1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo hải hà

93 384 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 523 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Cùng với thời gian và sự phát triển của đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã bước vào thời kỳ phát triển mới. Cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của hàng loạt các doanh nghiệp mới với sự đa dạng phong phú của các sản phẩm. Đây chính là nhân tố làm cho nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trở nên cạnh tranh quyết liệt, tồn tại và phát triển không phải là một điều dễ dàng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, Công ty bánh kẹo Hải Hà cũng vậy. Là một trong những doanh nghiệp lớn trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ Việt Nam tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường như vậy thì việc giữ vững và phát triển thị phần của mình là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với công ty. Trải qua hơn 40 năm từ ngày thành lập cho đến nay công ty bánh kẹo Hải Hà đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình công ty đã trải qua nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là gần 20 năm đất nước mở cửa bước sang nền kinh tế thị trường. Để có được thành quả như ngày hôm nay công ty đã luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng. Công ty đã luôn quan tâm hoàn thiện tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian tới khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào AFTA và tiến tới hội nhập vào WTO các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu rất nhiều sức ép của các đối thủ nước ngoài ngay trên sân nhà và Công ty bánh kẹo Hải Hà cũng không nằm ngoài tác động đó. Để đứng vững trên sân nhà và phát triển trong tình hình cạnh tranh khốc liệt đó, Công ty bánh kẹo Hải Hà cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong đó trọng tâm là đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. 1 Qua một thời gian thực tập tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, đi sâu vào nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty em nhận thấy rằng: Hiện nay hoạt động tiêu thụ bánh kẹo của công ty diễn ra không đều qua các tháng trong năm, tiêu thụ nhiều chủ yếu tập trung vào quí I và quí IV, các tháng còn lại lượng tiêu thụ rất ít. Vậy phải làm sao để có thể tăng lượng tiêu thụ của công ty trong các tháng quí II và quí III, từ đó tăng lượng tiêu thụ cho cả năm. Công ty cần phải hiểu rõ khách hàng của mình hơn, hiểu rõ về thị trường tiêu thụ của mình hơn, có nghĩa là công ty cần phải quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường hơn. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo Hải Hà” Vì công tác nghiên cứu thị trường nói chung bao gồm rất nhiều nội dung nhưng với đề tài này em xin được tập trung nghiên cứu về việc thị trường tiêu thụ trong nước của Công ty bánh kẹo Hải Hà nhằm có một cái nhìn chung về thị trường tiêu thụ trong nước của công ty và đề ra phương hướng để giúp công ty nâng cao hoạt động nghiên cứu thị trường từ đó có thể nâng cao tính cạnh tranh của công ty và đồng thời tăng sản lượng tiêu thụ hàng năm của công ty trong một môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh này Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, chuyên đề của em được chia thành 3 phần chính sau: Chương I: Vai trò và nội dung của công tác nghiên cứu thị trường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ của công ty trong những năm gần đây Chương III: Giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ của Công ty bánh kẹo Hải Hà Sau đây em xin được đi vào trình bày nội dung chi tiết của chuyên đề này 2 CHƯƠNG I VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I/ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 1.1 Khái niệm thị trường Thị trường là một phạm trù khách quan gắn với sản xuất và lưu thông, ở đâu có sản xuất và