đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

96 583 5
đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Tiêu đề Trang Danh mục những chữ viết tắt 3 Lời mở đầu 4 Chương 1. Tổng quan về đấu thầu và quản lý đấu thầu 8 1.1. Đấu thầu 8 1.1.1. Một số khái niệm về đấu thầu 8 1.1.2. Phân loại đấu thầu 14 1.2. Quản lý đấu thầu 21 1.2.1. Khái niệm quản lý đấu thầu 21 1.2.2. Đặc điểm của quản lý đấu thầu 22 1.2.3. Nội dung của quản lý đấu thầu 24 1.2.4. Vai trò của Nhà nước trong quản lý đấu thầu 26 Chương 2. Thực trạng quản lý đấu thầu ở VN 29 2.1. Thực trạng hoạt động đấu thầu ở Việt Nam 29 2.1.1. Kết quả đấu thầu theo đánh giá chung 29 2.1.2. Kết quả đấu thầu theo hình thức lựa chọn 30 2.2. Cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam 33 2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu 33 2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đấu thầu 34 2.2.3. Quy trình thực hiện đấu thầu 36 2.3. Một số vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam 46 2.4. Kinh nghiệm quản lý đấu thầu của một số tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới 47 2.4.1. Quản lý đấu thầu của Ngân hàng thế giới (WB) 47 2.4.2. Quản lý đấu thầu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 53 2.4.3. Quản lý đấu thầu của Ba Lan 55 2.4.4. Quản lý đấu thầu của Hàn Quốc 57 Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 59 3.1. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 59 3.1.1. Những khó khăn 59 1 3.1.2. Những thuận lợi 62 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu của Việt Nam 63 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu 63 3.2.2. Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước tham gia quản lý công tác đấu thầu 72 3.2.3. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trực tiếp điều hành công tác đấu thầu 76 Kết luận 80 Phụ lục 83 Danh mục tài liệu tham khảo 92 2 Danh mục những chữ viết tắt ADB Ngân hàng phát triển Châu Á - Asian Development Bank EPC Gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp - Engineering, Procurement, Construction ICB Đấu thầu cạnh tranh quốc tế - International Competitive Bidding MFN Nguyên tắc tối huệ quốc - Most Favoured Nation NT Nguyên tắc đối xử quốc gia - National Treatment ODA Viện trợ phát triển chính thức - Official Development Assistance PMU Ban quản lý các dự án - Project Management Unit PPO Cục mua sắm công - Public Procurement Office SAROK Trung tâm mua sắm công Hàn Quốc - Supply Administration of the Republic Of Korea WB Ngân hàng thế giới - World Bank WTO Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organisation 3 Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam mở cửa với những bước phát triển ban đầu khá nhanh và sôi nổi, hoạt động đấu thầu cũng đang dần dần được phổ biến trong các hoạt động kinh tế nước nhà. Qua trên dưới mười năm áp dụng rộng rãi vào nền kinh tế Việt Nam, đấu thầu đã đóng góp một phần không nhỏ vào những thành quả phát triển của đất nước. Tuy nhiên, vì là lĩnh vực khá mới, việc áp dụng hoạt động này vào nền kinh tế Việt Nam không thể tránh khỏi những tồn tại, bất cập thậm chí là sai lầm cả về thực hiện và quản lý. Điều này đòi hỏi Đảng, Nhà nước và các cơ quan hữu quan phải đi sâu nghiên cứu, phân tích, cập nhật để đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu trên cơ sở những tồn tại, thiếu sót của hoạt động đấu thầu trong nước và rút kinh nghiệm từ bài học của các tổ chức và quốc gia trên thế giới. Đấu thầu là một phạm trù kinh tế mang tính khách quan của nền kinh tế thị trường, là một mắt xích cực kỳ quan trọng trong việc mua sắm của Chính phủ, giúp cho Nhà nước tiết kiệm được chi phí cũng như phòng tránh thất thoát ngân sách quốc gia. Bởi vậy, việc đi sâu nghiên cứu hoàn thiện chính sách về đấu thầu là điều hết sức cần thiết cho quá trình phát triển một nền kinh tế nhanh và bền vững. Hơn nữa, trong thời gian gần đây, những tiêu cực kinh tế liên quan đến đấu thầu ở nước ta trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Với những tiêu cực này, công