Phân chuồng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA HỌC PHÂN BÓN potx (Trang 87 - 92)

2.1. Khái niệm

Phân chuồng là hỗn hợp phân gia súc, nước tiểu, chất độn chuồng và thức ăn

thừa của gia súc

2.2. Thành phần, tính chất

2. 2.1. Phân và nước tiểu gia súc

Bảng 21. Thà nh phần của phân gia súc tươi

Tỷ lệ các chất (%) Loại gia súc Tỷ lệ nước (%) Chất hữu cơ N P2O5 K2O CaO C/N Trâu 81 12,7 0,25 0,18 0,17 0,4 25 - 28 Bò 79 - 82 15- 18 0,3 -0,5 0,18 - 0,2 0,14 - 0,18 0,1 - 0,3 20 - 25 Ngựa 60 - 76 21 -24 0,5 -0,6 0,2 - 0,3 0,3 0,17 - 0,25 24 Dê/cừu 62 - 68 29 - 33 0,6 - 1,2 0,3 - 0,5 0,25 0,4 20 - 25 Heo 75 - 82 16 - 18 0,4 - 0,6 0,3 - 0,5 0,4 0,07 19 - 20 Gà 61 29 1,2 -3 1,1 - 2,6 0,6 - 2 2 -6 9 - 11

Nguồn. M. M. Karl v à J. Kotschi, 2002

* Phân lợn: do thức ăn của lợn rất đa dạng và phụ thuộc vào tập quán chă n nuôi nên tỷ

* Phân trâu, bò, ngựa và dê: đây là các loại gia súc nha i lại. Phân của các loại gia súc

này thường có tỷ lệ nước thấp, trong đó phân dê có tỷ lệ nước thấp nhất. Phân động vật nha i lại có nhiều chất xơ, khi ủ tỏa nhiều nhiệt hơn nên được gọi là phân nóng.

Ngoài các nguyê n tố đa lượng, trong phân chuồng còn có các nguyên tố vi

lượng. Tỷ lệ của các nguyê n tố này biến động theo đặc điểm đất đai, chất lượng thức ăn và phương thức chăn thả của từng vùng. Trong 1 tấn phâ n chuồng có khoảng 30 – 50 g MnO; 4g B; 2 g Cu và 82 - 96 g Zn.

Trong thành phần phâ n chuồng còn có một số chất kích thíc h sinh trưởng như

Au xin, IAA (Idol acetic axit)….

Bảng 22. Sản lượng phân và hà m lượng dinh dưỡng của một số loại phân gia súc, gia cầm (dạng rắn)

Hà m lượng dinh dưỡng

Vật nuôi Sản lượng (kg/ngà y/con) không độn N P2O5 K2O Bò 4,5 5,5 3,5 8,0 Lợn vỗ béo 5,8 4,5 4,0 5,5 Cừu, dê 3,5 6,0 4,0 11,0 Gà 0,18 11,5 14,0 8,0

Nguồn. Sổ tay thống kê về phân bón (FAO) – Hà Nội, 1992

2.2.2. Chất độn chuồng

Chất độn được đưa vào chuồng gia súc với mục đích + Tăng số lượng phân chuồng

+ Tăng chất lượng phân chuồng

+ Đảm bảo chỗ nằm vệ sinh cho gia súc

Chất lượng của chất độn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phân chuồng và phụ thuộc vào:

 Thà nh phần dinh dưỡng của chất độn  Khả năng hút nước

2.3. Đặc điểm của phân chuồng

- Phân chuồng là loại phân có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng Phần lớn các chất dinh dưỡng trong phân chuồng có ở dạng hữu cơ, khi bón vào đất sẽ được phân giải để cung cấp từ từ cho cây mà không sợ bị rửa trôi nên có tác dụng lâu dài và khá bền vững.

- Phân chuồng là loại phân có thể sản xuất tại hộ gia đình nên luô n sẵn có để

cung cấp cho cây.

- Là loại phân dễ sản xuất

Tuy nhiên, phân chuồng cũng có một số hạn chế sau đây:

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân chuồ ng thường thấp và không ổn

định mà phụ thuộc vào loại gia súc, chất lượng thức ăn, phương thức chăn nuôi,

phương pháp chế biến và bảo quản.

