Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 47 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
47
Dung lượng
381 KB
Nội dung
1 Luận văn Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam 2 MỤC LỤC KẾT LUẬN 46 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 160 Sở giao dịch chứng khoán cùng hàng trăm thị trường phi tập trung phân tán khắp các Châu lục. Có thể nói, thị trường chứng khoán đã trở thành một bộ phận không thể tách rời và được xem là tín hiệu cho sức khỏe của nền kinh tế mỗi quốc gia. Tuy ra đời khá muộn tại Việt Nam, nhưng chỉ trong vòng hơn 10 năm, thị trường chứng khoán đã và đang phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng; pháp luật điều chỉnh hoạt động trên thị trường này theo đó cũng dần được định hình. Trong khi pháp luật về quản lý hành chính đã tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả thì pháp luật hình sự trong lĩnh vực này lại đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và triển khai, tội danh cùng với cấu thành của chúng chưa được xác định một cách rõ ràng và đầy đủ. Thêm vào đó, tình hình tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán diễn ra vô cùng phức tạp và với mức độ nghiêm trọng ngày càng cao. Thực tiễn đang báo động trong khi pháp luật còn quá nhiều hạn chế, hậu quả tất yếu dẫn đến đó là xét xử không đúng người, đúng tội, bỏ lọt tội phạm. Từ nhận thức trên, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đã và đang bắt tay vào việc xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, khắc phục những hạn chế do lỗ hổng của pháp luật tạo ra, góp phần làm lành mạnh hơn thị trường chứng khoán. Hòa chung mục đích ấy, tác giả chọn đề tài “Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam” với mục đích làm rõ cấu thành các loại tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội của loại tội phạm kinh tế mới và nguy hiểm này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vì chứng khoán là một hình thức đầu tư mới nên chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về loại tội phạm trong lĩnh vực này. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu gần như chỉ dừng lại ở các bài viết trên các tạp chí của các chuyên gia hoặc các báo cáo, các bảng ghi nhớ mang tính nội bộ của các tổ chức, doanh nghiệp; các nghiên cứu khoa học ở nước ngoài chủ yếu đi sâu vào một hoặc hai loại tội phạm nổi bật (giao dịch nội gián, thâu tóm giá chứng khoán). Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự quy định các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán, chứng khoán do Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tài chính phối hợp thống nhất hướng dẫn là động thái mới và tích cực nhất, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với vấn đề quản lý trong lĩnh vực nhạy cảm này. 5 3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là phân tích được những cấu thành hành vi của các loại tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán đã được quy định trong pháp luật hình sự của Việt Nam, từ đó tạo điều kiện cho việc nhận thức, điều tra, kết luận và xử lý loại tội phạm này; đồng thời cũng thông qua đó nhận ra những điểm còn thiếu sót để hoàn thiện các tội danh đã được quy định và đề xuất các biện pháp để thực thi pháp luật hình sự trong lĩnh vực chứng khoán một cách hiệu quả hơn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn trong các loại tội phạm về lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam, từ quy định pháp luật đến thực tế diễn biến và thực thi, đồng thời phân biệt giữa hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán. 4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng đó là suy luận logic kết hợp xuyên suốt với các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu với kiến thức tiếp cận được từ các nguồn tài liệu giấy, điện tử và trao đổi với giáo viên hướng dẫn cũng như các giáo viên có chuyên môn trong lĩnh vực chứng khoán. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Đề tài được hoàn thành sẽ trở thành một nguồn tài liệu giúp ích cho việc tìm hiểu, phân tích, làm rõ khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Tài liệu này cũng sẽ giúp ích cho việc nhận thức mối liên kết giữa tình hình thị trường chứng khoán và diễn biến thực tế các loại tội phạm, nhằm tạo ra một cái nhìn khái quát nhất về tình hình tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam. Các bạn sinh viên có thể sử dụng tài liệu này để tham khảo trong quá trình học tập, đồng thời khóa luận cũng là nền tảng quan trọng để tác giả nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này trong thời gian tới. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mục lục, lời mở đầu và kết luận, khóa luận được chia làm hai chương: Chương 1: Lí luận về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán Chương 2: Tình hình tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện 6 CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN 1.1 Khái quát về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán 1.1.1 Khái niệm về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán Theo quy định tại Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10, do Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 12 năm 1999, được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12, do Quốc hội ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2009 (Bộ luật Hình sự 2009), tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) thực hiện một cách cố ý hoặc vô, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ 1 - là hình thức xử lý nghiêm khắc nhất mà nhà nước dành cho một loại hành vi vi phạm pháp luật. Trong số các loại tội phạm, tội phạm về kinh tế có thể được xem là một loại tội phạm mới nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh và ảnh hưởng sâu rộng nhất đến đời sống xã hội. Tội phạm kinh tế, nhìn dưới góc độ chính sách hình sự, là khái niệm để chỉ chung tất cả các loại tội phạm có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động của cơ quan, tổ chức trong việc vận hành nền sản xuất, thực hiện quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong phân chia, thụ hưởng các quyền lợi và kết quả vật chất khác do nền sản xuất mang lại 2 . Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán (TPCK) – một trong những nhóm tội phạm kinh tế xuất hiện muộn nhất, cũng không nằm ngoài quy luật này. Tại Việt Nam, hoạt động chứng khoán chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11, Quốc hội ngày 29 tháng 06 năm 2006, đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12, Quốc hội ngày 24 tháng 11 năm 2010 (Luật Chứng khoán 2010). Việc xử lý hành vi vi phạm hiện nay được thực hiện thông qua chế tài hành chính và hình sự. Tuy nhiên, trong khi quy định về xử phạt hành chính đã có từ lâu, các quy định về tội phạm trong lĩnh vực này mới chỉ được đề cập đến trong Bộ luật Hình sự 2009. Nhìn chung, nhận thức về loại tội phạm này còn rất mới và chưa rõ ràng, sự phát triển ngày càng nhanh và phức tạp của thị trường chứng khoán (TTCK) cũng gây nên không ít khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật hình sự vào thực tế. Chính vì vậy các nhà đầu tư nên thận trọng và cân nhắc khi tiến hành giao dịch trên TTCK, đồng 1 Điều 8.1 Bộ luật Hình sự 2009 2 Đỗ Thị Minh Phượng, Đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 07/2012 7 thời các cơ quan chức năng cũng nên có một quy trình xem xét chặt chẽ và kỹ lưỡng khi xử lý các hành vi phạm tội này. Vậy TPCK là gì? Đầu tiên chúng ta sẽ tiếp cận với khái niệm về chứng khoán. Theo Luật Chứng khoán 2010, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành, được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử 3 ; trong số đó, cổ phiếu (loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành 4 ) là loại hình tiêu biểu nhất và có thể xem là đại diện cho toàn bộ TTCK. Chính từ đặc điểm này, TPCK có đối tượng tác động chủ yếu là cổ phiếu của các công ty. Vậy phạm vi xâm nhập của TPCK rộng như thế nào? Câu trả lời đó là gần như tất cả các bước nhằm mục đích đưa ra thị trường và duy trì giao dịch đối với loại tài sản này, TPCK đều có thể can thiệp. Chuỗi các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm tổ chức thị trường, chào bán, phát hành, niêm yết, kinh doanh, giao dịch, đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán… Tương tự như vậy, TPCK cũng bao gồm nhiều nhóm nhỏ khác nhau. Theo như phân loại trong Luật Chứng khoán 2010 thì có thể chia hành vi vi phạm chứng khoán có thể bị truy cứu TNHS thành các nhóm sau: - Nhóm 1: nhóm hành vi vi phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng - Nhóm 