Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Uống chè từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, một tập quán mang nét văn hoá của người Việt Nam. Ngành chè là một ngành chủ chốt của nông nghiệp Việt Nam góp phần tạo công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp nông thôn rút ngắn khoảng cách về kinh tế với thành thị, thiết lập công bằng xã hội. Đây là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Trước tình hình đó đòi hỏi các thành phần kinh tế, các ngành phải đề ra chiến lược phát triển nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm hàng hoá của mình. Để đáp ứng nhu cầu này thì việc phát triển thị trường là điều kiện tiên quyết trong việc phát triển của doanh nghiệp. Muốn thành công trong hoạt động phát triển thị trường của mình thì doanh nghiệp phải hiểu đầy đủ và chính xác những yếu tố liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phát triển thị trường.
CHƯƠNG 1 Tổng quan nghiên cứu đề tài: giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm chè hương trên thị trường nội địa 1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội nước ta. Uống chè từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, một tập quán mang nét văn hoá của người Việt Nam. Ngành chè là một ngành chủ chốt của nông nghiệp Việt Nam góp phần tạo công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp nông thôn rút ngắn khoảng cách về kinh tế với thành thị, thiết lập công bằng xã hội. Đây là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Trước tình hình đó đòi hỏi các thành phần kinh tế, các ngành phải đề ra chiến lược phát triển nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm hàng hoá của mình. Để đáp ứng nhu cầu này thì việc phát triển thị trường là điều kiện tiên quyết trong việc phát triển của doanh nghiệp. Muốn thành công trong hoạt động phát triển thị trường của mình thì doanh nghiệp phải hiểu đầy đủ và chính xác những yếu tố liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phát triển thị trường. Được cổ phần hóa từ năm 1999 cho đến nay, Công ty cổ phần chè Kim Anh đang từng bước thích ứng hơn với thị trường và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, dần đã khẳng định được uy tín và hình ảnh của công ty trong lòng công chúng tiêu dùng chè. Nhờ những cố gắng không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn công ty trong cơ chế mới mà công ty cổ phần chè Kim Anh xứng đáng là cánh chim đầu đàn của ngành chè Việt Nam. Tuy nhiên do chịu tác động từ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, việc sản xuất và tiêu thụ chè hương nội tiêu những năm gần đây của công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn do sự sụt giảm mạnh về cầu và cạnh tranh gay gắt từ những doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi công 1 ty đề ra những biện pháp phát triển thị trường sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề Xuất phát từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường sản phẩm chè hương trên thị trường nội địa của công ty cổ phần chè Kim Anh trong những năm gần đây như về quy mô, năng lực cạnh tranh, tốc độ phát triển, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Đề tài tập trung đi vào giải quyết những câu hỏi sau: Về lý thuyết: trả lời các câu hỏi về cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề phát triển thị trường sản phẩm: Cách thức phân loại sản phẩm chè và đặc điểm sản phẩm chè là gì? Khái niệm thị trường, phát triển thị trường. Thương mại hàng hóa, thương mại nội địa, phát triển thương mại. Quan niệm phát triển thương mại chè hương được thể hiện ở những khía cạnh nào? Về thực tiễn: trả lời các câu hỏi về thực trạng thị trường sản phẩm của công ty. Doanh nghiệp đã đạt được những thành công gì từ thực tế? Trong quá trình mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè hương trên thị trường nội địa, công ty cổ phần chè Kim Anh đã gặp phải những khó khăn gì? Từ đó phát hiện đâu là nguyên nhân của vấn đề. Từ thực trạng và nguyên nhân vấn đề có thể đưa những giải pháp phù hợp cũng như những kiến nghị để khắc phục. Để giải quyết được những câu hỏi trên và từ đó đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, tôi xin đi sâu nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm chè hương trên thị trường nội địa ( lấy công ty cổ phần chè Kim Anh làm đơn vị nghiên cứu)” 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2 