- Chất dinh dưỡng trong phân chuồng phần lớn ở dạng hữu cơ, phân giải chậm

nên khó đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cho cây

- Do tỷ lệ chất dinh dưỡng trong phân chuồng thấp nên để đáp ứng đủ nhu cầu của cây, phân chuồng phải được bón với lượng lớn nên chi phí chuyên chở thường cao.

- Trong phân chuồng có chứa một số mầm bệnh, trứng sâu, hạt cỏ do vậy, phân chuồng nế u không được chế biến hợp lý, khi bón có thể là nguồn lây la n sâu bệnh và cỏ dại ra đồng ruộng. Do vậy, chi phí lao động cho việc chế biến và bảo quản thường khá lớn.

2.4. Các phương pháp chế biến phân chuồng

2.4.1. Ủ nóng hay ủ xốp  Nguyên lý

Phân chuồng được ủ trong điều kiện hoàn toàn háo khí và vì vậy nhiệt độ trong

đống phân thường ở mức 60 – 70oC

 Phương thức tiến hà nh

Phân lấy từ trong chuồng gia súc ra được xếp thành đống và để phân phân giải

trong điều kiện háo khí. Nếu phân khô quá thì có thể tưới một ít nước để đảm bảo cho

ẩm độ đống phân ở mức thíc h hợp nhằm đảm bảo cho quá trình phân giả i được xảy ra thuận lợi.

Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp: + Phân chuồng có nhiều chất độn giàu chất xơ

+ Phân chuồng có chứa nhiều mầm bệnh, trứng sâu và hạt cỏ

+ Có sự đòi hởi cấp bách của thời vụ

 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp

+ Ưu điểm: phân phâ n giải nhanh, mầm bệnh, trứng sâu cũng như khả năng nảy mầm của hạt cỏ giảm vì vậy hạn chế được sự lâ y lan các nguồn nà y ra đồng ruộng.

+ Hạn chế: lượng đạm mất trong quá trình ủ là khá lớn Thời gian ủ: 1 – 2 tháng

2. 4.2. Ủ nguội hay ủ chặt  Nguyên lý

Phân chuồ ng được ủ trong điều kiện hoàn toàn yếm khí và vì vậy nhiệt độ trong

đống phân thường ở mức 15 – 30oC  Phương thức tiến hà nh

Phân lấy từ trong chuồng gia súc ra được xếp thành từng lớp rộng 1,5 – 3m, dày 0,3 – 0,4 m rồi né n chặt và tưới nước. Tùy theo số lượng phân mà có thể tăng chiều rộng

đống phân rồi tiếp tục xếp lớp khác với độ dày 0,3 – 0,4 m, tưới nước, nén chặt. Cứ

tiếp tục như thế cho đến khi đống phân có chiều cao 1,5 m. Không hạn chế chiều dài

đống phân. Sau đó dùng than bùn, đất hay rơm rạ phủ kín đống phân.

Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp:

+ Phân chuồng có nhiều c hất độn giàu c hất đạm hoặc ít khi lấy ra từ chuồng gia súc, chất độn chuồ ng được độn thêm hàng ngày

+ Phân chuồng ít chứa mầm bệnh, trứng sâu và hạt cỏ

+ Lượng phân dồi dào và cần dự trữ cho vụ sau  Ưu điểm và hạn chế của phương pháp

+ Ưu điểm: phân phân giải chậm nê n hạn chế được sự mất đạm + Hạn chế: Không hạn chế triệt để mầm bệnh, trứng sâu và hạt cỏ dại Thời gian ủ: 3 – 4 tháng

2.4.3. Ủ hỗn hợp  Nguyên lý

Thời gian đầu, phân chuồng được ủ trong điều kiện háo khí và sau và i ba ngày sẽ được nén chặt, tưới nước và vì vậy phân chuồng sẽ phân giải trong điều kiện yếm khí với nhiệt độ trong đống phân thường chỉở mức 15 – 30oC

 Phương thức tiến hà nh

Phân lấy từ trong chuồng gia súc ra được xếp thành đống không nén, cao 0,8 – 1 m. Sau 3 – 4 ngày, khi nhiệt độ lê n đến khoảng 60 – 70oC thì bắt đầu nén cẩn thận đống

phân, tưới đẫ m nước. Nhiệt độ trong đống phân lúc này hạ xuống mức 30 – 35oC. Cứ

tiếp tục như thế cho đến khi đống phân có chiều cao khoảng 2 m. Nén chặt, tưới nước và phủ đất hoặc bùn kín lên trên.

