BÀI GIẢNG KHOA HỌC PHÂN BÓN potx

108 705 5
BÀI GIẢNG KHOA HỌC PHÂN BÓN potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG KHOA HỌC PHÂN BÓN Người biên soạn: TS. Trần Thị Thu Hà Huế, 08/2009 1 CHỦ ĐỀ I. QUAN HỆ ĐÂT - CÂY TRỒNG - PHÂN BÓN Bài 1. Đại cương về khoa học phân bón 1. Khái niệm chung về môn học Khoa học phân bón là ngành học nghiên cứu về mối quan hệ giữa đất - cây trồng và phân bón, từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu tác động lên nó, nhằm tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm, góp phần duy trì và cải thiện độ phì đất. 2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu  Đặc điểm sinh lý của cây trồng liên quan đến khả năng thu hút và sử dụng chất dinh dưỡng  Các tính chất đất liên quan đến khả năng thu hút và sử dụng chất dinh dưỡng của cây trồng và hiệu quả sử dụng phân bón.  Tính chất các loại phân bón. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Mối quan hệ giữa đất - cây trồng và phân bón.  Nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu tác động lên mối quan hệ đó. 3. Một số khái niệ m cơ bản thường được sử dụng trong ngành khoa học phân bón 3.1.Khái niệm về phân bón Phân bón là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. 3.2. Loại phân  Phân hóa học (Chemical fertilizer) Là phân bón được sản xuất theo công nghệ thường có phản ứng hóa học xảy ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ tinh tuyển vật lý những khoáng vật có sẵn trong tự nhiên cũng được xem là phân hóa học.  Phân khoáng (Mineral fertilizer) 2 Từ khi phân bón bón thương mại ra đời, phân khoáng được coi là phân có nguồn gốc từ khoáng vật do khai thác từ lòng đất và qua quá trình tinh tuyển (làm giàu) hoặc chế biến.  Phân vô cơ (Inorganic fertilizer) Là phân bón mà thành phần cấu tạo phân tử không có nguyên tố cacbon.  Phân hữu cơ (Organic fertilizer) Là loại phân bón mà trong thành phần cấu tạo phân tử của nó có hiện diện liên kết C – C và C – H Một số nước dùng thuật ngữ phân hóa học, phân khoáng hoặc phân vô cơ để phân biệt giữa sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp vật lý, hóa học với sản phẩm có nguồn gốc từ cây trồng hoặc vật nuôi (phân hữu cơ)  Phân đơn (Straight fertilizer) Là loại phân bón trong đó chỉ có một nguyên tố dinh dưỡng đa lượng  Phân phức hợp (Compound fertilizer) Là loại phân bón trong đó có chứa từ 2 đến nhiều hơn các nguyên tố dinh dưỡng.  Phân sinh học (Biofertilizer) Là chế phẩm sinh học có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp đạm từ không khí ở bộ rễ của cây trồng hoặc phân hủy, chuyển hóa các chất khó tiêu trong đất thành dễ tiêu để cung cấp cho cây trồng. Vi sinh vật trong phân phải còn sống trong quá trình sản xuất và chúng sẽ phát huy tác dụng khi bón ra ngoài đồng ruộng.  Phân sinh hóa (Biochemical fertilizer) Là loại phân bón được sản xuất bằng cả công nghệ sinh học và hóa học. Công nghệ sinh học có sự tham gia của vi sinh vật với vai trò xúc tác quá trình phân giải nguyên liệu và công nghệ hóa học sử dụng để tạo nên sản phẩm cụ thể. Trong phân sinh hóa, vi sinh vật hầu như không còn dụng khi bón ngoài đồng ruộng.  Phân bón lá (Foliar fertilizer) Là loại phân được sản xuất ở dạng nước hoặc được hòa tan trong nước và phun lên lá nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.  Phân lỏng (Liquit fertilizer) Là một chất dinh dưỡng hoặc hỗn hợp các chất dinh dưỡng ở dạng lỏng được sử dụng để bón cho cây trồng. 