Điề u4 Dự thảo Thông tư số

Một phần của tài liệu Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 26 - 29)

trở lên; đối với tội 181c, vì tính chất ảnh hưởng nghiêm trọng nên “thu lợi bất chính lớn” được nâng lên đến 2 tỷ đồng.

Việc thông tư liên tịch này sẽ được ban hành cũng đánh dấu sự phát triển, quan tâm của nhà nước trong việc đấu tranh với tội phạm thuộc lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán, chứng khoán nói chung và TPCK nói riêng. Các cơ quan nhà nước sẽ có sự phối hợp với nhau chặt chẽ hơn, quy trình kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm cũng như xác định tội phạm cũng chặt chẽ và quy củ hơn. Việc ra đời của thông tư cũng tạo điều kiện giúp những người thực thi pháp luật làm tốt hơn và chính xác hơn công tác quản lý, điều tra, xử lý các loại tội phạm.

Bên cạnh những mặt đã được đề cập đến trong dự thảo mới nhất này, các chuyên gia cũng đã có những ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung nội dung cần thiết phải có trong thông tư như: quy định tội phạm đối với pháp nhân (vì trong lĩnh vực chứng khoán sự tham gia của các tổ chức đóng vai trò quyết định); quy định cụ thể hơn nữa các hành vi cho tình tiết “có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán”; nếu có thể tăng mức thiệt hại vật chất hơn nữa để phù hợp với đặc thù của giao dịch chứng khoán và TTCK; cần đặc biệt lưu ý tới khả năng khắc phục hậu quả của đối tượng phạm tội (nhằm đảm báo quyền lợi cho người bị thiệt hại và tạo điều kiện cho các thành viên gia nhập thị trường)… Vì các nội dung được đề cập ở trên mới chỉ dừng lại ở mức độ dự thảo và lấy ý kiến nên chỉ mang tính chất tham khảo, tác giả không đi sâu vào phân tích sâu các quy định này.

1.2.4 Phân biệt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán với tộiphạm trong lĩnh vực chứng khoán phạm trong lĩnh vực chứng khoán

Có một điều rõ ràng nhận thấy và đã được đề cập ở những trang đầu tiên của Khóa luận đó là, hiện nay đang tồn tại hai hệ thống xử lý vi phạm đối với hoạt động giao dịch chứng khoán: chế tài hành chính và chế tài hình sự. Câu hỏi được đặt ra đó là những hành vi nào được điều chỉnh bởi pháp luật hành chính và hành vi nào do pháp luật hình sự điều chỉnh (những hành vi pháp luật hành chính đã quy định thì luật hình sự không quy định nữa, vì không có trường hợp vừa xử phạt hành chính, vừa xử lý hình sự) và tiêu chí nào để phân biệt giữa hai loại trách nhiệm pháp lý của những hành vi vi phạm pháp luật này?

Căn cứ theo Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 85/2010/NĐ-CP), trong hoạt động giao dịch chứng khoán các hành vi cụ thể sau đây có thể bị xử phạt hành chính:

- Vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập, cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, người được ủy quyền công bố thông tin, giao dịch chứng chỉ quỹ của các đối tượng có liên quan

- Vi phạm quy định về giao dịch, nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư; - Các hành vi gian lận trong giao dịch chứng khoán;

- Vi phạm quy định về giao dịch nội bộ trong giao dịch chứng khoán; - Các hành vi thao túng giá chứng khoán;

- Vi phạm quy định về chào mua công khai;

- Vi phạm các quy định về mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ35.

Một điều dễ nhận ra đó là tất cả các hành vi được quy định trong pháp luật hình sự cũng được quy định trong pháp luật hành chính. Pháp luật hành chính đã có sự phân định một cách khá rõ ràng các hành vi này, tuy nhiên vẫn có những trường hợp một hành vi có thể kết luận thành hai loại vi phạm, ví dụ giao dịch của cổ đông lớn nhưng không báo cáo, đồng thời lại sử dụng thông tin nội bộ để giao dịch. Nói một cách tương đối thì một hành vi vi phạm pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính và cũng có thể bị truy cứu TNHS. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là chuyển hóa từ vi phạm hành chính thành tội phạm hoặc bỏ sót tội phạm khi thay vì truy cứu TNHS lại chỉ xử phạt vi phạm hành chính.

Như đã nói ở phần đầu, tội phạm là hình thức xử lý cao nhất mà nhà nước dành cho một loại hành vi vi phạm, thể hiện tính răn đe, trừng phạt cũng như giáo dục đối với hành vi phạm pháp đó. TPCK thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng và thuộc khách thể loại tội phạm xâm phạm đến trật tự kinh tế cho nên xét dưới góc độ bản chất hành vi và cả góc độ kinh tế, loại hành vi vi phạm các quy định trong hoạt động chứng khoán nên được điều chỉnh bởi cả biện pháp xử phạt hành chính và truy cứu TNHS, nhưng xu hướng hạn chế hình sự hóa đối với hoạt động chứng khoán vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Hành vi vi phạm hành chính đương nhiên là những hành vi có mức độ ít nghiêm trọng hơn và chưa đến mức được xem như “nguy hiểm cho xã hội” như loại hành vi phạm tội giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên ranh giới giữa nguy hiểm và chưa đến mức nguy hiểm rất mong manh. Ranh giới này hiện nay chưa 35Điều 23 đến điều 29 Nghị định số 85/2010/NĐ-CP

được quy định một cách rõ ràng trong bất kỳ văn bản nào. Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự 2009 qui định các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính – kế toán, chứng khoán được ban hành thì vấn đề này sẽ được giải quyết. Theo đó, dựa vào thiệt hại thực tế (cả vật chất lẫn phi vật chất) hành vi sẽ được xem xét có khả năng bị truy cứu TNHS hay không.

Ủy ban chứng khoán nhà nước Việt Nam (UBCKNN) là cơ quan quản lý có nhiệm vụ giám sát các hoạt động chứng khoán và TTCK nói chung; có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán nói chung và giao dịch chứng khoán nói riêng; khi phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu bị truy cứu TNHS, UBCKNN phải báo cáo Viện kiểm sát nhân dân36. Trong tất cả các trường hợp, chỉ có Viện Kiểm sát nhân dân đóng vai trò tổ chức, chỉ đạo các hoạt động liên quan đến quá trình truy tố TNHS; Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền định tội danh cho bất cứ một chủ thể nào.

Nghị định số 85/2010/NĐ-CP đã nêu rõ các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm cảnh cáo và phạt tiền, cùng với các hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả. Như vậy cả xử phạt hành chính và hình phạt hình sự đều có hình thức phạt tiền và mức phạt cao nhất áp dụng đều là 500 triệu đồng37, tuy nhiên bản chất pháp lý của việc phạt tiền này hoàn toàn khác nhau. Biện pháp hình sự còn áp dụng cả hình phạt cải tạo không giam giữ, nghiêm trọng nhất là hình phạt tù, cùng với các hình phạt bổ sung khác.

Thêm vào đó, nếu truy cứu TNHS chỉ áp dụng đối với cá nhân thì xử phạt vi phạm hành chính áp dụng với cả cá nhân lẫn tổ chức. Như vậy nếu cá nhân thuộc một tổ chức gây ra thiệt hại dù lớn như thế nào thì tổ chức vẫn không thể bị truy cứu TNHS, tuy nhiên một hành vi vừa có thể xử lý hình sự đối với cá nhân vừa có thể xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức nơi cá nhân đó làm việc.Trên đây tác giả đã trình bày những quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về vấn đề TPCK. Chúng ta có thể thấy 36 Thông tư số 37/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 85/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, được quy định cụ chi tiết tại Thông tư liên tịch số 46/2009/TTLT-BTC-BCA ngày 11 tháng 3 năm 2009 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công an hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Thông tư số 46/2009/TTLT-BTC-BCA) .

37 Nghị định số 85/2010/NĐ-CP có quy định số tiền phạt thấp nhất trong nhóm hành vi vi phạm hoạt động giaodịch chứng khoán đối với cá nhân là 30 triệu đồng, đối với tổ chức là 10 triệu đồng; hành vi gian lận bị phạt 500

Một phần của tài liệu Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w