Thực tiễn áp dụng các quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ đối với con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con theo luật HNGĐ việt nam năm 2000 (Trang 38 - 40)

thân của cha mẹ đối với con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc. Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn xã hội và của mọi gia đình. Khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” đã và đang trở thành phương châm hành động của nhiều quốc gia trên thế giới và của Việt Nam. Việc quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng thế hệ trẻ ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta chú ý từ rất sớm. Đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng đề cập tới vấn đề này, trong đó đều thống nhất khẳng định đây là trách nhiệm to lớn của Đảng, toàn dân, đồng thời thể hiện tính ưu việt của xã hội ta. Trên thực tế, từ khi

đổi mới tới nay, công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đất nước phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, việc chăm sóc trẻ em có điều kiện thuận lợi hơn. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ngày càng giảm, con số trẻ em bị đói rách, thất học thu hẹp dần..

Về vấn đề trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái: Đối với con chưa thành niên, vấn đề trông nom, nuôi dưỡng và chăm sóc cực kì quan trọng, ảnh hưởng đến con cái cả về mặt nhân cách lẫn thể chất sau này. Vì vậy, ngày nay, khi đời sống của người dân được cải thiện hơn, nhu cầu phát triển của con trẻ cũng khắt khe hơn. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho con. Đã không ít những người mẹ nghỉ việc ở nhà để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái một cách tốt nhất. Nhiều bậc phụ huynh gắng gỏi, tần tảo chăm chút con em có cơm ăn áo mặc, được cắp sách đến trường, cố hết sức dành những gì tốt đẹp nhất cho con. Cha mẹ không chỉ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên mà ngay cả khi con đã đã thành niên, phát triển bình thường, điển hình là trường hợp nuôi con học đai học.

Thời gian con cái sống và nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ lâu dài hơn; ngoài việc lo ăn, lo mặc, cha mẹ còn phải lo về mặt giáo dục. Việc giáo dục con cái ngày nay cũng khác xưa. Ngày nay hầu hết những người làm cha mẹ, nuôi dạy con cái đều oán triệt tinh thần bình đẳng và dân chủ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ đã biết lắng nghe ý kiến của con cái, không gạt bỏ hay phủ nhận mọi ý kiến của con cái, nếu con có điều gì sai trái thì giảng giải, thuyết phục để chúng nhận thức ra điều đúng đắn mà không dùng bạo lực áp đặt, bắt con làm theo. Sau đây là bảng khảo sát việc con cái (con chưa thành niên) phạm lỗi, cha mẹ xử lý như thế nào?(1)

Hình thức phạt Với con trai Với con gái

1. Nhắc nhở, phân tích đúng sai 97,7% người trả lời 98% người trả lời

2. Làm ngơ lời của con trẻ 0,5% người trả lời 0,8% người trả lời

(1)GS. Lê Thi; Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về

3. Quát mắng 9,6% người trả lời 7,9% người trả lời 4. Đánh đòn 9,6% người trả lời 3,6% người trả lời 5. Liên hệ với nhà trường 9,6% người trả lời 5,1% người trả lời

Qua bảng khảo sát trên ta thấy nếu con có lỗi, đại bộ phận các bậc cha mẹ thường nhắc nhở, phân tích đúng sai. Việc quát mắng hay đánh đòn con nhỏ chiếm tỉ lệ ít. Và sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái không còn nhiều. Kết luận được rút ra từ bảng khảo sát trên cho chúng ta thấy được rằng ý thức của các bậc cha mẹ trong việc tuân thủ pháp luật về vấn đề thực hiện nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ đối với con tương đối tốt. Cụ thể ở đây là thực hiện nghĩa vụ và quyền yêu thương, chăm sóc, giáo dục con cái, không hành hạ, ngược đãi hay đánh đập con.

Bên cạnh đó, cha mẹ đã tích cực ủng hộ việc tham gia hoạt động xã hội của con, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của con về trí tuệ, tài năng và nhân cách cũng là một vấn đề tương đối quan trọng. Hiện nay các bậc cha mẹ không chỉ dừng lại ở vấn đề giáo dục con phải biết ngoan ngoãn, lễ phép mà còn chú ý đến việc phát huy được tính độc lập sáng tạo trong suy nghĩ và trong hành động.

Vấn đề hướng dẫn con chọn nghề, tôn trọng quyền chọn nghề gần đây các bậc làm cha, mẹ cũng đã có suy nghĩ thoáng hơn, không ép buộc con cái phải lựa chọn học tập những ngành nghề theo ý của mình. Tuy rằng khi con cái đứng trước ngưỡng cửa vào đời, phụ huynh cũng có lắm nỗi băn khoăn, lo lắng cho tương lai của con mình. Và những băn khoăn, lo lắng ấy đã được phụ huynh bày tỏ tại buổi tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp “Cùng con chọn nghề”. Lựa chọn nghề là bước khởi đầu trên con đường sự nghiệp của mỗi người. Công việc đó sẽ thực sự hiệu quả và phát huy được sở trường của cá nhân khi quan tâm đến đặc điểm của kiểu khí chất có ở từng người. Vì vậy, rất nhiều cha mẹ đã thấu hiểu tâm tính tình và sở thích của con cái suốt quá trình phát triển và trường thành nên đã ủng hộ và nhiệt tình vun đắp ước mơ của con trẻ, là điểm tựa tinh thần vững chắc, luôn đồng hành cùng con trong thời điểm quan trọng này.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha mẹ và con theo luật HNGĐ việt nam năm 2000 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w