Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo hải hà (Trang 27 - 31)

I/ Khái quát chung về công ty

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh kẹo các loại và chế biến thực phẩm.

Tên giao dịch quốc tế: Hải Hà Confectionary Company Tên viết tắt: HaiHaCo

Trụ sở chính: Số 25 Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước dẫn đầu ngành sản xuất kinh doanh bánh kẹo Việt Nam với năng lực sản xuất 10-15 ngàn tấn/năm. Có được vị trí như ngày nay là nỗ lực phấn đấu của công ty trong suốt hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành.

Giai đoạn từ 1960 – 1986

Công ty bánh kẹo Hải Hà trong những năm đầu thành lập chỉ là một xưởng sản xuất có tên là Xưởng miến Hoàng Mai với 9 lao động do Tổng giám đốc công ty nông thổ sản miền Bắc ra quyết định thành lập ngày 25/12/1960. Đó là thời điểm nước ta đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Sản phẩm lúc đó chỉ là miến đậu xanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Năm 1966 Xưởng miến Hoàng Mai được Nhà nước đầu tư và nâng cấp thành Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà theo qui định của Bộ trưởng Bộ lương thực và thực phẩm. Sản phẩm của nhà máy lúc đó gồm tinh bột, ngô, chao tương, nước chấm, phương pháp lên men và hoá giải, dầu đậu tương, bánh mì và bột dinh dưỡng trẻ em.

Sau 10 năm hoạt động đến tháng 6 năm 1970 thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực và thực phẩm, Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà đã chính thức tiếp nhận phân xưởng kẹo của Nhà máy bánh kẹo Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/năm, cùng 1 máy dập hình kẹo cứng, 2 máy cắt và 1 máy cán. Từ đây bắt đầu một thời kỳ nhà máy có phương hướng sản xuất rõ ràng cùng một đội ngũ cán bộ công nhân viên lên tới 555 người. Lúc này nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất thêm các loại kẹo, mạch nha, giấy tinh bột để phù hợp với nhiệm vụ mới. Một lần nữa nhà máy lại được Bộ trưởng Bộ lương thực và thực phẩm ra quyết định đổi tên thành Nhà máy thực phẩm Hải Hà. Trong thời gian này, với đội ngũ cán bộ ngày càng lớn mạnh, Nhà máy thực phẩm Hải Hà đã luôn hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao, nhà máy đã không ngừng đầu tư, cải tiến kỹ thuật, từng bước mở rộng sản xuất cùng cả nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Năm 1978 lần đầu tiên nhà máy xuất khẩu được 38 tấn kẹo sang Liên Xô cũ, Mông Cổ, Cộng hoà dân chủ Đức, Pháp, Italia.

Giai đoạn từ 1986 đến nay

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), đất nước ta từng bước chuyển mình trong không khí đổi mới Nhà máy thực phẩm Hải Hà đã xác định nhiệm vụ trung tâm trong những năm 1987 là: đẩy mạnh sản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa, góp phần củng cố và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Nhà máy năm 1987).

Năm 1987, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm ra quyết định đổi tên thành Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới. Trong thời kỳ này, nhà máy sản xuất các loại kẹo và giấy tinh bột tiêu thụ trên thị trường nội địa và xuất khẩu sang thị trường Đông Âu.

Giai đoạn 1987-1990 là thời kỳ đầy thử thách với nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp trong đó có nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà. Không ít các xí nghiệp đã bị giải thể hoặc phá sản nhưng Hải Hà đã vượt qua bao khó khăn về vốn, về thị trường và những cơn lốc cạnh tranh của hàng nhập ngoại, Hải Hà vẫn vững vàng và tiếp tục tiến lên trong cơ chế mới.

Năm 1992 Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định chính thức lấy tên là Công ty bánh kẹo Hải Hà trực thuộc Bộ công nghiệp. Trong thời kỳ này, công ty sản xuất các sản phẩm: kẹo các loại, bánh bích qui, bánh kem xốp tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, Công ty bánh kẹo Hải Hà tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đổi mới trong kinh doanh để phù hợp với cơ chế thị trường. Công ty bánh kẹo Hải Hà gắn sản xuất với tiêu thụ hàng hoá. Sản phẩm của công ty có chất lượng cao, đa dạng vể chủng loại, giá cả phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Ngoài ra, công ty cũng mở rộng liên doanh với nước ngoài. Năm 1993 công ty đã tách ra một bộ phận và ký hợp đồng liên doanh với phía Nhật Bản thành lập Công ty liên doanh HAIHA KOTOBUKI chuyên sản xuất các sản phẩm: kẹo cứng, bánh snack, cookies, bánh tươi và kẹo cao su. Năm 1995 Công ty ký hợp đồng liên doanh với phía Hàn Quốc thành lập công ty liên doanh MIWON Việt Trì.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay qui mô và trang thiết bị của công ty được đánh giá là khá nhất trong ngành sản xuất kinh doanh bánh kẹo ở Việt Nam. Sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng

trên thị trường. Công ty ngày càng khẳng định được vị trí chủ lực của mình trong ngành cũng như trong nền kinh tế.

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

 Chức năng

Công ty bánh kẹo Hải Hà có chức năng chính là sản xuất kinh doanh bánh kẹo các loại và chế biến thực phẩm nhằm mục tiêu lợi nhuận. Các sản phẩm chính mà công ty sản xuất đó là: các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo caramen, bánh bích qui, bánh kem xốp, bánh cracker, bột dinh dưỡng trẻ em và một số sản phẩm khác.

Nhiệm vụ

- Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó có kế hoạch xuất nhập khẩu (xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu và các chất phụ gia) đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo của thị trường trong nước và mở rộng sang thị trường quốc tế - Tạo điều kiện cho một số dơn vị khác của ngành và các dơn vị liên doanh áp dụng các biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm ngành công nghiệp bánh kẹo.

- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về kinh doanh kể cả kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất nhập khẩu, pháp luật về lao động…. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với cơ quan cấp trên và Nhà nước.

Quyền hạn

Công ty bánh kẹo Hải Hà có một số quyền chủ yếu sau:

- Được phép ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các đơn vị nghiên cứu khoa học kỹ thuật, được ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu với đối tác nước ngoài để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trên nguyên tắc tự nguyện, bình

- Được phép ký kết hợp đồng kinh doanh, hợp tác đầu tư sản xuất.

- Được vay vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tại các ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài được huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

- Được đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo đúng qui định của Nhà nước Việt Nam và nước sở tại. Công ty được thu thập các thông tin về kinh tế và thị trường.

- Được tham gia hội chợ, triển lãm trưng bày và giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước.

- Mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm do công ty sản xuất theo qui định của Nhà nước.

- Chủ động phát triển sản xuất, mở rộng hay thu hẹp các ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng của công ty và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với qui hoạch, kế hoạch, qui chế và hướng dẫn của công ty và Nhà nước.

Một phần của tài liệu một số giải pháp cơ bản nâng cao công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ nội địa của công ty bánh kẹo hải hà (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w