1.1. Vai trò của magiê đối với cây trồng
Magiê nằm trong thành phần cấu tạo của diệp lục nên có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp diệp lục
Magiê có va i trò tích cực trong việc tổng hợp protein
Rất nhiều phản ứng men cần có Mg tha m gia hoặc được Mg hoạt hóa Magiê góp phần vào việc chuyể n hóa năng lượng và đồng hóa lân của cây. Magiê tạo thuận lợi cho việc hình thành lip it
Magiê có tác dụng tăng sức trương tế bào, góp phần ổ n định cân bằng nước trong tế bào, tạo điều kiện cho các quá trình sinh học trong tế bào tiến hành được bình
thường.
Hiệ n tượng úa vàng toàn bộ phiến lá là triệu chứng thiếu ma giê nhìn thấy được bằng mắt thường.
Trong cây thiếu ma giê thì cường độ quang hợp giảm. Ở các lá thiếu magiê thì tỷ
lệ đạm protein giảm xuống và tỷ lệ đạm - phi protein tăng lê n.
Thiếu magiê là m suy giảm việc vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá về
các bộ phận dự trử như rễ hay củ, quả. Trong việc phân phối sản phẩm quang hợp trong cây thì rễ chịu tác động nhiều nhất là m cho cây thiếu magiê thì tỷ lệ thân/ rễ tăng
lên.
Hình thái cây trồng khi thiếu hụt ma giê thể hiện như sau:
- Xuất hiện hiện tượng úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. Khi thiếu trầm trọng lá có thể bị khô và chết.
- Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cong lên. Ở một số loại rau có các đốm vàng lợt giữa các gân lá và các màu da ca m hoặc đỏ tía.
- Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công, thường bị rụng lá sớm
1.2. Magiê trong đất
Hà m lượng magiê tổng số trong đất rất khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong các loại đất phong hóa mạnh, chứa nhiều hạt thô, trên đất cát và ở vùng nhiệt đới
ẩm có chứa khoảng 0,1 % Mg. Trong các loại đất có thành phần cơ giới nặ ng, đất sét có chứa nhiều khoáng silicat dạng 2 : 1 có chứa khoảng 0,7 – 3 %.
Trong đất, ma giê có trong thành phần các khoáng như biotit - [K2O.6 (Mg,Fe)O.Al2O3.6SiO2. 2H2O], Olivin - [(Mg,Fe)2SiO4]. và Serpentin - Mg6(OH)8 [Si4O16]. Trên đất đá vôi, đôlômit (CaMg) (CO3)2 được xem là nguồn Mg chủ yếu.
Trong đất, magiê có cả ở 2 dạng trao đổi và không trao đổi và có trong dung dịch đất. Dạng magiê trao đổi và magiê trong dung dịch đất luôn luôn ở thế cân bằng
động.
Mức bão hòa magiê tối thiểu trong dung tíc h hấp phụ của đất mà cây trồng có thể sử dụng được dao động trong khoảng 5 – 10 % CEC.
Lượng ma giê trao đổi trong đất thường chiếm khoảng 4 – 20 % CEC và nồng độ
MG trong dung dịch đất có thể dao động từ 50 – 120 mg/ lít.
Để đánh giá khả năng cung cấp magiê cho cây của đất, người ta thường dựa vào
lượng magiê trao đổi. Tuy nhiê n, do hiệ n tượng đối kháng ion nê n việc định lượng riêng rẽ lượng magiê trao đổi cũng không cho biết thật đầy đủ khả năng cung cấp nguyên tố này cho cây. Trong thực tế, người ta thường dựa vào tỷ lệ các cation Ca++, Mg+ + và K+ trong dung tích hấp phụ.
+ Lượng ma giê được cung cấp từ bên ngoài + Dạng khoáng sét có trong đất
+ CEC
+ Độ bão hòa magiê trong CEC
+ pH đất
+ Tỷ lệ giữa magiê với các cation khác trong đất * Sự rửa trôi magiê trong đất
Sự rửa trôi magiê trong đất hàng nă m phụ thuộc vào + Tổng lượng magiê có trong đất
+ CEC của đất
+ Cường độ và phân bố lượng mưa + Lượng nước tưới và phương pháp tưới + Thà nh phần cơ giới đất
+ Lượng phân kali bón
Hàng nă m, lượng ma giê có thể bị rửa trôi biến động trong phạm vi 20 – 40 kg MgO/ha.
1.3. Các loại phân magiê
Phân magiê có thể chia là m 2 nhó m c hính: nhó m tan hoàn toàn trong nước và
nhó m ít tan trong nước.