tác đấu thầu không còn thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của 4 mình đối với nền kinh tế, mà trái lại, một số cá nhân, tổ chức liên quan lại lợi dụng chính hoạt động đó để “rút ruột” ngân sách quốc gia, tham nhũng, tư lợi cho riêng mình. Trong những trường hợp đó, hoạt động đấu thầu, từ bản chất tích cực lại bị biến hoá thành tiêu cực và kéo lùi sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Điều này càng đặt ra tính cấp thiết của việc hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam, chuẩn bị cho quá trình chính thức gia nhập WTO của chúng ta vào cuối năm 2006. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI diễn ra vào tháng 10 và 11 năm 2005, lần đầu tiên, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật Đấu thầu, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006, tập hợp những quy định mới nhất về hoạt động đấu thầu qua thời gian dài nghiên cứu, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm từ thực trạng đấu thầu Việt Nam. Luật Đấu thầu này đã đánh dấu một bước tiến mới quan trọng của công tác quản lý đấu thầu của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ của nó, vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến trái ngược xung quanh tính đúng đắn của Luật này. Cũng chính từ tính thời sự và quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà của hoạt động này mà em đã lựa chọn “ Đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Khoá luận tốt nghiệp này được thực hiện nhằm hai mục đích chính: - Đi sâu nghiên cứu, phân tích cơ chế hoạt động đấu thầu, công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam và của một số tổ chức, quốc gia điển hình trên thế giới; 5 - Từ thực trạng những tồn tại, bất cập của công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam và kinh nghiệm thế giới, đề xuất một số giải pháp đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu mà gần nhất là gia nhập WTO vào cuối năm nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng: thực trạng của công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam, kinh nghiệm quản lý đấu thầu thế giới và một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong việc nghiên cứu những quy định và thực trạng đấu thầu ở Việt Nam và một vài tổ chức quốc tế, quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây nhất. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Khoá luận được thực hiện dựa trên nghiên cứu những văn bản pháp luật về đấu thầu ban hành bởi Nhà nước Việt Nam; đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, người thực hiện còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, so sánh, điều tra dựa trên cơ sở những tài liệu và số liệu sưu tầm được từ sách, báo và mạng Internet. 5. Bố cục của đề tài. Bố cục của đề tài gồm có 3 phần Phần 1 bao gồm những nội dung mang tính lý thuyết tổng quan về đấu thầu như: các khái niệm, phân loại, vai trò của Nhà nước trong quản lý đấu thầu. 6 Phần 2 đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số tổ chức, quốc gia trên thế giới. Phần 3 đễ xuất một số kiến nghị, giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam. Vì trình độ và thời gian có hạn, khoá luận này khó có thể tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thày cô giáo và người đọc. Qua bài viết này, em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Kinh tế Ngoại thương Đại học Ngoại thương, mà đặc biệt là thày giáo PGS.TS Phạm Duy Liên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em về nội dung khoá luận, xin cảm ơn chị Vũ Quỳnh Lê - chuyên viên đấu thầu của Vụ Quản lý đấu thầu, anh Hoàng Trí Ngọc - cán bộ Văn phòng Quốc hội và chị Trần Lệ Trinh - biên tập viên Nhà xuất bản Tư pháp, đã cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2006 7 Chương 1. Tổng quan về đấu thầu và quản lý đấu thầu 1.1. Đấu thầu 1.1.1. Một số khái niệm về đấu thầu 1.1.1.1. Đấu thầu Trong nền kinh tế thị trường, với bất kỳ một loại hàng hoá, dịch vụ nào cũng đều có sự tham gia của vô số những nhà cung cấp, tức là không có