2: nhóm hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán - Nhóm 3: nhóm hành vi vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán - Nhóm 4: nhóm hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán và chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán - Nhóm 5: nhóm hành vi vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán - Nhóm 6: nhóm hành vi vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, về ngân hàng giám sát - Nhóm 7: nhóm hành vi cản trở việc thanh tra 5 Khác với quy định trong Luật Chứng khoán 2010, Bộ luật Hình sự 2009 chỉ phân loại TPCK thành ba tội danh: 3 Khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán 2010 4 Khoản 2 Điều 6 Luật Chứng khoán 2010 5 Điều 121, 123, 124, 125, 126, 127, 130 Luật Chứng khoán 2010 8 - Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; - Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; - Tội thao túng giá chứng khoán 6 . Trong phạm vi đề tài và dựa trên định nghĩa về tội phạm tại phần chung của Bộ luật Hình sự 2009, tác giả chỉ tập trung phân tích ba tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự 2009 đã nêu ở trên. Như vậy, chúng ta có thể hiểu TPCK là hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm rối loạn hoạt động bình thường của TTCK, xâm phạm đến trật tự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và được quy định trong Bộ luật Hình sự 2009. 1.1.2 Các đặc điểm của tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán - Đặc điểm thứ nhất, TPCK là loại tội phạm kinh tế đặc trưng của nền kinh tế thị trường, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của TTCK Một trong những yêu cầu của việc sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự cũ và cho ra đời Bộ luật Hình sự 2009 là điều chỉnh những bất cập trong các quy định để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện tại, đảm bảo pháp luật hình sự phải đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, không ngừng cập nhật và đổi mới để theo kịp với những thủ đoạn, hành vi phạm tội mới, nhằm đạt mục tiêu không bỏ lọt tội phạm. Tội phạm về chứng khoán là một trong số những nội dung mới phát sinh, cần xây dựng và không ngừng hoàn thiện về pháp lý để tạo hành lang an toàn cho việc phát triển thị trường, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. TPCK là một loại tội phạm đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Nó ra đời khi nền kinh tế thị trường phát triển đến một giai đoạn nhất định, khi việc trao đổi mua bán các loại hàng hóa thông thường đã trở nên quen thuộc, chứng khoán trở thành loại hàng hóa mới đầy tính hấp dẫn. TTCK hội tụ đầy đủ những ưu, nhược của nền kinh tế thị trường: Quy luật cung cầu, giá trị khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng kinh doanh hiệu quả, đẩy mạnh sản xuất, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư; Ngược lại, thông tin bất cân xứng trở thành rào chắn lớn nhất cho việc thực hiện giao dịch trên thị trường một cách công bằng và chuẩn xác. TPCK là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là mặt trái và tồn tại song song với sự tồn tại và phát triển của TTCK. Mỗi bước phát triển của TTCK thì tính chất, mức độ của 6 Điều 181a, 181b, 181c Bộ luật Hình sự 2009 9 TPCK càng gia tăng. Đây không phải là vấn đề đáng lo lắng; một hiện tượng luôn tồn tại hai mặt, phát triển TTCK đồng nghĩa với việc chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng công cụ, vũ khí để chống lại các hành vi vi phạm xuất hiện dày đặc và ở trình độ cao. Có thể nói việc bổ sung ba tội phạm mới về chứng khoán vào Bộ luật Hình sự 2009 cũng như những nỗ lực mới nhất trong việc soạn thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự 2009 quy định các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán, chứng khoán đã cho thấy quyết tâm của nhà nước ta trong việc hạn chế, ngăn ngừa những hậu quả xấu từ hành vi phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán. - Đặc điểm thứ hai, mức độ ảnh hưởng của TPCK thường lớn hơn so với các loại tội phạm kinh tế khác Một trong những đặc điểm của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm này thể hiện ở việc nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Đặc điểm của các tội phạm kinh tế nói chung và TPCK nói riêng là tác động trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các