Xác định lý do nghiên cứu đề tài này (sử dụng kết quả điều tra sơ bộ, cơ sở lý thuyết và thực tế tại công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ về tình hình phát triển thương mại về sản phẩm may mặc ): lý do đó xuất phát từ khó khăn cửa nền kinh tế hiện nay, điểm yếu và mục tiêu đạt tới của công ty trong năm vừa qua . Như chúng ta đã biết, hiện nay dệt may đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với trên 2000 doanh nghiệp, sử dụng khoảng 2 trệu lao động, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hai sau dầu khí, năm 2009 may mặc Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 18%, kim ngạch xuất khẩu đạt 9.1 tỷ USD đóng góp một con số đáng kể vào thu nhập quốc dân, nhất là trong tình hình thương mại hóa và toàn cầu hóa thế giới thì may mặc càng đóng 1 vị trí quan trọng hơn trong việc giao thương với các nước trên thế giới, đó là nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, ngoài ra các công ty may còn góp phần lớn vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động và phúc lợi xã hội cho đất nước.
Trang 1“ Giải pháp phát triển thương mại về sản phẩm
may mặc trên thị trường Hà Nội của công ty
TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ ”
Trang 2Chương 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ HỘI CỦA CÔNG TY TNHH MAY NHÂN
ĐẠO TRÍ TUỆ ”
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xác định lý do nghiên cứu đề tài này (sử dụng kết quả điều tra sơ bộ, cơ
sở lý thuyết và thực tế tại công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ về tình hìnhphát triển thương mại về sản phẩm may mặc ): lý do đó xuất phát từ khó khăncửa nền kinh tế hiện nay, điểm yếu và mục tiêu đạt tới của công ty trong nămvừa qua
Như chúng ta đã biết, hiện nay dệt may đang là một trong nhữngngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với trên 2000 doanh nghiệp, sửdụng khoảng 2 trệu lao động, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hai saudầu khí, năm 2009 may mặc Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 18%, kimngạch xuất khẩu đạt 9.1 tỷ USD đóng góp một con số đáng kể vào thunhập quốc dân, nhất là trong tình hình thương mại hóa và toàn cầu hóathế giới thì may mặc càng đóng 1 vị trí quan trọng hơn trong việc giaothương với các nước trên thế giới, đó là nguồn thu ngoại tệ lớn của đấtnước, ngoài ra các công ty may còn góp phần lớn vào việc tạo công ănviệc làm cho người lao động và phúc lợi xã hội cho đất nước
Trong những năm gần đây ngành may mặc luôn phát triển vượt bậc
và có được một số thành tựu đáng kể, các đối tác làm ăn ngày càng nhiều
Trang 3hơn, số lượng đơn đặt hàng tăng lên vì thế số doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực thương mại may mặc ngày càng đông hơn Tuy nhiên tốc
độ phát triển của sản phẩm này vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏicủa nền kinh tế xã hội, phát triển chưa tương xứng với lợi thế và tiềmnăng của các doanh nghiệp hàng may mặc nói chung và đặc biệt là công
ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ nói riêng
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới hiện nay là đangtrong tình trạng suy thoái kinh tế chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đếnkinh tế toàn cầu trong đó có kinh tế của Việt Nam đặc biệt là về sảnphẩm may mặc cuả Việt Nam, thực tế cho thấy kim ngạch xuất khẩu củasản phẩm may mặc năm 2009 chỉ đạt 9.1 tỷ USD thấp hơn kế hoạch đã
để ra là 9.5 tỷ USD, các công ty dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn vềvốn và thị trường đầu ra cho sản phẩm may mặc của mình nên hiện nay
đã có rất nhiều công ty may phải tạm ngừng hoạt động, giảm lực lươnglao động và giảm thời gian sản xuất vì thiếu đơn hàng trầm trọng, khiếncho một bộ phận công nhân giảm thu nhập, mất việc làm thậm chí có một
số công ty nhât là công ty vừa và nhỏ đang trong bối cảnh bị phá sản vìkhông tiêu thụ được sản phẩm vì thế hiện nay một số doanh nghiệp phảitrở lại thị trường nội địa
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
1.2.1 Xác lập tên đề tài
Trang 4Từ tính cấp thiết đã nêu , trong giai đoạn thực tập và khảo sát tình
hình thực tế , em xác định đề tài luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp phát
triển thương mại về sản phẩm may mặc trên thị trường Hà Nội của
công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ ”
b Nội dung, nhiệm vụ.
* Tổng quan một số khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết về phát triểnthương mại sản phẩm may mặc
- Phát triển thương mại tức là mở rộng quy mô,gia tăng, tốc độ, dịchchuyển cơ cấu thương mại theo hướng phát triển bền vững, có hiệu quảcao trong hoạt động thương mại
- Sản phẩm may mặc là loại sản phẩm có yêu cầu rất phong phú, đa dạngtùy thuộc vào đối tượng tiêu dùng
* Điều tra, khảo sát, phòng vấn các chuyên gia, nhà quản lý, về pháttriển thương mại sản phẩm may mặc của công ty TNHH May Nhân ĐạoTrí Tuệ từ 2007-2009
Trang 5* Phân tích đánh giá thực trạng thị trường, thương mại sản phẩm maymặc.Của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ từ 2007-2009 thị trườngmay mặc bao gồm: thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu đây làhai thị trường chính mà các doanh nghiệp may đã và đang hướng tới,nghiên cứu và phân tích thị trường là yếu tố rất quan trọng trong việctiêu thụ sản phẩm để nắm vững được nhu cầu của từng thị trường, từngnhóm người tiêu dùng.
* Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới thương mại sản phẩm may mặccủa công ty Nhân tố về môi trường, vốn, nguyên vật liệu, thị trường tiêuthụ sản phẩm may mặc, cơ chế chính sách của nhà nước, pháp luật
* Các định hướng, mục tiêu phát triển thương mại sản phẩm may mặccủa công ty trong thời gian tới
* Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp phát triển thương mại sản phẩmmay mặc trong thời gian tới
Nghiên cứu thị trường Hà Nội , tiết kiệm chi phí sản xuất, đầu tư vàthiết kế sản phẩm mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, phát triểnnguồn nhân lực, tổ chức hoạt động marketing như quảng cáo, khuyếnmãi…
1.3 Mục tiêu.
Trang 6Trên cơ sở phân tích thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độngthương mại của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ, rút ra kết luận,phát hiện vấn đề cần giải quyết Từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất nhằmphát triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty TTHH May NhânĐạo Trí Tuệ trên thị trường Hà Nội
1.4 Phạm vi.
* Về nội dung: Tập trung nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩmmay mặc, khâu tiêu thụ của các doanh nghiệp may mặc nói chung vàcông ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ nói riêng cùng với các yếu tố tácđộng đến nó
* Về không gian: phân tích hoạt động thương mại trên thị trường HàNội , giới hạn đối với một doanh nghiệp là công ty TNHH May NhânĐạo Trí Tuệ
* Về thời gian: Khảo sát, phân tích thực trạng thương mại sản phẩm maymặc của công ty May Nhân Đạo Trí Tuệ trong 3 năm 2007-2009, đề xuấtđến 2011 và những năm tiếp theo
1.5 Kết cấu luận văn.
Kết cấu của đề tài gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Trang 7Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại sảnphẩm may mặc
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng pháttriển thương mại sản phẩm may mặc của công ty TNHH May Nhân ĐạoTrí Tuệ trên thị trường Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển thương mại sảnphẩm may mặc của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ trên thịtrường Hà Nội
Trang 8Chương 2: MỐT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM MAY MẶC
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.2 Thương mại hàng hóa may mặc
Thương mại sản phẩm may mặc là lĩnh vực trao đổi mua bán sản phẩmmay mặc mà chủ thể, đối tượng kinh doanh là các công ty sản xuất, người tiêudùng và thương nhân, quan hệ trao đổi trong thương mại sản phẩm may mặcbao gồm các quan hệ chủ yếu giữa sản xuất, nhà sản xuất với thương nhân,thương nhân với nhau, nhà sản xuất và thương nhân với người tiêu dùng Ngoài
ra, chủ thể tham gia vào thương mại sản phẩm may mặc còn có các nhà môigiới, tư vấn, giao nhận, quảng cáo, họ là những người cung cấp các dịch vụ hỗtrợ và thúc đẩy thương mại phát triển
Trong thương mại sản phẩm may mặc, quan hệ giữa người bán và ngườimua được thể hiện trên thị trường thông qua hình thức trao đổi sản phẩm maymặc – tiền tệ Các quan hệ trao đổi sản phẩm may mặc được thực hiện bởi cácphương thức mua bán khác nhau diễn ra không chỉ trong phạm vi thị trường nộiđịa mà còn mở rộng trên phạm vi thị trường khu vực toàn cầu
Trang 9Về bản chất thương mại sản phẩm may mặc không có gì khác thương mạihàng hóa gồm các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa nhằm mục đích kiếmlời thông qua thị trường.
2.1.3 Thương mại và sự phát triển thương mại hàng may mặc trên thị trường nội địa
Thương mại là tổng thể các mối quan hệ gắn liền trao đổi mua bán thôngqua tiền tệ nhằm mục đích thu về lợi nhuận trên thị trường
Thương mại trên thị trường nội địa phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa cácchủ thể tham gia hoạt động thương mại nhưng giới hạn trong không gian, phạm
vi lãnh thổ một quốc gia, một vùng lãnh thổ của một địa phương
Sự phát triển thương mại hàng may mặc là quá trình cải thiện, khôngngừng gia tăng về quy mô (sản lượng và trị giá, doanh thu), thay đổi cơ cấuhàng hóa và thương mại hàng may mặc theo hướng tối ưu, nâng cao chấtlượng, hiệu quả và đảm bảo tính bền vững
Phát triển thương mại sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa phản ánhviệc đẩy mạnh các hoạt động gắn liền trao đổi mua bán sản phẩm may mặc củacông ty trong lãnh thổ quốc gia, trên một thị trường nội địa nhất định Ở đề tàinày được xác định là trên thị trường Hà Nội
2.2 Các tiêu chí để đánh giá sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc 2.2.1 Chỉ tiêu về gia tăng quy mô tiêu thụ
Thể hiện ở sự gia tăng hay tăng trưởng trị giá thương mại (còn gọi làdoanh thu) và sản lượng tiêu thụ Để đánh giá sự phát triển của thương mại sảnphẩm may mặc trên thị trường về quy mô tiêu thụ người ta sử dụng các chỉ tiêusau: Tổng giá trị thương mại, sản lượng, doanh thu tiêu thụ sản phẩm Ngoài racòn được phản ánh ở tỷ lệ tăng trị giá thương mại hàng năm hoặc qua các thờikỳ Cụ thể:
Trang 10- Tổng giá trị thương mại: Tổng giá trị thương mại sản phẩm trên thị trường nộiđịa là toàn bộ doanh thu bán lẻ hàng hóa trên thị trường Hà Nội của các cơ sởsản xuất kinh doanh.
Tổng giá trị thương mại được tính như sau:
1
*
Trong đó:
PV0: là giá trị thương mại sản phẩm được tính theo giá so sánh
PVti: là tổng giá trị thương mại sản phẩm i được tính theo năm t
P0i : là giá so sánh của các loại sản phẩm i được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội
Pti : là giá của các loại sản phẩm i được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội ở năm t
Qti: là sản lượng tiêu thụ của các loại sản phẩm i trên thị trường Hà Nội ở năm tKhi PV tăng theo các năm, các quý hoặc tháng nghĩa là quy mô thương mại sảnphẩm trên thị trường nội địa tăng lên
- Tăng trưởng trị giá thương mại (doanh thu):
P1Q1 - P0Q0Trong đó: P1Q1: là doanh thu năm nghiên cứu
P0Q0: là doanh thu năm gốc( năm so sánh)
P : là giá hàng hóa may mặc
Q : là sản lượng tiêu thụ
- Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ: Ngoài chỉ tiêu trên thì quy mô về thương mạicòn được phản ánh qua sản lượng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường Hà Nội
Q = Q1 - Q0Trong đó: Q1: Sản lượng năm nghiên cứu
Trang 11Q0: Sản lượng năm gốc
Q: Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ
Nếu tăng trưởng dương tức thương mại hàng may mặc phát triển về số lượng,quy mô
2.2.2 Chỉ tiêu chất lượng
- Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng nếu cao và đều đặn, ổn định qua các
năm cho thấy thương mại phát triển mạnh, tiềm năng mở rộng trong tương lai.Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng cao nhưng không ổn định là biểu hiện của sựphát triển thương mại chưa vững chắc, hiệu quả
Tốc độ tăng trưởng =
0 0
1 1
Q P
Q P
- Sự chuyển dịch về cơ cấu: Sự chuyển dịch về cơ cấu sản phẩm trong lĩnh vực
thương mại là sự thay đổi về tỷ trọng của các loại sản phẩm trên thị trường HàNội Phát triển thương mại được đánh giá là tốt khi sự chuyển dịch cơ cấu theo
xu hướng chung của thế giới, phù hợp với mục tiêu và quan điểm của nhànước, của ngành về đường lối phát triển dệt may nói chung và may mặc nóiriêng Phát triển thương mại tang trưởng tốt khi khi các sản phẩm chuyển dịchtheo hướng tăng các sản phẩm có giá trị cao, giảm dần các sản phẩm thô chưaqua sơ chế
Sự chuyển dịch về cơ cấu =
1 1
1 1
Q P
Q
Trong đó P1a Q1a là doanh thu của nhóm hàng a
Nếu nhóm hàng a có giá trị gia tăng nhiều hơn, mà doanh nghiệp chuyển dịch
cơ cấu hàng may mặc sang nhóm hàng này nghĩa là tăng tính hiệu quả, nângcao khả năng cạnh tranh, góp phần đảm bảo chất lượng tăng trưởng
- Năng suất lao động bình quân:
Trang 12Năng suất lao động bình quân là chỉ tiêu cho thấy trung bình một lao độngthì đóng góp bao nhiêu % vào tổng doanh thu của doanh nghiệp, năng suất laođộng càng lớn thì hiệu quả càng cao.
2.2.3 Phát triển thương mại sản phẩm may mặc với nâng cao hiệu quả và tính bền vững.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là con số phản ánh hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, lợi nhuận là phần tiền thu lại được sau khi đã khấu trừhết các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanhcủa doanh nghiệp Lợi nhuận càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn hiệu quả,
từ đó phát triển thương mại cũng thu được kết quả tốt
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Cùng với lợi nhuận, hiệu quả phát triển thương mại có thể được xem xétqua tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận cho ta biết cứ một đơn vị doanh thu thuần thu được baonhiêu đơn vị lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận càng lớn càng phản ánh doanhnghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn trong quá trình phát triển thương mạinói chung
Nếu lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, tỷ suất lợi nhuận ổn định haytăng lên thì hiệu quả kinh tế cao
Năng suất lao động bình quân =
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu =
Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế
Trang 13Ngoài chỉ tiêu lợi nhuận, việc phát triển thương mại sản phẩm may mặccần đảm bảo:
- Bảo toàn được vốn kinh doanh
- Duy trì được việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, cải thiệnđời sống nhân dân
- Bảo vệ môi trường, tài nguyên liên quan đến sản phẩm may mặc
2.3 Các nguyên tắc cơ bản của sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc
2.3.1 Phát triển thương mại sản phẩm theo nguyên tắc thị trường
a Quy luật cung cầu.
Trong nền kinh tế thị trường, cung cầu là những lực lượng hoạt động trênthị trường Cầu được hiểu là nhu cầu của xã hội về hàng hóa được biểu hiệntrên thị trường ở một mức giá nhất định, nó bị giới hạn bởi khả năng thanh toáncủa dân cư Nói cụ thể hơn, cầu là lượng mặt hàng mà người mua muốn mua ởmức giá nhất định Cung được hiểu là toàn bộ hàng hóa có trên thị trường và cóthể đưa đến ngay thị trường ở một mức giá nhất định Nói cụ thể hơn, cung làlượng một mặt hàng mà người bán muốn ở mức giá nhất định
Giữa cung và cầu tồn tại một mối quan hệ biện chứng, sự tác động củachúng hình thành lên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường, giá cả đó không thểđạt được ngay, mà phải trải qua một thời gian dao động quanh vị trí cân bằng.Khi cung nhỏ hơn cầu có nghĩa là khối lượng hàng hóa cung ứng trên thịtrường không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến giá cả thị trường hàng hóa đó tănglên Khi cung bằng cầu có nghĩa là khối lượng hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu sẽdẫn đến giá cả cân bằng và không thay đổi khi cung lớn hơn cầu, tức là khốilượng hàng hóa cung ứng vượt quá cầu dẫn đến giá cả trên thị trường giảmxuống
b Quy luật giá trị.
Trang 14Quy luật giá trị là quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa Ởđâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụngcủa quy luật giá trị.
Theo quy luật giá trị , sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sởhao phí lao động xã hội cần thiết Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất
tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hóakhông phải quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuấthàng hóa , mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết Vì vậy muốn bán đượchàng hóa bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm chohao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấpnhận được
Trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cầnthiết, có nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá Sự vận động của quy luậtgiá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa, vì giá trị là cơ sở của giá cả,nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả
nó sẽ cao và ngược lại Sự vận động của giá cả trên thị trường của hàng hóaxoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị vàthông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tácdụng
c Quy luật cạnh tranh.
Cạnh tranh là một khái niệm rộng, không những tồn tại trong lĩnh vực kinh
tế, mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội Trong kinh tế thị trường, các chủ thểhành vi kinh tế vì lợi ích riêng của bản thân mình mà tiến hành cạnh tranh vớinhau Cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tếnhằm giành lợi ích tối đa cho mình Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chế thịtrường, nó là hiện tượng tự nhiên, tất yếu của nền kinh tế thị trường , ở đâu cósản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có cạnh tranh
2.3.2 Dựa vào tiềm năng và lợi thế so sánh.
Trang 15- Lợi thế về lao động: Các sản phẩm may mặc có tỷ trọng giá trị lao động sống
cao, lao động của Việt Nam lại nhiều với hơn 80 triệu dân trong đó số ngườitrong độ tuổi lao động chiếm khoảng 45 triệu người Người Việt Nam là ngườinăng động sáng tạo, có thể tiếp thu nhanh nhạy có kiến thức, khéo tay, thờigian đào tạo ngắn, tiền lương công nhân thấp (đặc biệt là những vùng ven đô,nông thôn ) làm cho chi phí đầu tư cũng như giá thành sản phẩm thấp
- Lợi thế về thị trường: Với việc mở rộng giao lưu kinh tế và chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế, hiện nay Việt Nam là thành viên ASEAN, APEC, WTO và cóhiệp định thương mại với EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…
- Lợi thế về chính trị: Việt Nam có môi trường chính trị lành mạnh, ổn định,tạo điều kiện cho việc tăng cường quan hệ quốc tế, đổi mới hoàn thiện cơ chếchính sách, đào tạo nhân lực…
Những lợi thế trên là nguồn lực vô hình để tạo thuận lợi cho các doanhnghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàngmay mặc
2.3.3 Dựa vào bối cảnh, môi trường thương mại trong nước và quốc tế.
a Môi trường thương mại trong nước.
Dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt maythế giới và khu vực, ngành dệt may Việt Nam thực sự bước sang thời kỳ pháttriển mới với tóc độ tăng trường cao cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu
Từ năm 2000 đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bìnhquân trên 20%/năm, thu hút hơn 2 triệu lao động, đóng góp 15% tổng kimngạch xuất khẩu cả nước Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được sảnphẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, phong phú đáp ứng được các yêucầu, đòi hỏi của thị trường Nhiều cơ chế chính sách như: chính sách đầu tư,chính sách thương mại-xuất khẩu, chính sách về lao động, thuế… Đã được
Trang 16chính phủ ban hành và triển khai Chiến lược tăng tốc ngành dệt may Việt Namđến năm 2010 cũng được chính phủ phê duyệt và đề ra định hướng phát triển
2015, 2020 Tuy nhiên nhìn chung ngành dệt may Việt Nam vẫn còn khá xa sovới các nước trong khu vực và thế giới, nhất là về thương hiệu công nghệ cònlạc hậu, nguồn lực lao động trình độ thấp cùng với công tác quản lý yếu kém đãhạn chế khả năng phát triển của ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh tếtoàn cầu hiện nay
b Môi trường thương mại quốc tế.
Hiện nay Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức thương mại khu vực
và thế giới như: ASEAN, APEC, WTO…Vậy nhiều hiệp định thương mại đãđược ký kết: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…Đây là cơ hội vàng cho các doanhnghiệp dệt may Việt Nam để phát triển thương mại và xuất khẩu
Tuy nhiên trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới hiện nay làđang trong tình trạng suy thoái kinh tế chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn
đến các doanh nghiệp may mặc Thực tế cho thấy kim ngạch xuất khẩu
của ngành dệt may năm 2009 may mặc Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng18%, kim ngạch xuất khẩu đạt 9.1 tỷ USD các công ty may mặc đanggặp rất nhiều khó khăn về vốn và thị trường đầu ra cho sản phẩm maymặc của mình, nên hiện nay nhiều doanh nghiệp phải tìm ra các giảipháp: tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, hướng đến thị trường nộiđịa để khắc phục những khó khăn
2.3.4 Dựa vào chính sách phát triển kinh tế, thương mại của Đảng, Nhà nước.
Trang 17Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam,trong những năm qua các doanh nghiệp dệt may luôn được Đảng, Nhà nướcquan tâm bằng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi: chính sách thuế và tài chính,chính sách phát triển mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại, chính sách ưuđãi đầu tư, chính sách về thương mại xuất nhập khẩu, phát triển cây bông nhằmđáp ứng nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may…Những chính sách ưu đãi củaChính phủ trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới sẽ giúp cho cácdoanh nghiệp dệt may không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, cung cấp cho thịtrường những sản phẩm tốt nhất, hợp với thị hiếu, giá phải chăng Đó chính lànhững yếu tố căn bản, để giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam thành công khitham gia cạnh tranh và hội nhập thị trường khu vực và thế giới.
2.4 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước
Đã từng có đề tài nghiên cứu liên quan đến phát triển thương mại sản phẩmmay mặc của những năm trước:
* Đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực với pháttriển thương mại sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Hai – HảiPhòng” Đây là đề tài luận văn tốt nghiệp năm 2008 của sinh viên Trần ThịLụa, lớp 40F1, Khoa Kinh tế Đề tài này chủ yếu nghiên cứu về nguồn nhân lựctác động vào phát triển thương mại hàng may mặc của công ty chứ không phải
là nghiên cứu về phát triển thương mại hàng may mặc, đề tài này nghiên cứusâu về một giải pháp của phát triển thương mại hàng dệt may, đó là giải phápnâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực
* Đề tài: “ Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dệt kim của công ty dệt may Hà Nội”.Đây là đề tài luận văn tốt nghiệp năm 2007 của sinh viên Phạm Thanh Hạnh,lớp 39F6, Khoa Kinh tế Đề tài này chủ yếu nghiên cứu giải pháp để đẩy mạnhtiêu thụ hàng dệt kim của công ty dệt may Hà Nội, đề tài này cũng chỉ đi sâu
Trang 18vào một giải pháp phát triển thương mại hàng dệt may nói chung mà khôngnghiên cứu tổng thể giải pháp phát triển thương mại hàng dệt may.
2.5 Phân định nội dung nghiên cứu đề tài.
* Đề tài: “Phát triển thương mại hàng may mặc trên thị trường Hà Nội củacông ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ” nghiên cứu các tiêu chí đánh giá sựphát triển thương mại hàng may mặc, các nhân tố ảnh hưởng và hoạt động cóliên quan nhằm thúc đẩy phát triển thương mại hàng may mặc (tức tăng trưởng
cả về số lượng và chất lượng, hướng tới hiệu quả và tính bền vững) trên thịtrường Hà Nội
* Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh kinh tế đang dần hổi phục sau khủnghoảng kinh tế năm 2009, hoạt động thương mại nói chung, xuất khẩu nói riênggặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác tiêu thụsản phẩm trên thị trường nội địa Đề tài của em tập trung nghiên cứu các giảipháp thúc đẩy phát triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty trên thịtrường cụ thể là Hà Nội Đó chính là điều mới và khác biệt trong nội dung vàphương pháp nghiên cứu của đề tài
Trang 19Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH MAY NHÂN ĐẠO TRÍ TUỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề phát triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ.
Có rất nhiều phương pháp tiếp cận để phân tích về vấn đề phát triểnthương mại sản phẩm may mặc của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ.Đối với đề tài này em đã sử dụng những phương pháp sau:
3.1.1 Phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử
* Phương pháp duy vật biện chứng
Thể hiện ở mức quan hệ biện chứng giữa các chỉ tiêu, phản ánh sự pháttriển thương mại sản phẩm may mặc hoặc giữa thực trạng phát triển thươngmại sản phẩm may mạc trên thị trường Hà Nội với các nhân tố ảnh hưởng, vớicác hoạt động của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ
* Phương pháp duy vật lịch sử.
Thể hiện ở những nghiên cứu kết quả thương mại sản phẩm may mặc trênthị trường Hà Nội của công ty theo các mốc thời gian cụ thể, với các bối cảnhcác yếu tố môi trường vi mô trong nước, các yếu tố nội tại của doanh nghiệpdệt may Chẳng hạn, sản phẩm may mặc Việt Nam nói chung và công tyTNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ nói riêng đều đang phải chịu ảnh hưởng của suythoái, khủng hoảng kinh tế, nhiều xuất khẩu đều giảm trong cuối năm 2009 vàđầu năm 2010, nhưng những năm trước đó không phải như vậy
Trang 203.1.2 Các phương pháp cụ thể.
3.1.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Quá trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua cácnguồn sau:
* Phiếu điều tra trắc nghiệm
Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, tiến hành thiết lập phiếu điềutra bao gồm các câu hỏi liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu việc phát triểnthương mại sản phẩm may mặc của Công ty TNHH may Nhân đạo trí tuệ.Trên cơ sở các câu hỏi đã chuẩn bị trước có liên quan đến đối tượngnghiên cứu, tiến hành phát phiếu điều tra ếp lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyênviên trong công ty, nhân viên…bao gồm 15 phiếu điều tra Trên cơ sở nhữngtài liệu, thông tin thu thập được, tiến hành xử lý các số liệu, số liệu nào có thể
sử dụng được thì lấy về còn số liệu nào không sử dụng được thì loại bỏ
* Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
Phương pháp phỏng vấn cũng được tiến hành thông qua phiếu phỏng vấn.Phương pháp phỏng vấn cũng được tiến hành qua hai đợt thực tập Trong quátrình thực tập còn tiến hành phát 15 phiếu phỏng vấn chuyên sâu, xin ý kiếncủa các chuyên gia về đánh giá thực trạng những khó khăn, tồn tại, nguyênnhân và thành công, kinh nghiệm, tiềm năng phát triển của công ty trong thờigian tới Số phiếu được phát ra tập trung vào các đối tương như giám đốc,trưởng phòng, phó phòng Quá trinh phỏng vấn được thực hiện rất thành công,hai bên trao đổi thông tin một cách cụ thể và rõ ràng về các vấn đề pháp triển
vốn nhân lực.
* Tthu thập thông tin từ nguồn sách báo, tạp trí, ấn phẩm
Ngoài phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập thông tin trực tiếp từdoanh nghiệp, còn có thể sử dụng phương pháp khai thác thông tin gián tiếpthông qua internet, báo chí, tạp trí…
Trang 21Nắm được nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tiến hành tìm kiếm thôngtin liên quan phục vụ cho việc viết bài thông qua internet với một số trang web
như: moit.gov.vn, vietnamtextile.org.vn,… Tham khảo những thông tin, tin
tức trong các bản tin từ đó có những đánh giá riêng của bản thân về vấn đềnghiên cứu
Bên cạnh đó còn có thể tham khảo thông tin từ các bài báo, tạp trí thươngmại liên quan như thời báo kinh tế, tạp trí khoa học thương mại của trường ĐHThương mại,…
3.1.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh số liệu
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin liên quan tới nội dung vấn đề nghiêncứu, cần phải sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu, tổng hợp và so sánh Đây
là một phương pháp hết sức quan trọng và là khâu trọng yếu trong quá trìnhviết bài luận
Dựa trên những thông tin thu thập được, sử dụng kỹ năng tổng hợp dữ liệuthành một hệ thống logic rồi thực hiện so sánh, dùng các kiến thức chuyênngành kinh tế thương mại như thống kê, lập nên các bảng biểu, sơ đồ, đồ thịbiểu diễn mối quan hệ và sự tăng trưởng của các quá trình tiêu thụ sản phẩmmay mặc qua các năm, cơ cấu các sản phẩm may mặc trên thị trường HàNội… từ các bảng biểu lập được rút ra những đánh giá tổng quát về tình hìnhnghiên cứu trên mọi mặt, tìm ra vấn đề chủ chốt và có những giải pháp đánhgiá cấp thiết
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến sự phát triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ trên thị trường Hà Nội
3.2.1 Khái quát về công ty và đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm 2007, 2008, 2009
Tên thường gọi : Công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ
Trang 22Tên giao dịch quốc tế : Tri Tue garment Ltd company.
Trụ sở giao dịch chính : Số 5 – Cầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh : May mặc và gia công hàng may mặc
Ngày thành lập : 12/01/1994
Vốn điều lệ ban đầu của công ty: 350.000.000 đồng
Số cán bộ công nhân viên: 320 người
Số điện thoại: 84-47642009 Fax: 84-48341366
Sản phẩm chính của công ty là áo sơ mi, đồng phục văn phòng, ngoài ra
công ty còn sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may mặc, may thêu.Sản phẩm của công ty có đặc điểm là hoàn thiện theo từng công đoạn, mỗicông nghệ sẽ có đơn giá khác nhau, sản phẩm cuối cùng là cái (chiếc), bộ
Thị trường của công ty, chủ yếu là ngoài nước như: Hoa Kỳ, EU, Hàn
Quốc,…Những năm gần đây đã quan tâm hơn đến thị trường nội địa (chủ yếuthị trường Hà Nội, khu vực ngoại thành và một số địa phương lân cận Hà Nội)
3.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bên cạnh hình thức nhận các hợp đồng gia công may mặc từ các bạn hàngnước ngoài, công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ cũng tiến hành tự sản xuất
áo sơ mi, áo phông và quần jean để xuất khẩu trực tiếp Việc điều chỉnh tỷ lệgiữa hai hình thức kinh doanh này được công ty cân đối qua từng thời kỳ cụthể Trong những năm gần đây, do số lượng đơn đặt hàng đối với hàng sản xuấtcủa công ty tăng lên, nên công ty chú trọng xuất khẩu trực tiếp nhiều hơn Vớihình thức xuất khẩu trực tiếp này, công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh
và lợi nhuận thu về lớn hơn rất nhiều so với hoạt động gia công cho kháchhàng
Trang 23Để có cái nhìn cụ thể về kết quả tiêu thụ, kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty, chúng ta sẽ nghiên cứu số liệu sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần
đây của công ty
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
(2008-2007)
So sánh(2009-2008)
1 Tổng số lao động Người 300 300 320 0, (0%) 20 (0.67%)
2 Doanh thu Triệu đồng 20.837 18.759 25.564 -2078
(9,9%)
6805(36,3%)
3 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 3.368 2.882 3726 -486
(14,4%)
844(29,28%)
4 Thu nhập bình quân
1 người 1000đ/tháng 1.200 1.300 1.600
( Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ )
Qua bảng số liệu ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3
năm qua cụ thể là:
Doanh thu 2008 là 18759 triệu đồng đã giảm so với năm 2007 là 2078
triệu đồng tương ứng 9,9%, trong đó chủ yếu là doanh thu xuất khẩu giảm
Đồng thời cũng làm cho lợi nhuận sau thế giảm 486 triệu đồng tương ứng
14,4% Còn doanh thu năm 2009 thì tăng lên 25564 triệu đồng, tăng 36,3% so
với 2008, và lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên 3726 triệu đồng, tăng 29,28% so
với 2008 Nguyên nhân được xác định do tình hình kinh tế năm 2008 bị khủng
hoảng kéo theo doanh thu và lợi nhuận của công ty bị sụt giảm Tuy nhiên sang
năm 2009, thị trường kinh tế thế giới và trong nước có dấu hiệu phục hồi nhanh
nên doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng tăng lên
Trang 243.2.3 Đánh giá thực trạng phát triển thương mại sản phẩm may mặc của công ty TNHH may Nhân Đạo Trí Tuệ trên thị trường Hà Nội.
