KHOÁN TẠI VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
2.1 Thực trạng tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam
TTCK Việt Nam chính thức hoạt động từ tháng 7 năm 2000. Thực tiễn hoạt động trong hơn 10 năm qua cho thấy lĩnh vực này đang chứa đựng rất nhiều rủi ro, diễn biến bất thường và tiềm ẩn nhiều yếu tố mà TPCK có thể lợi dụng. Đặc biệt khi thị trường ngày càng phát triển, các loại tội phạm ngày càng hoành hành với nhiều hình thức mới và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng thì nguy cơ TTCK Việt Nam trở thành “sân chơi” của tội phạm và mất đi tính lành mạnh càng cao. Kể từ khi Bộ luật Hình sự 2009 có hiệu lực, vụ án thao túng giá chứng khoán của Lê Văn Dũng - cựu Chủ tịch và Tổng giám đốc công ty dược Viễn Đông - là vụ án hình sự đầu tiên bị khởi tố về tội danh chứng khoán được quy định trong Bộ luật Hình sự 2009, cũng là vụ án hình sự duy nhất bị xử lý trong loạt tội danh về chứng khoán tính đến thời điểm này. Về chế tài hành chính, theo thông cáo báo chí của UBCKNN, trong vòng 5 tháng đầu năm 2013 đã có 24 cá nhân bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Số lượng vụ việc hành chính chênh lệch quá nhiều so với số lượng vụ án hình sự được xử lý chưa hẳn là tín hiệu đáng mừng đối với cuộc đấu tranh chống lại TPCK tại Việt Nam. Tác giả có thể nêu ra đây ba quan điểm đối với con số một vụ án hình sự về TPCK tính đến thời điểm hiện tại.
Thứ nhất,căn cứ để xác định có thể bị truy cứu TNHS hiện tại chưa rõ ràng; chưa có bất kỳ một văn bản nào hướng dẫn một cách cụ thể và chính xác về vấn đề này. Hiện tại các cơ quan chức năng có thể căn cứ vào hai văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự trước đây, đó là Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BNV ngày 02 tháng 01 năm 1998 hướng dẫn Bộ luật Hình sự năm 1985 và Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” Bộ luật Hình sự năm 1999. Dĩ nhiên, hai văn bản này hiện tại quá cũ và không còn phù hợp với tình hình thực tế nói chung và một lĩnh vực nhạy cảm, mang tính đặc thù như chứng khoán nói riêng. Xét cho cùng, để bảo đảm quyền lợi của công dân không bị xâm hại, cũng không khiến các cơ quan chức năng phải tốn nhiều thời
gian tìm hiểu mà kết quả mang đến chưa chắc là chính xác, biện pháp an toàn nhất là dừng lại ở mức xử lý vi phạm hành chính.
Thứ hai,trước khi Bộ luật Hình sự 2009 có hiệu lực, các cơ quan khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thường áp dụng các tội danh khác cho các hành vi phạm tội có liên quan đến chứng khoán, ví dụ như tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế”, tội “Tham ô”… Một số đối tượng là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hay nhân viên công ty chứng khoán cũng đã bị truy tố về các tội danh nói trên, trong đó có tội "Tham ô tài sản", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với hình phạt nghiêm khắc, cao nhất là tù chung thân. Tháng 9 năm 2010, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án phạt tù chung thân đối với bị cáo Lý Thị Trúc Quỳnh, 32 tuổi, nguyên Trưởng phòng khu vực số 9, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh tại Hà Nội về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo cáo trạng, bà Quỳnh đã lừa đảo thông qua mua bán cổ phiếu của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động giao dịch chứng khoán, chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng38.
Cuối cùng, có thể pháp luật đã bỏ sót một số hành vi nhất định trong hoạt động chứng khoán có thể quy thành tội phạm trong Bộ luật Hình sự 2009. Nhất là trong xu hướng phát triển ngày càng mạnh của TTCK và nền kinh tế, chắc chắn sẽ có nhiều hơn nữa các hành vi phạm tội mới, với nhiều chiêu trò mới, ở mức độ nguy hiểm và kín kẽ hơn nhưng lại chưa được hợp thức hóa bởi quy định của pháp luật.
Bên cạnh báo cáo chính thức về trường hợp của Lê Văn Dũng, báo chí gần đây còn đưa ra nhiều thông tin về việc truy tố một số nhân viên của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán và thao túng giá chứng khoán39. Bên cạnh đó, còn có những vụ bắt giữ các doanh nhân và nhà quản lý cao cấp của các ngân hàng và công ty chứng khoán theo các tội phạm khác có liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán như: việc bắt giữ ông Phan Huy Chí, cựu Chủ tịch và Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán SME vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản40; ông Lý Xuân Hải, cựu Tổng Gám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu lạm dụng chức vụ và cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng41; ông Nguyễn Đức Kiên cho 38http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/cstctuan/2010/9/54858.cand
39 http://www.tinmoi.vn/khoi-to-hinh-su-cong-ty-chung-khoan-sacombank-011005634.html
40 http://gafin.vn/20120803063510940p0c36/chu-tich-hdqt-chung-khoan-sme-bi-bat.htm
hành vi kinh doanh trái phép và lừa đảo chiếm đoạt tài sản42; ông Trần Xuân Giá, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu bị truy tố về tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng43. Phải chăng việc vi phạm pháp luật về chứng khoán nói chung và pháp luật hình sự nói riêng đang có xu hướng ngày càng gia tăng và chúng ta vẫn chưa thật sự kiểm soát được. Để có thể mang lại một cái nhìn cụ thể hơn về tình hình TPCK và những móc nối đằng sau nó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vụ án hình sự về thao túng giá chứng khoán duy nhất đến thời điểm này.
Vụ án đầu tiên xử lý tội phạm trong hoạt động giao dịch chứng khoán tại Việt Nam – vụ thao túng giá chứng khoán của Lê Văn Dũng và Công ty Dược Viễn Đông:
Cuối năm 2010, TTCK chấn động bởi vụ án thâu tóm giá chứng khoán được khởi tố lần đầu tiên sau khi Bộ luật Hình sự 2009 có hiệu lực. Tuy hiện tượng “cá mập” – từ ngữ được dùng để chỉ những cá nhân có hành động thao túng chứng khoán trên thị trường – đã diễn ra rất phổ biến nhưng chỉ đến khi Tổng Giám đốc Công ty Dược Viễn Đông là Lê Văn Dũng bị khởi tố, điều tra thì cuộc chiến với TPCK mới bắt đầu những bước đi đầu tiên. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy pháp luật hình sự đã thật sự phát huy tác dụng đối với hoạt động giao dịch chứng khoán, đồng thời thể hiện sức mạnh của nhà nước trong việc quản lý trật tự trên lĩnh vực kinh doanh đầy nhạy cảm này.
Ông Lê Văn Dũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Dược Viễn Đông đã bị cơ quan điều tra khởi tố để điều tra về hành vi thao túng giá chứng khoán. Ông Dũng cũng như Công ty Dược Viễn Đông (mã chứng khoán DVD44) nổi đình đám trên TTCK bằng việc tiến hành thâu tóm Công ty Dược Hà Tây (mã chứng khoán DHT), khiến giá cổ phiếu của cả DVD và DHT đều biến động mạnh.45.
Bởi vì bản chất phức tạp của vụ án và tính chất còn mới mẻ của loại tội phạm này, sau một lần tạm hoãn, vụ án được Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội mở lại vào cuối năm 2011. Cụ thể, theo truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhằm mục đích chiếm giữ 50% cổ phiếu DHT, để trở thành đại cổ đông, nắm quyền điều hành và thâu 42 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120919/nguyen-duc-kien-bi-khoi-to-them-2-toi-danh.aspx
43 http://dantri.com.vn/su-kien/khoi-to-ong-tran-xuan-gia-va-3-nguyen-lanh-dao-acb-645520.htm