mặt của đời sống. Đối với TPCK, tác động mạnh nhất của chúng thể hiện trên TTCK. Trong thời điểm hiện nay, khi trên thế giới cụm từ “công ty cổ phần” hay “TTCK” đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nền kinh tế thì tại Việt Nam, tuy muộn hơn nhưng hầu hết các công ty, doanh nghiệp lớn đều đã được niêm yết trên sàn giao dịch hoặc đang trong giai đoạn chuyển đổi cổ phần hóa. Chính vì vậy TPCK càng mang tính nguy hiểm hơn các loại tội phạm kinh tế khác bởi phạm vi tác động rộng lớn của nó. Chúng không chỉ ảnh hưởng nặng nề lên các chỉ số chứng khoán, làm đình trệ quá trình giao dịch mà còn kéo theo các hệ lụy liên quan đến các thị trường bất động sản, vàng, ngoại tệ… Nếu ở mức độ nghiêm trọng, tình hình kinh tế - chính trị, quốc phòng an ninh của quốc gia cũng sẽ chịu những khó khăn nhất định. Thêm vào đó, điều dễ dàng nhận thấy đó là ảnh hưởng của chứng khoán đến đời sống của từng cá nhân, từng gia đình: ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán, trở thành tỷ phú sau một đêm nhờ chứng khoán rồi cũng phá sản, tự vẫn, gia đình tang hoang do chứng khoán mà ra. Lợi nhuận kiếm được hay mất đi từ chứng khoán có thể xem là biến động mạnh nhất trong số các hoạt động của nền kinh tế. Một ví dụ điển hình chứng minh cho nhận định trên đó là trường hợp của bà Nguyễn Thị Kim Phượng, cổ đông lớn của công ty Vật tư và vận tải xi măng (VTV). Chỉ với một vài hành động chào mua công khai và bán ra cổ phiếu VTV âm thầm, bà đã thu về số 10 tiền bất chính lên đến hơn 16 tỷ đồng 7 – một khoản lợi nhuận khổng lồ mà chưa chắc một công ty trong một năm có thể kiếm được. Việc hoành hành của tội phạm chứng khoán còn thể hiện sự khinh thường pháp luật, làm ảnh hưởng đến trật tự quản lý của nhà nước, góp phần kích thích các loại tội phạm khác phát triển. Với sức ảnh hưởng sâu rộng và bản chất phức tạp, việc ngăn ngừa loại tội phạm nguy hiểm này là hết sức cấp bách và cần phải được chú trọng. - Đặc điểm thứ ba, diễn biến của quá trình tố tụng hình sự đối với tội phạm chứng khoán có tác động hai chiều đến diễn biến thị trường, tâm lý nhà đầu tư Trong năm 2010, khi cơ quan điều tra tiến hành khởi tố vụ ông Lê Văn Dũng – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty Dược Viễn Đông về hành vi thao túng giá chứng khoán (sẽ được phân tích cụ thể ở chương sau), dư luận không khỏi xôn xao và chờ đợi kết quả xử lý. Vì đây là vụ án về TPCK đầu tiên ở Việt Nam nên tâm lý thị trường đã đặt sức ép lên các cơ quan tiến hành tố tụng phải đưa ra kết quả trong thời gian sớm nhất và hình phạt nghiêm khắc nhất. Mỗi thông tin được đưa ra không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người phạm tội mà còn với các chủ thể tham gia trên thị trường, họ sẽ dựa vào đó để làm thước đo lòng tin, độ rủi ro và tiềm năng đầu tư ở thời điểm hiện tại. Tác động hai chiều này vừa mang mặt tích cực vừa có tác động tiêu cực. Sức ép sẽ là động lực khiến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc khẩn trương, triệt để và có hiệu quả. Tuy nhiên, với một lĩnh vực phạm tội mới như TPCK, đáng lẽ chúng ta phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ càng mới có thể đưa ra quyết định chính xác thì ở đây thời gian lại bị giới hạn triệt để. Ngay cả quyết định được đưa ra cũng không phải là ý kiến độc lập của bản thân những người thực thi pháp luật mà quyết định đó còn phải làm hài lòng tâm lý thị trường hiện đang rất bất an. Chính đặc điểm nhạy cảm, phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý các chủ thể tham gia của TTCK đã khiến TPCK trở thành một loại tội phạm mang đặc trưng riêng. Để phù hợp với đặc điểm này, chúng ta cần có một cơ chế thông tin đầy đủ nhưng giới hạn hợp lý những điều nên thông tin trong phạm vi quy định của pháp luật trong từng giai đoạn của quá trình tố tụng, nhằm đảm bảo ổn định thị trường, ổn định tâm lý nhà đầu tư. - Đặc điểm thứ tư, cấu thành của TPCK 7 Đỗ Thị Minh Phượng, Đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 07/2012 [...]