1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an

99 730 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 697,5 KB

Nội dung

Theo tài liệu của cục bảo vệ môi trường TP HCM: “Giáo dục môi trường làmột quá trình thông qua các hoạt động chính quy và không chính quy nhằm giúpcon người có được sự hiểu biết, kỹ năng

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, loài người chúng ta đang đứng trước sự khan hiếm dần và ngàycàng cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên do sự khai thác và sử dụng quámức Từ đó ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta ở hiện tại và cả trongtương lai Vì thế, vấn đề môi trường đang là một trong những mối quan tâm hàngđầu của nhiều quốc gia trên thế giới

Đảng và Nhà nước Việt Nam ta từ nhiều năm nay đã có những chủ trương,biện pháp để giải quyết các vấn đề về môi trường Ngoài ra, công tác giáo dục, đàotạo và nâng cao nhận thức về môi trường cũng rất được quan tâm Đặc biệt là côngtác giáo dục môi trường trong cộng đồng

Trên thực tế, giáo dục môi trường đã và đang được lồng ghép giảng dạy ởhầu hết các môn học trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trunghọc phổ thông, đại học, cao đẳng, và được tuyên truyền rộng rãi trên các phươngtiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, mức độ quan tâm, hiểu về môi trường của cácđối tượng được giảng dạy và tuyên truyền này như thế nào; cũng như kỹ năng vàthái độ của họ đối với môi trường là ra sao thì vẫn chưa thể đánh giá được

Trong xã hội có rất nhiều tầng lớp với những độ tuổi khác nhau, môi trường sống, học tập, lao động của họ cũng khác nhau Từ đó dẫn đến nhận thức và thái độ của con người về môi trường sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố

Trên cơ sở đó, đề tài “ Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố Tân An, tỉnh Long An”

được thực hiện để tìm ra các yếu tố chi phối nhận thức bảo vệ môi trường của ngườidân nơi đây Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường củacộng đồng

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

 Khảo sát và đánh giá về nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cưtại Tp Tân An, tỉnh Long An

Trang 2

 Tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trongcộng đồng dân cư trên.

 Từ đó có những đề xuất nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường phù hợpvới điều kiện sống và phát triển của dân cư địa phương

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

 Tìm hiểu về GDMT

 Lập phiếu thăm dò ý kiến

 Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, giáo dục,hiện trạng môi trường của Tp Tân An, tỉnh Long An

 Phát phiếu điều tra, tổng hợp ý kiến

 Ghi nhận về điều kiện sống, làm việc; điều kiện giáo dục, truyền thông vềmôi trường mà các đối tượng khảo sát được tiếp nhận

 Lập phiếu điều tra:

Phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi, bao gồm các phầnkiểm tra về: kiến thức, kỹ năng, thái độ

 Tiến hành điều tra thực tế: với tổng số phiếu điều tra là 520

 Đối tượng khảo sát:

Tiến hành khảo sát trên năm loại đối tượng Cụ thể là:

+ Học sinh tiểu học với độ tuổi từ 6-11 tuổi

+ Học sinh trung học cơ sở với độ tuổi từ 12-15 tuổi

Trang 3

+ Học sinh trung học phổ thông với độ tuổi từ 16-18 tuổi.

+ Sinh viên đại học với độ tuổi từ 19-23 tuổi

+ Người lao động với độ tuổi từ 23 tuổi trở lên

 Quan sát, phỏng vấn, trò chuyện

c) Phương pháp phân tích số liệu:

Thống kê, xử lý, tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được bằng phầnmềm microsoft office Excel 2003

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu, khảo sát tại:

- Một trường tiểu học

- Một trường trung học cơ sở

- Một trường trung học phổ thông

- Một trường đại học

- Và một số cơ quan, công ty, cửa hàng, tiệm buôn bán nhỏ

Trên địa bàn Tp Tân An, tỉnh Long An

6 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Do giới hạn thời gian nên đề tài chỉ được thực hiện trong vòng 03 tháng

Từ tháng 11/2011 đến tháng 02/2012

7 Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA ĐỀ TÀI

- Tìm ra được một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong mộtcộng đồng dân cư nhỏ

- Góp phần vào công tác bảo vệ môi trường của cộng đồng

- Góp phần vào công tác giáo dục môi trường

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Gồm 6 chương với nội dung như sau:

Chương I – Tổng quan.

Chương II – Tổ chức hoạt động giáo dục môi trường.

Chương III – Điều kiện tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội của Tp Tân An hiện nay.

Trang 4

Chương IV – Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Chương V – Kết quả thăm dò ý kiến của cộng đồng.

Chương VI – Một số giải pháp nhằm nâng cao và mở rộng việc giáo dục nhận thức

về môi trường.

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Giáo dục môi trường (GDMT) là gì?

Hiện nay có nhiều định nghĩa GDMT, tuy nhiên, trong phần lớn các tài liệurất hiếm thấy một nỗ lực nhằm “định nghĩa” GDMT theo kiểu ‘GDMT là… “điềunày cho thấy rằng GDMT không nhất thiết là một môn học chứa đựng các hệ thốngkhái niệm khoa học GDMT mang đặc tính một chương trình hành động, GDMTđược tiếp cận theo hướng thực tiễn; theo đó, người ta quan tâm đến mục tiêu, cácchính sách và chiến lược thực hiện trong nhà trường, các chương trình hành động,các sản phẩm giáo dục, đánh giá các tác động, xây dựng các nguồn lực

GDMT là một quá trình liên tục suốt đời

Theo tài liệu của cục bảo vệ môi trường TP HCM: “Giáo dục môi trường làmột quá trình thông qua các hoạt động chính quy và không chính quy nhằm giúpcon người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vàphát triển một xã hội bền vững về sinh thái”

Trang 6

Không nhất thiết phải kết luận rằng quan niệm nào là đúng hay sai Mỗi nềnvăn hóa và thể chế xã hội có quyền xác định cho mình một hướng tiếp cận tối ưu,cùng với sự tiếp thu thế mạnh của các khuynh hướng khác nhau.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của việc GDMT thông qua các môn học ở nhàtrường có thể hiểu GDMT theo định nghĩa là một quá trình tạo dựng cho con ngườinhững nhận thức và mối quan tâm đến môi trường và các vấn đề về môi trường.GDMT gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện luyện kỹ năng, hình thành thái độ

và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giảipháp cho những vấn đề môi trường hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới có thểxảy ra trong tương lai

1.2 Mục đích của GDMT:

Mục đích của GDMT nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìngiữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại vàtương lai Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mớinhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa nghèo đói, tận dụngcác cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên Hơnnữa, nó cũng bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và camkết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môitrường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh

1.2.1 GDMT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là người học được trang bị:

Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất.Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý môi trường.Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tăng đạo lý môi trường

Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, GDMT mang lại

cơ hội cho người học cơ hội khám phá môi trường và hiểu biết về các quyết địnhcủa con người liên quan đến môi trường, GDMT cũng tạo cơ hội để hình thành, sử

Trang 7

dụng các kỹ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của người học Tất

cả điều này cho chúng ta niềm hy vọng người học có nhiều ý tưởng sáng tạo vàtham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh

1.2.2 Năm mục tiêu có quan hệ tương hỗ trong GDMT:

Tại hội nghị Liên chính phủ về GDMT do UNESCO và UNEP tổ chức tháng10/1997 đã đề ra những mục tiêu cụ thể cho GDMT như sau:

Nhận thức: Giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân đạt được một nhận thức

và sự nhạy cảm đối với môi trường và những vấn đề có liên quan

Kiến thức: Giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân tích lũy được nhiều kinhnghiệm khác nhau và có được sự hiểu biết cơ bản về môi trường và những vấn đề cóliên quan

Thái độ: Giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân hình thành được những giátrị và ý thức quan tâm vì môi trường, cũng như động cơ thúc đẩy trong việc thamgia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường

Kỹ năng: Giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân có được những kỹ năngtrong việc xác định và giải quyết các vấn đề môi trường