Về lý thuyết: Vận dụng những kiến thức về thương mại đã được học và nghiên cứu trên ghế nhà trường. Tập hợp một cách hệ thống những lý thuyết liên quan đến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm chè trên thị trường nội địa. Áp dụng vào trong thực tế tại đơn vị thực tập để phát huy những kỹ năng nghiên cứu phát hiện và giải quyết vấn đề cũng như kiểm nghiệm tính xác thực của lý luận. Về thực tiễn: Tìm hiểu được quy mô, cơ cấu, cũng như tốc độ phát triển thị trường sản phẩm chè hương của doanh nghiệp. Phát hiện ra những tồn tại, tìm ra nguyên nhân để từ đó thấy được thị trường có tác động lớn như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và nghiên cứu những nhân tố thuộc môi trường ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp để có thể đưa ra những giải pháp của bản thân cho doanh nghiệp, những kiến nghị đối với nhà nước và hiệp hội chè. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu giải pháp về phát triển thị trường sản phẩm chè hương của công ty cổ phần chè Kim Anh Về không gian: lấy công ty cổ phần chè Kim Anh là đơn vị nghiên cứu và thị trường nội địa làm giới hạn nghiên cứu. Đồng thời tham khảo thêm ở tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea). Về thời gian: nghiên cứu trong khoảng thời gian 4 năm 2007-2010. Giải pháp được đề xuất áp dụng trong khoảng thời gian 4 năm 2011- 2015 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.5.1 Một số khái niệm 1.5.1.1 Khái niệm thị trường và phát triển thị trường. - Khái niệm thị trường dưới góc độ của một nền kinh tế 3 Thị trường là một phạm trù kinh tế, được nghiên cứu nhiều trong các học thuyết kinh tế. Thị trường gắn liền với nhu cầu trao đổi của con người, ở đâu có sự trao đổi hàng hoá là ở đó hình thành nên thị trường. Theo quan niệm cổ điển trước đây, thị trường được coi như một “cái chợ”, là nơi diễn ra các quan hệ mua bán hàng hoá. Cùng với sự tiến bộ của loài người và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quan niệm về thị trường theo nghĩa cổ điển đã không còn phù hợp nữa. Theo nghĩa hiện đại: Thị trường là quá trình mà người mua, người bán tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá mua bán, hay nói cách khác thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Theo quan điểm này thị trường được nhận biết qua quan hệ mua bán, trao đổi nói chung chứ không phải nhận ra bằng trực quan và nó đã được mở rộng về không gian, thời gian và dung lượng hàng hoá. Theo nhà Kinh tế học Samuelson: “Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán cùng một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá. Theo Davidbegg: “Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình thông qua các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai, đều dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả. Như vậy, quan niệm về thị trường ngày nay đã nêu một cách đầy đủ và chính xác hơn, làm rõ được bản chất thị trường. Thị trường không chỉ bao gồm các mối quan hệ mà còn bao gồm các tiền đề cho các mối quan hệ và hành vi mua bán. - Khái niệm thị trường dưới góc độ doanh nghiệp. 4 Xét trong phạm vi của doanh nghiệp cụ thể thì việc phân tích thị trường như trên là cần thiết song vẫn chưa đủ để doanh nghiệp có thể tổ chức tốt quá trình kinh doanh của mình. Nếu chỉ dừng lại ở việc mô tả thị trường trên giác độ phân tích của nhà kinh tế, doanh nghiệp khó có khả năng mô tả chính xác và cụ thể đối tượng tác động và các yếu tố chi tiết có liên quan. Đặc biệt, khó hoặc thậm chí không thể đưa ra được các công cụ điều khiển kinh doanh có hiệu quả. Ở góc độ doanh nghiệp, thị trường được mô tả: ”Là một hay nhiều nhóm khách hàng với các nhu cầu tương tự nhauvà những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hoá dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.” Như vậy theo quan niệm này, thị trường của doanh nghiệp trước hết là những khách hàng có tiềm năng tiêu thụ, có nhu cầu cụ thể về hàng hoá, dịch vụ trong một thời gian nhất định và chưa được thoả mãn. Thứ hai, yếu tố quan trọng làm đối trọng với cầu trên thị trường là cung về hàng hoá, dịch vụ do các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân tạo nên, chính sự tác động qua lại với nhau giữa cung và cầu về hàng hoá tạo nên quy luật cung cầu chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Thứ ba, thành phần không thể thiếu được tham gia trên thị trường của doanh