3.3. Dạng phân Là khái niệm chỉ các dạng công thức hóa học khác nhau của nguyên tố dinh dưỡng được sử dụng làm phân bón. 3.4. Chất cải tạo đất 3 Chất cải tạo đất là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là cải tạo đất 3.5. Số lần bón Chỉ số lần khi một hoặc một vài loại /dạng phân bón được đưa vào trong đất hoặc phun trực tiếp lên lá cho các loại/giống cây trồng trong một khoảng thời gian nhất địnhtheo nhu cầu của loại/giống cây trồng đó. 3.6. Thời điểm bón Chỉ thời điểm nhất định khi một hoặc một vài loại /dạng phân bón được đưa vào trong đất hoặc phun trực tiếp lên lá cho các loại/giống cây trồng theo nhu cầu của loại/giống cây trồng đó. 3.7. Cách bón Là phương thức để một hoặc một vài loại /dạng phân bón được sử dụng cho các loại cây trồng theo nhu cầu của loại/giống cây trồng đó. 3.8. Độ sâu bón Chỉ độ sâu trong đất (ở tầng canh tác) mà một hoặc một vài loại /dạng phân bón được đưa vào đất nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. 3.9. Khái niệm yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng  Yếu tố hạn chế thiếu Là yếu tố dinh dưỡng mà khi thiếu sẽ nó làm cho năng suất cây trồng bị sụt giảm rõ rệt. Ví dụ: Thiếu Ca và Mg trên đất bạc màu  Yếu tố gây độc Là yếu tố khi nồng độ của chúng trong đất vượt quá mức cho phép và gây độc cho cây, từ đó làm giảm năng suất cây trồng rõ rệt. Ví dụ: Hàm lượng muối tan trong đất mặn; Nhôm trên đất chua mặn. 3.10. Dinh dưỡng tổng số Tất cả các dạng chất dinh dư ỡng trong đất đư ợc gọi là chất dinh dưỡng ở dạng tổng số. 3.10. Dinh dưỡng hữu hiệu( dinh dưỡng dễ tiêu) Dinh dưỡng cây trồng được hút bởi rễ hoặc lá ở những dạng ion hoặc phức trong dung dịch. Các dạng chất dinh dưỡng thiết yếu với cây trồng rất khác biệt bởi cấu tạo hóa học và độ hòa tan của nó trong nước. Chỉ những dạng mà cây trồng có khả năng hút được mới được coi là hữu hiệu. 4. Các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 4 - Phân tích các chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng trong đất - Phân tích các chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng trong thân lá - Phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước mặt và nước ngầm 4.2. Nghiên cứu trong chậu Thường tiến hành với các thí nghiệm có tính chất thăm dò 4.3. Nghiên cứu trên đồng ruộng Thường tiến hành sau khi đã có các kết quả nghiên cứu trong chậu 4.4. Xây dựng mô hình trình diễn Thường tiến hành sau khi đã có các kết quả nghiên cứu trong chậu, ngoài đồng 5 Bài 2. Quan hệ giữa đất – cây trồng và phân bón 1. Quan hệ giữa đất – cây trồng và phân bón Quan hệ Đất - Cây trồng - Phân bón, vấn đề Quản lý tổng hợp dinh dưỡng cho cây trồng (IPNM) và bón phân cân đối Quan hệ giữa đất, phân bón và cây trồng là mối quan hệ qua lại và được thể hiện qua sơ đồ dưới đây. ĐẤT CÂY TRỒNG PHÂN BÓN Sơ đồ1. Quan hệ đất – cây trồng và phân bón của Prianisnicov Đất là nơi cung cấp không khí, nước và dinh dưỡng, là giá đỡ cho cây trồng. Cây trồng trong khi đó cùng với các yếu tố khác đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và tiến hóa của đất. Có thể nói đất trồng không thể hình thành nếu không có chất hữu cơ. 1.1. Quan hệ giữa đất và cây trồng 1.1.1. pH đất, tính đệm của đất và sinh trưởng, phát triển của cây trồng * pH đất + Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của bộ rễ cây trồng Trên đất chua, bộ rễ của phần lớn các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây mẫn cảm với độ chua như các loại cây họ cải, họ cà đều phát triển kém do vậy khả năng thu hút dinh dưỡng giảm, sinh trưởng và phát triển của cây trồng vì vậy giảm rõ. + Ảnh hưởng gián tiếp - Trên đất chua, lân dễ tiêu trong đất dễ dàng bị cố định và vì vậy khả năng đáp ứng lân cho cây giảm. - Trên đất chua, hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ thường xảy ra chậm, các hợp chất khoáng hình thành ít và không đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây. - Trên đất chua, khả năng hòa tan của một số nguyên tố vi lượng như Zn, Cu, Mo giảm nên thường xảy ra hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng này. * Tính đệm 6 Trên đất có tính đệm cao, cây trồng ít bị “shock” khi pH đất thay đổi đổi ngột do bón các loại phân chua /kiềm sinh lý vào đất. Sinh trưởng và phát triển của cây vì vậy ít chịu tác động xấu của hiện tượng thay đổi này. 1.1.2. Thành phần, hàm lượng chất dinh dưỡng của đất với sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cây trồng thường sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt trên các chân đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ và thành phần các chất dinh dưỡng trong đất cân đối. 1.1.3. CEC (Cation Exchange Capacity) và sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong phần lớn trường hợp, đất có CEC cao thường có khả năng hấp phụ tốt các chất dinh dưỡng trong đất cũng như các chất dinh dưỡng được bổ sung từ bên ngoài để cung cấp từ từ cho cây. 1.2. Quan hệ giữa cây trồng và phân bón - Cây trồng có hệ rễ phát triển mạnh có khả năng thu hút dinh dưỡng tốt sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón - Cây trồng có hệ rễ có khả năng đồng hóa lân cao sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng phân lân. - Thân lá các loại cây trồng sau thu hoạch được sử dụng như một loại phân bón hữu cơ. Thành phần dinh dưỡng trong thân lá cao khi sử dụng để bón vào đất sẽ có tác dụng như một loại phân bón chất lượng cao, góp phần cải thiện tính chất đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng vụ sạu. 1.3. Quan hệ giữa đất và phân bón 1.3.1. Ảnh hưởng của một số tính chất lý học chính của đất đến hiệu quả sử dụng phân bón.  Thành phần cơ giới đất  Kết cấu đất  Chế độ khí trong đất  Chế độ nước trong đất 1.3.2. Ảnh hưởng của một số tính chất hóa học chính của đất đến hiệu quả sử dụng phân bón.  pH  Hàm lượng mùn  Hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu  Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong đất  Tính đệm của đất  Dung tích hấp phụ (CEC) 1.3.3. Số lượng, thành phần vi sinh vật đất và hiệu quả sử dụng phân bón. 7  Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ  Vi sinh vật cố định đạm.  Vi sinh vật phân giải lân hữu cơ  Vi sinh vật phân giải lân vô cơ  Vi sinh vật nitrat hóa  Vi sinh vật phản nitrat hóa 2. Vai trò của phân bón 2.1. Vai trò tăng năng suất cây trồng Bảng 1. Nhu cầu phân bón ở Việt Nam Năm Nhu cầu N P 2 O 5 K 2 O Tổng Lượng (1000 tấn) 1371,2 728,6 534,0 2633,8 2000 Tỷ lệ N : P 2 O 5 : K 2 O 1 0,561 0,378 Lượng (1000 tấn) 1504,0 813,0 598,0 2915,0 2005 Tỷ lệ N : P 2 O 5 : K 2 O 1 0,541 0,398 Lượng (1000 tấn) 1627,0 892,0 669,0 3118,0 2010 Tỷ lệ N : P 2 O 5 : K 2 O 1 0,548 0,411 Nguồn. Nguyễn Văn Bộ, 1999 Cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường ngay cả khi không được bón phân. Nhưng để đạt được năng suất cây trồng cao, ổn định thì sử dụng phân bón được xem là giải pháp hữu hiệu nhất. Thực tế sản xuất cho thấy, một giống cây trồng nào đó dù có tiềm năng năng suất cao bao nhiêu đi chăng nữa nhưng nếu không được chăm bón tốt, được gieo trồng trong điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi và nhất là không được bón phân một cách cân đối và hợp lý thì cũng khó đạt được mức năng suất cao như mong muốn. Điều này thể hiện rõ ở các quốc gia mà ở đó trình độ thâm canh cũng như khả năng đầu tư của người sản xuất còn hạn chế. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng phân bón ở các quốc gia này ngày một tăng (bảng 1) 2.2. Vai trò nâng cao chất lượng nông sản Bón phân cân đối và hợp lý sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng nông sản. Việc bón thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều làm giảm chất lượng nông sản của tất cả các loại cây trồng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người và gia súc. Bón thừa đạm làm giảm tỷ lệ đồng trong chất khô của cỏ thì có thể gây bệnh vô sinh cho bò sinh sản. Bón 8 thiếu hay thừa đạm cho rau có thể làm giảm tỷ lệ riboflavin (vitamin B2) là chất chống tác tác động gây bệnh ung thư cho người trong hợp chất 4. Dimethylamino – azobenzen. Bón đầy đủ lân cho cây có tác dụng làm tăng tỷ lệ hạt chắc. Bón đầy đủ có tác dụng làm tăng hàm lượng vitamin, đường ở các loại quả. 2.3. Vai trò cải thiện và nâng cao độ phì đất Phân bón, đặc biệt là các loại phân hữu cơ có khả năng cải thiện tính chất đất rất rõ rệt như tăng độ xốp, tăng dung tích hấp phụ, tăng hàm lượng mùn trong đất. Bón các loại phân vô cơ một cách hợp lý và cân đối cũng có thể góp phần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật hoạt động và giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Bài 3. Bón phân cân đối và hợp lý với phát triển nông nghiệp bền vững 1. Khái niệm bón phân cân đối Cây trồng có thể duy trì quá trình sinh trưỏng phát triển của mình nhờ được cung cấp dinh dưỡng từ đất mà không cần phải bón phân. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao, ổn định và chất lượng nông sản tốt, bên cạnh các yếu tố về giống, điều kiện thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác v.v , cây trồng rất cần phải được cung cấp đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng. Mỗi loại cây trồng khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Cùng một loại cây trồng, thậm chí cùng một giống nhưng nếu trồng trên các loại đất khác nhau thì cũng cần có những chế độ bón phân khác nhau. Nguyễn Văn Bộ (1999); Bùi Đình Dinh (1998); Võ Minh Kha, 1996; Vũ Hưũ Yêm (1995) cho biết: khái niệm cân đối là một khái niệm cụ thể và luôn biến động. Đó là cân đối về nhu cầu và lượng hút của cây trồng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng tại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, cân đối giữa các điều kiện tự nhiên liên quan đến hiệu lực phân bón (như nước, ánh sáng v.v ) cũng như cân đối trong mối quan hệ với từng loại cây trồng trong một hệ thống luân canh. Do vậy, để có các công thức khuyến cáo phân bón ngày càng gắn với điều kiện cụ thể thì một hệ thống nghiên cứu hiệu lực phân bón theo vùng sinh thái cần được thiết lập ổn định Vì vậy, bón phân cân đối và hợp lý là bón phân dựa trên đặc điểm sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, tính chất của từng loại đất và điều kiện mùa vụ cụ thể, tức là sử dụng phân bón theo 4 đúng: (*) đúng chủng loại; (*) đúng liều lượng; (*) đúng tỷ lệ và (*) đúng lúc. Bón phân cân đối cho cây trồng thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Cân đối Đạm - Lân 9 Ngoài việc sử dụng giống mới, tăng vụ, sử dụng phân đạm với liều lượng ngày càng cao chính là nguyên nhân làm tăng hiệu lực phân lân. Bội thu nhờ bón lân có thể đạt từ 5-6 tạ/ha trên đất phù sa Sông Hồng và từ 10 - 15 tạ/ha trên đất phèn với liệu lượng thích hợp là 90 - 120 kg P 2 O 5 /ha trong vụ xuân và 60 - 90Kg P 2 O 5 /ha trong vụ mùa (đối