sự độc quyền trong cung cấp một loại hàng hoá và dịch vụ trong xã hội (trừ trường hợp những hàng hoá quốc phòng theo quy định của Nhà nước). Vì thế, đấu thầu ra đời trong hoạt động mua sắm hàng hoá, dịch vụ giúp cho người mua có thể mua được những sản phẩm phù hợp nhất về chất lượng, mẫu mã, công nghệ… với một giá cả cạnh tranh nhất. Trong đấu thầu, người mua sẽ đưa ra những yêu cầu, thông tin liên quan đến loại hàng hoá, dịch vụ mà mình muốn mua. Người bán tức nhà thầu sẽ căn cứ vào nội dung yêu cầu của người mua để gửi hồ sơ dự thầu đến người mua. Dựa vào những cam kết về chất lượng, giá cả…của sản phẩm mà người bán đưa ra, người mua sẽ lựa chọn cho mình nhà thầu tốt nhất, đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu của họ. Không phải trong mọi trường hợp người mua đều yêu cầu những sản phẩm chất lượng tốt nhất hay giá cả rẻ nhất vì thế những nhà thầu được lựa chọn chỉ là những nhà thầu có hàng hoá, dịch vụ thích hợp nhất với yêu cầu của người mua. Theo quy định tại Điều 4 Luật Đấu thầu Việt Nam năm 2005: đấu thầu là quỏ trỡnh lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện 8 gói thầu thuộc các dự án theo quy định trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Điều 1 Luật Đấu thầu 2005 quy định: các hoạt động về cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp được nhà nước quy định phải thực hiện thông qua đấu thầu đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây: - Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm: + Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đó đầu tư xây dựng; + Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; + Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn; + Dự ỏn nghiờn cứu khoa học, phỏt triển cụng nghệ, hỗ trợ kỹ thuật; + Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển; - Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trỡ hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xó hội, tổ chức chớnh trị xó hội - nghề nghiệp, tổ chức xó hội, tổ chức xó hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dõn; 9 - Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trỡnh, nhà xưởng đó đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Tóm lại, Đấu thầu là một hoạt động kinh tế tồn tại tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Trong đó, người mua là những cá nhân, tổ chức đưa ra yêu cầu của mình về hàng hoá, dịch vụ và tổ chức việc xét tuyển những người bán tham gia với mong muốn được cung cấp hàng ho, dịch vụ đó. Kết quả của đấu thầu là người mua tìm được những hàng hoá, dịch vụ đáp ứng phù hợp nhất với giá cả cạnh tranh nhất còn người bán, tức nhà thầu, giành được quyền cung cấp loại hàng hoá, dịch vụ đó với giá cả đủ bù đắp các chi phí đầu vào mà vẫn đảm bảo một mức lợi nhuận cao nhất có thể. 1.1.1.2. Nhà thầu Nhà thầu là tất cả các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ tham gia vào đấu thầu với mục đích giành được quyền ký kết và thực hiện việc cung cấp loại hàng hoá, dịch vụ mà người mua đưa ra. Tuy nhiên, để trở thành nhà thầu hợp lệ, họ phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định mà pháp luật đưa ra. Theo Điều 4 Luật Đấu thầu 2005, Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định của Luật Đấu thầu. a. Với nhà thầu là tổ chức Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức 10 [...]... người mua mới xét đến các giá trị bổ sung khác để chọn nhà thầu mang lại nhiều lợi ích hơn cho họ Trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, uy tín của nhà thầu cũng rất quan trọng 1.2 Quản lý đấu thầu 1.2.1 Khái niệm quản lý đấu thầu Trước khi tìm hiểu khái niệm quản lý đấu thầu, ta cần phải hiểu thế nào là quản lý và thế nào là quản lý nhà nước vì quản lý đấu thầu trước hết là một hoạt động quản lý nhà nước... cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế, nên trong quy định về quản lý đấu thầu ở nước ta vẫn còn có những ưu tiên cho nhà thầu trong nước Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, khi đã thực sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu, công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam sẽ phải đảm bảo được điều này 1.2.3 Nội dung của quản lý nhà nước về đấu thầu Hoạt động quản lý nhà nước nói chung, về thực chất, là quá trình Nhà nước... tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu - Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu trên phạm vu cả nước bao gồm tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia - Hợp tác quốc tế về đấu thầu - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và quy định của pháp luật... quả của đấu thầu thể hiện ở ba mặt: thứ nhất, đem lại lợi ích kinh tế cho bên mời thầu, thứ hai, thúc đẩy sự phát triển của xã hội mà đặc biệt là của các nhà thầu, thứ ba là giúp hoàn thiện hệ thống pháp lý về đấu thầu 1.1.2 Phân loại đấu thầu 1.1.2.1 Theo hình thức lựa chọn nhà thầu a Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia Bên mời thầu phải... đấu thầu Các đặc điểm chính của hoạt động quản lý đấu thầu là: - Thống nhất, ổn định: Các cơ quan Nhà nước cùng đảm nhận việc quản lý đấu thầu phải đảm bảo hoạt động một cách thống nhất, ổn định Ở Việt Nam, ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan quản lý chung về hoạt động đấu thầu, còn có nhiều cơ quan hành chính Nhà nước khác cũng tham gia quản lý đấu thầu trong lĩnh vực của mình như Bộ Xây dựng, Bộ... 6.14 thầu (Triệu USD) Tổng giá trúng thầu (Triệu USD) Tỉ lệ tiết kiệm (%) Theo bảng báo cáo số liệu mới nhất về hoạt động đấu thầu ở Việt Nam của Vụ Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đấu tư Theo tỷ giá bình quân do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại 3 thời điểm 1/1, 30/6, 31/12 hàng năm Nhận xét: Nhìn vào những số liệu tổng quát nhất về hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu. .. + Kinh nghiệm 19 - Giai đoạn đấu thầu - Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các nhà thầu được lựa chọn vào giai đoạn đấu thầu Nhà thầu tham dự đấu thầu phải nộp hồ sơ đấu thầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo nhà thầu đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng đấu. .. thứ 8, Quốc hội khoá XI diễn ra vào tháng 10 và 11 năm 2005, lần đầu tiên, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật Đấu thầu, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006, tập hợp những quy định mới nhất về hoạt động đấu thầu qua thời gian dài nghiên cứu, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm từ thực trạng đấu thầu Việt Nam Luật Đấu thầu này đã đánh dấu một bước tiến mới quan trọng của công tác quản lý đấu thầu. .. hoạt động đấu thầu phát triển đúng hướng mà Nhà nước đề ra 1.2.2 Đặc điểm của quản lý đấu thầu Đấu thầu là một hoạt động kinh tế được sử dụng chủ yếu trong mua sắm công của nhà nước với mục đích sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn Ngân sách quốc gia, bởi vậy, hoạt động quản lý đấu thầu do cơ quan chuyên trách của Nhà nước đảm nhiệm cũng phải mang những đặc điểm có thể đảm bảo mục đích của đấu thầu Các... choạc” của hoạt động đấu thầu Nó giúp cho hoạt động này phát huy được những chức năng vốn có của mình trong việc tiết kiệm ngân sách quốc gia, giảm thiểu hiện tượng lợi dụng sơ hở của pháp luật và sự buông lỏng quản lý để trục lợi cá nhân từ ngân sách quốc gia 2.2 Cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam 2.2.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu Bắt đầu từ năm 1994, Nhà nước Việt Nam đã đưa ra những . 53 2.4.3. Quản lý đấu thầu của Ba Lan 55 2.4.4. Quản lý đấu thầu của Hàn Quốc 57 Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 59 3.1 trạng của công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam, kinh nghiệm quản lý đấu thầu thế giới và một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong việc nghiên. sự và quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà của hoạt động này mà em đã lựa chọn “ Đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế làm đề tài cho khoá luận

Ngày đăng: 13/08/2014, 13:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan