Thực tiễn áp dụng nghĩa vụ và quyền nhân thân của con đối với cha mẹ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con theo luật HNGĐ việt nam năm 2000 (Trang 40 - 42)

“Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng

nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ…”.

Trên đây là nghĩa vụ và quyền của con được quy định tại Điều 35 Luật HN&GĐ năm 2000. Không có sự quy định của luật thì là một người con chắc có lẽ ai cũng phải biết điều đó. “Làm con phải hiếu” có lẽ đây là điểm quan trọng nhất của bổn phận người làm con. Vì khi một người con có hiếu - tức là chu toàn đạo hiếu đối với cha mẹ - thì không còn điều gì phải phàn nàn về người con đó cả. Chính do lòng hiếu thảo mà người con biết vâng lời, trọng kính, và biết ơn cha mẹ. Mà vâng lời, trọng kính và biết ơn là tất cả những gì cha mẹ mong mỏi nơi con cái. Thật vậy, cha mẹ có thể mong mỏi con cái giầu sang, quyền qúy và thành đạt. Nhưng trên hết vẫn là mong con cái biết suy nghĩ, biết sống một cuộc đời hiếu thảo.

Tuy nhiên nếu con cái chúng ta đem hết cả tấm lòng chân thật của mình để phụng dưỡng cho cha mẹ, thì vẫn được gọi là người con hiếu thảo. Lòng chân thật phải được biểu hiện cụ thể trong đời sống hàng ngày; mỗi hành động, lời nói và suy nghĩ của mình đều luôn luôn dựa trên cái tâm định tĩnh và sáng suốt.

Có rất nhiều tấm gương con hiếu thảo với cha mẹ mà chúng ta cần học tập, Ví dụ như Trần Thị Hồng Linh (20 tuổi, ngụ ấp Mỹ Khánh B, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi). Cha mất sớm, ký ức tuổi thơ trong Linh là những ngày cùng mẹ đội thúng xôi ra bán ở cổng trường. Ba năm trở lại đây, mẹ Linh lâm bệnh nặng, mỗi tuần phải chạy thận nhân tạo ba lần. Tất cả công việc trong gia đình Linh phải đảm trách. Ngày ngày, ngoài giờ lên lớp, Linh đi dạy thêm, làm hoa giấy bán lấy tiền chạy chữa cho mẹ và thuốc thang cho người bác bị bệnh tâm thần. Năm nay, em gái Linh vào đại học, Linh càng phải nỗ lực làm việc để nuôi sống gia đình và có tiền nộp học phí cho hai chị em.

Xã hội phát triển hơn, văn minh hơn, con cái đã ý thức được rằng bổn phận làm con trước hết là phải biết báo đền ân đức cha mẹ, cần hết lòng phụng

dưỡng về mặt vật chất cũng như tinh thần, có như vậy mới có thể chút nào báo đáp công đức sâu dày của cha mẹ. Nhất là trong giai đoạn cha mẹ già bệnh, người con đã có thái độ quan tâm đặc biệt, phải biết cách săn sóc người lớn tuổi, biết thương cha kính mẹ, luôn vâng lời cha mẹ và hiểu được những nhu cầu, sở thích của cha mẹ, để tùy nghi đáp ứng, ngõ hầu cha mẹ có được niềm vui trong những năm tháng cuối cuộc đời.

1.1.2. Hạn chế.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong vấn đề thực thi quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đối với con cái theo quy định của luật HN&GĐ năm 2000, còn có rất nhiều những bất cập, những hành động của cha mẹ đối với con cũng như của con đối với cha mẹ rất đáng bị xã hội lên án và cần phải chịu chế tài thực sự nghiêm khắc của Pháp luật.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con theo luật HNGĐ việt nam năm 2000 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w