 Ưu điểm của phương pháp

Thời gian đầu phân phân giải trong điều kiện háo khí nên có thể tiêu diệt được mầm bệnh, trứng sâu hoặc làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ dại. Thời gian sau, phân phân giải trong điều kiện yếm khí, phân giải chậm nên hạn chế được sự mất đạm

Thời gian ủ: 2 – 3 tháng

2.5. Phân loại phân chuồng theo mức độ phân giải

Nói chung, chất lượng phân chuồng thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào thời gian cất trữ. Càng để lâu, chất hữu cơ càng giảm.

Tùy theo mức độ phân giải mà phân chuồng được chia ra làm các dạng sau: - Phân chuồng tươi. Chất độn còn giữ nguyên hình dạng và màu sắc. Dịch lọc

thường có màu xa nh hoặc vàng. 1 m3 khối phân chuồng dạng nà y thường cân nặng từ

600 – 700 kg

- Phân chuồng nửa hoai (nửa phân giải). Chất độn đã bắt đầu phân giải và

thường có mà u nâu đậm. Dịch lọc phân thường có màu đen. 1 m3 khối phân chuồng dạng này thường cân nặng từ 800 – 900 kg

- Phân chuồng hoai. Chất độn đã bị phâ n giải hoàn toàn. Cả đống phân là một khối màu đen. Dịch lọc phân không màu. 1 m3 khối phân chuồng dạng này thường cân nặng từ 950 – 1000 kg

2.6. Các biện pháp hạn chế sự suy giảm chất lượng phân chuồng trong quá trình ủ

Trong quá trình phâ n giải, khối lượng phân giả m đáng kể. Chất lượng phân tăng

hay giảm tùy thuộc vào phương thức bảo quản

Số liệu ở bảng 23 có thể thấy trong quá trình bảo quản p hân chuồng, lượng chất

dinh dưỡng bị mất đi là khá lớn, chất lượng của phân chuồng do vậy cũng sẽ giảm mạnh.

Bảng 23. Thành phần phân chuồng ở các mức độ phân giải khác nhau (%)

Mức độ phân giải

Chỉ tiêu Tươi Nửa hoai Hoai Mùn

N 0,52 0,60 0,66 0,73

P2O5 0,31 0,38 0,43 0,48

K2O 0,60 0,64 0,72 0,84

Mất so với khối lượng ban

đầu 0 15 - 30 khoảng 50 65 - 75

Nguồn. Vũ Hữu Yêm, 1995

Để góp phần nâ ng cao chất lượng phâ n chuồng, một số biện pháp sau đây có thể được áp dụng:

 Chất độn nên được phơi khô, chặt nhỏ để tăng khả năng hấp phụ của nguyên liệu này.  Trộn supe lân khi ủ với tỷ lệ 2 – 3 %

 Chọn phương pháp ủ phân chuồng hợp lý với đặc điểm của nguyên liệu độn (tỷ lệ

2.7. Phương pháp sử dụng phân chuồng

- Phân chuồng có thể sử dụng để bón lót cho cây trồng ngắn ngày. Với cây lâu

năm nên bón lót khí trồng và bón thúc định kỳ 2 – 3 nă m một lần.

- Lượng bón tùy thuộc vào loại cây trồng và tính chất đất có thể dao động từ 10 – 30 tấn/ha.

- Với ruộng nước , phân chuồng cần bón rải đều trên ruộng, với cây trồng cạn nên bón theo hàng, theo hốc.

- Phân chuồng hoai có thể ngâ m vào nước để hòa tan để đe m tưới cho cây trồng. - Bón phối hợp với phân khoáng sẽ đạt hiệu quả cao hơn là bón đơn độc.

- Độ sâu bón phụ thuộc vào thành phần cơ giới của đất, điều kiện khí hậu, đặc biệt là ẩm độ không khí và ẩm độ đất.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA HỌC PHÂN BÓN potx (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)