a Về cơ cấu mặt hàng và doanh thu tiêu thụ
Nhìn vào bảng 3.2, và biểu đồ 3.1 ta thấy: Với công nghệ kỹ thuật hiện đạicùng với khả năng sáng tạo của đội ngũ công nhân viên, hàng năm công ty đưa
ra thị trường nhiều mẫu mã, chủng loại sản phẩm phong phú nhằm đáp ứng nhucầu đa dạng của người tiêu dùng Công ty TNHH may Nhân Đạo Trí Tuệ đãsản xuất và tiêu thụ 7 dòng sản phẩm may mặc là: Áo Jacket, sơ mi, quần dài
và áo sooc, quần áo bò, áo dệt kim, quần áo trẻ em, bộ thể thao.Tuy nhiên, mức
độ tiêu thụ các loại may mặc khác nhau Đáng chú ý là dòng sản phẩm áo sơ
mi, quần áo trẻ em, áo dệt kim, áo Jacket của công ty đang là loại sản phẩmđược ưa thích nhất hiện nay trên thị trường Hà Nội Các loại sản phẩm maymặc tốc độ tăng trưởng nhanh Năm 2007-2008 nền kinh tế trong nước suythoái nên sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm có giảm nhưng đến năm 2009thì sản lượng tiêu thụ tăng mạnh trở lại Tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm maymặc trên thị trường Hà Nội của Công ty năm 2007 đạt 58323 chiếc thì đến năm
2008 đạt 50894 chiếc và đến năm 2009 tăng 18564 chiếc đạt 69463 chiếc Một
số loại sản phẩm tăng mạnh như như Áo sơ mi năm 2009 tăng 2171 chiếc sovới năm 2008, áo quần bò tăng 2330 chiếc so với năm 2008, áo dệt kim tăng
5536 chiếc…
Doanh thu tiêu thụ trên thị trường Hà Nội cũng tăng mạnh từ năm 2007đến năm 2009: năm 2007 đạt 8850 triệu đồng, năm 2008 giảm nhẹ xuống 7632triệu đồng Đến năm 2009 doanh thu tiêu thụ tăng 2785 triệu đồng so với năm
2008 đạt 10408 triệu Trong đó doanh thu của áo dệt kim tăng mạnh nhất
Trang 25Bảng 3.2 Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty qua 3
năm trên thị trường Hà Nội
Đơn vị: chiếc
(2007-2008)
So sánh(2008-2009)
( Nguồn: Phòng kinh doanh)
Biểu đồ 3.1 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm may mặc của Công ty trên thị
trường Hà Nội
Bảng 3.3 Doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng sản phẩm trên thị
trường Hà Nội của Công ty
Đơn vị: triệu đồng
0 2000
năm 2007 năm 2008 năm 2009
Áo jacket Áo sơ mi Quần dài và áo sooc Quần áo bò
Áo dệt kim Quần áo trẻ em
Bộ thể thao
Trang 26Sản phẩm 2007 2008 2009 So sánh
(2007-2008)
So sánh(2008-2009)
b Về thị trường tiêu thụ
Bảng 3.3 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường Hà Nội
năm 2007 năm 2008 năm 2009
Áo jacket Áo sơ mi Quần dài và áo sooc Quần áo bò Áo dệt kim Quần áo trẻ em
Bộ thể thao