1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con theo luật HNGĐ việt nam năm 2000

59 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 345 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật về HN&GĐ.Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành

và sâu sắc nhất đến GV TS Nguyễn Văn Cừ - Người đã giúp em hoàn thànhkhóa luận này

Tiếp theo, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trongtrường Đại Học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo khoa Luật Dân sự đãgiảng dạy, giúp đỡ em trong suốt bốn năm học tập tại trường

Cuối cùng, em xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện

và hết lòng chăm sóc, quan tâm, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận này

Khóa luận là thành quả sự nỗ lực của cá nhân tác giả trong thời gian qua.Tuy nhiên, do kiến thức bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏithiếu sót kính mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy cô và sự đóng góp củacác bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Gia đình là tế bào, nền tảng vững chắc của xã hội Chính từ nơi đây, nhâncách của mỗi con người được hình thành, nuôi dưõng và phát triển Mối quan hệgiữa cha mẹ và con là mối quan hệ thiêng liêng nhất, quý giá nhất vì chính nhờvào tình thương của cha mẹ mà con cái được sinh ra và lớn khôn Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã nhận định: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”(1)

Quan hệ đó không chỉ phát sinh dựa trên quan hệ huyết thống mà cònđược phát sinh trên cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ nuôi đối với con

Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã khẳng định: “Để phát triển đầy đủ và hài hoà nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm ”

Bên cạnh vấn đề tình cảm của cha mẹ đối với con thì vấn đề tình cảm củacon đối với cha mẹ cũng là một vấn đề cần phải hướng tới Ngày nay, vấn đề

“trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ” là một vấn đề tế nhị Trong xã hội nơi

mà cấu trúc gia đình đang bị suy thoái, nhiều người con đã quên đi nghĩa vụnuôi dưỡng cha mẹ

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa

cha mẹ và con là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật về HN&GĐ.Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều chỉnh quan hệ giữacha mẹ và con, chủ yếu là để bảo vệ quyền trẻ em đã được ban hành Tuy nhiên,các quy định của pháp luật về vấn đề này còn nhiều bất cập, nhiều quy định cònchưa rõ ràng, cụ thể vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tế Từ ý

nghĩa về lý luận và thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài: “Nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000” là

một yêu cầu cấp thiết, khách quan nhằm hoàn thiện pháp luật về mối quan hệgiữa cha mẹ và con

1 (1) Hồ Chí Minh: toàn tập; NXB Chính trị quốc gia; Hà Nội 2002; T.9, tr.222.

Trang 3

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ

các quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha

mẹ và con, làm rõ những vấn đề còn hạn chế, chưa hoàn thiện của pháp luật.Đánh giá ưu điểm của việc thực thi Luật HN&GĐ năm 2000 về vấn đề này.Trên cơ sở đó có những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý

luận của pháp luật về nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ và con, nghiêncứu, đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ và quyền này ở nước ta qua nhữngnăm gần đây, để thấy được những vấn đề còn tồn tại của pháp luật

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chỉ tập trung

nghiên cứu về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con thực hiện trênlãnh thổ Việt Nam, dựa trên quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 và các vănbản hướng dẫn

5. Phương pháp nhiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương

pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin Trên cơ

sở đó, đề tài được nghiên cứu bằng cách kết hợp các phương pháp so sánh, phântích, tổng hợp, để xem xét vấn đề được toàndiện và đạt hiệu quả cao

6. Cơ cấu khóa luận:

Chương 1: Nội dung nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con

theo luật HN&GĐ năm 2000

Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định về nghĩa vụ và quyền nhân

thân giữa cha mẹ và con theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000

Trang 4

CHƯƠNG 1 NỘI DUNG NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN NHÂN THÂN GIỮA CHA MẸ VÀ

CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

Thuật ngữ “quyền” là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều

mà pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân, tổ chức đượchưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế (2)

Quyền của cá nhân bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản Trong đó,quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con

người được pháp luật bảo hộ Điều 24 BLDS năm 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

Pháp luật quy định nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con vừadựa trên chuẩn mực đạo đức (yếu tố tình cảm, huyết thống) vừa là yêu cầu củapháp luật

Như vậy, có thể hiểu nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con làtổng hợp những việc gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho ngườikhác mà pháp luật cho cha mẹ, con được hưởng, được làm, được đỏi hỏi và

(1) (2) Bộ Tư pháp Viện khoa học pháp lý; Từ điển luật học; NXB từ điển Bách Khoa; NXB Tư pháp; tr.648, 560.

Trang 5

những điều pháp luật buộc cha mẹ, con phải làm vì lợi ích của các chủ thể kháctrong mối quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con.

1.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA

CHA MẸ VÀ CON.

Trong các chế định được quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000 thì vấn

đề nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con là một vấn đề quan trọng,bởi lẽ quy định này là sự dung hòa giữa thực trạng phát triển của xã hội vàtruyền thống đạo đức của dân tộc Vì vậy quy định về nghĩa vụ và quyền nhânthân giữa cha mẹ và con không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩasâu sắc về mặt xã hội

Ý nghĩa về mặt pháp lý: Quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa

cha mẹ và con một cách cụ thể vừa đảm bảo quyền cho các chủ thể, đồng thờicũng chỉ ra các nghĩa vụ tương ứng mà mỗi chủ thể phải thực hiện Các quy địnhnày tạo cơ sở để đảm bảo quyền của các chủ thể trong mối quan hệ giữa cha mẹ

và con Trước hết đó là cơ sở để đảm bảo các quyền cơ bản của con, đặc biệt làcon chưa đến tuổi thành niên Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em hiện đang chịu sựđiều chỉnh của nhiều ngành luật khác như BLDS, BLHS v.v và đặc biệt là Côngước Quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên, vì vậy việc quy địnhnghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con trong Luật HN&GĐ năm 2000 là phùhợp không những đối với các ngành luật khác mà còn phù hợp với việc nội luậthóa các quy định của Công ước vào luật quốc gia Bên cạnh đó, quy định vềnghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ đối với con trong Luật HN&GĐ năm

2000 dựa trên nguyên tắc cha mẹ có quyền bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa

vụ và quyền đối với con, điều này đảm bảo được quyền bình đẳng, không phânbiệt tư cách của cha và mẹ trong mối quan hệ với con Không những thế, việcquy định nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con còn liên quan đếnnhiều nội dung khác của Luật HN&GĐ như quan hệ cấp dưỡng, nuôi con nuôiv.v

Trang 6

Ý nghĩa về mặt xã hội: Có thể nói mối quan hệ cha mẹ và con là yếu tố

quan trọng tạo nên sự gắn kết và bền vững của gia đình Vì vậy, việc quy địnhnghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con, tạo ra các quy tắc xử sự giữa các thànhviên trong gia đình là một biện pháp góp phần ổn định các mối quan hệ trong giađình Gia đình ổn định, tạo nên sự ổn định bền vững của xã hội, bởi lẽ, gia đình

là tế bào của xã hội Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, không ai có thểphủ nhận được vai trò của gia đình, đặc biệt là cha me

Trẻ em là tương lai của đất nước, bảo vệ tương lai của đất nước là điều vôcùng quan trọng Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về nghĩa vụ vàquyền nhân thân của cha mẹ đối với con dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ

em, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con là cần thiết nhằm nâng cao ý thứctrách nhiệm của cha mẹ đối với con, tạo điều kiện cho việc đảm bảo các quyền

cơ bản của trẻ em

Ngoài ra, những quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ vàcon trong luật HN&GĐ năm 2000 còn có ý nghĩa trong việc xóa bỏ những tiêucực trong xã hội như: trọng nam khinh nữ, phân biệt đối xử giữa các con, bạolực gia đình v.v

1.3 QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN NHÂN THÂN GIỮA CHA

MẸ VÀ CON QUA CÁC THỜI KỲ Ở VIỆT NAM.

Trong gia đình, mối quan hệ huyết thống, quá trình nuôi dưỡng, tìnhthương và trách nhiệm gắn kết các thành viên với nhau, trong đó, mối quan hệgiữa cha mẹ và con là lâu bền và thiêng liêng nhất Trong một xã hội văn minh,

xã hội mà mọi người phải sống và làm việc theo Hiến Pháp và pháp luật thì việcđiều chỉnh quan hệ giữa cha mẹ và con là rất cần thiết Tuy nhiên, hoàn cảnh xãhội thay đổi, dẫn đến những quy định của pháp luật cũng thay đổi sao cho phùhợp với cuộc sống của người dân Vì vậy, chế định về quan hệ giữa cha mẹ vàcon được pháp luật quy định qua từng giai đoạn cũng khác nhau và có nhữngđiểm tiến bộ hơn

Trang 7

- Quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địanửa phong kiến dưới sự đô hộ của thực dân Pháp Thời kì này ở Việt Nam tồntại ba Bộ luật ở ba miền với những quy định khác nhau, song đã cùng xác lậpmột chế độ HN&GĐ theo kiểu nửa phong kiến, nửa thuộc địa ở Việt Nam Liênquan đến quan hệ giữa cha mẹ và con, pháp luật thời kì này duy trì quan hệ bấtbình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình, nam giới luôn được coi trọng với quanniệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” Chế độ HN&GĐ thời kỳ này rấy coitrọng việc bảo vệ và củng cố quyền của người con trưởng, tạo nên sự phân biệtđối xử không bình đẳng giữa các con trong gia đình, coi rẻ quyền lợi của congái, con ngoài giá thú thì không được truy nhận cha mẹ trước Tòa án

Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Cách mạng Tháng Tám thành công Tại quảngtrường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh nướcViệt Nam dân chủ công hòa Ngay khi ra đời, Nhà nước ta đã rất qua tâm và coitrọng việc soạn thảo, ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh (trong đó cóLuật HN&GĐ), nhằm củng cố và bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Támnăm 1945

Năm 1946, bản Hiến Pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

ra đời ghi nhận thành quả cách mạng, quyền dân tộc tự quyết, các quyền vànghĩa vụ công dân Tình hình phát triển của xã hội về mặt kinh tế, chính trị,quân sự trong quá trình đấu tranh cách mạng chống đế quốc và phong kiến, cùngvới sự phát triển của phong trào giải phóng phụ nữ, đòi hỏi phải xóa bỏ một sốchế định trong các Bộ dân luật cũ đối với các quan hệ HN&GĐ đang cản trởbước tiến của xã hội; nhằm động viên sức người, sức của bảo đảm cuộc khángchiến chống thực dân Pháp thắng lợi và xóa bỏ những tàn tích của chế độ phongkiến trong các quan hệ HN&GĐ, dưới ánh sáng đường lối của Đảng, đối vớimối quan hệ giữa cha mẹ và con Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 97/SL

Trang 8

ngày 22 tháng 5 năm 1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật,gồm 15 điều trong đó có 8 điều quy định về HN&GĐ với những nội dung:

Xóa bỏ tính cách phong kiến của quyền gia trưởng cũ quá ràng buộc và ápbức cá nhân, trái với mục đích giải phóng con người của một nền pháp chế dânchủ Vì thế người con đã thành niên từ nay có quyền tự chỉ huy mình và quản trịtài sản riêng Con đã thành niên lấy vợ, lấy chồng, không cần phải có sự thỏathuận đồng ý của cha mẹ hoặc của một thân trưởng nào khác (Điều 2)

Xóa bỏ quyền “trừng giới” của cha mẹ đối với con, cha mẹ không cóquyền xin giam cầm con cái khi chúng phạm lỗi (Điều 8)

Ngoài ra, pháp luật còn cho phép người con hoang vô thừa nhận đượcquyền thưa trước Tòa án để truy nhận cha, mẹ của mình (Điều 9)

- Quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1975.

Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954 đã toàn thắng Tuynhiên đế quốc Mỹ đã thay chân Pháp nhảy vào miền Nam nước ta, thực hiệnmưu đồ xâm lược, chia cắt lâu dài đất nước ta, sự nghiệp cách mạng Việt Namthực hiện 2 nhiệm vụ: Miền Bắc hòa bình bước vào thời kì quá độ xây dựngXHCN; Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh thốngnhất nước nhà

Ở Miền Bắc, năm 1957, cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn thành,quan hệ sản xuất phong kiến – cơ sở của chế độ HN&GĐ phong kiến bị xóa bỏ.Sau các cuộc điều tra khảo sát tình hình thực tế các quan hệ HN&GĐ (được tiếnhành từ năm 1951 đến năm 1958 ở 11 vùng kinh tế khác nhau), lấy ý kiến thảoluận đóng góp, bổ sung của nhân dân; Dự Luật HN&GĐ đã được Quốc hội khóa

I, kỳ họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1959 và được Chủtịch tịch nước kí lệnh công bố ngày 13 tháng 1 năm 1960 Luật HN&GĐ là công

cụ pháp lý của Nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơbản: Xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu; Xây dựngchế độ HN&GĐ mới

Trang 9

Quan hệ bình đẳng giữa cha mẹ với con cái được hình thành trên cơ sởxây dựng chế độ HN&GĐ mới của xã hội chủ nghĩa, xây dựng gia đình hòathuận, hạnh phúc và bền vững Ngay từ Luật HN&GĐ đầu tiên của nước ViệtNan dân chủ cộng hòa đã chú trọng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con.

- Quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con trong giai đoạn từ năm 1976 đến nay

Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày

30 tháng 4 năm 1975, “cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất…tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.

Việc thực hiện Luật HN&GĐ đã đạt được những thành tựu to lớn gópphần xóa bỏ những tàn tích lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến, chống ảnhhưởng của tư sản, đồng thời thực hiện chế độ HN&GĐ XHCN ở nước ta Tìnhhình nước ta hiện nay đã thay đổi về căn bản so với những năm 1959, một sốquy định của Luật HN&GĐ năm 1959 không còn phù hợp Vì vậy, việc banhành luật HN&GĐ mới là một tất yếu khách quan để thúc đẩy sự nghiệp xâydựng CNXH trong phạm vi cả nước Dự Luật HN&GĐ mới đã được Quốc hộikhóa VII, kỳ họp thứ 12 chính thức thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986 vàđược Hội Đồng Nhà nước công bố ngày 3 tháng 1 năm 1987 theo lệnh số 21 –LCT/HDDNN7 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước

Nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con được quy định trongLuật HN&GĐ năm 1986 đầy đủ hơn so với các quy định trước Đặc biệt, tạiĐiều 26 quy định biện pháp tước quyền của cha mẹ đối với con có thể coi đây làbiện pháp xử lý có ý nghĩa như chế tài của Luật HN&GĐ năm 1986 áp dụng đốivới hành vi của cha mẹ phạm tội như hành hạ, ngược đãi nghiêm trọng con chưathành niên, nhằm bảo vệ quyền lợi của con trong gia đình Điều 27 cũng đã quyđịnh nghĩa vụ phải chăm sóc nuôi dưỡng nhau giữa những người thân trong giađình Trước đây Luật HN&GĐ năm 1959 coi đây là nghĩa vụ đương nhiên dựatrên truyền thống đạo đức trong gia đình Việt Nam nhưng lại không quy định

Trang 10

trong luật, dẫn tới việc giải thích, áp dụng gặp nhiều trở ngại, thiếu cơ sở pháplý.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định tiến bộ của LuậtHN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã đề cao vai trò của gia đìnhtrong đời sống xã hội, xây dựng và củng cố gia đình theo truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, tránh ảnh hưởng tiêu cực theo lối sống thực dụng và những tác độngxấu của mặt trái cơ chế thị trường đối với quan hệ HN&GĐ So với LuậtHN&GĐ năm 1986 nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con đã được bổsung thêm tại Luật HN&GĐ năm 2000: quy định về nghĩa vụ và quyền chămsóc, nuôi dưỡng (Điều 36), nghĩa vụ và quyền giáo dục con (Điều 37) Đồngthời, những quy định của chương này đã cụ thể hóa các nghĩa vụ và quyền nhânthân của cha mẹ và con đối với nhau Trong Luật HN&GĐ năm 2000, quy định

về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con vẫn được xây dựng dựa trênnguyên tắc cha mẹ bình đẳng với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyềnđối với con Tuy nhiên tại các điều 34,35,36 và 37 đã thay cụm từ “nghĩa vụ”bằng cụm từ “nghĩa vụ và quyền” tại tên và trong nội dung các điều Ngoài raLuật HN&GĐ năm 2000 còn bổ sung quy định mới về nghĩa vụ và quyền của bốdượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng (Điều 38)

1.4 SỰ KIỆN PHÁP LÝ LÀM PHÁT SINH QUAN HỆ PHÁP LUẬT

GIỮA CHA MẸ VÀ CON

1.4.1 Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ.

Việc đứa trẻ ra đời từ người cha, người mẹ nhất định được xác nhận dùgiữa hai bên có tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp hay không sẽ làm phát sinhquan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con Như vậy, cơ sở pháp lý của quan hệ trên

là sự kiện sinh đẻ, mối quan hệ huyết hệ tự nhiên Tuy nhiên việc xác định cha

mẹ, con về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng còn có một số trường hợp khá phứctạp Việc xác định cha mẹ, con dựa trên cơ sở suy đoán pháp lý tại Điều 63 LụâtHN&GĐ năm 2000

Trang 11

Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 quy định phương pháp suy đoán pháp

lý xác định quan hệ cha mẹ, con tại khoản 1 Điều 63 như sau:

“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời

kỳ đó là con chung của vợ chồng.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng

là con chung của vợ chồng”.

Về nguyên tắc các trường hợp sau đây coi là con chung của vợ chồng:

- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nghĩa là sinh ra sau khi đã tổ chứcđăng ký kết hôn cho đến khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do một bên chết trướchoặc do tòa án công nhận, quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của

cả hai bên vợ chồng

Có thai trong thời kỳ hôn nhân nghĩa là con sinh ra khi chấm dứt quan hệhôn nhân nhưng người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân (trong thời kỳ từ khi tổchức đăng ký kết hôn cho đến khi chấm dứt quan hệ hôn nhân)

- Thời kỳ thai nghén là khoảng thời gian phụ nữ mang thai Thời kỳ thainghén bắt đầu từ khi người phụ nữ thụ thai cho đến khi họ sinh đẻ Xác định thời

kỳ thai nghén sẽ xác định thời điểm người phụ nữ thụ thai đứa trẻ và như vậy có

ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cha cho con

Do vậy, trong thực tế việc xác định người phụ nữ có thai trong thời kỳhôn nhân nhiều trường hợp hết sức khó khăn Về nguyên tắc trong thời hạn 300ngày (kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân) người vợ sinh con thì đứa trẻ đó đượcxác định là con chung của vợ chồng Đối với trường hợp trong thời gian 300ngày mà người vợ kết hôn với người khác thì theo tinh thần tại khoản 1 Điều 63nếu sau này người vợ sinh con được xác định là con của người chồng sau theonguyên tắc suy đoán pháp lý: con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân Nếu ngườichồng sau không thừa nhận đứa con đó là con mình thì có nghĩa vụ đưa ra cácchứng cứ chứng minh (khi kết hôn người vợ đã có thai với người chồng trướchoặc sự thừa nhận của người vợ qua các chứng cứ khác )

Trang 12

- Để đảm bảo lợi ích cho đứa trẻ, pháp luật quy định con sinh ra trướcngày đăng ký kết hôn (ngày tổ chức đăng ký kết hôn) nhưng được cả vợ chồngthừa nhận là con chung của vợ chồng.

Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận con thì pháp luật quy định:

“Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận là con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định” (khoản 1 Điều 63) và “Người không được nhận là cha

mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình Người được nhận là cha mẹ một người có thể yêu cầu tòa án xác định người đó không phải là con mình”.

Trong thực tế nhiều trường hợp quan hệ hôn nhân đang tồn tại, nhưng mộtbên chồng nghi ngờ người vợ không chung thủy do ngoại tình và đứa con đókhông phải là con mình thì phải đưa các chứng cứ chứng minh trước tòa án, nếungười chồng không chứng minh được thì được xác định là con chung của vợchồng và người vợ không có nghĩa vụ chứng minh Trong trường hợp cần thiếtthì phải giám định gen

Hiện nay khoa học phát triển nhiều trường hợp đứa trẻ sinh ra không trên

cơ sở huyết thống (sự kiện sinh đẻ) mà nhờ vào sự can thiệp của y học: thụ tinhtrong ống nghiệm, mang thai hộ vấn đề này Chính phủ phải quy định cụ thểtrong từng trường hợp cụ thể

Điều 65 của Lụật HN&GĐ năm 2000 quy định quyền xin nhận cha mẹ:

“1 Con có quyền xin nhận cha mẹ của mình kể cả trường hợp cha, mẹ đã chết.

2 Con đã thành niên xin nhận cha không đòi hỏi có sự đồng ý của mẹ, xin nhận mẹ không đòi hỏi có sự đồng ý của cha”.

Việc xin xác định cha mẹ cho con thường xảy ra đối với những trườnghợp người phụ nữ chưa có chồng nhưng lại sinh con do nhiều nguyên nhân khácnhau mà người đàn ông không nhận đó là con mình thì tòa án có thẩm quyềnphải căn cứ vào chứng cứ thu thập được để xác định cha cho người đó

Trang 13

1.4.2 Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh dựa trên sự kiện nuôi dưỡng (nuôi con nuôi).

Theo khoản 1 Điều 67 Luật HN&GĐ năm 2000: “nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội” Xác lập

quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi

Việc nuôi con nuôi chỉ có thể được xác lập do sự bày tỏ ý chí của ngườinuôi và người được nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi trong khuônkhổ thủ tục nuôi con nuôi tiến hành dưới sự giám sát của Nhà nước

Bên cạnh đó, việc nhận nuôi con nuôi cần tuân theo những điều kiện nhấtđịnh mà pháp luật quy định và việc nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch Thủ tục đăng ký việc nuôi conđược thực hiện theo qui định pháp luật hộ tịch Việc nhận con nuôi giữa cáccông dân Việt Nam với nhau phải được đăng ký tại UBND cấp xã nơi thườngtrú của người nuôi con hoặc con nuôi; việc nhận con nuôi giữa công nhân ViệtNam với người nước ngoài phải được đăng ký tại UBND cấp tỉnh nơi thường trúcủa công dân Việt Nam

Theo đó, khi các chủ thể đáp đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định

và hoàn thành các thủ tục nhận nuôi con nuôi, quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôiđược xác lập và được Nhà nước công nhận về mặt pháp lý Từ đó, nghĩa vụ vàquyền nhân thân giữa cha mẹ và con được phát sinh theo quy định của pháp luật

1.5 ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN NHÂN THÂN GIỮA CHA MẸ VÀ CON THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000.

- Khác với các quan hệ pháp lý thông thường khác, quan hệ gia đình chịu

sự điều chỉnh của các quy định pháp luật và cả các yếu tố truyền thống, đạo đức,

lễ nghĩa Các căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật HN&GĐ dựa trên những sựkiện đặc biệt hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nên mang tính chất lâu dài

Trang 14

bền vững Cha mẹ với tư cách là người sinh ra con cái có thiên chức và tráchnhiệm nuôi dạy con trưởng thành Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con khôngphụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ, mà được phát sinh và duy trì trên

cơ sở mối quan hệ tự nhiên, bất biến Vì vậy nghĩa vụ và quyền nhân thân giữacha mẹ và con mang tính chất lâu dài và bền vững

- Cha mẹ khi thực hiện nghĩa vụ và quyền của mình không được làm tổnhại đến sức khỏe, sự phát triển tinh thần và đạo đức của các con Pháp luậtkhông thể hướng dẫn chi tiết, cụ thể bắt buộc cha mẹ giáo dục con như thế nào,nhưng pháp luật nói chung nghiêm cấm sự lạm dụng quyền của cha mẹ và xử lýnghiêm khắc trong trường hợp cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệmcủa mình

- Quyền gắn liền với nghĩa vụ Quyền của cha mẹ trong xã hội hiện đạiđược thừa nhận chủ yếu nhằm tạo điều kiện để cha mẹ thực hiện các nghĩa vụcủa mình đối với con Suy cho cùng, trong các quyền của cha mẹ đều có yếu tốnghĩa vụ và ngược lại, các nghĩa vụ của cha mẹ đều thể hiện quyền cha mẹ Bởivậy, Luật HN&GĐ năm 2000, khi mô tả quyền cha mẹ, thường sử dụng cụm từ

“nghĩa vụ và quyền” Cụm từ “nghĩa vụ” đi trước, có lẽ nhằm nhấn mạnh sựthay đổi triệt để về quan điểm của người làm luật hiện đại đối với quyền cha mẹ

so với người làm luật thời cổ Tính chất “nghĩa vụ và quyền” của quyền cha mẹcũng được khẳng định trong Công ước New York ngày 26/01/1990 về quyền trẻ

em mà Việt Nam là một thành viên

- Phải tuân theo nguyên tắc bình đẳng giữa các con Khi xây dựng chếđịnh quyền của cha mẹ, luật chỉ dựa vào sự tồn tại của quan hệ cha mẹ - con.Luật không phân biệt tính chất của quan hệ đó tùy theo tính chất của mối quan

hệ giữa cha và mẹ, cũng như tính chất của mối quan hệ giữa cha mẹ và con Bởivậy, con sinh ra từ quan hệ hôn nhân hợp pháp, từ quan hệ hôn nhân trái phápluật, từ quan hệ chung sống như vợ chồng, thậm chí, từ các mối quan hệ “quađường” giữa cha và mẹ, đều được đối xử ngang nhau Tuy nhiên, về phươngdiện thực hiện quyền cha mẹ, sự bình đẳng phải được hiểu theo nghĩa tương đối:

Trang 15

con không sống chung với cha mẹ dưới một mái nhà không thể đặt dưới sự kiểmsoát, giám sát của cha mẹ cũng như không thể thụ hưởng việc chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục của cha mẹ trong cùng những điều kiện như con sống chungvới cha mẹ.

- Nguyên tắc thực hiện trực tiếp, cha mẹ phải là chủ thể năng động, tíchcực trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với con và phải lànhững người trực tiếp thực hiện quyền đó Không thể hình dung được việc thựchiện quyền cha mẹ thông qua vai trò của người được ủy quyền Trong trườnghợp cha mẹ không còn, thì anh, chị, em hoặc ông bà có nghĩa vụ và quyền nhânthân như cha mẹ Trong trường hợp không có cả anh, chị, em hoặc ông bà, thìquyền cha mẹ được thay thế bằng quyền của người giám hộ

- Nguyên tắc thực hiện chung, cha mẹ không thực hiện quyền và nghĩa vụđối với con một cách phân tán, độc lập, cát cứ Mỗi người thực hiện quyền củacha mẹ theo thiên chức riêng của người cha và của người mẹ, nhưng trên cơ sởmối quan hệ hợp tác, cũng mang tính thiên chức, của cha và mẹ Dẫu sao,

“chung” không thể được hiểu một cách máy móc Thông thường, một người sẽđưa ra sáng kiến hoặc sẽ thực hiện một mình và người còn lại đồng ý (rànhmạch, rõ ràng hoặc mặc nhiên) Cha và mẹ không cần cùng ký tên vào sổ liênlạc gia đình - học đường, không cần cùng nhau ra trước Toà án để bảo vệ quyền

và lợi ích của con trong một vụ án về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vềquyền thừa kế,

- Luật không dự kiến việc chấm dứt nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha

mẹ đối với con đẻ Có lẽ do nhà làm luật thấy không cần thiết Đến một lúc nào

đó, con được luật thừa nhận có đầy đủ năng lực hành vi và do đó có quyền tựmình quyết định con đường đi của mình Thậm chí, trước khi con đạt đến độtuổi nhất định để được thừa nhận có đầy đủ năng lực hành vi, con cũng đã dầndần ý thức được các quyền tự do cá nhân của mình cũng như dần dần xây dựngcho mình thế giới quan và nhân sinh quan riêng Cha mẹ, về phần mình, sẽ dần

có xu hướng chuyển thái độ cư xử, trong khuôn khổ thực hiện quyền của cha

Trang 16

mẹ, từ sự dẫn dắt chủ động, trực tiếp sang hướng dẫn, gợi ý, cố vấn, giúp đỡ,

Về mặt lý thuyết, cha mẹ không có nghĩa vụ trông nom con đã thành niên: con

đã thành niên có quyền có nơi cư trú riêng; con đã thành niên mà gây thiệt hạicho người thứ ba, thì phải tự bồi thường (khoản 1 Điều 606 BLDS năm 2005).Nếu con đã thành niên mà ở trong tình trạng mất năng lực hành vi, thì con sẽđược đặt dưới chế độ giám hộ

1.6 NỘI DUNG.

1.6.1 Nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ đối với con.

Cha mẹ chỉ có quyền quyết định chế độ pháp lý về nhân thân của conchưa thành niên theo quy định của pháp luật, khi con đã thành niên, có đầy đủnăng lực dân sự thì cha mẹ không có quyền quyết định chế độ pháp lý về nhânthân của con nữa Trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật HN&GĐ năm 1986,Luật HN&GĐ năm 2000 phát triển cụ thể hóa các quy định các nghĩa vụ vàquyền về nhân thân của cha mẹ đối với con để phù hợp với điều kiện kinh tế - xãhội hiện nay

Với tư cách là cha mẹ, con thì: được thực hiện quyền và phải thực hiệnnghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ pháp luật cha mẹ - con theo quy định củapháp luật

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền khai sinh, đặt họ tên, tôn giáo, dân tộc,quốc tịch cho con

Một trong những quyền cơ bản của con người là quyền được khai sinh

theo quy định tại Điều 29 BLDS năm 2005 : “Cá nhân sinh ra có quyền được khai sinh” Khai sinh là việc xác lập sự tồn tại của mỗi người với tư cách là công

dân và sẽ được Nhà nước công nhận về mặt pháp lý Từ đó, các quyền khác mớiđược bảo đảm thực hiện Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định rõ khai sinhcho con là nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, tuy nhiên các nhà làm luật cũng đãgián tiếp quy định thông qua việc quy định các nghĩa vụ và quyền khác của cha

mẹ đối với con như: cha mẹ có nghĩa vụ và quyền chăm lo, tạo điều kiện chocon học tập, chắc chắn một điều rằng cha mẹ không thể đăng kí cho con đi học

Trang 17

nếu không có giấy khai sinh v.v Vì vậy, mặc dù Luật HN&GĐ năm 2000 khôngquy định về vấn đề này, song trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con về nghĩa vụ

và quyền nhân thân thì cần đề cập đến Theo đó, cha mẹ có nghĩa vụ và quyềnkhai sinh cho con đúng thời hạn và được thực hiện theo quy định của pháp luật

Thông thường, con sinh ra từ quan hệ hôn nhân mang họ cha; con sinh ra

từ quan hệ chung sống như vợ chồng cũng thường mang họ cha Cá biệt, cótrường hợp những người có quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc chung sống như vợchồng chấp nhận tập tục của cộng đồng dân tộc ít người mà họ có xuất xứ, theo

đó, con sinh ra phải mang họ mẹ Con của một người phụ nữ độc thân thườngmang họ của chính người phụ nữ đó Bằng chứng về việc mang họ có thể là giấykhai sinh hoặc bất kỳ giấy tờ gì khác được thiết lập một cách chính thức (chứngminh thư, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, thậm chí lý lịch có xác nhận, bằng cấp, chứngchỉ, )

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng: đối với họ, tên, dân tộc của con nuôi dựatrên nguyên tắc, việc nuôi con nuôi không đương nhiên có tác dụng thay đổi họcủa con nuôi theo họ của người nuôi Theo Điều 75 Luật HN&GĐ năm 2000,cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (tức UBND)quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi Tuy nhiên, nếu con nuôi từ đủ 9tuổi trở lên, thì việc thay đổi họ, tên phải được sự đồng ý của người đó Nhưvậy, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên không đồng ý việc thay đổi họ, tên củamình, thì con nuôi mang họ, tên cũ Việc thay đổi họ, tên của con nuôi mất nănglực hành vi chỉ cần có sự đồng ý và yêu cầu của cha, mẹ nuôi

Vấn đề dân tộc của con nuôi Điều 22 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP củaChính phủ ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000quy định:

“1 Con nuôi được xác định dân tộc theo cha, mẹ ruột;

2 Trong trường hợp không biết được cha, mẹ ruột của con nuôi là ai, thì con nuôi được xác định dân tộc theo cha, mẹ nuôi; nếu sau đó biết được cha, mẹ

Trang 18

ruột, thì dân tộc của người con nuôi có thể được xác định lại theo yêu cầu của người này, của cha, mẹ ruột hoặc của cha, mẹ nuôi.”

Trong BLDS năm 2005 cũng quy định về vấn đề này như sau: người đãthành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên cóquyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định lại theo dân tộc củacha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác màđược xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là

ai (điểm b khoản 2 Điều 28)

Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định nghĩa vụ và quyền nhânthân của cha mẹ đối với con:

“1 Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ

và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2 Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Như vậy, thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc vừa là quyền vừa

là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con Là quyền bởi không ai trong bất cứ hoàncảnh nào có thể ngăn trở hoặc tước đi quyền được yêu thương, chăm sóc đối vớicon cái từ phía người cha, người mẹ, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, vì lợiích của con mà quyền này bị hạn chế theo một quyết định hoặc một bản án củaTòa án Là nghĩa vụ bởi lẽ, không một người cha, người mẹ nào có quyền ruồngrẫy, ngược đãi hoặc từ chối trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con cái do mìnhsinh ra Vì lợi ích, vì sự phát triển lành mạnh của con trẻ, đạo đức xã hội cũngnhư pháp luật đặt ra những trách nhiệm, nghĩa vụ tối thiểu của cha, mẹ đối vớicon mình

Trang 19

- Nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con.Sinh ra con, cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm những nhu cầu thiết yếu trong cuộcsống hàng ngày, cho sự phát triển của con trong phạm vi khả năng cho phép củamình như: ăn, mặc, ở, chữa bệnh v.v Con được trông nom phải là con chưathành niên Đối với con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trách nhiệmtrông nom thuộc về người giám hộ và việc trông nom được thực hiện trongkhuôn khổ nghĩa vụ và quyền giám hộ của cha mẹ Sự trông nom của cha mẹ đốivới con không chỉ được hiểu như là sự trông giữ vật chất mà trước hết là tập hợpcác biện pháp mà cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ thực hiện nhằm đặt con dưới

sự kiểm soát của mình và sự kiểm soát đó cần thiết cho việc nuôi dạy con cóhiệu quả Trong chừng mực đó, việc bảo đảm sự hiện diện vật chất của con tạinơi mà cha mẹ có thể thực hiện các hoạt động quản lý bình thường đối với cáccông việc của gia đình, tức là nơi cư trú của cha mẹ, là điều kiện cần cho việcthực hiện quyền của cha mẹ đối với con Theo khoản 1 Điều 53 BLDS năm

2005, nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha mẹ; nếu cha mẹ

có nơi cư trú khác nhau, thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trúcủa cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống Luật nóithêm rằng người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khácvới nơi cư trú của cha mẹ, nếu được cha mẹ đồng ý trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác Vậy nghĩa là trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, ngườichưa thành niên đủ 15 tuổi không được phép rời khỏi nơi cư trú, một khi chưađược phép của cha mẹ Quyền cho phép của cha mẹ chắc chắn có hiệu lực đốikháng cả đối với người thứ ba (nghĩa là phải được người thứ ba tôn trọng)

Cha mẹ không được từ chối việc trông nom con Vi phạm nghĩa vụ trôngnom, trong trường hợp sự vi phạm có tính chất nghiêm trọng, cha mẹ có thể bịhạn chế quyền của cha mẹ đối với con (Điều 41 Luật HN&GĐ năm 2000).Trông nom con, cha mẹ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường, bằng tài sảncủa mình, về những thiệt hại mà con gây ra cho người thứ ba

Trang 20

- Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con Nghĩa vụ nuôi dưỡngđược đặt ra khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng người được nuôi dưỡng theo quyđịnh của pháp luật sống chung với nhau Khoản 1 Điều 36 Luật HN&GĐ năm

2000 quy định: “ Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình…” Trong những trường hợp thông thường nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha

mẹ được pháp luật quy định là từ khi con sinh ra cho đến trưởng thành (18 tuổi).Đến tuổi thành niên, con người có đủ năng lực để bằng ý chí và hành vi củamình tự tạo dựng một cuộc sống độc lập Tuy nhiên, nhiều trường hợp con sinh

ra bị bệnh tật bẩm sinh, hoặc do tai nạn, v.v, khi đã thành niên vẫn không có khảnăng lao động, không thể tự chăm lo và nuôi sống bản thân mình, thì cha mẹ cótrách nhiệm tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ cho con mình, điều này làphù hợp với thực tế và đạo lý xã hội Ngay cả khi cha mẹ bị Tòa án hạn chếquyền đối với con chưa thành niên, có thể vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và quyềnchăm sóc, nuôi dưỡng con theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật HN&GĐ

năm 2000: “…Cha, mẹ đã bị Toà án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con…” Quy định này nhằm bảo vệ

quyền lợi chính đáng của trẻ em

- Trong trường hợp con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự,nếu con chưa có vợ, chồng, con hoặc có nhưng những người này đều không có

đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ có đủ điều kiện phải là người giám

hộ Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2005: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành

vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định ” Khi đó, mặc dù con đã thành niên nhưng do bị tàn tật (bị khiếm

khuyết về thể chất), mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động

Trang 21

và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ phải là những người cùng chămsóc, nuôi dưỡng

Theo quy định tại Điều 67 BLDS năm 2005 cha mẹ có nghĩa vụ: “Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho con; Đại diện cho con trong các giao dịch dân sự; Quản lý tài sản của con; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con” Theo

đó, cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ và quyền của người giám hộ

- Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi hành hạxúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên;không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật và trái với đạođức xã hội

Việc phân biệt đối xử giữa các con (con trai và con gái, con trong giá thú

và con ngoài giá thú, con nuôi và con đẻ) là một trong những tập quán khá phổbiến ở các nước từng trải qua chế độ phong kiến, nhất là các nước châu Á.Nhiều trẻ em là nạn nhân của “nạn” phân biệt đối xử trong gia đình đã có nhữngphản ứng xấu, tiêu cực như bỏ nhà đi, trầm cảm Khi còn bé, chưa có nhiều cácmối quan hệ xã hội, đứa trẻ cảm thấy hụt hẫng, mặc cảm, trở nên xa lánh bố mẹ,

có biểu hiện mâu thuẫn, ganh ghét với anh chị em được bố mẹ yêu hơn Một sốkhông biết giải tỏa bằng cách nào thì ủ rũ, chán chường, không muốn trò chuyệncùng ai Số khác thì giải tỏa bằng cách bỏ nhà đi, tìm đến bạn bè để chia sẻ, hoặctìm quên trong những thú vui tiêu cực v.v Để xóa xóa bỏ những tập quán cổ hủlạc hậu, hầu hết pháp luật các nước đều quy định nguyên tắc bình đẳng giữa cáccon Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000 đã bổ sung một số nguyên tắc cơ bản:

“Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú”.

Nguyên tắc này cụ thể hóa quy định tại Điều 64 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổsung năm 2001) Theo đó các con không phân biệt về thứ tự, giới tính, cùnghuyết thống hay không cùng huyết thống đều được cha mẹ yêu thương, chămsóc, nuôi dưỡng, giáo dục như nhau Nhà nước và xã hội Việt Nam tôn trọng vàbảo vệ quyền lợi của các con mà không có bất kì sự phân biệt nào, chẳng hạn,

Trang 22

con ngoài giá thú vẫn có quyền được đăng kí khai sinh, được xác định cha, mẹ;con nuôi hay con đẻ đều được cấp dưỡng khi cha mẹ ly hôn

Cha mẹ không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạmdụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc conlàm những việc trái đạo đức xã hội Cụ thể:

+ Cha mẹ không được có hành vi đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và các sinhhoạt hàng ngày khác và không được nhục mạ mắng chửi con cái, để cho con cái

ăn mặc rách rưới, cho ở nơi khổ cực, trong khi có điều kiện tốt hơn Nếu nhữnghành vi này diễn ra một cách thường xuyên và có hệ thống sẽ là cho con luôn bịdày vò về tình cảm, đau khổ về tinh thần, không thể phát triển bình thường vềthể chất,v.v., và phần nào tổn hại tới sức khỏe, hoặc tuy không diễn ra thườngxuyên nhưng được thực hiện một cách đặc biệt tàn nhẫn, gây cho con cái nỗikhiếp sợ và gây ra sự bất bình lớn đối với quần chúng xung quanh thì sẽ bị xử lýtheo pháp luật hình sự (tội ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con,cháu, người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 151 BLHS năm1999)

+ Hiện nay, dưới sự tác động của nhiều yếu tố tiêu cực trong xã hội,không ít những bậc cha mẹ với lối sống thực dụng, vụ lợi, vô trách nhiệm đãquên đi lợi ích tương lai của con mình mà có hành vi lạm dụng sức lao động củacon như: bắt con nhỏ đi ăn xin hoặc bỏ học đi làm thuê kiếm tiền hay xúi giục,

ép buộc con làm những việc phi pháp, trái đạo đức xã hội, nhằm phục vụ chomục đích của mình như ép buộc con gái bán dâm, trộm cắp, buôn bán, vậnchuyển ma túy

Để bảo vệ sự phát triển lành mạnh của trẻ em, Luật HN&GĐ năm 2000nghiêm cấm cha, mẹ lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; khôngđược xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

Điều 37 Luật HN&GĐ năm 2000 quy đinh:

“1 Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Trang 23

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm

ấm, hoà thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

2 Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con…”

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiệnhọc tập cho con, hướng dẫn con chọn nghề, tôn trọng quyền chọn nghề, tham giahoạt động xã hội của con, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của con về trí tuệ, tàinăng và nhân cách

+ Một trong những quyền cơ bản nhất của trẻ em là quyền được học tập.Công ước Quốc tế về quyền trẻ em cũng như trong pháp luật Việt Nam, học tậpkhông những được quy định là quyền của trẻ em mà còn là bổn phận của cha

mẹ, xã hội Chính vì vậy, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo vàtạo điều kiện cho con được học tập Việc giáo dục con không thể phó mặc chomột người (cha hoặc mẹ) mà cả hai người đều có quyền ngang nhau trong giáodục con cái Cha mẹ có quyền và có nghĩa vụ lựa chọn trường nơi con theo họcphù hợp với điều kiện đi lại, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình cũngnhư với năng khiếu của con Cha mẹ theo dõi, kiểm tra việc học tập của con,một cách độc lập tại gia đình hoặc có hợp tác với nhà trường thông qua tổ chứchội phụ huynh học sinh Tất nhiên, khi đã có khả năng nhận thức nhất định, con

có quyền có ý kiến về việc lựa chọn nơi học tập; cha mẹ, về phần mình, chỉtham gia ý kiến với tư cách cố vấn

+ Bên cạnh đó, cha mẹ còn có nghĩa vụ và quyền tạo điều kiện cho conđược sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt về mọimặt Bởi vì trẻ em trong giai đoạn vị thành niên rất dễ bị tổn thương về mặt tìnhcảm, chưa có đủ nhận thức để suy xét thấu đáo về các vấn đề trong cuộc sống,

do đó cần có sự hướng dẫn, giáo dục của cha mẹ Nếu thiếu sự yêu thương chămsóc của một trong hai người, nếu không được sống trong một môi trường gia

Trang 24

đình tốt thì con trẻ sẽ dễ có tâm lý không ổn định, ảnh hưởng xấu đến quá trìnhhình thành và phát triển nhân cách sau này.

+ Hướng nghiệp: “Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.” Song, cha mẹ phải tôn

trọng quyền chọn nghề của con Cần lưu ý rằng trong khung cảnh của pháp luậtlao động hiện hành, con đủ tuổi để giao kết hợp đồng lao động, thì có thể tựmình giao kết và không cần sự đồng ý của cha mẹ Theo khoản 2 Điều 20 BLDS

năm 2005 quy định: “Trong trường hợp những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ

18 tuổi có tài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà không đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”

Điều đó không có nghĩa khi con đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có các điều kiện vềtài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ sẽ là chủ thể của hợp đồng dân

sự, chỉ khi pháp luật cho phép được giao kết những hợp đồng mà pháp luậtkhông cấm đối với người chưa thành niên BLDS năm 2005 quy định như vậy làphù hợp với quy định của BLLĐ về quyền có tài sản riêng và quyền của người

từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tham gia lao động Do vậy, đối với ngành nghề

và công việc được nhận trẻ em vào làm việc, học tập, tập nghề phải có sự đồng ýtheo dõi của cha mẹ Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi,trừ một số nghề do BLĐTBXH quy định và phải có đủ sức khỏe phù hợp vớiyêu cầu của nghề theo học Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cha mẹ bình đẳngtrong việc hướng dẫn con cái thực hiện quyền chọn nghề Hơn ai hết cha mẹ lànhững người theo dõi sát sao sự lớn lên và trưởng thành của con trẻ, thông quatính cách, hành vi của con trẻ, họ sẽ nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếucũng như năng khiếu, sở trường của trẻ, từ đó cha mẹ giúp đỡ con cái, đưa ranhững lời chỉ bảo khuyên răn cần thiết trong việc định hướng cho con trẻ pháthuy theo khả năng đó khi lựa chọn ngành nghề cho tương lai Việc lựa chọnngành nghề nào cũng như việc tham gia hoạt động xã hội nào là do trẻ quyếtđịnh, cha mẹ không có quyền dùng ảnh hưởng của mình để ép buộc con phải

Trang 25

chọn ngành nghề và tham gia các hoạt động xã hội không phù hợp với sự pháttriển năng lực của trẻ Quy định này của Luật HN&GĐ năm 2000 là điểm tiến

bộ so với Luật HN&GĐ năm 1986 Về vấn đề này, Luật HN&GĐ năm 1986 quy

định: “ Con đã thành niên còn ở chung với cha mẹ có quyền lựa chọn nghề nghiệp, tham gia các công tác chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”, điều này đồng

nghĩa chỉ con đã thành niên mới có quyền lựa chọn ngành nghề Trong khi LuậtHN&GĐ năm 2000 quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền hướng dẫn con chọnnghề, tôn trọng việc lựa chọn ngành nghề của con , quy định này một mặt mởrộng quyền của trẻ em, một mặt khắc phục được tình trạng cha mẹ lợi dụngquyền này áp đặt con cái

Có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia thành viên thực hiện có

hiệu quả quy định của Công ước về quyền trẻ em trong việc: “bảo đảm cho trẻ

có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của trẻ em” (Điều 12).

Quyền và nghĩa vụ giáo dục, trong chừng mực nào đó, thể hiện dưới hìnhthức quyền và nghĩa vụ giám sát Cha mẹ, theo tục lệ, có quyền cho phép hoặckhông cho phép con chưa thành niên lui tới những nơi nào đó, giao tiếp vớingười nào đó, kiểm soát thư từ của con cái, Các quyền này không được ghinhận trong luật viết, có lẽ do chúng không phù hợp với tinh thần của nguyên tắctôn trọng quyền trẻ em; nhưng nếu cha mẹ có thực hiện, thì pháp luật cũng chỉcan thiệp có chừng mực, ví dụ, trong trường hợp có sự lạm dụng quyền của cha

mẹ và sự lạm dụng đó ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển lành mạnh củacon, nhất là một khi con chưa thành niên đã đủ 15 tuổi

Nhà nước khuyến khích cha mẹ nên thay đổi quan niệm hay lập trườngkhô cứng, kiên nhẫn và lắng nghe sự thổ lộ từ con cái, lắng nghe nhưng khôngbình phẩm, không phân tích hay quyết đoán một cách vội vả, từ đó cha mẹ sẽ dễdàng cảm thông và hiểu được ý muốn của con cái mà kịp thời khuyên bảo, chỉ

Trang 26

dạy; khuyến khích cha mẹ nên hướng dẫn con cái ý thức rõ ràng trong mốitương quan, sự quan hệ mật thiết giữa mình và muôn loài, từ đó con cái sẽ traodồi ý niệm trong lĩnh vực đạo nghĩa Pháp luật muốn nhấn mạnh nghĩa vụ thiêngliêng giữa con trẻ với quốc gia, xã hội.

- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên, con đãthành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làmgiám hộ, có người khác đại diện theo pháp luật (Điều 39 Luật HN&GĐ năm2000), Điều 141 BLDS năm 2005 cũng quy định cha, mẹ là đại diện của con

chưa thành niên Theo quy định tại khoản 1 Điều 139 BLDS năm 2005: “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện” Theo đó cha mẹ là người đại diện theo

pháp luật cho con, có quyền nhân danh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacon Như vậy mọi giao dịch dân sự của con dưới 6 tuổi đều phải do cha mẹ xáclập, thực hiện Con từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi xác lập, thực hiện giao dịch dân sựthì phải được sự đồng ý của cha mẹ, trừ giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạthàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác Vì quyền lợicủa con, quy định cha mẹ là người đại diện theo pháp luật là hết sức cần thiết

Là người đại diện theo pháp luật, cha mẹ không chỉ đại diện cho con trong cácgiao dịch dân sự mà còn có vai trò to lớm trong việc quản lý, sử dụng, định đoạttài sản riêng của con cũng như các biện pháp cẩn thiết để bảo vệ khi các quyềndân sự của con bị xâm phạm Những việc làm của cha mẹ khi đại diện cho conđều phải xuất phát từ lợi ích của con Nếu cha mẹ lạm dụng quyền của mình làmảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con, ép buộc con làm những việctrái pháp luật sẽ bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con, không được là đạidiện theo pháp luật của con trong thời gian theo quy định của pháp luật

Khi con cái được chữa khỏi bệnh, theo yêu cầu của chính người đó hoặccủa những người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố hủy

bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự Trong trường hợp này việc

Trang 27

đại diện của cha mẹ chấm dứt, con cái có quyền tự mình xác lập, thực hiện cácgiao dịch dân sự.

- Ngoài ra luật còn quy định bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trôngnom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng chung sống với mình theoquy định của pháp luật (Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2000) Xuất phát từ thực tếgia đình Việt Nam là vợ chồng chung sống với nhau và với các con của họ, nếumột trong hai người có con riêng thì con riêng cũng cùng sống chung với họ.Mối quan hệ này từ lâu vẫn là một trong những vấn đề phức tạp, tế nhị và namgiải trong đời sống nhiều gia đình Xuất phát từ nguyên tắc Nhà nước xã hộikhông thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, Luật HN&GĐ năm 2000 đã

bổ sung quy định mới về nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêngcủa vợ hoặc chồng

Bản chất mối quan hệ con riêng, con chung, cha dượng, mẹ kế vốn mangtính nhạy cảm và các chủ thể trong mối quan hệ do tác động về mặt tâm lý, tìnhcảm, lợi ích, trên thực tế đôi khi không tránh khỏi những hành vi ích kỉ, hẹp hòi.Thông thường, bố dượng, mẹ kế yêu thương, quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡngcon riêng của vợ hoặc chồng mình Song cũng có một số trường hợp tuy cùngchung sống nhưng bố dượng, mẹ kế lại không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng.Chính vì vậy, pháp luật nghiêm cấm bố dượng, mẹ kế có hành vi ngược đãi,hành hạ, xúc phạm con riêng của vợ hoặc chồng và ngược lại Đây là quy địnhthể hiện sự quan tâm, bảo vệ của pháp luật đối với trẻ em

Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định vấn đề này hoàn toàn phù hợp về lýluận cũng như thực tiễn, phù hợp với đạo đức, lẽ sống trong xã hội, phù hợp vớiđạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, cho dù khôngphải là người sinh thành nhưng bố dượng, mẹ kế cũng là người thay thế cha, mẹ

đẻ chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng

- Cha mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con

đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của pháp luậtdân sự Trách nhiệm bồi dưỡng thiệt hại được quy định cụ thể Điều 611 BLDS