nghiệp là các hàng hoá, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán trao đổi. Một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán và nhiều hàng hoá tương tự nhau về chất lượng, giá cả tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh. Đó là sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về phương thức giao dịch mua bán hàng hoá, thanh toán, cạnh tranh giữa người mua với người mua; cạnh tranh giữa người bán với người mua; cạnh tranh giữa người bán với người bán và giữa những 5 người mua với nhau. Cạnh tranh là bộ máy điều chỉnh trật tự thị trường, là yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực, tính đa dạng và nâng cao chất lượng hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường. - Khái niệm về phát triển thị trường. Phát triển thị trường là việc tăng thêm khối lượng hàng hóa tiêu thụ tại một khu vực địa lý nhất định hoặc doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp vào các khu vực thị trường địa lý mới. Sản phẩm tiêu thụ có xu hướng chuyển dịch từ sản phẩm cũ sang sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao. Một doanh nghiệp phát triển thị trường có hiệu quả sẽ làm cho doanh số bán bán sản phẩm tăng lên, làm tăng lợi nhuận, nâng cao thị phần và tích lũy cho doanh nghiệp, đồng thời cũng làm tăng vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. 1.5.1.2 Khái quát về sản phẩm chè trên thị trường Từ nguyên liệu chè tươi người ta thực hiện chế biến thành nhiều loại chè khác nhau dựa trên việc thực hiện chuyển hoá các chất trong chè đặc biệt hệ enzim có sẵn trong búp chè tươi .Các sản phẩm được chế biến bao gồm : • Chè đen: Được sản xuất theo phương pháp : héo, sấy, cho lên men cho đến khi đạt được vị nồng và có màu hổ phách đậm. Sản phẩm chè đen có màu nước đỏ tươi ,có vị chát hậu dịu ngọt và hương thơm của hoa tươi quả chín .Chè đen được phân loại dựa trên kích thước và tỉ trọng cánh chè . Chè cánh gồm OP-P-PS cánh chè xoăn đều, chắc đen tự nhiên, khá nhiều tuyết, nước pha có màu đỏ nâu trong sáng khá sánh rõ viền vàng, hương thơm đượm khá hài hoà hấp dẫn.Đây là các sản phẩm chè cấp cao . Chè mảnh gồm FBOP – BPS :Loại chè nhỏ mảnh, đều đen khá chắc nhiều tuyết, nước pha có màu đỏ nâu, mùi thơm khá hài hoà, đậm dịu rõ hậu. 6 Chè vụn F-D : nhỏ đều, tương đối nặng, sạch, tương đối đen, nước có màu đỏ nâu, mùi thơm nhẹ dễ chịu, vị đậm . • Chè xanh: Từ nguyên liệu chè búp tươi thu mua người sản xuất tiến hành diệt men, vò, làm khô, phân loại, thành chè xanh thành phẩm.Chè xanh sản phẩm nước có màu xanh tươi hoặc vàng sáng, có vị chát đượm, hậu ngọt và có hương thơm tự nhiên, có mùi cốm nhẹ, mùi mật ong . Phân chia chè bán thành phẩm gồm 3 dạng: Chè cánh gồm OP-P-PS Chè mảnh gồm BP, BPS Chè vụn gồm F, D • Chè olong, chè vàng, chè đỏ là loại chè trung gian thực hiện lên men một nửa. • Chè hương: dùng các hương liệu khô như hoa ngâu khô, hoa cúc khô, hạt mùi, tiểu hồi, đại hổi, cam thảo, quế… pha trộn với tỷ lệ khác nhau, thường được ướp hương trước và đóng gói sẵn để dễ dùng. • Chè hoa tươi: hoa tươi gồm có: sen, nhài, ngọc lan, sói, ngâu, bưởi quế… • Ngoài ra còn có các loại chè như chè hòa tan, chè túi lọc, chè dược thảo. - Mã các sản phẩm chè theo quy định của nhà nước. Nhóm Phân nhóm Mô tả hàng hóa Thuế GTGT(%) 0902 Chè đã hoặc chưa pha hương liệu. 0902 0902.10 Chè xanh (chưa ủ men) đóng gói sẵn trọng lượng gói không quá 3 kg 10 0902 0902.20 Chè xanh khác (chưa ủ men) 5 0902 0902.30 Chè đen (đã ủ men) và chè đã ủ men một phần, đóng gói sẵn trọng lượng gói không quá 3kg 10 0902 0902.40 Chè đen khác (đã ủ men) và chè đã ủ men một phần khác 10 7 Như vậy, sản phẩm chè hương mà đề tài nghiên cứu thuộc nhóm 0902 và phân nhóm 0902.10 chịu mức thuế GTGT là 10%. - Đặc điểm sản phẩm chè trên thị trường Các biến số sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng cần được xem xét khi đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường. Một trong những biến số quan trọng là kích cỡ trọng lượng, tính thời vụ của sản phẩm, đặc tính kỹ thuật. Thể tích và trọng lượng: Các sản phẩm chè không nặng nhưng cồng kềnh, có chi phí bốc rỡ và chuyên chở lớn so với giá trị của nó. Do đó nhà sản xuất và kinh doanh chè cần cố gắng tối thiểu hóa chi phí này bằng cách sử dụng kênh phân phối càng ngắn càng tốt. Tính thời vụ của sản phẩm: chè là thứ nước uống quen thuộc của người dân Việt Nam đặc biệt được tiêu thụ mạnh vào dịp