Tài nguyên:

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 29 - 30)

_ Tài nguyên nước mặt ở Long An khá phong phú, Sơng Vàm Cỏ Tây đoạn chảy qua Tân An cĩ chiều dài 15,8 km, độ sâu trung bình 15 m, nguồn nước chủ yếu do sơng Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự và kênh Cái Cỏ. Kênh Bảo Định từ sơng Vàm Cỏ Tây nối sơng Tiền tại TP. Mỹ Tho. Ngồi ra cịn cĩ Rạch Chanh, Rạch Châu Phê, Rạch Bình Tâm, Rạch Cần Đốt. Nhìn chung nguồn nước mặt khơng thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt do bị nhiễm mặn, phèn và ơ nhiễm chất thải. Nước mưa 1.200-1.600 mm/năm là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn nước mặt.

_ Chất lượng nước ngầm ở Tân An được đánh giá là khá tốt, đủ tiêu chuẩn sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt. Kết quả phân tích một số mẫu nước ngầm ở thành phố cho thấy độ H=5,3-7,8; C=8-200mg/l; lượng sắt tổng số Fe= 1.28- 41.8mg/l. Theo số liệu khảo sát và tính tốn của liên đồn 8 điạ chất thủy văn, trữ lượng nước ngầm của thành phố Tân An là trên 133.000 m3/ngày đêm. Riêng phường Khánh Hậu, thành phố Tân An cĩ mỏ nước khống ở độ sâu 400m đang được khai thác.

_ Tài nguyên đất: Đất ở thành phố Tân An biến đổi mạnh theo địa hình. Khoảng 86,13% diện tích đất thuộc nhĩm đất phù sa ngọt đang phát triển mạnh, cịn lại là diện tích đất phèn.

_ Là một địa bàn hình thành khá lâu nên phần lớn diện tích đất tự nhiên của thành phố Tân An được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội. Tuy là tỉnh lỵ của tỉnh Long An nhưng phần lớn diện tích đất tự nhiên được bố trí cho mục đích nơng nghiệp (khoảng 72%). Diện tích đất chuyên dùng chiếm chưa đến 11%. Tổng diện tích đất sử dụng cho đơ thị chiếm khoảng 27% tổng diện tích tự nhiên. Mức độ phát triển đơ thị trên địa bàn thành phố tương đối thấp, chưa đạt yêu cầu là trung tâm tỉnh lỵ.

_ Tài nguyên nhân văn: Hình thành từ cuối thập niên thứ 17 từ nhiều nguồn nên cộng đồng dân cư thành phố Tân An cĩ kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất

và vốn văn hĩa dân gian cũng đa dạng phong phú. Tuy quy mơ khơng lớn nhưng thành phố Tân An cũng khá nổi tiếng ở miền Nam với những nét độc đáo về cảnh sắc, về phong cách sinh hoạt, và là nơi hội tụ văn hĩa văn nghệ mang đậm nét bản sắc dân tộc. Đây cũng là nơi cĩ khá nhiều di tích lịch sử văn hĩa như lăng Nguyễn Huỳnh Đức và gần 100 ngơi đình chùa, miếu, thánh thất...

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư tại thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 29 - 30)