Tham gia: Tạo cơ hội cho các đoàn thể xã hội và cá nhân tham gia mội cáchtích cực ở mọi cấp trong việc giải quyết những vấn đề môi trường

1.2.3 GDMT mong hình thành điều gì cho học sinh.

Về kiến thức hiểu biết

Các hoạt động GDMT sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinh làmquen với các khai niệm sau đây:

 Bảo vệ và bảo tồn

 Giảm tiêu thụ, tái sử dụng và tái chế

 Các chu trình khép kín

Trang 8

 Cái cần có cái muốn có

 Sự phụ thuộc lẫn nhau

 Chi phí và lợi ích thu được

 Tăng trường và suy thoái

 Kiểm toán về tác động và sử dụng các nguồn cung cấp

 Hình thành và duy trì quan hệ đối tác

 Các kiểu liên kết: Nguyên nhân – hậu, chuỗi – mạng

Tư duy một cách toàn cầu và hành động một cách cục bộ

Sự lựa chọn các khái niệm trên còn phải tính đến các mối quan hệ:

Phát triển – tác động Nguyên nhân – kết quả

Chất lượng – số lượng Vấn đề - giải pháp

Suy nghĩ – hành động Chi phí - lợi ích

Quốc tế - khu vực Quốc gia – địa phương

Trong thực tiễn sư phạm, mỗi ngôi trường cụ thể phụ thuộc về một vùng địa

lý cụ thể, nằm trong một bối cảnh văn hóa cụ thể, sẽ có một nhu cầu giáo dục môitrường cụ thể Điều này quyết định việc lựa chọn những nội dung và phương thứchiện thực hiện phù hợp Việc xác định, chọn lựa những vấn đề môi trường có liênquan trực tiếp sẽ thu hút học sinh tham gia giải quyết bằng một thái độ tự nguyện vàbằng những hành động có trách nhiệm

Về kỹ năng

Các hoạt động GDMT sẽ được thiết kế và thực hiện giúp học sinh sử dụngcác kỹ năng đã có, hình thành và vận dụng các kỹ năng mới Các kỹ năng có thể sắpxếp theo các nhóm chủ yếu sau:

 Kỹ năng giao tiếp

Trang 9

 Kỹ năng tính toán

 Kỹ năng nghiên cứu

 Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

 Kỹ năng cá nhân và xã hội

 Kỹ năng công nghệ thông tin

Về thái độ và hành vi

Các hoạt động GDMT sẽn được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học sinhbiết được giá trị của môi trường và vai trò cá nhân của mình trong việc gìn giữ môitrường cho hôm nay và ngày mai Điều này khích lệ một thái độ và hành vi tích cựcđối với môi trường, có thể nhìn thấy qua các biểu hiện dưới đây:

 Biết đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường và đời sống của cácsinh vật

 Sự độc lập trong suy nghĩ trước vấn đề về môi trường

 Tôn trọng niềm tin và quan điểm của người khác

 Khoan dung và cởi mở

 Biết tôn trọng các luận chứng và luận cứ đúng đắn

 Có ý thức phê phán và thay đổi những thái độ không đúng về môi trường

 Có mong muốn tham gia vào việc giải quyết các vấn đề môi trường, cáchoạt động cải thiện môi trường và truyền bá các ý tưởng tốt đẹp trong cộng đồng

Việc thay đổi thái độ của học sinh trước các vấn đề môi trường là một dấuhiệu mấu chốt cho phép đánh giá mức độ thành công của chương trình GDMT Cácchương trình này không những chỉ đạt mục đích mục cung cấp các kiến thức, kỹ năng

và hiểu biết về môi trường, mà còn phải dấn bước vào “lãnh địa” đạo đức, nơi mà cácgiá trị đạo lý môi trường có trong học sinh phải được bộc lộ ra bên ngoài bằng thái độ

và tình cảm, hành vi cụ thể Quan sát thói quen của nhiều học sinh khác nhau có thể

Trang 10

phân biệt được nhân cách môi trường giữa chúng Mà thói quen là do sự lặp đi lặp lại(bằng cơ bắp) nhiều lần một công việc; do đó, việc học sinh có được một kiến thức,hiểu biết nào đó về môi trường (ví dụ lợi ích của việc giảm thụ tiêu thụ năng lượng)chưa hẳn là học sinh đó có được một hành vi tương xứng (biết tắt điện khi ra khỏiphòng) Điều này giải thích vì sao xu hướng GDMT luôn nghiêng về các hình thứchoạt động và thực hành.

Mặc dù có quan hệ mật thiết giữa các vấn đề môi trường toàn cầu và địaphương, nhưng các hoạt động GDMT nên xuất phát từ các tình huống tại chỗ, nơi

mà học sinh đã từng trải nghiệm trong quá trình trưởng thành của mình Trong hoàncảnh đó, những quan tâm và thái độ của các em đối với môi trường có cơ hội bộc lộmột cách thành thực; và từ đó, nhu cầu của hiện trạng sẽ nảy sinh một cách tựnhiên

1.3 Phạm vi GDMT

- Tất cả mọi lĩnh vực: Tự nhiên, văn hóa, xã hội,…

- Tất cả các nghề nghiệp

- Tất cả mọi lứa tuổi, giới tính, dân tộc, mọi trình độ văn hóa

Ý thức của giai đoạn đầu tiên là tập trung vào học sinh ở trường phổ thông,

vì GDMT cho học sinh ở trường phổ thông không những có kết quả trước mắt màcòn đạt được những lợi ích lâu dài

Xét về khía cạnh này, thế hệ trẻ rõ ràng là một bộ phận phù hợp nhất của xãhội để tác động, vì:

- Họ vẫn đang trong quá trình phát triển các thái độ, nhận thức và hành vi

- Họ là thành viên của nhóm dân cư lớn nhất

- Sự thành đạt trong tương lai của họ phụ thuộc nhiều hơn vào phát triển bềnvững hiện nay hơn bất cứ nhóm nào khác

Trường học là nơi hội tụ nhiều điều kiện nhất cho việc tác động vào ý thứcmôi trường của thế hệ trẻ Bởi vì trong nhà trường quá trình giáo dục được tiến hành

Trang 11

theo chương trình và kế hoạch chặt chẽ, với các phương pháp giáo dục khoa họccho cho phép tác động đến từng cá thể học sinh Điều đó đảm bảo rằng các quyếtđịnh có ảnh hưởng tới môi trường sẽ chỉ được chỉ dẫn đầy đủ bởi sự hiểu biết vàkinh nghiệm.

1.4 Hiện trạng GDMT

1.4.1 Hiện trạng GDMT trên thế giới

Ở nhiều nước trên thế giới, việc giáo dục môi trường được thực hiện bằng sựkết hợp giữa giáo dục trong nhà trường và các tổ chức trong xã hội Trong nhàtrường, giáo dục môi trường được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược bảo

vệ môi trường của đất nước

Hoa Kỳ: Liên đoàn quốc gia bảo vệ cuộc sống hoang dã NWL đã giảng dạy

ở các trường 33 bài học về môi trường có thể áp dụng vào thực tế

Pháp: “Chương trình hành động giáo dục” được đưa vào các trường tiểu học

và trung học

Cộng đồng Châu Âu luôn tích cực trong cuộc thảo luận về giáo dục môi trường.Vào tháng 5 năm 1958, hội đồng cộng đồng Châu Âu đã họp và thống nhấtrằng “Cần phải tiến hành từng bước cụ thể thông qua biện pháp toàn diện tăngcường giáo dục môi trường trên khắp cộng đồng” Một nghị quyết về giáo dục môitrường đã được thông qua vời những mục tiêu và nguyên tắc manh tính hướng dẫnsau:

Mục tiêu của giáo dục môi trường là nâng cao nhận thức của quần chúng vềcác vấn đề trong lĩnh vực này cũng như các giải pháp có thể, đặt nền móng cho sựtham gia tích cực với đầy đủ kiến thức của từng cá nhân trong việc bảo vệ môitrường và sử dụng một cách hợp lý sáng suốt các tài nguyên thiên nhiên Để đạtđược những mục tiêu trên, giáo dục môi trường cần phải tính đến các nguyên tắcmang tính chỉ dẫn sau:

Trang 12

Môi trường phải được coi là tài sản của nhân loại.

Nhiệm vụ chung được coi là sự đóng góp cho việc bảo vệ sức khỏe conngười và giữ gìn cân bằng sinh thái, duy trì và bảo vệ môi trường

Sự cần thiết đối với việc sử dụng hợp lý, sáng suốt các tài nguyên thiên nhiên.Đường lối mà mỗi cá nhân với tư cách là người tiêu dùng có thể đóng gópcho việc bảo vệ môi trường bằng hành vi thái độ của mình

Nghị quyết chỉ ra rằng các quốc gia cộng đồng sẽ cố gắng thực hiện các biệnpháp nhất định, bao gồm đưa GDMT vào tất cả các ban ngành giáo dục … cân nhắcvới mục đích cơ bản của GDMT khi soạn thảo chương trình … áp dụng các biệnpháp thích hợp để nâng cao kiến thức về môi trường trong bước đào tạo ban đầu vàđào tạo tại chức cho giáo viên … (Báo cáo chuyên đề của Hội đồng Châu Âu6/7/1988)

Giáo dục môi trường ở Vương quốc Anh

Giáo dục môi trường được xác định là một môn học trong chương trình dạyhọc phổ thông ở Anh trong khoảng vài ba thập kỷ Các chức trách địa phương, các

tổ chức nhà nước, các trường tư và các giáo viên đã thực hiện được một khối lượngcông việc khổng lồ nhằm thúc đẩy tầm quan trọng của giáo dục môi trường, và pháthuy hiệu quả dạy học và chiến lược học tập Trong những năm tiếp theo, “môitrường” trở thành một từ được thảo luận rộng rãi trong giáo dục, và giáo dục môitrường đã nhanh chóng phát triển thành một môn học Năm 1968, Hội đồng giáodục môi trường CEE được thiết lập như là một trung tâm dành cho các tổ chức quantâm tới môi trường Nó có 3 mục đích lớn:

Phát triển: CEE cố gắng tạo điều kiện phát triển giáo dục môi trường cả vềmặt lý thuyết lẫn thực hành

Đẩy mạnh: CEE cố gắng phát huy khái niệm giáo dục môi trường và tạothuận lợi cho việc áp dụng nó ở mọi quy mô giáo dục

Trang 13

Đánh giá: CEE cố gắng ghi lại sự tiến bộ của giáo dục môi trường và đánhgiá hiệu quả của nó.

Bằng các cuộc gặp gỡ, các chuyên đề báo cáo và các sách báo xuất bản trong

đó có bản tuyên bố các mục đích (NAEE 1975, 1982, 1992) Hiệp hội giáo dục môitrường quốc gia, Hiệp hội chuyên ngành UK dành cho tất cả các nhà giáo dục quantâm và hoạt động trong lĩnh vực này đã có những ảnh hưởng đáng kể

Nghị quyết tháng 5/1988 của Hội đồng bộ trưởng của Cộng đồng Châu Âu

đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa giáo dục môi trường thành đề tài giathoa giữa các môn học của chương trình dạy học Quốc gia, phổ thông Các cá nhân

và những người đứng đầu các tổ chức tiếp tục củng cố tầm quan trọng của giáo dụcmôi trường

Giáo dục môi trường tốt, giống như bất kỳ nền giáo dục tốt nào, phải đưahọc sinh, sinh viên từ nhận thức và kinh nghiệm trước mắt tới sự hiểu biết sâu rộnghơn Nó phát triển được khả năng biết đánh giá cái nghiêm trọng và đặc biệt không

có gì xảy ra một cách vô tình Số lượng môn học và các phần của chương trình phổthông đề cập tới vấn đề này phải được tính tới sự tác động qua lại của con người vàmôi trường … Tầm quan trọng của giáo dục môi trường là nó làm cho chúng ta cảmnhận được nguyên nhân và hậu quả của những vấn đề mà lâu nay chúng ta chỉ nhậnthức được một cách lờ mờ Môi trường là tương lai của con cái chúng ta và nhiềungười đã hiểu rằng chúng ta cần phải khuyến khích chúng suy nghĩ tích cực về nó

… Cần phải làm gì để giảm những hư hại mà chúng ta gây ra cho nó, cần phải cónhững thời điểm hoàn cảnh nào để cải tạo môi trường quanh ta và để có được nhữnggiải pháp thực tế, con cái của chúng ta phải biết sử dụng những kiến thức đã học ởtrường (Trích diễn văn của Angela Rwbold, Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học, ngày27/7/1989 Kỳ họp khoa học quốc tế London) (trọng tâm nhấn mạnh)

Ở Châu Á và Đông Nam Á

Cũng như trên thế giới, các nước Đông Nam Á đang đứng trước một khókhăn về giáo dục môi trường: giáo dục kiến thức môi trường các cấp học, trường

Trang 14

học và nâng cao dân trí môi trường Đây là một nhu cầu cấp bách, nhất là ở cấp hệ

“hậu trung học” Đông Nam Á đang thiếu hụt chuyên gia có đủ trình độ để giảngdạy về cơ bản môi trường học, tiếp cận nguồn thông tin, tài liệu thích hợp giảng dạy

có định hướng chiến lược Tuy vậy, mỗi nước vẫn có những thành tựu đáng kể vàmột số trở ngại riêng

Ở Indonesia, các trung tâm nghiên cứu môi trường đặt trong các học viện đã

hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý môi trường Các trung tâm này được thành lập nhằmcung ứng những chuyên gia công nghệ cho việc nghiên cứu đào tạo và hàng loạt cáccông việc khác liên quan đến vấn đề khoa học môi trường ở cấp độ quốc gia và khuvực Tuy nhiên, về dân trí môi trường ở một số đảo xa Jakarta như Kalimantan thìvẫn chưa cao

Hơn một thập kỷ qua, ở Malaysia, sở dĩ các trường đại học đã đạt được chấtlượng rất cao và rất mạnh trong giáo dục môi trường một phần là nhờ sự liên kếtchặt chẽ giữa các học viện trong nước và ngoài vùng Các trường đại học như Đạihọc tổng hợp Malaya ở Kuala Lumpua hay Đại học Benanh ở phía Bắc, đã tổ chức

cả những khóa học chính thức lẫn ngoại khóa về môi trường cho các sinh viên theohọc hầu hết ở các ngành khác nhau Trình độ dân trí về môi trường và bảo vệ môitrường ở Malaysia tương đối cao

Đất nước Brunei nhỏ bé vậy mà giáo dục môi trường cũng được coi trọngkhông kém Ở đại học Tổng hợp tại thủ đô Bandar Seri Begawan có khoa môi trườngvới đầy đủ trang thiết bị hiện đại, cứ 3 sinh viên có một người hướng dẫn thực hành

và 10 sinh viên có một người phụ trách lý thuyết Ở trường phổ thông giáo dục môitrường được bắt đầu từ lớp 4, lớp 5

Ở Philippines, hầu hết các trường đại học đều có khoa học hay chí ít cũng cómột bộ môn môi trường Ở đây đào tạo chuyên ngành môi trường tài nguyên, môitrường sinh thái lẫn công nghệ môi trường Đất nước nhiều thiên nhiên này rất chútrọng giáo dục các sự cố môi trường và phòng chống Ví dụ như sự cố bão hoặc núilửa Đặc biệt giáo dục về quản lý môi trường ven biển

Trang 15

Ở Singapore, đất nước được coi là bảo vệ môi trường tốt nhất Đông Nam Á,hàng loạt chương trình giảng dạy đã được các trường Đại học Tổng hợp, Đại họcBách khoa, Học viện giáo dục công nghệ của nước này tiến hành mạnh mẽ Có được

vị trí hàng đầu ấy là nhờ họ đã biết đưa giáo dục môi trường đi song song với xửphạt Các trường Đại học cũng đã bầu ra một ủy ban chung và cố vấn cho chính phủđưa ra những chính sách chủ trương kịp thời thích hợp

1.4.2 Hiện trạng GDTM ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, giáo dục môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách ở trường học

Có thể nói, GDTM ở trường phổ thông trong những năm gần đây và nhất là hiệnnay đã thật sự được coi trọng và được xúc tiến bằng 2 con đường: con đường trựctiếp thông qua giảng dạy các bộ môn văn hóa trong chương trình phổ thông và conđường gián tiếp thông qua các trường sư phạm bao gồm cao đẳng và đại học là nơiđào tạo ra các thầy cô giáo sẽ giữ trọng trách giáo dục môi trường cho học sinh saunày

Nhìn chung, việc đưa nội dung GDMT vào trường sư phạm và trường phổthông thông qua các chuyên đề trên mới chỉ dừng ở mức độ cung cấp một số kiếnthức và thông tin về môi trường cùng với những gợi ý phương pháp lồng ghépGDMT vào một số bộ môn văn hóa ở trường phổ thông, chưa chú trọng đến việcbồi dưỡng cho giáo viên năng lực GDMT để tạo cơ sở cho họ có thể hoàn thành tốtnhiệm vụ GDMT cho học sinh của mình

Trong chương trình của một số môn học trong trường phổ thông, nội dungGDMT đã được đề cập từ những năm 1979 - 1980, qua nhiều lần chỉnh lý, đến nay đãchính thức được đưa vào giảng dạy lồng ghép ở một số môn học được xem là thíchhợp như Sinh học, Địa lý, Hóa học, Giáo dục công dân (ở bậc trung học phổ thông),

Tự nhiên xã hội, Giáo dục sức khỏe, Đạo đức (ở bậc tiểu học)

Tuy nhiên, ở hầu hết các môn học trên, nội dung GDMT mới chỉ được đềcập ở mức độ khiêm tốn

Trang 16

Hiện nay, với cách nhìn mới nhất, GDMT được coi là một quá trình, vềnguyên tắc, không được coi là một môn học Vì vậy mà mọi thành viên trong hệthống giáo dục đều có quyền tham gia, và việc thiết kế giáo trình giảng dạy vềGDMT ở trường sư phạm cũng như các trường phổ thông đều có thể triển khaimọi môn học, từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đến ngôn ngữ và nghệ thuật.

Trang 17

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG

2.1 Mơ hình của việc dạy và học trong GDMT

Việc dạy và học trong GDMT đang diễn ra trên tồn cầu theo mơ hình sau:

Hình 2.1: Mơ hình của việc dạy và học trong GDMTTrong mơ hình đĩ, ba khía cạnh GDMT luơn tồn tại song song:

Giáo dục về mơi trường:

○ Kiến thức, hiểu biết

○ Kỹ năng

◘ Hình thành ở học sinh những kiến thức, hiểu biết cơ bản về những vấn đề

về mơi trường

GIÁO DỤC VỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TÂM

PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN Tri thức Nhận thức Kỹ năng Thái độ Hành vi Giá trị

GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG (THÔNG QUA)

KINH

GIÁO DỤC VÌ MÔI TRƯỜNG

Trang 18

◘Cung cấp lý thuyết về các quá trình tự nhiên, xã hội có liên quan đến môitrường.

◘ Chú trọng đến thông tin, dữ liệu, sự kiện và hoạt động thực tế nhằm thuhoạch tri thức và trao dồi kỹ năng

Giáo dục vì môi trường

○ Phán xét

○ Thái độ, hành vi

○ Giá trị

◘ Hình thành khả năng suy nghĩ, nghe, nói, đọc, viết, có sự phán xét Nhân

tố này hỗ trợ cho quá trình hình thành hành vi tốt, thái độ đúng với môi trường

◘ Hình thành thái độ quan tâm đến môi trường, khuyến khích sử dụng hợp lýmôi trường hôm nay và ngày mai

◘ Hình thành khả năng đánh giá, ra quyết định trước những vấn đề môitrường Phát triển khả năng lựa chọn những giải pháp có tính bền vững

◘ Thiết lập những giá trị đạo lý môi trường căn bản mà các cá nhân sẽ phấnđấu thực hiện suốt đời

Giáo dục trong môi trường

○ Phát huy tiềm năng

○ Kinh nghiệm

○ Sự tham gia

◘ Mở ra nhiều cơ hội giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm nhờ giáo dục

trực tiếp trong môi trường gần gũi (như trường học, cộng đồng địa phương hay các địa bàn khác xa hơn).

◘ Đề cao quyền công dân của học sinh đối với công việc bày tỏ các quan tâmchung về môi trường Quá trình tham gia trực tiếp các hoạt động giáo dục thông qua

Trang 19

môi trường sẽ phát huy tiềm năng của mỗi học sinh bao gồm việc củng cố, pháttriển trí thức, kỹ năng nghiên cứu tích cực.

◘ Đối với việc học: Kích thích hứng thú và óc sáng tạo nhờ tiế xúc trực tiếpvới môi trường phong phú đa dạng

◘ Đối với việc dạy: Môi trường cung cấp một nguồn tư liệu và sư phạm vôtận

2.2 Một số nguyên tắc thực hiện GDMT

2.2.1 Mười hai nguyên tắc chung đối với GDMT (Agenda XXI)

 Xem xét môi trường trong tổng thể của nó – môi trường tự nhiên và nhântạo, môi trường công nghệ và xã hội (kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa, đạo đức,thẩm mỹ)

 Là một quá trình liên tục suốt đời, bắt đầu từ bậc mầm non và tiếp tục quatất cả các giai đoạn tiếp theo cho dù chính quy hay không

 Mang tính liên thông giữa các môn học trong mọi cách tiếp cân, rút ra nộidung cụ thể ở từng môn học để làm cho các xu hướng hài hòa và cân bằng trở nênhiện thực

 Xem xét các vấn đề môi trường theo các quan điểm quốc tế, khu vực,quốc gia và địa phương sao cho học sinh có được một sự thấu hiểu sâu sắc nhữngđiều kiện môi trường trong các điều kiện địa lý khác nhau

 Nhằm vào những tình huống môi trường tiềm tàng hiện nay, đồng thờitính đến một viễn cảnh có tính chất lịch sử

 Phát huy các giá trị và sự cần thiết của quá trình hợp tác quốc tế, quốc gia

và địa phương trong việc ngăn chặn và tìm giải pháp đối với các sự cố môi trường

 Xem xét kỹ lưỡng các khía cạnh môi trường trong từng kế hoạch tăngtrưởng và phát triển

Trang 20

 Tạo điều kiện cho người học có một vai trò trong việc tập kế hoạch để rút

ra những kinh nghiệm học tập và tạo cơ hội cho việc quyết định cũng như biết chịutrách nhiệm

 Nên gắn sự nhạy cảm, nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề và các giá trịmôi trường với từng độ tuổi; nhưng trong những năm đầu tiên nên nhấn mạnh đến

sự nhạy cảm môi trường trong nhóm riêng của người học

 Giúp người học phát hiện được những dấu hiệu và nguyên nhân thực sựcủa các vấn đề môi trường

 Nhấn mạnh sự phức tạp của các vấn đề môi trường và do vậy cần hình thành một lối suy nghĩ biết phán xét và các kỹ năng giải quyết vấn đề

 Tận dụng các môi trường học tập đa dạng và một mảng rộng lớn các cáchtiếp cận giáo dục đối với việc dạy và học về môi trường và thông qua môi trường, trong

đó, nhấn mạnh đến các hoạt động thực tế và những kinh nghiệm trực tiếp

2.3 Mô hình một hoạt động GDMT

Để thiết kế một hoạt động GDMT cần xác định rõ yếu tố cơ bản sau:

Mục tiêu: Hoạt động này được thiết kế nhằm giúp học sinh

1)……

2)……

3)……

Thực hiện nhiệm vụ:

Hoạt động này được thực hiện theo trình tự sau:

1) Học sinh nghe giáo viên:

a) Nêu mục đích và mô tả toàn bộ hoạt động đã diễn ra

b) Giao nhiệm vụ cụ thể (cho cá nhân hoặc nhóm)

c) Hướng dẫn cách thực hiện

Trang 21

2) Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo từng bước

3) Học sinh kiểm tra và điều chỉnh liên tục trong suốt quá trình thực hiệnnhiệm vụ

4) Học sinh tuyên bố hoàn thành nhiệm vụ

Các sản phẩm đạt được:

1) Học sinh đối chiếu kết quả công việc với nhiệm vụ được giao lúc đầu.2) Học sinh trình bày kết quả công việc cho toàn nhóm nghe (hoặc đại diệnnhóm trình bày kết quả trước lớp)

Đánh giá

1 Học sinh tự xem xét lại quá trình thực hiện có đúng quy trình hay không

2 Học sinh tự đánh giá chất lượng của kết quả đạt được

3 Học sinh tự phát hiện những điều mới thu hoạch được sau hoạt động (kiếnthức, kỹ năng, kinh nghiệm…)

4 Các học sinh khác hoặc nhóm khác đánh giá

5 Giáo viên giúp học sinh tổng kết chung

2.4 Các phương pháp dạy học GDMT Nội dung của phương pháp và kỹ thuật thực hiện.

2.4.1 Nghiên cứu (tìm tòi, khám phá hay giải quyết vấn đề).

Đây là phương pháp giúp em làm quen với quá trình tìm tòi, sáng tạo dướidạng các bài tập Có nhiều dạng bài tập khác nhau đối với học sinh: bài tập giảiquyết nhanh ở lớp, bài tập đòi hỏi có thời gian dài (trong một tiết học, một tuần haymột tháng ở nhà) Các bài tập ở nhà phải được tính toán sao cho các tài liệu liênquan mà học sinh sử dụng không chứa đựng những lời giải sẵn, trực tiếp cho các bàitập

Phương pháp nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:

Trang 22

1 Đặt vấn đề

2 Tìm các giả thuyết giải quyết vấn đề

3 Thu thập các số liệu thống kê và tài liệu liên quan, xử lý số liệu, tài liệu vàxác minh các giả thuyết

Trong thảo luận nhóm, cần chú ý:

Vai trò của nhóm trưởng cần phải được xác định rõ

GV phải chuẩn bị chu đáo nội dung (hệ thống câu hỏi) cũng như tiến trình.Nếu thấy HS thảo luận đi xa vấn đề thì cần phải uốn nắn ngay

Cần khuyến khích các em tranh luận

Hình dung trước những ý kiến và thái độ của HS để khi tổng kết, học sinhnào cũng thấy mình có phần đóng góp vào những ý kiến thảo luận của nhóm,lớp

Phương pháp làm việc nhóm được tiến hành theo bốn bước: chuẩn bị, giaonhiệm vụ, tiến hành thảo luận nhóm, tổng kết (đại diện các nhóm trình bày kếtquả)

2.4.3 Đóng vai:

Đây là phương pháp được đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giảđịnh, mà trong đó các tình thế trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện tức thờithành những hành động có tính kịch Trong vở kịch này, các vai khác nhau do chínhhọc sinh đóng và trình diễn Các hành động kịch được xuất phát từ chính sự hiểu

Trang 23

biết, óc tưởng tượng và trí sáng tạo của học sinh, không cần phải qua tập dượt haydàn dựng công phu vì đây là một quá trình thông tin với đặc điểm cơ bản là trìnhdiễn tức thời

Phương pháp đóng vai được tiến hành theo các bước sau:

+ Bước 1: Tạo không khí để đóng vai Việc đóng vai không phải bao giờ cũng

được học sinh chấp nhận, vì vậy bước này rất quan trọng GV cần cho HS nhậnthức được rằng bất kỳ con người nào trong cuộc sống cũng có thể gặp các tìnhhuống cụ thể khác nhau

+ Bước 2: Lựa chọn vai GV có thể phân vai phù hợp với từng HS hoặc để HS

tự nguyện nhận vai trong vở kịch Các HS còn lại sẽ đóng vai người quan sát Ngườiquan sát cần phải chú ý xem diễn viên nhập vai như thế nào, tự đặt mình vào vai diễn

và hình dung về tính phù hợp và thực tế của các diễn viên và cách giải quyết vấn đề,suy nghĩ xem có cách nào khác giải quyết vấn đề hay không

+ Bước 3: Theo các vai diễn Nếu thấy ý đồ của mình đã được thực hiện thì

GV có thể cho ngừng diễn Sau đó hướng dẫn HS thảo luận về các cách giải quyếtvấn đề của vai diễn và đánh giá vở kịch

+ Bước 4: Có thể yêu cầu các diễn viên khác trình diển vở kịch theo cách

khác, với các cách giải quyết vấn đề khác

+ Bước 5: Hướng dẫn HS trao đổi kinh nghiệm và rút ra các kết luận cần thiết

về các vấn đề mà vở kịch nêu ra

Phương pháp này có nhiều ưu điểm trong việc nêu lên các vấn đề của môitrường dễ bị tổn thương (sử dụng vốn đất, khai thác tài nguyên rừng, bảo vệ đa dạngsinh học,…) Chúng giúp HS có định hướng tích cực về hiểu biết, thái độ và hành vimôi trường

Nhược điểm: công phu, tốn nhiều thời gian để chuẩn bị

Trang 24

2.4.4 Quan sát, phỏng vấn:

Là phương pháp thường dùng, có mục đích thu thập các thông tin về một vấn

đề nào đó Để tiến hành phương pháp này, việc quan sát cần phải có định hướng vàonhững vấn đề cụ thể của môi trường (chặt phá cây, bụi, tiếng ồn, các bãi đổ rác côngcộng,…) Trong khi quan sát cần phải chú ý nhiều hơn đến những dấu hiệu nổi bậtbên ngoài để từ đó đi sâu tìm tòi, khám phá Quan sát phải có ghi chép chính xác địađiểm, thời gian, các tình trạng sự vật vào thời điểm tiến hành quan sát

Phỏng vấn là giai đoạn tiếp theo của sự quan sát được thực hiện với nhữngngười xung quanh như cha mẹ, hàng xóm

Kết quả thu được từ những câu trả lời này sẽ được kết hợp cùng với những quansát thực địa để xác định tính xác thực vời người quan sát có cái nhìn thực tế trực diện,

cụ thể hơn

2.4.5 Tranh biện:

Chia toàn thể số người tham gia thành hai bên với số lượng bằng nhau Mỗibên cử một nhóm 3 – 5 người làm đại diện Cuộc tranh biện sẽ diễn ra giữa hainhóm này Số còn lại làm cử tọa gồm các cổ động viên cho nhóm mình Cần mộttrọng tài cân bằng

Người điều khiển đưa ra một ý kiến (dưới dạng một mệnh đề), viết hẳn lênbảng

Bốc thăm để phân công một trong hai nhóm gọi là “nhóm ủng hộ” (bảo vệ ýkiến trên), và “nhóm phản đối”, hai nhóm đưa ra ý kiến và lập luận bảo vệ chonhóm mình

Vai trò trọng tài: giữ cho cuộc tranh biện xảy ra đúng luật Vai trò cử tọa; quansát và bình chọn đội nào có lý lẽ vững vàng và có sức thuyết phục

Kết thúc: Người dẫn chương trình nhận xét, đánh giá các nhóm, đánh giá sựtham gia của cử tọa và kết luận về những bài học về môi trường

Trang 25

2.4.6 Thuyết trình:

Đây là phương pháp, trong đó HS tự thu thập tư liệu thông qua báo chí và cácphương tiện truyền khác, xây dựng thành một báo cáo và trình bày trước tập thể(lớp hay nhóm người có chung mục đích, cùng có quan tâm đến vấn đề)

Phương pháp này dành cho HS ở các lớp lớn, thể hiện sự vận dụng tổng hợpcác kỹ thuật ở nhiều phương pháp khác nhau (khám phá, điều tra, thực địa, dự án,quan sát – phỏng vấn) Sử dụng được phương pháp này, nghĩa là HS tự đặt mìnhvào người vừa có hành động tích cực đối với môi trường, vừa thông tin, lý giải vàlôi cuốn mọi người quan tâm đến môi trường

2.4.7 Tham quan, cắm trại, trò chơi:

Rất thuận lợi để phối hợp nhiều loại hoạt động GDMT có quan hệ liên kết vớinhau Chỉ nên chọn tối đa hai đến ba chủ đề để thiết kế toàn bộ chương trình hoạtđộng Như vậy, có thể hình dung chương trình cho một ngày tham quan, hoặc cho

ba ngày cắm trại, hoặc cho bốn giờ trò chơi … sẽ là tập hợp các hoạt động (còn gọi

là mô-đun của chương trình)

Có nhiều trò chơi học tập có nội dung GDMT phù hợp với từng cấp học

Các trò chơi học tập có tác dụng tốt ở trong GDMT Tuy nhiên khi tổ chức tròchơi cần lưu ý:

Các trò chơi phải có luật chơi, cách chơi

Nội dung trò chơi phải là nội dung bài học, nội dung GDMT

Không lạm dụng trò chơi, tránh để học sinh có thái độ cay cú hơn thua

2.4.8 Lập dự án:

Đây cũng là phương pháp dành cho các học sinh ở lớp lớn

Lập dự án là phương pháp mà trong đó cá nhân hay nhóm học sinh thử thiếtlập một dự án có nội dung môi trường và thực hiện nó Phương pháp này tạo chohọc sinh một thói quen đặt mình vào vị trí của những người luôn quan tâm và có

Trang 26

hành động hợp lý với môi trường, mang lại sự thay đổi trong môi trường ở địaphương hay trường học.

Phương pháp dự án hướng học sinh vào những hoạt động cụ thể vì môi trường,

có tác dụng nhiều với học sinh trong việc thực hiện mô hình về, vì môi trường.Những kết quả thực tế của việc thực hiện dự án sẽ khích lệ các em trong nhiều hoạtđộng khác về môi trường

(Theo Giáo dục môi trường, TS Nguyễn Kim Hồng (chủ biên), NXB Giáo dục,

2001)

Trang 27

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ XÃ

HỘI CỦA TP TÂN AN HIỆN NAY

3.1 Vị trí địa lý:

- Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phíaĐông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp vềphía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam

- Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lạithuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định

là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triểnkinh tế Việt Nam Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là

có chung đường ranh giới với TP Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường

bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có vàđang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho pháttriển Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông MêKông và Đồng Nai

- Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ vớiVùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thànhphố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng côngnghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụhàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)

- Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km2, chiếm tỷ lệ 1,3 % so với diệntích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Tọa độđịa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ

độ Bắc

- Thành phố có 9 phường và 5 xã với tổng diện tích tự nhiên là 8.192,64 ha, dân sốtheo số liệu điều tra 1/4/1999 là 113.850 người Trong đó phường 1 là trung tâm

Trang 28

kinh tế, chính trị văn hóa của Thành phố, các phường - xã còn lại: phường 2,phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường Tân Khánh, phườngKhánh Hậu và xã Lợi Bình Nhơn, xã Hướng Thọ Phú, xã Nhơn Thạnh Trung, xãBình Tâm, xã An Vĩnh Ngãi.Trong đó phường 1 là trung tâm kinh tế, chính trị vănhóa của Thành phố.

- Thành phố Tân An là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật củatỉnh Long An Thành phố vừa nằm trên tia phát triển của Địa bàn kinh tế trọng điểmphía Nam, vừa là cửa ngỏ kinh tế của các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, có trụcgiao thông chính thủy bộ chạy qua trung tâm là Quốc lộ I A, Quốc lộ 62 và sôngVàm cỏ Tây

Với vị trí địa lý như trên tạo cho thành phố Tân An có lợi thế so sánh tương đối

về địa lý kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An nóichung và thành phố Tân An nói riêng

3.2 Đặc điểm tự nhiên

3.2.1 Thời tiết - Khí hậu:

Thành phố Tân An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo,nền nhiệt độ cao và ổn định

3.2.2 Chế độ thủy văn:

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn thành phố khá chằng chịt mangsắc thái của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng chế độ bán nhậttriều của biển Đông

3.2.3 Địa hình - Địa chất:

Địa hình Thành phố Tân An mang đặc điểm chung vùng đồng bằng SôngCửu Long Nơi đây địa hình được bồi đắp liên tục và đều đặn dẫn đến sự hình thànhđồng bằng có bề mặt bằng phẳng và nằm ngang

Trang 29

3.2.4 Tài nguyên:

_ Tài nguyên nước mặt ở Long An khá phong phú, Sông Vàm Cỏ Tây đoạnchảy qua Tân An có chiều dài 15,8 km, độ sâu trung bình 15 m, nguồn nước chủyếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự và kênh Cái Cỏ Kênh Bảo Định từsông Vàm Cỏ Tây nối sông Tiền tại TP Mỹ Tho Ngoài ra còn có Rạch Chanh,Rạch Châu Phê, Rạch Bình Tâm, Rạch Cần Đốt Nhìn chung nguồn nước mặtkhông thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt do bị nhiễm mặn, phèn và ô nhiễm chấtthải Nước mưa 1.200-1.600 mm/năm là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn nướcmặt

_ Chất lượng nước ngầm ở Tân An được đánh giá là khá tốt, đủ tiêu chuẩn sửdụng cho nhu cầu sinh hoạt Kết quả phân tích một số mẫu nước ngầm ở thành phốcho thấy độ H=5,3-7,8; C=8-200mg/l; lượng sắt tổng số Fe= 1.28- 41.8mg/l Theo

số liệu khảo sát và tính toán của liên đoàn 8 điạ chất thủy văn, trữ lượng nước ngầmcủa thành phố Tân An là trên 133.000 m3/ngày đêm Riêng phường Khánh Hậu,thành phố Tân An có mỏ nước khoáng ở độ sâu 400m đang được khai thác

_ Tài nguyên đất: Đất ở thành phố Tân An biến đổi mạnh theo địa hình Khoảng86,13% diện tích đất thuộc nhóm đất phù sa ngọt đang phát triển mạnh, còn lại làdiện tích đất phèn

_ Là một địa bàn hình thành khá lâu nên phần lớn diện tích đất tự nhiên của thànhphố Tân An được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội Tuy là tỉnh lỵ củatỉnh Long An nhưng phần lớn diện tích đất tự nhiên được bố trí cho mục đích nôngnghiệp (khoảng 72%) Diện tích đất chuyên dùng chiếm chưa đến 11% Tổng diệntích đất sử dụng cho đô thị chiếm khoảng 27% tổng diện tích tự nhiên Mức độ pháttriển đô thị trên địa bàn thành phố tương đối thấp, chưa đạt yêu cầu là trung tâm tỉnhlỵ

_ Tài nguyên nhân văn: Hình thành từ cuối thập niên thứ 17 từ nhiều nguồn nêncộng đồng dân cư thành phố Tân An có kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất

Trang 30

và vốn văn hóa dân gian cũng đa dạng phong phú Tuy quy mô không lớn nhưngthành phố Tân An cũng khá nổi tiếng ở miền Nam với những nét độc đáo về cảnhsắc, về phong cách sinh hoạt, và là nơi hội tụ văn hóa văn nghệ mang đậm nét bảnsắc dân tộc Đây cũng là nơi có khá nhiều di tích lịch sử văn hóa như lăng NguyễnHuỳnh Đức và gần 100 ngôi đình chùa, miếu, thánh thất

3.2.5 Dân số và nguồn nhân lực:

Dân số thành phố là 113.850 người (1/4/1999) bằng 8,72% dân số toàn tỉnh,trong đó, dân nội thị là 71.686 người chiếm 63% và dân nông thôn là 42.164 ngườichiếm 37% dân số toàn thành phố Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1989 -

1999 là 1,27%, thấp hơn so với mức bình quân của tỉnh (1,55%) Mật độ dân sốtrung bình của thành phố là 1.390 người/km2 cao gấp 4,85 lần so với mật độ toàntỉnh (300 người/km2)

Lao động trong độ tuổi năm 1999 là 71.927 người chiếm tỷ lệ 63% dân số,trong đó lao động trong khu vực I chiếm 28%, lao động trong khu vực II chiếm13,6% và lao động trong khu vực III chiếm 42% trong tổng số lao động, cho thấymức độ tham gia sản xuất của khu vực mại - dịch vụ khá cao Lao động gia tăngbình quân hàng năm khoảng 2.800 người/năm, trong đó lao động thất nghiệp giảmdần từ năm 1991 là 11.034 người (18%) đến năm 1999 còn khoảng 4.479 người(7%)

3.3 Điều kiện giáo dục

3.3.1 Giáo dục con người

- Sau 1 năm triển khai công tác phổ cập giáo dục (PCGD) trung học, đến naytoàn tỉnh có 19 đơn vị xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn Trong đó,phường 5 (TP.Tân An) và xã Kiến Bình (Tân Thạnh) đã đạt chuẩn trước tiến độ Từkhi đạt chuẩn PCGD THCS đến nay, các địa phương trong tỉnh đều quan tâm xâydựng cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh trong học tập

Trang 31

- Hiện Long An có 163/605 trường (chiếm tỷ lệ 26,94%) được công nhận đạtchuẩn quốc gia, trong đó có 5/44 trường THPT đạt chuẩn Thực hiện công tácPCGD trung học, bên cạnh việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp, ngành giáodục còn linh hoạt mở rộng hệ thống giáo dục thường xuyên Có nhiều trườngTHPT, THCS&THPT trong tỉnh tổ chức các lớp học theo chương trình giáo dụcthường xuyên dành cho học sinh có sức học yếu Tạo điều kiện cho mọi người có cơhội học tập, các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục thường xuyên và kỹthuật tổng hợp-hướng nghiệp đều tổ chức dạy các lớp phổ thông theo chương trìnhgiáo dục thường xuyên Trong nhiều năm liền, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT luônđược giữ vững và từng bước được nâng lên Năm 2010, toàn tỉnh có 87,3% học sinhtốt nghiệp THPT, năm 2011 tỷ lệ này được nâng lên 89,2%.

- Trong thời gian qua, ngành giáo dục đã tăng cường công tác đào tạo, bồidưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Hiện nay, tỷ lệ cán bộ quản lý,giáo viên THPT đạt chuẩn chiếm 99,15%

- Công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được tích cực triển khai,

tỷ lệ trẻ 5 tuổi huy động ra lớp gia tăng Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độtuổi, phổ cập giáo dục THCS được duy trì, nâng cao Toàn tỉnh có 190/190 xã,phường, thị trấn và 14/14 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn quốc gia vềPCGDTH-CMC; PCGDTH.ĐĐT (mức độ 1); PCGD.THCS; có 06 xã, phường, thịtrấn thuộc TP.Tân An và huyện Cần Đước được công nhận đạt chuẩn PCGD trunghọc

- Công tác đổi mới quản lý giáo dục có chuyển biến, nhất là trên các mặttham mưu, đề xuất, thanh tra, kiểm tra, phân cấp quản lý giáo dục, phát huy quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục

- Cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học được tiếp tục tăng cường; Côngtác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được tập trung chỉ đạo và đạt được kết quảtích cực Bằng nhiều nguồn vốn từ chương trình Kiên cố hoá, xổ số kiến thiết, vốn

Trang 32

xây dựng cơ bản trong năm qua toàn tỉnh đã đầu tư trên 600 tỉ đồng đề xây dựng,sữa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang bị thiết bị dạy học cho các trường học Công

ty cổ phần sách và thiết bị trường học Long An cũng đã phát hành gần 3 triệu bảnsách từ lớp 1 đến lớp 12 đảm bảo đủ nhu cầu về sách giáo khoa, sách tham khảo chogiáo viên, học sinh Tính đến thời điểm tháng 6/2011, toàn tỉnh có 134 trường đượccông nhận đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 22,2 %, tăng 45 trường so với nCác cuộcvận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

đi vào chiều sâu góp phần tích cực trong việc xây dựng trật tự, kỷ cương dạy vàhọc, thi cử, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, xây dựng cảnh quan môi trường

sư phạm

- Chất lượng giáo dục tiếp tục được ổn định, phát triển bền vững Chất lượnggiáo dục toàn diện có tiến bộ, tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏ học giảm, kết quả tốtnghiệp THPT gia tăng phù hợp, tốt nghiệp BT.THPT tăng cao so với năm họctrước Khoảng cách về chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa và vùng thuận lợi được rút ngắn dần Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm 2011: 89,2%, so với nămhọc trước tăng 2,1%

- Đội ngũ CBQL giáo dục các cấp từng bước được kiện toàn Số lượng giáoviên được bổ sung, tình hình thiếu giáo viên ở các cấp học đã giảm nhiều Có trên99% giáo viên đạt chuẩn Hiện toàn ngành có 102 Thạc sĩ, 03 Tiến sĩ Số đảng viêntrong ngành là 4.917, chiếm tỷ lệ 27,1%

- Phong trào xã hội hóa, khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh góp phầntạo thêm nguồn lực từ xã hội đầu tư phát triển giáo dục; con em nhân dân, nhất làhọc sinh vùng sâu, vùng xa, con em gia đình chính sách, gia đình nghèo, học sinh cóhoàn cảnh khó khăn được chăm lo tốt hơn năm học trước

Trang 33

3.3.2 Công tác bảo vệ môi trường

- Công tác bảo vệ môi trường năm qua được quan tâm, các ngành chức năng

và địa phương chú trọng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường, từ

đó đã tạo sự chuyển biến về nhận thức bảo vệ môi trường nhất là trong các doanhnghiệp và quần chúng nhân dân Công tác quan trắc chất lượng môi trường nướctrên các sông chính được duy trì, chất lượng nước sông Vàm cỏ Đông, Vàm Cỏ Tâyvẫn nằm trong giới hạn quy chuẩn quy định

- Ngành Tài nguyên Môi trường thường xuyên tăng cường công tác kiểmsoát, kiểm tra ô nhiễm môi trường, đã tổ chức kiểm tra trên 140 đơn vị thuộc các địabàn Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, thành phố Tân An, qua đó tập trung

xử lý một số điểm đen, điểm nóng về môi trường, đã xử lý dứt điểm các đơn vị sảnxuất thép phế liệu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn huyện ĐứcHòa, tạm đình chỉ hoạt động Công ty NIVL, chất lượng môi trường Công ty MienHua và một số đơn vị nằm trong điểm đen, điểm nóng được cải thiện đáng kể

Trang 34

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

 Lập phiếu điều tra:

Cơ sở thiết lập phiếu điều tra:

Khái niệm về đánh giá:

- Đánh giá là quá trình thu thập và phân tích thông tin, hiện trạng, so sánhvới mục tiêu đặt ra ban đầu để nhận định kết quả công việc, từ đó đề xuất nhữngquy định thích hợp để cải thiện, điều chỉnh thực trạng

- Đánh giá còn được xem là quá trình xem xét, bình phẩm về các đặc trưng,thuộc tính hay giá trị của 1 sự vật hiện tượng nào đó theo các chính sách, tiêu chínhất định

- Đánh giá có thể trực tiếp hoặc gián tiếp

Yêu cầu của đánh giá:

- Đánh giá phải được khách quan, chính xác

- Phải toàn diện hệ thống

- Phải công khai, kịp thời

-Phải vừa sức, bám sát yêu cầu của người đánh giá và người được đánh giá

Trang 35

Lưu ý khi lập phiếu đánh giá:

- Câu hỏi đánh giá phải đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn Trong 1 câu hỏi chỉthông báo 1 ý, không nhiều ý, không để cho câu hỏi này trở thành đáp án hoặc gợi ýcâu trả lời cho câu hỏi khác

- Các câu hỏi khẳng định và phủ định nên sắp xếp xen kẽ để tăng tính kháchquan

 Tiến hành điều tra thực tế: với tổng số phiếu điều tra là 520

Phiếu điều tra của đồ án được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi

Câu hỏi bao gồm:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, có từ 2 đến 4 đáp án để lựachọn

- Các câu hỏi tự luận

Dựa trên sự khác nhau về: tuổi, trình độ văn hóa, môi trường sống, để đưa ranhững câu hỏi phù hợp đối với từng đối tượng

Nhằm kiểm tra: kiến thức, kỹ năng, thái độ về môi trường và bảo vệ môi trường củatừng đối tượng đó

 Đối tượng khảo sát:

Tiến hành khảo sát trên năm loại đối tượng Cụ thể là:

+ Học sinh tiểu học với độ tuổi từ 6-11 tuổi

Trang 36

+ Học sinh trung học cơ sở với độ tuổi từ 12-15 tuổi.

+ Học sinh trung học phổ thông với độ tuổi từ 16-18 tuổi

+ Sinh viên đại học với độ tuổi từ 19-23 tuổi

+ Người lao động với độ tuổi từ 23 tuổi trở lên

Đối tượng Học sinh

tiểu học

Học sinhtrung học

cơ sở

Học sinhtrung họcphổ thông

Sinh viên Người lao

 Cách thức khảo sát: Quan sát, phỏng vấn, trò chuyện

4.3 Phương pháp phân tích số liệu:

Thống kê, xử lý, tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được bằng phầnmềm microsoft office Excel 2003

Trang 37

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA CỘNG ĐỒNG

5.1 Tiểu học:

- Đơn vị khảo sát: Trường tiểu học Tân An, phường 2, tp Tân An

- Số phiếu khảo sát: 100 phiếu / 100 em học sinh

- Kết quả khảo sát:

Bảng 5.1: Kết quả khảo sát ở bậc tiểu học.

Câu hỏi khảo sát Trả lời đúng / theo

hướng tích cực (%)

Trả lời sai / theohướng tiêu cực (%)

1 Rác thải mà con người thải ra

3 Em nghĩ về các cô chú công nhân

4

Khi đi chơi ở công viên mà nhìn

quanh không thấy sọt rác Sau khi

ăn bánh kẹo, uống sữa xong, em

Điều gì sẽ xảy ra nếu con người

khai thác tài nguyên thiên nhiên

một cách bừa bãi và thải vào môi

trường nhiều chất độc hại ?

7 Khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán

Đất bị xói mòn trở nên bạc màu

Động vật và thực vật quý hiếm

giảm dần, … Là những hậu quả

Trang 38

của việc ?8

Theo em, việc tắt hết đèn, quạt

trong lớp khi ra về có quan trọng

không ?

9

Sau khi dùng nước (rửa tay, tắm

giặt, ….), em có khóa (tắt) vòi

Việc sử dụng quá nhiều loại phân

bón nào sau đây sẽ làm cho môi

trường đất trồng bị suy thoái ?

Ở trường có phát động phong trào

trồng cây xanh, em có tham gia

không ?

16 Điều gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều

17 Yếu tố nào được nêu ra dưới đây

18

Trong các biện pháp làm tăng sản

lượng lương thực trên diện tích

đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm

ô nhiễm môi trường đất ?

19

Nguồn năng lượng không phải là

năng lượng sạch (khi sử dụng

năng lượng đó sẽ tạo ra khí thải ô

nhiễm môi trường) ?

Trang 39

20 Em thường lấy nước để đánh răng,

21

Khi đi học về, em thấy ống nước

cấp của một gia đình bị vỡ đang

chảy ra đường, em sẽ làm gì ?

22 Tại sao lũ lụt hay xảy ra khi rừng

23

Em đang chơi trò chơi thì thấy

nước tràn (trong nhà tắm hoặc ở

sàn nước), em sẽ làm gì ?

24 Khi sử dụng nước, em điều chỉnh

25

Mỗi lần học xong, em có thói

quen gom rác trong hộc bàn và

đem bỏ không ?

26 Tại sao không nên chặt cây bừa

28 Khi ở nhà, em có vừa xem tivi vừa

29

Ở nhà, nếu thấy tivi, quạt đang mở

mà không có ai ngồi xem thì em

Từ bảng kết quả 5.1 ta có bảng kết quả phân loại chi tiết ở bậc tiểu học:

Bảng 5.2: Kết quả phân loại chi tiết ở bậc tiểu học.

Trả lời đúng / theo hướng tích cực (%)

Trang 40

Câu hỏi về thái độ 95.2

Bảng 5.2 được thể hiện qua biểu đồ:

87.8 95.8 95.2

00

 Ngoài việc tích hợp và lồng ghép nội dung GDMT vào các môn học, nhàtrường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tổ chức thi vẽ tranh về môitrường, tham quan tìm hiểu môi trường sống, …

 Việc xây dựng mô hình xanh hóa trường học được tập trung vào một số nộidung cơ bản như: xây dựng cảnh quan nhà trường, trồng cây xanh tạo bóngmát cho nhà trường, thực hiện tốt vệ sinh trường học và chương trình tiếtkiệm điện, nước

 Đa phần các em học sinh đều nắm vững các kiến thức cơ bản về môi trường(phù hợp theo lứa tuổi của các em): đạt trên 80% Bên cạnh đó thì các em

Ngày đăng: 11/08/2014, 20:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 5.1: Kết quả khảo sát ở bậc tiểu học. - nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an
Bảng 5.1 Kết quả khảo sát ở bậc tiểu học (Trang 37)
Bảng 5.2: Kết quả phân loại chi tiết ở bậc tiểu học. - nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an
Bảng 5.2 Kết quả phân loại chi tiết ở bậc tiểu học (Trang 39)
Hình 5.1: Biểu đồ thể hiện kết quả phân loại chi tiết ở bậc tiểu học. - nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an
Hình 5.1 Biểu đồ thể hiện kết quả phân loại chi tiết ở bậc tiểu học (Trang 40)
Bảng 5.3: Kết quả khảo sát ở bậc trung học cơ sở. - nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an
Bảng 5.3 Kết quả khảo sát ở bậc trung học cơ sở (Trang 41)
Bảng 5.4: Kết quả phân loại chi tiết ở bậc trung học cơ sở. - nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an
Bảng 5.4 Kết quả phân loại chi tiết ở bậc trung học cơ sở (Trang 44)
Hình 5.2: Biểu đồ thể hiện kết quả phân loại chi tiết ở bậc trung học cơ sở. - nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an
Hình 5.2 Biểu đồ thể hiện kết quả phân loại chi tiết ở bậc trung học cơ sở (Trang 45)
Bảng 5.6: Kết quả phân loại chi tiết ở bậc trung học phổ thông. - nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an
Bảng 5.6 Kết quả phân loại chi tiết ở bậc trung học phổ thông (Trang 49)
Bảng 5.6 được thể hiện qua biểu đồ: - nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an
Bảng 5.6 được thể hiện qua biểu đồ: (Trang 49)
Bảng 5.7: Kết quả khảo sát ở bậc đại học. - nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an
Bảng 5.7 Kết quả khảo sát ở bậc đại học (Trang 51)
Bảng 5.8: Kết quả phân loại chi tiết ở bậc đại học. - nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an
Bảng 5.8 Kết quả phân loại chi tiết ở bậc đại học (Trang 54)
Bảng 5.10: Kết quả phân loại chi tiết ở người lao động. - nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an
Bảng 5.10 Kết quả phân loại chi tiết ở người lao động (Trang 58)
Bảng 5.12 Kết quả tổng hợp số liệu: - nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an
Bảng 5.12 Kết quả tổng hợp số liệu: (Trang 62)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w