cuối năm. Chè được thu hái vào vụ Thu Đông có chất lượng cao hơn chè dịp Xuân, nhưng sản lượng chè vào dịp Thu Đông thấp hơn sản lượng dịp Xuân. Do đó doanh nghiệp cần có kế hoạch thu mua dự trữ nguyên liệu chè một cách hợp lý sao cho vừa có thể cung ứng đầy đủ chè dịp cuối năm, vừa đồng thời ổn định chất lượng chè cung ứng ra thị trường. Đặc tính kỹ thuật của chè: các sản phẩm chè được chế biến từ nguyên liệu chè tươi thông qua việc chuyển hóa các chất trong chè, đặc biệt hệ enzim có sẵn trong búp chè. Tuy vậy, chè tươi lại là nguyên liệu dễ bị hư hỏng, thời gian chứa các hoạt chất trong chè tươi không lâu. Vì thế chất lượng chè chế biến chịu ảnh hưởng nhiều của đặc điểm này, nên đòi hỏi công ty chế biến chè phải thu mua nguồn nguyên liệu hợp lý, cũng như cách bảo quản dự trữ để đảm bảo chất lượng chè. Đặc tính sinh hóa của sản phẩm chè: chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào chất lượng chè nguyên liệu và kỹ thật chế biến chè. Chất lượng chè phụ 8 thuộc vào thành phần sinh hóa chè nguyên liệu. Vì vậy khi chế biến chè cần phải áp dụng kỹ thật cao để có thể giữ lại các hoạt chất trong chè, nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Nhà kinh doanh phải nắm bắt được đặc tính sinh hóa này nhằm tuyên truyền tới người tiêu dùng. 1.5.1.3 Khái niệm thương mại hàng hóa. Thương mại hàng hóa là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu hình, bao gồm tổng thể các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ của các chủ thể kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo mục tiêu đã xác định. Đó là hình thức hoạt động kinh tế của các chủ thể người bán và người mua. Người bán, người mua trong thương mại hàng hóa chính là nhà sản xuất, người tiêu dùng và thương nhân. Do vậy, quan hệ trao đổi trong thương mại hàng hóa bao gồm các quan hệ chủ yếu giữa nhà sản xuất với sản xuât, nhà sản xuất với thương nhân, thương nhân với nhau, nhà sản xuất và thương nhân với người tiêu dùng. Trong thương mại hàng hóa, quan hệ giữa người bán và người mua được thể hiện trên thị trường thông qua hình thức trao đổi hàng hóa - tiền tệ hoặc hàng đổi hàng. Các quan hệ trao đổi hàng hóa được thực hiện bởi các phương thức mua bán khác nhau và diễn ra không chỉ trong phạm vi môi trường nội địa mà còn mở rộng trên phạm vi thị trường khu vực và toàn cầu. 1.5.1.4 Khái niệm thương mại nội địa và phát triển thương mại. - Thương mại nội địa phản ánh những quan hệ kinh tế thị trường của các chủ thể kinh tế của một quốc gia. Các hoạt động thương mại nội địa về cơ bản diễn ra trong phạm vị biên giới của một quốc gia. - Phát triển thương mại là sự gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng thương mại nhanh và liên tục, gắn với chuyển dịch cơ cấu thương mại phù hợp, nhằm 9 nâng cao hiệu quả thương mại hướng vào các mục tiêu phát triển bền vững, đáp ứng hài hòa các mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường. - Quan niệm về phát triển thương mại sản phẩm chè hương. Thứ nhất, phát triển thương mại sản phẩm chè hương là sự gia tăng quy mô sản phẩm một cách hợp lý bao gồm nâng cao tốc độ số lượng sản phẩm, tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường tiêu thụ mà trong phạm vi đề tài là thị trường nội địa. Sự gia tăng này phải đảm bảo sự ổn định và bền vững. Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm chè bán ra của doanh nghiệp là sự phát triển thương mại về chiều sâu. Đồng thời để chuyển dịch cơ cấu hiệu quả theo hướng tạo ra các sản phẩm chè có giá trị gia tăng cao cần đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào đạt những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Thứ ba, phát triển thương mại sản phẩm chè còn được thể hiện qua khía cạnh hiệu quả thương mại ở hai cấp độ ngành và doanh nghiệp. Hiệu quả thương mại của ngành chè thể hiện thông qua sự đóng góp vào GDP quốc gia, tạo ra giá trị gia tăng cho ngành, hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Dưới góc độ doanh nghiệp sản xuất chè thì hiệu quả thương mại thể hiện thông qua mức tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Nó thể hiện qua tốc độ tăng trưởng ổn định, đều đặn và liên tục qua các năm của doanh nghiệp. 1.5.2 Phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu Từ thực trạng về thị trường trong đối với sản phẩm chè hương của công ty như năng lực cạnh tranh thấp, quy mô thị trường chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc mà chưa có hướng mở rộng hợp lý, tốc độ tiêu thụ sản phẩm tăng chậm thậm chí có năm còn sụt giảm, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty còn nhiều hạn chế. Do đó việc phát triển thị trường sản phẩm chè hương trên thị trường nội địa là hết sức cần thiết. 10 [...]...Để giải quyết vấn đề phát triển thị trường sản phẩm chè hương trên thị trường nội địa, đề tài đã xây dựng các khái niệm về thương mại hàng hóa, thương mại nội địa, phát triển thị trường ở phương diện mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh Đề tài đã tiếp cận các cách phân loại sản phẩm chè, đặc điểm sản phẩm chè và quan niệm phát triển thương mại sản phẩm chè hương Đồng thời nêu... tiến nhằm tăng cầu tiêu dùng sản phẩm chè hương làm cho chi phí sản xuất tăng cao với mức 6,72% 22 Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm chè hương trên thị trường nội địa của công ty cổ phần chè Kim Anh 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 3.1.1 Những kết quả đạt được trong phát triển thị trường sản phẩm chè hương trên thị trường nội địa Thứ... nguyên nhân trong phát triển thị trường sản phẩm chè hương trên thị trường nội địa 3.1.2.1 Những tồn tại Công ty mặc dù đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh đối với các sản phẩm chè ngoại và các sản phẩm giải khát khác rất phong phú trên thị trường Bởi vì tuy chất lượng chè của công ty không thua kém gì so với các sản phẩm chè khác nhưng hương vị chè mới còn chưa thu hút... qua các năm Như vậy phát triển thị trường luôn có mối quan hệ tỷ lệ thuận với phát triển thương mại sản phẩm chè hương Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm trong những năm tới 3.1.2.2 Phát hiện nguyên nhân những tồn tại Những tồn tại trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường trong thời gian... nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường sản phẩm chè hương Từ cơ sở các lý thuyết đã được xây dựng, đề tài đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp để khảo sát thực trạng phát triển thị trường trên thị trường nội địa trong thời gian qua như quy mô thị trường, sự chuyển dịch về mặt địa lý thị trường, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả... kiến nghị nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chè hương 3.2.1 Đề xuất giải pháp phát triển thị trường sản phẩm chè hương nội tiêu cho CTCP chè Kim Anh • Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thông tin thị trường Từ khi thành lập cho đến nay, công ty chưa làm công tác thị trường một cách hệ thống Vì vậy để có thể năm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng công ty cần thực hiện theo những bước sau: - Nghiên... Kim Anh đã bán ra thị trường nội địa gần 100 tấn Đây là con số khá khả quan ở thị trường nội địa Hiện công ty đang có những kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa trong thời gian tới bằng cách tung ra nhiều sản phẩm mới với nhiều hương vị mới 13 lạ như các sản phẩm chè nhài, sen, cam, dâu, chanh, thảo mộc Điều khó khăn nhất để đưa sản phẩm vào thị trường nội địa mặc dù nhu cầu... nhiên thị trường nội địa đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt Các doanh nghiệp cũng đang đư a vào thị trường các sản phẩm mới như sản phẩm chè hương nhài, chè hương sen, hương thiên nhiên của công ty Vinatea HCM Các công ty Đông Nam dược, Hoàng Long, Thanh Long, xí nghiệp chè Thủ Đô có các sản phẩm: chè nhân trần, chè hoa cúc, cẩm lệ chi, atiso Cuối năm 2010 và đầu năm 2011, ngành chè không có nhiều chương... thể hiện thông qua sự giảm sút của thị phần sản phẩm chè hương Mặc dù có nhiều lợi thế, nhất là về trang thiết bị sản xuất so với các doanh nghiệp chè khác nhưng công ty không có kế hoạch tận dụng hiệu quả để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường Về mối quan hệ giữa phát triển thị trường và phát triển thương mại, sự yếu kém trong công tác phát triển thị trường đã kéo theo hiệu quả lao động, hiệu quả... xúc tiến thương mại nhưng có Festival chè tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) và một số lễ hội chè do các địa phương tổ chức trong nước để tăng cường kích cầu nội địa Nhìn tổng thể trong năm 2010, lượng chè trong nước tiêu thụ cao hơn các năm do có nhiều sản phẩm và mẫu mã hấp dẫn cũng như có nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng 2.2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường sản phẩm chè hương