... từng tội phạm cụ thể ở phần sau 1.2 Quy định về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán theo pháp luật Việt Nam 1.2.1 Nguyên tắc đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam Các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán ở Việt Nam thời gian qua chỉ dừng lại ở mức đơn giản Chủ thể của hành vi chủ yếu là các cổ đông nội bộ, cổ đông lớn hoặc nhân viên của công ty đại chúng – những đối tượng... tắc cần được đảm bảo trong quá trình triển khai quy định pháp luật, vậy pháp luật quy định cụ thể như thế nào tác giả sẽ phân tích ngay sau đây 1.2.2 Quy định về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán theo Bộ luật Hình sự Việt Nam Theo thông lệ của phần lớn các quốc gia trên thế giới thì lĩnh vực chứng khoán thường được quy định theo xu hướng tránh bị hình sự hóa và nâng cao các biện pháp về kinh tế Còn... hành động của mình gây ra33 1.2.3 Những quy định mới về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán trong dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự quy định các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán, chứng khoán (dự thảo số 5 – hoàn thành ngày 20/06/2012) Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự quy định các tội phạm trong lĩnh vực thuế,... vi gian lận trong giao dịch chứng khoán; - Vi phạm quy định về giao dịch nội bộ trong giao dịch chứng khoán; - Các hành vi thao túng giá chứng khoán; - Vi phạm quy định về chào mua công khai; - Vi phạm các quy định về mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ35 Một điều dễ nhận ra đó là tất cả các hành vi được quy định trong pháp luật hình sự cũng được quy định trong pháp luật hành chính Pháp luật hành chính... của pháp luật Việt Nam (tối đa là 500 triệu đồng theo pháp luật hình sự) Việc quy định tổ chức – pháp nhân cũng có thể bị truy cứu TNHS cũng là một điểm khác biệt lớn giữa pháp luật hình sự Hoa Kỳ và pháp luật hình sự Việt Nam Các loại TPCK được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật Hoa Kỳ có thể kể ra đây như: Cố ý vi phạm pháp luật về chứng khoán, sản xuất và sử dụng giấy tờ giả, gian lận chứng. .. Điều 20 Bộ luật Hình sự 2009 Phan Anh Tuấn, Các tội phạm về chứng khoán trong luật hình sự Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm này, Tạp chí Khoa học pháp lý số 04/2011 20 18 đến chứng khoán: chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán Người phạm tội có thể... động chứng khoán và giá của chứng khoán Thứ ba, về mặt chủ quan của TPCK: Mặt chủ quan của tội phạm là trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra, là mặt bên trong của tội phạm, bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội 11 Lỗi là yếu tố bắt buộc phải có của cấu thành tội phạm Lỗi gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý Cố ý phạm tội được hiểu là người phạm. .. có thể thấy chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS Về mặt khách thể của tội phạm, tội thao túng giá chứng khoán đã xâm phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, một số trường hợp gây thiệt hại cho các tổ chức niêm yết và các nhà đầu tư khác trên thị trường Về mặt chủ quan, tội phạm có lỗi cố ý Người phạm tội ý thức được sự... loại tội phạm Bên cạnh những mặt đã được đề cập đến trong dự thảo mới nhất này, các chuyên gia cũng đã có những ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung nội dung cần thiết phải có trong thông tư như: quy định tội phạm đối với pháp nhân (vì trong lĩnh vực chứng khoán sự tham gia của các tổ chức đóng vai trò quy t định) ; quy định cụ thể hơn nữa các hành vi cho tình tiết “có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán ;... Thị Minh Phượng, Đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 07/2012 14 nhà đầu tư, ngoài việc tăng cường đấu tranh, nhanh chóng đưa các hành vi phạm tội ra xét xử thì cần xây dựng cơ chế thông tin hợp lý, giới hạn những điều cần thiết phải thông tin trong phạm vi quy định pháp luật trong quá trình giải quy t để tránh gây biến động trên thị . từng tội phạm cụ thể ở phần sau. 1.2 Quy định về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán theo pháp luật Việt Nam 1.2.1 Nguyên tắc đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam Các. chứng khoán. Hòa chung mục đích ấy, tác giả chọn đề tài Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam với mục đích làm rõ cấu thành các loại tội phạm trong lĩnh vực chứng. đây. 1.2.2 Quy định về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán theo Bộ luật Hình sự Việt Nam Theo thông lệ của phần lớn các quốc gia trên thế giới thì lĩnh vực chứng khoán thường được quy định theo xu