Thực tiễn áp dụng nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ đối với con cái theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con theo luật HNGĐ việt nam năm 2000 (Trang 42 - 48)

đối với con cái theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Tốc độ phát triển kinh tế xã hội đầy ấn tượng trong 20 năm qua đã phần nào tạo ra những áp lực mới với các gia đình Việt Nam. Không phải mọi thay đổi đồng hành với quá trình phát triển kinh tế nhanh đều mang tính tích cực và khi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn thì càng nhiều người dân di cư ra thành phố cũng như khắp nơi trong nước để tìm việc làm. Hệ quả của sự gia tăng chênh lệnh về kinh tế, nạn thất nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng di cư, gia đình tan vỡ và xói mòn các giá trị truyền thống là tỷ lệ trẻ em bị bỏ rơi, quên lãng, bị lạm dụng và bị bóc lột ngày càng cao.

Trẻ em luôn là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng trước những thay đổi lớn. Theo Bộ LĐTBXH và UNICEF năm 2009, tạo môi trường Bảo vệ Trẻ em Việt Nam: Đánh giá Luật và Chính sách Bảo vệ Trẻ em, có hơn 2,5 triệu trẻ em sống trong “các hoàn cảnh đặc biệt,” chiếm gần 10% tổng số trẻ em trai và trẻ em gái ở Việt Nam. Con số này bao gồm: 1,2 triệu trẻ khuyết tật trong báo cáo về tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; 168.000 trẻ mồ côi và trẻ không được cha mẹ đẻ nuôi nấng; 27.000 trẻ lao động; hơn 13.000 trẻ em đường phố; 20.000 trẻ sống

trong các trung tâm xã hội theo báo cáo về tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Trước đây, vấn đề “không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con” là một trong những nội dung của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con được quy định trong Luật HN&GĐ năm 1986. Tuy nhiên, thực tế thực hiện quan hệ giữa cha mẹ, con vẫn còn chịu ảnh hưởng của tàn dư tư tưởng “hơn, kém” giữa các con, thậm chí là trọng nam khinh nữ. Hiện tượng này đã gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa các con, tâm lý mậc cảm, coi thường giữa các anh, chị, em làm cho tình đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình bị tổn hại nghiêm trọng. Ở các gia đình, đối với con cái lúc nhỉ tuổi thì việc ăn uống, học hành của con trai, con gái thì được cha mẹ đối xử như nhau. Tuy nhiên thường con gái ở nông thôn học hết cấp 1, gia đình thiếu lao động nên con gái thường phải ở nhà giúp cha mẹ, bị thiệt thòi hơn so với con trai cùng tuổi.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, hiện tượng trẻ em vị thành niên hư hỏng dẫn đến phạm pháp ngày một gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh quốc gia và sự tiến bộ phát triển của xã hội. Vấn đề này không chỉ là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của các bậc cha mẹ đặc biệt là các gia đình đô thị mà còn là lo lắng chung của toàn xã hội. Phải chăng hiện tượng đó là hậu quả của việc khoán trắng sự giáo dục, học tập của con cho nhà trường. Một số phụ huynh đã biến nhà trường thành “nhà giữ trẻ lớn” mà không biết rằng chẳng gì có thể thay thế được giáo dục gia đình. Bởi lẽ, gia đình, cha mẹ là trường học đầu tiên đối với cuộc đời mỗi con người, là môi trường gần gũi nhất về không gian và lâu dài về thời gian có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành, phát triển nhân cách con trẻ.

Ngoài công sức của mình ra, các bậc cha mẹ còn phải dành nhiều thời gian và tiền bạc để đầu tư cho con cái. Song không phải ai cũng có điều kiện đầu tư cho con cái như mong muốn. Hơn thế nữa, không phải cách đầu tư nào cũng phù hợp và hiệu quả đối với con cái. Không ít các bậc cha mẹ vì mải lo kiếm tiền nên đã bỏ bê việc học hành của con cái, họ chạy theo những lợi ích, những tài sản trước mắt mà quên đi tài sản vô giá của họ là đứa con. Họ phó mặc việc

dạy dỗ, giáo dục con cho nhà trường và xã hội. Sự quan tâm của họ chỉ là những món tiền lớn, những thứ vật chất tầm thường cho con cái. Họ không biết rằng chính những thứ đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng, xa vào những tệ nạn xã hội của con trẻ. Có thể nói, hơn lúc nào hết hiện nay giáo dục gia đình là một trong những vấn đề cần được trú trọng quan tâm hơn nữa. Đặc biệt là phải xắc định rõ và phát huy vai trò tích cực của cha mẹ đối với giáo dục nói chung và việc học tập của con cái nói riêng.

Thực hiện chủ trương kế hoạch hoá gia đình, mỗi gia đinh chỉ có 1 đến 2 con. Đặc biệt, những trường hợp các em là con trai duy nhất, là đứa con “quý tử” của những gia đình mà đời sống kinh tế khá giả, giàu có thì tâm lý chung, đa phần các em được cha mẹ yêu thương, nuông chiều. Do cha mẹ phải bận bịu nhiều với công việc kinh doanh kinh tế, ít có điều kiện gần gũi con cái, lại sợ con mình thua sút bạn bè, không bằng anh, bằng chị, bằng em nên cha mẹ rất dễ dãi thoả mãn những đòi hỏi của con cái, sẳn sàng chu cấp cho con tiền bạc dư thừa. Từ đó dẫn đến việc con cái ăn xài phóng túng, bao biện bạn bè, thường dễ bị kẻ không tốt lợi dụng, lôi kéo vào chuyện ăn chơi, cờ bạc… mà xao lãng chuyện học hành.

Thực tế, trong cuộc sống có những gia đình với nhiều lý do, nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến sự chia ly không hàn gắn lại được giữa vợ, chồng như ngoại tình, ly thân, ly dị, có vợ lẻ, làm bé… đã là tác động xấu và mạnh mẽ đến tâm sinh lý của con cái, có em ngoan ngoãn bổng trở nên trầm cảm, ít nói năng, thiếu thốn tình thương, thiếu thốn vật chất, mặc cảm, xấu hổ với bạn bè, với mọi người xung quanh về hành vi không tốt đẹp của người sinh ra mình. Mất định hướng về tương lai nên các em sống buông thả, chán nản và dễ trở thành người học sinh cá biệt.

Song song với thực trạng cha mẹ nuông chiều con cái quá mức là sự ngược đãi của cha mẹ đối với con, không chỉ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi, bố dượng, mẹ kế và con riêng của chông con mà còn giữa chính cha, mẹ đẻ và con cái của mình. Đây là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội hiện nay. Sau

đây em xin đơn cử trường hợp thực tế tại thị trấn Chí Thạnh, Tuy An, Phú Yên. Nguyễn Tường Thuận là bố của hai anh em sinh đôi Nguyễn Tường Quang, Nguyễn Tường Vinh (13 tuổi). Ông Thuận bán tất cả vật dụng trong nhà lấy tiền uống rượu. Người vợ đầu không chịu nổi tính khí hung hãn của ông nên đã ly dị. Người thứ hai (mẹ của Vinh, Quang) vừa qua đời, ông bố lấy tiếp người vợ thứ 3, rồi cũng bỏ mặc. Vắng mẹ, khoảng 3h sáng hai anh em Vinh, Quang phải thức dậy, nhảy theo xe đò đi 30 km đến thị trấn Sông Cầu bán vé số. Mãi đến tối mịt, chúng mới về nhà, giao hết số tiền kiếm được trong ngày cho cha. Dù vậy, hai đứa vẫn thường xuyên phải gánh chịu những trận đòn vô cớ, hết sức dã man của ông Thuận. Trong cơn say triền miên, người cha trút những trận đòn chí tử lên thân thể của hai đứa con. Nhiều khi giữa đêm khuya, ông dựng chúng dậy để đánh… Không ít lần, ông còn buộc con đi ăn trộm của hàng xóm. Hai đứa không làm, ông trói lại, đánh nhừ tử rồi đem vứt xuống cống. Quá lo sợ, sau đó hai đứa trẻ ngủ vật vờ ở vỉa hè, góc chợ mà không dám về nhà. Bà con thương xót Vinh, Quang cơm ăn, ngủ nhờ liền bị ông Thuận chửi bới, vát dao đòi giết họ. Ủy ban Dân số Gia đình và trẻ em tỉnh Phú Yên và huyện Tuy An phản ứng quyết liệt trước hành vi của ông Thuận và có công văn đề nghị tòa án tước quyền làm cha của người đàn ông này với hai con. VKSND huyện Tuy An ra quyết định khởi tố vụ án dân dự, yêu cầu tòa hạn chế quyền làm cha của ông Thuận với Vinh – Quang.

Đây mới chỉ là một vụ việc trong rất nhiều những vụ việc mà báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đăng tải. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng việc thực thi nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ đối với con cái còn rất nhiều hạn chế.

1.1.2.2. Thực tiễn áp dụng nghĩa vụ và quyền nhân thân của con đối với cha mẹ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. với cha mẹ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Nhiều người thường nhận định: “Người Á đông có truyền thống đạo hiếu

sâu xa hơn người Tây phương” hoặc “Người Việt Nam có truyền thống đạo hiếu rất tốt”. Nhưng, hiện nay thì sao? Truyền thống đó đã đứt đoạn chăng? Có

phải vì hội nhập văn hóa mà chúng ta đang đánh mất dần những truyền thống tốt đẹp?

Nếu ai cũng biết hiếu thảo với cha mẹ chắc cuộc sống này trở nên rất đẹp vì không phải chứng kiến những cảnh đau lòng khi có những người làm trái đi bổn phận của người con, thay vì hiếu thảo, chăm sóc cha mẹ khi họ về già. Tuy nhiên, một số người cho rằng cha mẹ là gánh nặng, là nợ nần mà kiếp trước họ đã mắc nợ và giờ này phải trả cho xong, quả là “cha mẹ nuôi con biển hồ lay

láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”.

Trong hệ thống gia đình đang bị thu hẹp dần dần, một số lớn người già là cha mẹ bị xem là một gánh nặng của con cái, có thể phải chịu đựng sự bỏ rơi và không còn được con cái nuôi dưỡng nữa. Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tài và lên án rất nhiều trường hợp con cái thiếu trách nhiệm đối với cha mẹ. Dân gian có câu: “mười con không nuôi nổi một mẹ”. Thật vậy, điều này được thể hiện rõ nét trong trường hợp của cụ Châu Thị Ba, thuộc địa phận ấp Ninh Tân, xã Ninh Sơn (Thị xã Tây Ninh), năm nay 83 tuổi, đã từng mang nặng đẻ đau 10 đứa con. Ông Lý Hoàng Chinh, phó trưởng ấp Ninh Tân đã rất nhiều lần đến khuyên giải để các con của bà mang mẹ về nuôi nhưng không được. Sự việc của bà Châu Thị Ba chính quyền có biết và đã mấy lần có thư mời các con của bà để bàn hướng giải quyết nhưng các con bà thường không chịu đến hoặc đến không đầy đủ. Những người chịu đến cũng chỉ thể hiện sự thoái thác, không muốn bị mẹ làm phiền và không ai nhận nuôi mẹ mình. Các con bà cuộc sống không đến nỗi khó khăn nhưng không ai chịu nuôi mẹ mà để bà cụ sống cảnh bơ vơ như thế. Cuối cùng, người em trai út của bà Ba là ông Châu Văn Quang đã xin phép gửi bà Ba vào cơ sở nuôi dưỡng từ thiện của chi hội Bảo trợ người nghèo Thuận Thiên tại thị trấn Tân Biên để tiện bề tới lui chăm sóc. Hằng ngày, vợ chồng ông mang thức ăn cho bà chị tội nghiệp.

Trong Điều 36 cũng nêu rõ “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi

gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ”.

Như vậy việc không nuôi dưỡng mà để mẹ già lang thang dù với lý do gì đi nữa cũng là trái với quy định của pháp luật.

Đối với văn hoá dân tộc Việt Nam, hay nói chung là văn hoá Á Châu, khi con cái có điều kiện sống tương đối khá giả hơn, vì một chút vất vả trong chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già đã gửi các bậc sinh thành vào viện để người khác chăm sóc. Việc hình thành cách sống Âu hoá trong văn hoá Việt Nam là chiều hướng đang phát triển. Thiết nghĩ, truyền thống gia đình ở Việt Nam là một nét đẹp dân tộc, là nét đẹp văn hoá đáng trân trọng cần phải giữ gìn bằng mọi giá.

Bên cạnh Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định về nghĩa vụ của con đối với cha mẹ tại Điều 35 như sau: “…Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi,

hành hạ, xúc phạm cha mẹ ”. Tuy nhiên, theo kết quả Cuộc điều tra nghiên cứu

về thực trạng bạo lực gia đình năm 2011 của Viện Nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam còn cho thấy, số người già bị con cái đánh đập ở 3 tỉnh Phú Yên, Quảng Trị, Đắk Lắk lên đến 18%; bỏ rơi không chăm sóc cha mẹ là 90% ở cả 3 tỉnh. Khoảng 50% số người cao tuổi được phỏng vấn cho biết họ bị con cái của mình đe dọa nhốt trong nhà…

Hiện nay nhiều người trẻ không cùng suy nghĩ với cha mẹ nên không muốn cha mẹ sống cùng mình. Đơn cử trường hợp của Cao Đức Thiện (21 tuổi, Đức Hòa, Long An) không tu chí làm ăn mà thường xuyên ăn nhậu. Cậu con không ngại chửi bới, đánh đập cha mẹ buộc họ phải cung cấp tiền cho hắn. Cha mẹ Thiện khuyên răn, hắn không nghe mà còn đập phá nhà cửa. Anh ta lấy con dao Thái Lan rượt đâm cha. Tình thế buộc ông này phải chụp lấy khúc cây đánh vào tay đứa con ngỗ nghịch để đoạt lấy con dao trước khi chạy trốn nơi khác. Không đâm được cha, Thiện quay vào nhà tiếp tục phá các vật dụng còn sót lại. Mới đây, Thiện dùng sức mạnh buộc cha mẹ phải giao xe máy và giấy tờ liên quan cho hắn đem bán lấy tiền ăn nhậu. Hai người thân sinh ra Thiện không chấp nhận việc này, cậu con đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, không cho mang xe máy

theo. Cha mẹ Thiện phải đi nơi khác lánh nạn. Thiện bán xe máy, tiêu vài hôm hết tiền thì lại đi tìm họ bắt phải cung cấp tiếp tiền. Công an huyện Đức Hòa vừa khởi tố bị can, bắt giữ Thiện về tội ngược đãi cha mẹ.

Không hiếm trường hợp, mặc dù chưa đến mức đuổi bố mẹ ra khỏi nhà nhưng trước áp lực của con cái, họ phải ra ở riêng trong tâm trạng buồn chán, căng thẳng. Đây cũng là một hình thức bạo lực gia đình đối với người cao tuổi. Bên cạnh đó, nhiều người già theo con ra thành phố cũng đang nếm trải hành vi bạo lực gia đình từ con cái, nhiều người chịu không nổi những câu nói, những hành vi thiếu tôn trọng của con cái nên đã tìm cách quay về quê sống một mình.

Rất nhiều những hành vi bạo lực gia đình đối với người cao tuổi đang tồn tại ở nhiều gia đình nhưng không được phát hiện. Chỉ khi họ bị đẩy ra đường, bị đánh đập nguy hiểm đến tính mạng… thì xã hội mới hay biết. Bản chất những hành vi này là đặc biệt nghiêm trọng. Nếu qua quá trình giáo dục và hòa giải vẫn không làm thay đổi được hành vi của họ thì pháp luật cần phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác.

Những hành động ngược đãi của con cái đối với cha mẹ không chỉ là hành vi bạo lực gia đình được quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, mà nó còn vi phạm đạo đức xã hội, đạo đức con người một cách nghiêm trọng. Con cái có bổn phận quý trọng, hiếu thảo với cha mẹ việc làm này luôn được xã hội khuyến khích, hoan nghênh, đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là đạo đức của một con người.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con theo luật HNGĐ việt nam năm 2000 (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w