Phân magiê tan trong nước + Magiê sulfat
Magiê sulfat xuất hiện nhiều trong các mỏ khoáng tự nhiên. Dạng mônôhydrat còn gọi là “kieserite”, dạng heptahydrat còn gọi là muối “epsom”.
Công thức phân tử: MgSO4. H2O Khối lượng phân tử: 138,2
Hà m lượng : 17,4 % Mg (29 % MgO)
Hà m lượng lưu huỳnh: 69,5 % SO Màu trắng
Tinh thể hình lăng trụ
+ Magiê kali sulfat (Kalimag, Langbeinite)
Công thức phân tử: K2Mg(SO4)2 có chứa 18,8 % K hoặc 22,7 % K2O, 11,7% Mg và 23,2 % S
Hà m lượng : 17,4 % Mg (29 % MgO)
Hà m lượng lưu huỳnh: 69,5 % SO Màu trắng
Tinh thể hình khối vuô ng
+ Magiê nitrat
Magiê nitrat trên thị trường phân nhiều ở dạng he xahydrat còn gọi là “nitro magnesite”
Công thức phân tử: Mg (NO3)2. 6H2O
Hà m lượng : 9,5 % Mg (15,7 % MgO)
Hà m lượng đạm: 5,46 % SO Màu trắng
Tinh thể dạng khối
Phân magiê ít tan trong nước + Magiê cácbonat
Magiê cácbonat xuất hiện trong tự nhiên ở 2 dạng vô định hình và dạng gen Công thức phân tử: MgCO3
Hà m lượng : 28,5 % Mg (47,6 % MgO) Màu trắng
Tinh thể 3 cạnh
+ Canxi amôn nitrat magiê
Canxi a môn nitrat magiê được sản xuất khá phổ biến ở Châu Âu
Hà m lượng : 8,8 % MgO; 10,3 % N; 12,7 % CaO; 2,6 % SiO2 Secpentin
Công thức phân tử: H4Mg Si2O9
Hà m lượng : 43,4 % MgO) Màu trắng – xá m nâu Tinh thể
+ Magiê ortophốtphat
Công thức phân tử: Mg3(PO4)2
Hà m lượng : 27,7 Mg (43,4 % MgO)
Hà m lượng lân : 54,2 % P2O5 Màu trắng
+ Xỉ lò luyện kim
Xỉ lò luyện kim là sản phẩm phụ thu được trong quá trình luyện kim, giàu lâ n và magiê và có giá thành thấp. Hà m lượng của các nguyên tố này biến động tùy theo nguồn quặng và phương pháp luyện kim.
Hà m lượng: 8 – 12 % P2O5; 3 – 12 % MgO; 36 – 45 % CaO; 33 – 42 % SiO2; 1 – 3 % S; 10 – 16 % Al2O3
+ Phân chuồng có chứa từ 0,5 – 4,5 kg MgO/ tấn, thay đổi tùy thuộc loại gia súc
và địa bàn chăn nuô i
+ KClMgSO4. 3H2O (Kainite) có chứa 16,0 % K hoặc 19,2 % K2O, 9,9 % Mg và 13,0 % S
+ Đôlô mit là hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 có 30 – 35 % MgO và 40 – 45 % CaO
* Sử dụng phân magiê
- Ở đất chua, không thường xuyên được bón vô i cải tạo, cân bằng magiê sẽ là âm nếu không trả lại magiê thông qua việc bón phân chuồng. Vì vậy, việc bón magiê là rất cần thiết.
- Các loại phân ma giê tan trong nước thì có thể sử dụng cả bón lót hoặc bón thúc, hồ qua rễ, trộn với hạt giống hoặc phun qua lá.
- Các loại phân magiê ít tan trong nước chủ yếu dùng để bón lót hoặc bón thúc sớm - Các loại phân magiê khi được sử dụng bón cho cây trồng cạn thì nên bón theo hàng, theo hốc.
- Các loại phân magiê có chứa lân hoặc kali thì khi sử dụng cần được tính toán
để cân đối với lượng lâ n hoặc kali có trong các loại phân đa lượng
- Một số loại phân magiê như MgCO3, xỉ lò luyện kim có thể sử dụng để làm phụ gia trong sản xuất phân hỗn hợp NPK
- Các loại phân magiê nên ưu tiên để bón cho các loại cây có nhu cầu magiê cao
như cây ăn quả, thuốc lá, dứa
- Các loại phân magiê thường có hiệu quả cao khi sử dụng để bón cho đất xám,
đất bạc mà u, đất cát hoặc đất chua, đất phèn.