lưu thông ở đó có thị trường. Thị trường được nhiều nhà kinh tế định nghĩa khác nhau. Có người coi thị trường là cái chợ, là nơi mua bán hàng hoá. Hội quản trị Hoa Kỳ coi “thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán sang người mua”. Có nhà kinh tế lại quan niệm “thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ”, hoặc đơn giản hơn “thị trường là tổng hợp các số cộng của người mua về sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ”. Gần đây có nhà kinh tế lại định nghĩa “thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền trong một thời gian và không gian xác định”. Các định nghĩa trên đây về thị trường có thể nhấn mạnh ở địa điểm mua bán, vai trò của người mua (khách hàng), người bán hoặc chỉ người mua, coi người mua giữ vai trò quyết định trong thị trường chứ không phải người bán (nhà cung ứng), mặc dù không có người bán, không có người mua không có hàng hoá và dịch vụ, không có thoả thuận thanh toán bằng tiền hoặc hàng thì không thể có thị trường, không thể hình thành thị trường. Cho dù thị trường hiện đại có thể một trong vài yếu tố trên không có mặt 3 trên thị trường thì thị trường vẫn chịu tác động của các yếu tố ấy và thực hiện việc trao đổi hàng hoá thông qua thị trường. Vì vậy, nói đến thị trường là phải nói đến những yếu tố sau: - Một là, phải có khách hàng (người mua hàng), không nhất thiết phải gắn với địa điểm xác định - Hai là, khách hàng phải có nhu cầu chưa thoả mãn, đây chính là cơ sở thúc đẩy khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ. - Ba là, khách hàng phải có khả năng thanh toán, tức là khách hàng phải có khả năng trả tiền để mua hàng. Theo quan điểm tiếp thị, thị trường là tập hợp những người hiện đang mua và những người sẽ mua (khách hàng tiềm năng) một sản phẩm dịch vụ nào đó. Có nhiều cách phân loại thị trường khác nhau nhưng để có thể tăng sản lượng tiêu thụ, chúng ta cần quan tâm đến các hình thức thị trường sau: thị trường tiềm năng, thị trường có thể có, thị trường có thể có và đủ điều kiện, và thị trường phục vụ - Thị trường tiềm năng là tập hợp những người có nhu cầu về một loại sản phẩm nào đó. - Thị trường có thể có là tập hợp những người có nhu cầu, có thu nhập và có thể tiếp cận dược với sản phẩm. - Thị trường có thể có và đủ điều kiện là tập hợp những khách hàng có nhu cầu, có thu nhập, có khả năng tiếp cận và đủ điều kiện để mua sản phẩm. - Thị trường phục vụ (thị trường mục tiêu) là một phần thị trường có thể có và đủ điều kiện mà công ty nhắm đến. 1.2 Khái niệm nghiên cứu thị trường Quá trình sản xuất xã hội gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng thì thị trường bao gồm 2 khâu phân phối và trao đổi, đó là khâu trung gian cần thiết là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì thế nghiên cứu 4 thị trường là một việc làm cần thiết đối với bất kỳ một công ty nào muốn tham gia vào thị trường nào đó hoặc muốn ổn định và mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ của mình. Nghiên cứu thị trường là quá trình xác định, lựa chọn, phân tích, đánh giá và sử dụng thông tin một cách có hệ thống và khách quan nhằm phát hiện và giải quyết các vấn đề như: tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ, sản xuất ra những mặt hàng phù hợp với nhu cầu, xác định giá cả thích hợp cho các sản phẩm đó, sắp xếp hệ thống phân phối hàng hoá và kích thích có hiệu quả… Quá trình nghiên cứu thị trường cần phải thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn để lập kế hoạch có liên quan. Khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần phải phân biệt nghiên cứu thị trường nguồn đầu vào hay nghiên cứu thị trường tiêu thụ. Trong chuyên đề này tôi xin đề cập đến nghiên cứu thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ của sản phẩm thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Vì thế nghiên cứu thị trường tiêu thụ phải trả lời được các câu hỏi quan trọng sau: - Thị trường nào có triển vọng nhất đối với sản phẩm của công ty - Khả năng số lượng bán ra được bao nhiêu - Những yêu cầu về sản phẩm trên từng thị trường khác nhau - Cần triển khai những hoạt động hỗ trợ kinh doanh nào Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đó để nâng cao khả năng sản xuất cung ứng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. 5 2.VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Vì thị trường không phải là bất biến mà thị trường luôn luôn biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng do đó công việc nghiên cứu thị trường cần được tiến hành thường xuyên và có kế hoạch cụ thể, dựa vào đó doanh nghiệp mới có được những quyết định sáng suốt kịp thời. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ chiến lược đã xác định doanh nghiệp tiến hành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, các chính sách thị trường. Thông qua nghiên cứu thị trường doanh nghiệp có thể thu thập được những thông tin cần thiết cho việc tìm kiếm những cơ hội mới, những thị trường mới, cải tiến sản phẩm hoặc tạo ra những công dụng mới cho sản phẩm nhằm tăng doanh số bán và tăng lợi nhuận của công ty; phát hiện và tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề hiện đang gây ra tình trạng tiêu thụ kém hiệu quả như loại bỏ hoặc cải tiến phương thức hoạt động đó hoặc đổi mới sản phẩm, làm giảm bớt rủi ro do những biến động không lường trước được của thị trường. 3.NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Kết quả nghiên cứu thị trường có một vai trò rất quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm của một công ty bởi vì dựa trên cơ sở các thông tin thu thập được từ nghiên cứu thị trường để công ty đưa ra những quyết định phù hợp. Vì vậy nghiên cứu thị trường phải tuân theo các ngyên tắc cơ bản sau:  Đảm bảo tính hệ thống: Hoạt động nghiên cứu thị trường thường được tiến hành trong một khoảng thời gian cụ thể do đó mà thông tin mà thu thập được về thị trường, nhu cầu thị trường không mang tính bất biến mà mang tính lịch sử theo từng điều kiện cụ thể, và những quyết định đưa ra chỉ phát huy tác dụng tốt nhất cho từng thời gian cụ thể. Nếu hoạt động nghiên cứu thị trường được tiến hành một cách thường xuyên liên tục thì công ty có thể 6 đưa ra những đối sách thích hợp hơn cho từng điều kiện. Cần phải hiểu tính liên tục ở đây vừa trong mối quan hệ với trật tự diễn biến thời gian của việc quan sát theo dõi ghi chép và thu thập thông tin, vừa đặt nó trong mối quan hệ với tính kịp thời của ứng xử tình thế. Mặt khác tính hệ thống còn thể hiện ở việc phân công trách nhiệm phạm vi nghiên cứu, các khâu, các giai đoạn trong quá trình nghiên cứu một cách có trật tự, có tổ chức.  Đảm bảo tính linh động kịp thời: nguyên tắc này đòi hỏi người nghiên cứu phải thu được thông tin chính xác để đưa ra quyết định kịp thời đúng lúc. Một nghiên cứu chỉ có thể có tính đặc trưng xác suất và chỉ thích hợp trong những hoàn cảnh xác định. Do đó nghiên cứu phải đảm bảo tính kịp thời cho từng hoàn cảnh cụ thể.  Đảm bảo tính đồng bộ: có nghĩa là việc nghiên cứu phải được hoạch định và phân công lao động phù hợp nhất giữa các bộ phận, các nhà nghiên cứu và các bậc quản trị để từ đó có thể loại bỏ sự trùng lặp, hiện thực hoá các kết luận chi tiết thành một cái nhìn đồng bộ. Như vậy tính đồng bộ của nghiên cứu thể hiện ở mối quan hệ giữa các bộ phận dữ liệu toàn diện với nhau và giữa các nghiên cứu với tác nghiệp thương mại cơ bản.  Đảm bảo tính có thể so sánh được: cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ bản chất về tính đa dạng của hành vi ứng xử của các phép lựa chọn thế vị của hoạt động nghiên cứu, vì thế trong nghiên cứu phải sử dụng thống nhất các chỉ tiêu về mặt phương pháp luận hoặc các đơn vị do lường thống nhất hoặc những cơ sở tính toán phân tích thống nhất.  Đảm bảo tính chủ đích và mục tiêu: nguyên tắc này có vai trò không nhỏ trong nghiên cứu thị trường, nó chi phối tới toàn bộ các hoạt động của quá trình nghiên cứu và trong nhiều trường hợp nó quyết định cả sự thành bại của quá trình nghiên cứu .  Đảm bảo tính phân hoá đa dạng: nguyên tắc này có nghĩa là sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau thích hợp cho việc nghiên cứu các mặt hàng, thời gian, không gian và kinh doanh nghiên cứu khác nhau. 7  Đảm bảo tính tiết kiệm: Trong nghiên cứu thị trường ngoài việc nghiên cứu tại bàn với dự liệu cho sẵn còn có hoạt động quan trắc và thẩm định hiện trường, những hoạt động như thế này sẽ làm tốn kém nhiều chi phí. Nguyên tắc tiết kiệm này có nghĩa là doanh nghiệp không nên sợ tốn kém chi phí cho nghiên cứu mà vấn đề là ở chỗ phải có một kế hoạch nghiên cứu tối ưu, một phương pháp và qui trình nghiên cứu hợp lý để tối ưu hoá chi phí mục tiêu nghiên cứu. II/ NỘI DUNG CƠ BẢN KHI NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ 1.NGHIÊN CỨU KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG 1.1 Nghiên cứu tổng cầu thị trường Tổng cầu thị thị trường được định nghĩa là tổng khối lượng sản phẩm được mua bởi một loại khách hàng nhất định tại một khu vực địa lý nhất định trong một thời kỳ xác định trong một môi trường marketing xác định. Tổng cầu thị trường là một hàm số thay đổi tuỳ thuộc vào các nhân tố như động cơ của người tiêu dùng, tác nhân môi trường của người tiêu dùng, tác nhân chủ quan của người tiêu dùng, các tác nhân môi trường lớn, tác nhân bên bán… trong đó động cơ của người tiêu dùng là tác nhân có tác động trực tiếp đến qui mô, cơ cấu và hình thức của nhu cầu, động cơ của người tiêu dùng có thể là do nhu cầu tự nhiên, trí tưởng tượng và mong muốn của người tiêu dùng. Tổng cầu thị trường có thể được ước lượng bằng các phương pháp sau: - Phương pháp 1: xác định tổng cầu thị trường qua công thức Q = n.p.q Trong đó: Q tổng cầu thị trường n số lượng người mua q số lượng mua bình quân một năm của khách hàng 8 p giá bán của một sản phẩm - Phương pháp 2: là phương pháp tỷ số chuỗi, phương pháp này được tiến hành trên cơ sở nhân một con số căn bản với một chuỗi bách phân nối tiếp nhau. Khi nghiên cứu tổng cầu thị trường phải chú ý nghiên cứu tổng khối lượng hàng hoá và cơ cấu loại hàng hoá tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một khoảng thời gian. Tổng khối lượng hàng hoá chính là qui mô thị trường. Từ định nghĩa thị trường theo quan điểm tiếp thị thì qui mô thị trường được hiểu là số lượng người mua có thể có đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Do đó nghiên cứu qui mô thị trường phải nắm được số lượng người mua hoặc đơn vị tiêu dùng: đối với hàng tiêu dùng thì chú ý đến dân cư và thu nhập của họ; đối với hàng tư liệu sản xuất thì chú ý đến số lượng đơn vị sử dụng, khối lượng của mỗi đơn vị tiêu dùng…; đối với sản phẩm có sản phẩm thay thế bổ sung thì phải nghiên cứu cả khối lượng của sản phẩm thay thế hoặc bổ sung. Nghiên cứu cơ cấu của loại hàng hoá phải xác định được chủng loại sản phẩm cụ thể, khả năng tiêu thụ của chúng đối với từng đối tượng khách hàng, từng khu vực tiêu thụ và từng thời gian nghiên cứu; tính chất của loại hàng hoá đó đặc biệt là tính chất kỹ thuật sử dụng (sử dụng lần đầu, sử dụng bổ sung hay sử dụng thay thế). Tổng cầu thị trường là một phạm trù rất rộng và một doanh nghiệp không thể nào thoả mãn được toàn bộ tổng cầu thị trường. Vì thế doanh nghiệp phải xác định được tổng cầu thị trường của công ty mình, đó là một phần xác định trong tổng cầu thị trường mà công ty có thể khai thác được dưới một nỗ lực marketing xác định. Có thể mô hinh hoá tổng cầu của công ty như sau: Q i = S i . Q Trong đó: Q i tổng cầu thị trường của công ty i S i thị phần của công ty i 9 Q tổng cầu thị trường Nhu cầu thị trường của công ty là một hàm số được gọi là hàm nhu cầu của công ty hay hàm đáp ứng bán của công ty. Hàm số này phụ thuộc vào tất cả các yếu tố quyết định đến nhu cầu thị trường của công ty và những yếu tố làm ảnh hưởng đến thị phần của công ty. Nếu thị phần của công ty ngày càng mở rộng thì chứng tỏ khách hàng của công ty ngày càng tín nhiệm đối với sản phẩm của công ty sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Công ty phải tìm mọi cách để thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện cụ thể của người mua (trạng thái tâm lý, động cơ, tập quán…) và trong môi trường xác định (kinh tế, văn hoá, xã hội) để có thể tăng nhu cầu thị trường của công ty. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho công ty có được những thông tin chính xác, cụ thể để thực hiện điều này. 1.2 Nghiên cứu tổng cung thị trường Cung, cầu và giá cả là 3 yếu tố của thị trường. Khi nghiên cứu thị trường ngoài việc nghiên cứu tổng cầu thị trường, chúng ta còn cần chú ý nghiên cứu tổng cung thị trường. Tập hợp tất cả các nguồn cung ứng sản phẩm cho khách hàng trên thị trường sẽ tạo nên cung thị trường về loại sản phẩm đó. Khi nghiên cứu tổng cung thị trường của một sản phẩm ta phải xác định xem khả năng sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ là 1 năm) của đơn vị sản xuất có khả năng cung ứng cho thị trường tổng số là bao nhiêu sản phẩm; khả năng nhập khẩu là bao nhiêu, khả năng dự trữ xã hội là bao nhiêu. Việc nghiên cứu tổng cung thị trường cho một sản phẩm là rất quan trọng. Qua đó doanh nghiệp có thể nhận biết được doanh nghiệp mình đang cung ứng ra thị trường bao nhiêu sản phẩm, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng cung, việc sản xuất như thế có phù hợp với cầu thị trường không, có thể mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất để phù hợp với qui mô tổng cầu thị trường hay không… 10 [...]... ty Nếu công ty dự định mở rộng hơn nữa thị trường của mình thâm nhập vào những thị trường đang có nhiều tiềm năng thì cần phải thực hiện công tác nghiên cứu thị trường đó càng chi tiết càng tốt Nhưng nghiên cứu thị trường còn phụ thuộc vào các nguồn lực của công ty như nguồn lực về tài chính, nguồn nhân lực thực hiện nghiên cứu thị trường - Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu thị trường. .. phẩm của công ty tương tự như của đối thủ cạnh tranh thì phải định giá gần với giá của đối thủ cạnh tranh Nếu chất lượng sản phẩm của công ty cao hơn của đối thủ cạnh tranh thì có thể định giá cao hơn giá của đối thủ cạnh tranh một chút… Thực chất công ty nghiên cứu giá cả của đối thủ cạnh tranh là để xác định vị trí hàng chào bán của công ty so với hàng chào bán của đối thủ cạnh tranh 1.4 Nghiên cứu. .. Hải Hà vẫn vững vàng và tiếp tục tiến lên trong cơ chế mới Năm 1992 Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định chính thức lấy tên là Công ty bánh kẹo Hải Hà trực thuộc Bộ công nghiệp Trong thời kỳ này, công ty sản xuất các sản phẩm: kẹo các loại, bánh bích qui, bánh kem xốp tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu Trong những năm gần đây, Công ty bánh kẹo Hải Hà tiếp... đến công tác nghiên cứu thị trường bằng những chính sách quản lý của Nhà nước, ví dụ như các chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chính đáng sẽ kích thích các doanh nghiệp phải thực hiện nghiên cứu thị trường để có thể tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Phương pháp nghiên cứu. ..1.3 Nghiên cứu giá cả thị trường Sự tương tác giữa cung và cầu, tương tác giữa người mua và người bán hình thành nên giá cả thị trường Giá cả thị trường là một đại lượng biến động do sự tương tác của cung và cầu trên thị trường của một loại hàng hoá, ở địa điểm và thời điểm cụ thể Tuỳ sự biến động của thị trường (sự biến động của cung cầu) ta có thể xác định được mức giá cân bằng của thị trường. .. thành tựu đã đạt được, đổi mới trong kinh doanh để phù hợp với cơ chế thị trường Công ty bánh kẹo Hải Hà gắn sản xuất với tiêu thụ hàng hoá Sản phẩm của công ty có chất lượng cao, đa dạng vể chủng loại, giá cả phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng Ngoài ra, công ty cũng mở rộng liên doanh với nước ngoài Năm 1993 công ty đã tách ra một bộ phận và ký hợp đồng liên doanh với phía Nhật Bản thành lập Công. .. tham số và phi tham số đã được thu thập - Số lượng biến số (yếu tố) cần được phân tích - Sự phụ thuộc và sự phụ thuộc lẫn nhau của các biến số của phân tích - Điều kiện và khả năng của đơn vị thực hiện nghiên cứu về nhân lực và hệ thống máy tính được trang bị và thời gian cho phép thực hiện cuộc nghiên cứu 26 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI... HẢI HÀ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh kẹo các loại và chế biến thực phẩm Tên giao dịch quốc tế: Hải Hà Confectionary Company Tên viết tắt: HaiHaCo Trụ sở chính: Số 25... nhà máy sản xuất các loại kẹo và giấy tinh bột tiêu thụ trên thị trường nội địa và xuất khẩu sang thị trường Đông Âu Giai đoạn 1987-1990 là thời kỳ đầy thử thách với nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp trong đó có nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà Không ít các xí nghiệp đã bị giải thể hoặc phá sản nhưng Hải Hà đã vượt qua bao khó khăn về vốn, về thị trường và những cơn lốc cạnh tranh của hàng nhập ngoại, Hải. .. hoặc sự lôi kéo…); thứ ba là nghiên cứu hành vi ứng xử của tập khách hàng tiềm năng, việc nghiên cứu này sẽ giúp cho công ty xác định được những ý niệm, quan điểm tổng hợp về sản phẩm, về chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng Cuối cùng công ty còn phải chú ý nghiên cứu tâm lý của tập khách hàng Nghiên cứu tâm lý của khách hàng giúp công ty hiểu khách hàng nhiều hơn từ đó có thể xác . là công ty cần phải quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường hơn. Chính vì vậy, em chọn đề tài Một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh. công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ của công ty trong những năm gần đây Chương III: Giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ của Công ty bánh kẹo Hải Hà Sau đây em xin. cầu thị trường của công ty i S i thị phần của công ty i 9 Q tổng cầu thị trường Nhu cầu thị trường của công ty là một hàm số được gọi là hàm nhu cầu của công ty hay hàm đáp ứng bán của công ty.

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty - một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo hải hà
Sơ đồ 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty (Trang 32)
Bảng 1: Bảng cơ cấu vốn của công ty - một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo hải hà
Bảng 1 Bảng cơ cấu vốn của công ty (Trang 34)
Bảng 2: Bảng thống kê năng lực sản xuất của một sô dây chuyền  của công ty năm 2002 - một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo hải hà
Bảng 2 Bảng thống kê năng lực sản xuất của một sô dây chuyền của công ty năm 2002 (Trang 36)
Sơ đồ 2: Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty - một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo hải hà
Sơ đồ 2 Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty (Trang 40)
Bảng 3: Mức hỗ trợ chi phí vận chuyển theo khu vực năm 2001 - một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo hải hà
Bảng 3 Mức hỗ trợ chi phí vận chuyển theo khu vực năm 2001 (Trang 46)
Bảng 5: Các chủng loại bánh kẹo của công ty năm 2002 - một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo hải hà
Bảng 5 Các chủng loại bánh kẹo của công ty năm 2002 (Trang 48)
Bảng 6: Kết quả tiêu thụ qua các đại lý Khu - một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo hải hà
Bảng 6 Kết quả tiêu thụ qua các đại lý Khu (Trang 49)
Bảng 8: Thị phần của Công ty bánh kẹo Hải Hà và một số đối thủ cạnh tranh - một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo hải hà
Bảng 8 Thị phần của Công ty bánh kẹo Hải Hà và một số đối thủ cạnh tranh (Trang 62)
Bảng 9: Giá bán của Hải Hà so với một số đối thủ cạnh tranh St - một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo hải hà
Bảng 9 Giá bán của Hải Hà so với một số đối thủ cạnh tranh St (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w