Trang 28

năm 2005 Cũng như quyền nuôi dưỡng đã nói ở trên, trách nhiệm bồi thườngnày là quyền nhân thân gắn với tài sản nhưng trong đề tài này chỉ nghiên cứudưới góc độ là quyền nhân thân Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên,con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra chỉ có cha mẹ với tư cách

là người đại diện hợp pháp cho con mới có nghĩa vụ và quyền này trừ trườnghợp pháp luật có quy định khác

- Trường hợp cha mẹ khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ và quyềnnhân thân đối với con cái cần được hỗ trợ, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổchức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con theo quy định tại khoản 3

Điều 37 Luật HN&GĐ năm 2000 “Khó khăn không thể tự giải quyết được”

không hẳn là các khó khăn vật chất: cha mẹ nghèo vẫn tự mình giáo dục đượccon Thường là các trường hợp con ngỗ nghịch, hư hỏng, nghiện ngập mà cha

mẹ không có khả năng giáo dục

Tính chất của sự hỗ trợ: Sự hỗ trợ của cơ quan, tổ chức đối với cha mẹtrong việc giáo dục con có thể được coi như một cách Nhà nước thực hiện việcgiáo dục công dân, nhưng cũng có thể là một hình thức giáo dục con gián tiếp

mà cha mẹ, trong những hoàn cảnh đặc thù, thực hiện thông qua vai trò của Nhànước Được hiểu theo cách thứ hai, sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc giáo dụccon cái thực sự là việc uỷ thác một phần quyền cha mẹ cho Nhà nước

Bên cạnh đó, Luật chỉ ghi nhận một trường hợp duy nhất mà trong đó chahoặc mẹ đơn phương thực hiện quyền của cha mẹ đối với con: khi mẹ hoặc cha

ở trong tình trạng bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên(Điều 41 và 42 Luật HN&GĐ năm 2000) Thực ra, có những trường hợp kháctrong đó cha hoặc mẹ đơn phương thực hiện quyền của cha mẹ đối với con:

Trang 29

- Ngoài ra, việc thực hiện chung quyền cha mẹ cũng tỏ ra chỉ có giá trị lýthuyết trong trường hợp cha mẹ không có quan hệ chung sống thực tế mà chỉ cóquan hệ qua đường.

Như vậy, đối với những gia đình vợ chồng đã ly hôn thì nghĩa vụ vàquyền nhân thân đối với con cái của họ được pháp luật quy định:

Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn đượcquy định tại Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 như sau:

+ Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáodục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lựchành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôimình Các nghĩa vụ ấy, đồng thời cũng là quyền của cha mẹ đối với con, đã có

từ khi con sinh ra và không thể bị ảnh hưởng bởi việc ly hôn của cha, mẹ Thực

ra, tất cả các quyền và nghĩa vụ hỗ tương của cha mẹ và con đều được duy trìsau khi ly hôn: các quyền và nghĩa vụ ấy được xác lập trên cơ sở quan hệ cha mẹ

- con chứ không phải quan hệ hôn nhân của cha và mẹ Bởi vậy, điều luật chỉ cótác dụng nhắc nhở các đương sự về việc tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa

vụ của cha mẹ đối với con, chứ không phải nhằm mục đích giới hạn nội dungcủa các quyền và nghĩa vụ ấy sau khi cha và mẹ ly hôn

Dẫu sao, không thể ảo tưởng về việc quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đốivới con có thể được thực hiện một cách bình thường sau khi ly hôn, như trongtrường hợp cha mẹ duy trì cuộc sống chung Ly hôn, cha và mẹ chia tay nhau đểthành lập hai hộ riêng biệt và con sống trong hộ chung của cha mẹ cho đến ngày

ly hôn phải xác định lại chỗ ở của mình Có những trường hợp con không thể tựmình quyết định việc lựa chọn chỗ ở; khi đó, việc lựa chọn chỗ ở cho con thuộctrách nhiệm của cha mẹ và của Toà án Nguyên tắc chung là: do sự kiện ly hôn

mà quyền trực tiếp nuôi con được thừa nhận cho cha hoặc mẹ Người không trựctiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con (theo Điều 56 Luật HN&GĐ năm2000) Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ đặt ra trong trường hợp những người có nghĩa vụnuôi dưỡng nhưng không sống chung với nhau thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp

Ngày đăng: 11/08/2014, 09:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý; Bình luận khoa học “Một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự”; NXB Chính trị quốc gia; Hà Nội, 1997, tr.59, 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia; Hà Nội
31. www.http//thongtinphapluatdansu.wordpress.com . 32. http://www.sotuphap.bentre.gov.vn33. http://www.unicef.org/vietnam/vi/15436.htmlMỤC LỤC Link
1. Các Mác – Ph.Ăng ghen tuyển tập, tập IV; NXB Sự thật; Hà Nội – 1983 Khác
2. Hồ Chí Minh: toàn tập; NXB Chính trị quốc gia; Hà Nội 2002; t.9, tr.222 Khác
3. Ph.Ăng ghen; Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước; NXB Sự thật; Hà Nội – 1984 Khác
4. Szilagy Vilmos; Hôn nhân trong tương lai; NXB Phụ nữ; Dịch từ bản tiếng Bungari; NXB Marta Bur; Marcopxca, 1981; tr164, 165-187 Khác
5. Xem: Tỳ kheo Thích Minh Sơn(biên tập); Đạo Phật Khất Sĩ - Cha mẹ đối với con cái (Thuần Hoá Tâm Hồn) Khác
6. Bộ Tư pháp Viện khoa học pháp lý; Từ điển luật học; NXB từ điển Bách Khoa; NXB Tư pháp; tr.648, 560 Khác
8. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Đinh Thị Mai Phương; Bình luận khoa học Luật HN&GĐ năm 2000; NXB Chính trị quốc gia; Hà Nội, 2004, tr.230 – 250 Khác
9. GS. Lê Thi; Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về HN&GĐ giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay; NXB Khoa học xã hội; Hà Nội 2009; tr 244, 314, 315 Khác
10. Nguyễn Văn Cừ; Luận văn Thạc sỹ Luật học; Sự phát triển của pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; Hà Nội – 1996 Khác
11. Nguyễn Thị Phượng; Khóa luận tốt nghiệp; Nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con theo luật HN&GĐ năm 2000; Hà nội – 2011 Khác
12. ThS. Đinh Thị Mai Phương; Tìm hiểu pháp luật Việt Nam và những quy định của Đài Loan về quan hệ HN&GĐ; NXB Tư Pháp; HàNội, 2005, tr.115, 116, 140, 141 Khác
13. ThS. Đặng Văn Được, Luật gia Tạ Thị Hồng Vân; Hướng dẫn pháp luật hợp đồng dân sự và cơ chế giải quyết tranh chấp trong Bộ luật Tố tụng dân sự;NXB Lao động – xã hội; Hà Nội 2006; tr 11, 12 Khác
14. ThS. Nguyễn Phương Lan; Nuôi con nuôi thực tế - thực trạng và giải pháp; Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi, năm 2009 Khác
15. Trường đại học Luật Hà Nội; Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam; NXB Công an nhân dân; Hà Nội – 2008 Khác
16. TS. Nguyễn Ngọc Điện; Khoa Luật Đại học Cần thơ; Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Khác
20. Công ước New York ngày 26/01/1990 về quyền trẻ em Khác
22. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 Khác
27. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức phạt Với con trai Với con gái - nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con theo luật HNGĐ việt nam năm 2000
Hình th ức phạt Với con trai Với con gái (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w