với lúa). Đối với các loại đất chua thì việc bón cân đối đạm - lân là yêu cầu bắt buộc để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và sử dụng được đạm, tránh hiện tượng bị ngẹt rễ do thiếu lân. Đất càng chua lượng lân bón càng cao hơn (Nguyễn Văn Bộ và cs, 1999) [8]. Tác giả Bùi Đình Dinh (1999) cho biết: bón lân cân đối với đạm trên từng loại đất không những tăng hiệu quả của phân lân mà còn cải thiện hiệu quả của phân đạm, giảm được tiêu tốn chi phí cho một đơn vị sản phẩm khoảng 20 – 30 % Khi bón kết hợp N và P, năng suất lạc quả tăng 16,89 - 24,46 % so với chỉ bón đạm. Nếu bón kết hợp giữa N,P,K thì sẽ làm tăng khả năng hấp thu của N từ 2,0 – 6,1 %, lân từ 1,6 – 6,1 %, nhờ đó mà tăng khả năng cố định của nốt sần lên từ 13,5 - 2,3 %. Hiện tượng mất đạm giảm 2,3 -16,4 %, mất lân giảm 2,8 - 4,3 %, tồn dư đạm trong đất tăng 2,7 - 7,2 % và lân tăng 2,6 -4,0 % (Duan Shufen, 1998). Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, bón phân cân đối cho lạc thì dù trên loại đất nào cũng đều làm tăng năng suất đáng kể. Trên đất cát biển, bón cân đối đạm, lân (30 kg N , 60 – 90 kg P 2 O 5 ) cho bội thu 2,5 - 3,2 tạ/ha, trên đất bazan bội thu 5,6 - 10 tạ/ha. Quy luật tương tự cũng thấy ở Việt Nam. Trên đất phèn nếu không bón lân, cây trồng chỉ hút được từ 40 - 50 kg N. Song bón lân đã làm cây trồng hút được từ 120 - 130 kg N/ha. Tương tự, trên đất bạc màu không bón kali cây trồng chỉ hút được từ 80 - 90 kg N. Trong khi đó bón kali làm cây trồng hút được từ 120 – 150 kg N/ha (Nguyễn Văn Bộ, 1999). Bón phân cân đối cho cây trồng thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Cân đối Đạm - Kali. Quan hệ tương hỗ của kali và đạm thể hiện ở vai trò của kali đối với quá trình đồng hoá đạm trong cây. Theo Vũ Văn Vụ và cs (1993); Trần Văn Lài (1993); Vũ Hữu Yêm (1995) thì do tác động đến quá trình quang hợp và hô hấp nên kali có ảnh hưởng tích cực đến việc trao đổi đạm và tổng hợp protein. Thiếu kali mà nhiều đạm NH 4 + sẽ gây độc cho cây (Kemmler, 1988). Abd và cs (1990); Golakiya (1999) có nhận xét: cây trồng có phản ứng tích cực với lượng kali bón ở mức cao khi được cung cấp đầy đủ đạm và bón đạm sẽ đạt năng suất cây trồng cao khi cây được cung cấp đầy đủ kali. Zhu (1995) cũng cho rằng: để đạt được năng suất cao và tăng hiệu quả tích luỹ đạm, cây đậu đỗ rất cần phải được bón kali với liều lượng thích hợp. [...]... nghiê n cứu lúa Quốc tế I RRI, (2008) thì sử dụng phân bón cân đối và hợp lý còn có tác dụng nâng cao hiệ u quả sử dụng phân bón thông qua việc tiết kiệm lượng phân bón, nâng cao hiệ u quả sử dụng chất dinh dưỡng trong đất, nâng cao lợi nhuận trong trường hợp sản xuất lúa nước ở các nước Đông Nam Á 2 Khái niệ m bón phân hợp lý Bón phân hợp lý là bón phân đảm bảo cân đối và phù hợp với đặc điểm cây trồng,... hợp dinh dưỡng cho cây trồng là bón phân cân đối và hợp lý Bón phân cân đối là bón phân đảm bảo cân đối tỷ lệ giữa hữu cơ và vô cơ, cân đối giũa các nguyê n tố đa lượng N: P : K, cân đối giũa các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng Bón phân hợp lý là bón phân phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng cây trồng, tính chất đất và điề u kiện mùa vụ cụ thể Sử dụng phân bón cân đối nhằ m đả m bảo cung... cao hiệu lực phân bón, tăng năng suất và phẩm chất nông sản và an toàn môi trường sinh thái (Nguyễn Vă n Bộ, 1999) Theo Bùi Đình Dinh (1999) thì việc sử dụng phân bón cho cây trồng ở nước ta cũng như các nước trên thế giới đều trải qua các giai đoạn sau: * Gia i đoạn gieo trồng không bón phân * Gia i đoạn biết dùng phân hữu cơ * Gia i đoạn biết dùng phân hoá học * Gia i đoạn phân hoá học được sử dụng... n khi bón phải trộn đều với đất và bón trước khi gieo hoặc cấy từ 2 đến 3 tuần Khí hậu khô, đất có độ ẩm thấp hoặc kiềm khi bón loại phân này sẽ tạo thành a xit dixianic H2 (CN)2 gây độc cho cây * Sử dụng - Chỉ sử dụng chủ yếu để bón lót, tuy nhiên cần bón lót sớm Không để phân tiếp xúc trực tiếp với rễ non hoặc hạt giố ng - Bón thúc thì cần phải trộn với đất hoặc phân hữu cơ hoai trước khi bón - Rất... hệ thống canh tác ở địa phương 2.1 Bón phân dựa vào đặc điểm cây trồng  Nhu cầu dinh dưỡng của cây (lượng, tỷ lệ)  Đặc điể m thu hút chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây  Đặc điể m phát triển hệ rễ  Dạng sản phẩm thu hoạch  Tiề m năng năng suất 2.2 Bón phân dựa vào tính chất đất  Tính chất lý học, hóa học và sinh học đất 2.3 Bón phân dựa vào đặc điểm mùa vụ v à... 50 - 60 % đối với phân kali Trong các giải pháp nâng cao hiệu lực phân bón, hạn chế mất dinh duỡng thì bón phân cân đối giữ vai trò chủ đạo (Nguyễn Văn Bộ, 1999 ) Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất cả các cây trồng nông nghiệp (NFDC/FAO, 1989 Tuy nhiên, tác dụng tích cực của phân bón đến năng suất và... với bón vô i là m tăng năng suất đậu tương rất rõ ở vùng Na m Đài Loan (Lo và cs, 2000; Marscher,1995) Cân đối hữu cơ - vô cơ không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng mà ngược lại phâ n khoáng cũng làm tăng hiệu lực phân hữu cơ Trên nền bón phân khoáng, hiệu lực một tấn phân chuồng đạt từ 53 - 89 kg thóc so với nền không bón chỉ đạt từ 32 - 52 kg thóc Điề u này chứng tỏ rằng việc sử dụng phân bón. .. Trên hầ u hết các loại đất, phân đạ m có mố i quan hệ rất chặt với phâ n hữu cơ Bón phân chuồ ng làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng phân đạm Năng suất cây trồng đạt cao nhất khi tỷ lệ hữu cơ trong tổng lượng đạm bón khoảng 30 – 40 % (Liao và cs,1990; Lin và cs,1990) Vai trò của phân hữu cơ trong việc nâng cao năng suất cây trồng và cải thiệ n độ phì đất đã được khẳng định Bón phân hữu cơ có tác dụng rất... giữa chúng Bón phân cân đối cũng góp phần ổn định năng suất và nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất (Tandon H.L.S và cs, 1995; Tho ng và cs.1995) Việt na m là một nước phải nhập khẩu tới 90 – 93 % nhu cầu về phân đạm, 30 35 % nhu cầu về phân lân và 100 % nhu cầu về phân kali Nhưng do thiếu hiể u biết nên trong thực tế hiệu quả sử dụng phân bón của nông dân thường chỉ đạt 35 - 45 % đối với phân đạ m,... Thúc Sơn (1999), phân bón ở nước ta do được sử dụng chưa hợp lý mà hiệu quả sử dụng phân bón còn thấp, chỉ đạt khoảng 16,5 kg thóc/kg N trên đất phù sa sông Hồng và 9,5 kg thóc/kg N trên đất bạc màu Bón đạm không kèm với bón phân lân thì hiệ u quả đầu tư giả m vì lượng đạ m tiêu tốn để tạo ra một tấn thóc tăng lên 13 - 70 % tuỳ theo từng loại đất, thậ m chí trên một số loại đất chỉ bón đạ m còn là m . CÂY TRỒNG - PHÂN BÓN Bài 1. Đại cương về khoa học phân bón 1. Khái niệm chung về môn học Khoa học phân bón là ngành học nghiên cứu về mối quan hệ giữa đất - cây trồng và phân bón, từ đó. suất 2.2. Bón phân dựa vào tính chất đất  Tính chất lý học, hóa học và sinh học đất 2.3. Bón phân dựa vào đặc điểm mùa vụ và khí hậu  Lượng mưa  Cường độ chiếu sáng 2.4. Bón phân dựa vào. sẵn trong tự nhiên cũng được xem là phân hóa học.  Phân khoáng (Mineral fertilizer) 2 Từ khi phân bón bón thương mại ra đời, phân khoáng được coi là phân có nguồn gốc từ khoáng vật do

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan