Nhà nước có kế hoạch chung nhằm nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần của các gia đình.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con theo luật HNGĐ việt nam năm 2000 (Trang 53 - 57)

và tinh thần của các gia đình.

Trình độ phát triển kinh tế của nước ta hiện nay còn thấp kém, thu nhập của các gia đình nói chung chỉ đủ bù đắp cho các chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng ngày, thậm chí còn một số không ít gia đình nhất là nông dân vẫn thiếu ăn, thiếu mặc. Trẻ em ở các gia đình này không những không được hưởng quyền bảo vệ và chăm sóc mà còn phải bỏ học để đi lao động kiếm sống. Nếu như Nhà nước không quan tâm đầu tư kinh phí cho các nhu cầu cần thiết nói trên thì việc thực

hiện nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con ở nước ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Đặc biệt đáng chú ý hàng đầu là tạo cơ hội cho người dân đến tuổi trường thành có việc làm ổn định, thu nhập đủ sống để khắc phục tình trạng trẻ em phải lao động kiếm ăn sớm ngoài đời, giúp các em được học hành có trình độ tối thiểu, được đào tạo ngành nghề. Trẻ em có thể tham gia giúp cha mẹ làm ngành nghề, nhưng ở mức độ nhất định, đảm bảo việc học hành của các em.

Hiện nay, vấn đề thực hiện nghĩa vụ và quyền nhân thân của con cái đối với cha mẹ tương đối phức tạp, đặc biệt là khi cha mẹ già yếu, ốm đau. Đối với những gia đình kinh tế khó khăn, con cái không có khả năng chăm sóc cho cha mẹ lúc ốm đau, bệnh tật hay kể cả sinh hoạt lúc về già, hay có những gia đình con cái phải thường xuyên xa nhà do tính chất công việc, không có điều kiện chăm sóc bố mẹ, không yên tâm vì không có người chăm sóc bố mẹ lúc già cả, … Nhà nước có thể hỗ trợ, giúp đỡ chăm sóc tại các trung tâm dành cho người già hay viện dưỡng lão.

Trên đây là một số kiến nghị của cá nhân nhằm góp phần hoàn thiện hơn về vấn đề nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con không những về mặt pháp lý mà còn trong việc thực thi những quy định này trong đời sống.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội, theo từng thời gian, Nhà nước ta luôn kịp thời ban hành các văn bản pháp luật HN&GĐ. Các văn bản pháp luật HN&GĐ thực sự là tấm gương phản chiếu cuộc sống HN&GĐ trong xã hội. Quá trình thực hiện Luật HN&GĐ năm 2000 trong những năm qua ở nước ta đã đạt được những thành tựu vĩ đại, góp phần xây dựng và củng cố các quan hệ gia đình nói chung và quan hệ giữa cha mẹ và con nói riêng.

Hạnh phúc gia đình phụ thuộc rất nhiều vào sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình: Từ cách cư xử của con cái đối với cha mẹ đến mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con của mình. Tình trạng xâm hại trẻ em trong gia đình và ngoài xã hội hiện đang diễn ra thường xuyên, khá phổ biến và phức tạp. Vì vậy pháp luật cần có các biện pháp chế tài mạnh hơn nữa, can thiệp kịp thời, bảo vệ và xử lý nghiêm minh, đúng mức.

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường giáo dục nếp sống và sự hình thành nhân cách. Việc xây dựng đạo đức gia đình bền vững là một nội dung cấp thiết trong điều kiện xã hội hiện nay.

Pháp luật và chính sách của Đảng và Nhà nước từ lâu có quan tâm, nhưng có lẽ vấn đề cần được chú ý thích đáng hơn hết là việc xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận; nâng cao ý thức nghĩa vụ đối với mọi thành viên, trong đó có điều quan trọng là nỗ lực hoàn thiện đạo đức gia đình thể hiện qua hành vi ứng xử của bản thân những người làm cha mẹ.

Việc thực hiện đúng các nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con là yếu tố cơ bản tạo nên sự ổn định, bền vững và hạnh phúc trong mỗi gia đình. Từ đó, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các Mác – Ph.Ăng ghen tuyển tập, tập IV; NXB Sự thật; Hà Nội – 1983. 2. Hồ Chí Minh: toàn tập; NXB Chính trị quốc gia; Hà Nội 2002; t.9, tr.222. 3. Ph.Ăng ghen; Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước; NXB Sự thật; Hà Nội – 1984.

4. Szilagy Vilmos; Hôn nhân trong tương lai; NXB Phụ nữ; Dịch từ bản tiếng Bungari; NXB Marta Bur; Marcopxca, 1981; tr164, 165-187.

5. Xem: Tỳ kheo Thích Minh Sơn(biên tập); Đạo Phật Khất Sĩ - Cha mẹ đối với con cái (Thuần Hoá Tâm Hồn).

6. Bộ Tư pháp Viện khoa học pháp lý; Từ điển luật học; NXB từ điển Bách Khoa; NXB Tư pháp; tr.648, 560.

7. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý; Bình luận khoa học “Một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự”; NXB Chính trị quốc gia; Hà Nội, 1997, tr.59, 60.

8. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Đinh Thị Mai Phương; Bình luận khoa học Luật HN&GĐ năm 2000; NXB Chính trị quốc gia; Hà Nội, 2004, tr.230 – 250.

9. GS. Lê Thi; Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về HN&GĐ giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay; NXB Khoa học xã hội; Hà Nội 2009; tr 244, 314, 315.

10. Nguyễn Văn Cừ; Luận văn Thạc sỹ Luật học; Sự phát triển của pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; Hà Nội – 1996.

11. Nguyễn Thị Phượng; Khóa luận tốt nghiệp; Nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con theo luật HN&GĐ năm 2000; Hà nội – 2011.

12. ThS. Đinh Thị Mai Phương; Tìm hiểu pháp luật Việt Nam và những quy định của Đài Loan về quan hệ HN&GĐ; NXB Tư Pháp; HàNội, 2005, tr.115, 116, 140, 141.

13. ThS. Đặng Văn Được, Luật gia Tạ Thị Hồng Vân; Hướng dẫn pháp luật hợp đồng dân sự và cơ chế giải quyết tranh chấp trong Bộ luật Tố tụng dân sự; NXB Lao động – xã hội; Hà Nội 2006; tr 11, 12.

14. ThS. Nguyễn Phương Lan; Nuôi con nuôi thực tế - thực trạng và giải pháp; Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi, năm 2009.

15. Trường đại học Luật Hà Nội; Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam; NXB Công an nhân dân; Hà Nội – 2008.

16. TS. Nguyễn Ngọc Điện; Khoa Luật Đại học Cần thơ; Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình.

17. Bộ luật Dân sự năm 2005. 18. Bộ luật Hình sự năm 1999. 19. Bộ luật Lao động 1994.

20. Công ước New York ngày 26/01/1990 về quyền trẻ em. 21. Hiến pháp năm 1992.

22. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. 23. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.

24. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. 25. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

26. Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007.

27. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000.

28. Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

29. Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998.

30. Sắc lệnh số 97/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.

31. www.http//thongtinphapluatdansu.wordpress.com. 32. http://www.sotuphap.bentre.gov.vn

33. http://www.unicef.org/vietnam/vi/15436.html

Một phần của tài liệu nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con theo luật HNGĐ việt nam năm 2000 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w