viện Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp phát triển LNBQ Lợi nhuận bình quân NK Nhập khẩu NAFIQAVED Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản TMTS Thương mại thủy sản TXNG Truy xuất nguồn gốc TT Thị trường TQ Trung Quốc VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm v.v. Vân vân XK Xuất khẩu R & D Nghiên cứu và phát triển vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các thành phần của tổng giá trị tạo ra do chuỗi giá trị 20 Bảng 1.2: Các chỉ tiêu riêng để nâng cấp chuỗi 23 Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2011 28 Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2011 30 Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu từng loại tôm năm 2011 31 Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa năm 2010 35 Bảng 2.5: Tốc độ tăng GDP của thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2005-2010 38 Bảng 2.6: Cơ cấu GDP (theo giá hiện hành) của thị xã Ninh Hòa phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005 - 2010 38 Bảng 2.7: Cơ cấu hộ lao động nông thôn phân theo ngành hoạt động 38 Bảng 2.8: Báo cáo tình hình nuôi tôm huyện Ninh Hòa giai đoạn 2008 - 2011 42 Bảng 2.9: Các nhân tố của mô hình SCP 54 Bảng 2.10: Các nhân tố áp dụng của mô hình SCP 54 Bảng 3.1: Rào cản gia nhập ngành đối với hộ nuôi tôm 60 Bảng 3.2: Rào cản gia nhập ngành đối với đại lý cấp 1 61 Bảng 3.3: Mức độ tiếp cận thông tin thị trường của Hộ nuôi tôm 62 Bảng 3.4: Nguồn cung cấp thông tin của Hộ nuôi tôm 63 Bảng 3.5: Doanh thu mặt hàng tôm thẻ chân trắng 67 Bảng 3.6: Sản lượng bình quân ao có diện tích 0,5 ha 70 Bảng 3.7: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của hộ nuôi tôm 70 Bảng 3.8: Giá bán bình quân của đại lý cấp 1 bán cho các tác nhân khác trong chuỗi 73 Bảng 3.9: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1 giao dịch với đại lý cấp 2 74 Bảng 3.10: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1 giao dịch với công ty chế biến 74 Bảng 3.11: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1 giao dịch với người bán lẻ 75 Bảng 3.12: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 1 75 Bảng 3.13: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của đại lý cấp 2 77 Bảng 3.14: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của người bán lẻ 78 Bảng 3.15: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty chế biến 79 viii Bảng 3.16: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty chế biến (mua tôm thẻ chân trắng trực tiếp từ hộ nuôi tôm) 79 Bảng 3.17: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty chế biến 80 Bảng 3.18: Tỷ trọng giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi từ hộ nuôi tôm, đại lý thu cấp 1, đại lý cấp 2 và công ty chế biến 81 Bảng 3.19: Phân phối lợi nhuận bình quân cho các tác nhân theo kênh hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 và công ty chế biến 81 Bảng 3.20: Tỷ trọng giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi từ hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1 và công ty chế biến 82 Bảng 3.21: Phân phối lợi nhuận bình quân cho các tác nhân theo kênh hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1 và công ty chế biến 83 Bảng 3.22: Tỷ trọng giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi từ hộ nuôi tôm cung cấp trực tiếp cho công ty chế biến 83 Bảng 3.23: Phân phối lợi nhuận bình quân cho các tác nhân theo kênh hộ nuôi tôm cung cấp trực tiếp đến công ty chế biến 84 Bảng 3.24: Tỷ trọng giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi từ hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1 và người bán lẻ 85 Bảng 3.25: Phân phối lợi nhuận bình quân cho các tác nhân theo kênh hộ nuôi tôm, đại lý cấp 1 và người bán lẻ 85 [...]... các thị trường nhập khẩu,… Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Phân tích chuỗi giá trị của mặt hàng tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa” rất cần thiết Đề tài sẽ làm rõ những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng; mối quan hệ, các tương tác và sự phân phối lợi ích của từng tác nhân; cấu trúc và sự vận hành thị trường của loại sản phẩm này; kết cấu phân bổ giá trị. .. của các tác nhân trong chuỗi; từ đó đề xuất biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho chuỗi giá trị tôm chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa 2 Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả cấu trúc thị trường, kênh phân phối cũng như mối quan hệ giữa các tác nhân trong khác nhau trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng – trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa - Phân tích, đánh giá kết quả kinh tế giữa các. .. thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2011): A handbook for Value Chain Research; Tài liệu sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị của dự án M4P, từ đó tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị mặt hàng tôm thẻ chân trắng – Trường hợp các Hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa - Áp dụng cách tiếp cận mô hình SCP (Structure – Conduct – Perform) kết hợp cách tiếp cận kênh marketing và sự phân chia giá trị gia... giữa lập sơ đồ chuỗi giá trị với phân tích chuỗi giá trị Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là để cung cấp một bức tranh toàn cảnh của chuỗi giá trị phải được nghiên cứu Sơ đồ chuỗi giá trị là một cách để minh họa (hoặc có thể đơn giản hóa) sự phức tạp của chuỗi giá trị trong thế giới thực Phân tích chuỗi giá trị cần phải vượt qua quá trình vẽ một sơ đồ chuỗi giá trị Xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị không phải... tác nhân trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng – trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa - Đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ chân trắng cho các tác nhân trong toàn hệ thống chuỗi 3 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu nhằm tập trung trả lời những câu hỏi sau: - Những tác nhân nào tham gia vào chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng? - Cấu trúc... nhập hợp lý Thông qua cách lập sơ đồ các hoạt động trong chuỗi, phân tích tổng thu nhập của một chuỗi giá trị thành những khoản mà các bên tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được để có được những đánh giá khách quan về sự đóng góp của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị - Tạo ra cơ hội đánh giá lại năng lực: Thông qua phân tích chuỗi giá trị sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp có cơ hội... trắng? - Cấu trúc và sự vận hành thị trường của loại sản phẩm này diễn ra như thế nào? - Kết cấu phân bổ giá trị tăng thêm của các tác nhân chủ yếu tham gia trong chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng như thế nào? - Những khó khăn của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị và những kiến nghị nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa? 4 Phương pháp nghiên... dạng ngoài tôm thẻ chân trắng 32 Hình 2.5: Bản đồ hành chính thị xã Ninh Hòa 37 Hình 2.6: Diện tích nuôi tôm ở Thị Xã Ninh Hòa 42 Hình 2.7 : Sản lượng tôm huyện Ninh Hòa qua các năm 43 Hình 2.8: Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP 53 Hình 3.1: Mô hình chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng 56 Hình 3.2: Phân phối giá trị tăng thêm bình quân của các tác nhân... được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hóa dòng sản phẩm Phân tích quá trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các bên tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về những cản trở đang tồn tại Cuối cùng, phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá trị Quản trị chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá. .. cấp Phân phối trong chuỗi Xuất khẩu Tiêu dùng Thương nhân nước ngoài Phân phối nước ngoài Bán lẻ nước ngoài Phân phối trong chuỗi Hình 1.7: Sơ đồ phân tích chuỗi giá trị Nguồn: (Rich 2004) 16 1.3.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị Phân tích chuỗi giá trị bắt đầu với quá trình lập sơ đồ chuỗi giá trị Lập sơ đồ một chuỗi có nghĩa là tạo ra một hình ảnh của các kết nối giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị . Global GAP, BRC của các thị trường nhập khẩu,… Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Phân tích chuỗi giá trị của mặt hàng tôm thẻ chân trắng - Trường hợp các hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa” rất cần. tay thực hành phân tích chuỗi giá trị của dự án M4P, từ đó tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị mặt hàng tôm thẻ chân trắng – Trường hợp các Hộ nuôi tại thị xã Ninh Hòa. - Áp dụng cách tiếp cận. i BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG BÙI NGỌC QUỲNH PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA MẶT HÀNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRƯỜNG HỢP CÁC HỘ NUÔI TẠI THỊ XÃ NINH HOÀ

Ngày đăng: 16/08/2014, 03:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN