45 theo quy định tại điều 32.1.a LCK thì phải thực hiện chào mua công khai đối với việc mua cổ phiếu của công ty dẫn đến việc sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu của công ty đại chúng Dược Viễn Đông lúc này
2.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam
chứng khoán tại Việt Nam
Như đã nói ở trên, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để có thể thật sự quản lý cũng như đưa các quy định của pháp luật hình sự vào vận hành TTCK một cách hiệu quả. Trong phạm vi kiến thức và tìm hiểu của bản thân, tác giả xin đưa ra một số giải pháp góp phần đẩy nhanh quá trình toàn diện này.
Việc đầu tiên, quan trọng nhất và cũng là cơ sở để thực hiện tất cả các bước còn lại đó là hoàn thiện về mặt lập pháp đối với các quy định về TPCK.
Điều này có thể được khắc phục nếu Thông tư liên tịch hướng dẫn một số điều của Bộ luật Hình sự 2009 quy định về tội phạm thuế, tài chính – kế toán, chứng khoán được ban hành. Tuy nhiên còn một số vấn đề cần được điều chỉnh một cách phù hợp hơn trong dự thảo trước khi thông tư được chính thức được thông qua. Tác giả đồng ý với quan điểm nên nâng các mốc xác định thiệt hại vật chất lên cao hơn nữa, ví dụ như
“hậu quả nghiêm trọng” từ 2 đến dưới 5 tỷ đồng, “hậu quả rất nghiêm trọng” từ 5 tỷ đồng trở lên; đặc biệt với tình tiết “thu lợi bất chính” chắc chắn cần được nâng cao hơn mức hiện tại rất nhiều, thu lợi lên đến hàng tỷ đồng chứ không dừng lại ở đơn vị hàng triệu đồng nữa. Sở dĩ phải nâng các mức xác định lên như vậy vì bản chất kinh doanh chứng khoán có hệ số rủi ro rất cao, có thể nói là cao nhất trong số các ngành nghề kinh doanh. Khi tham gia giao dịch chứng khoán, bạn không thể dự đoán trước được chính xác tương lai của đồng tiền mình đầu tư sẽ như thế nào. Chỉ cần một biến động, tỷ phú chứng khoán có thể lại quay về là một người hoàn toàn bình thường và ngược lại; tỷ lệ ăn thua, lời lỗ ở đây gần như không có giới hạn. Chính vì vậy, cần mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp kinh tế thay vì các chế tài mang tính hình sự thì bản chất nguy hiểm của hành vi mới được xử lý một cách chính xác trong tương quan với các loại tội phạm khác và thị trường mới có điều kiện phát triển trong tâm lý ít e ngại của nhà đầu tư. Thêm vào đó, cần quy định rõ ràng hơn nữa ranh giới giữa phạm tội và không phạm tội bởi không phải trong hoàn cảnh nào cũng có thể xác định thiệt hại bằng vật chất và không phải xác định lúc nào cũng dễ dàng. Cần có các cơ quan chức năng với một quy trình được lập ra cụ thể và minh bạch cách thức xác định thiệt hại là như thế nào; từ đó mới hạn chế được tình trạng lạm dụng quyền hành cũng như không bỏ sót tội phạm.
Bên cạnh đó, cần nhận ra các thiết sót và bổ sung hợp lý các cấu thành tội phạm: + Đối với Điều 181b: các cá nhân được quy định là người biết thông tin nội bộ - theo định nghĩa đều là những người biết được thông tin một cách hợp pháp. Trên thực tế, những người biết được thông tin không phải chỉ những người quy định tại Điều 6 LCK mà còn có những người thu thập thông tin một cách bất hợp pháp, ví dụ như mua thông tin nội bộ, chiếm đoạt tài liệu chứa thông tin nội bộ, xem trộm thông tin nội bộ… và họ sử dụng thông tin đó để mua bán chứng khoán (trực tiếp hay tiết lộ, tư vấn) thì không thể xử lý hình sự về các tội danh chứng khoán đối với họ. Điều này là bất hợp lý. Chính vì vậy, tác giả kiến nghị bổ sung cụm từ “hoặc thu thập bất hợp pháp thông tin đó” Điều 181b Bộ luật Hình sự 2009.
Thêm vào đó, việc quy định tình tiết “thu lợi bất chính” là dấu hiệu định tội là hợp lý nhưng chưa đủ. Thực tiễn hoạt động chứng khoán cho thấy, việc sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán không chỉ nhằm tìm kiếm lợi nhuận mà còn để tránh hoặc hạn chế thiệt hại cho người biết thông tin nội bộ. Lúc này, tuy chủ thể không thu
được lợi nhuận nhưng rõ ràng đã gây thiệt hại cho các nhà đầu tư khác không nắm bắt được thông tin nội bộ (ví dụ những người đồng ý mua cổ phiếu của các cổ đông nội bộ với giá cao, trong khi các cổ đông nội bộ này bán cổ phiếu nhằm mục đích tránh lỗ do công ty sắp dính vào một vụ kiện tụng). Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị bổ sung thêm cụm từ “hoặc gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu định tội của tội danh này. Dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” có thể đươc xác định dựa trên thiệt hại mà chủ thể thực hiện tội phạm đã gây ra cho những người khác không biết đến thông tin nội bộ (hay khoản lỗ thực tế họ tránh hoặc hạn chế được) cùng với thiệt hại gây ra cho thị trường.
Cụ thể, sửa đổi Khoản 1 Điều 181b Bộ luật Hình sự 2009 như sau:
“1. Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó hoặc thu thập bất hợp pháp thông tin đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin đó thu lợi bất chính lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”…
+ Đối với Điều 181c Bộ luật Hình sự 2009: tuy Nghị định số 85/2010/NĐ-CP đã có quy định về các hành vi thao túng giá chứng khoán (đã đề cập ở chương 1) khá hợp lý nhưng Bộ luật Hình sự 2009 chỉ giới hạn thao túng giá chứng khoán trong hai hành vi “đóng”, thêm vào đó là tình tiết “thông đồng” như trong quy định tại Bộ luật Hình sự 2009 đã bỏ sót trường hợp “một người” tự bản thân họ có thể thực hiện hành vi thâu tóm; điều này là bất hợp lý và chắc chắn dẫn đến nguy cơ bỏ lọt tội phạm.
Tương tự, tham khảo qui định Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tác giả nhận thấy rằng hành vi thao túng giá chứng khoán có nội hàm rộng hơn so với hành vi thao túng giá CK được qui định tại Điều 181c Bộ luật Hình sự 2009. Cụ thể Điều 182 của Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa qui định như sau46:
“ Người nào thao túng giá cả giao dịch chứng khoán để thu lợi bất chính hoặc đẩy rủi ro cho người khác, thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu với tình tiết