4.1. Các chất hữu cơ trong phân hữu cơ và tốc độ phân giải
Các chất hữu cơ trong phân hữu cơ có thể xếp theo các nhóm dưới đây theo tốc
độ phân giải chậm dần:
Đường, tinh bột, protein đơn giản Protein phức tạp
He mi xenlulo Xenlulo
Lignin, chất béo, chất sáp
4.2. Các quá trình phân giải chất hữu cơ
4.2.1. Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ có đạm
* Cơ chế tiến hành
Các hợp chất protein phức tạp bị thủy phân thành các amino axit đơn giản và axit hữu cơ:
R – CO – NH – CH2COOH + H2O RCOOH + CH2NH2COOH Các amino axit tiếp tục bị thủy phân và giải phóng NH3 Các amino axit tiếp tục bị thủy phân và giải phóng NH3
CH2NH2COOH + H2O NH3 + CH2OH – COOH * Các yếu tố ảnh hưởng
pH đất
Ẩm độ và nhiệt độ đất
Tỷ lệ C/N của cơ chất phân giải
Thà nh phần và số lượng của vi sinh vật phân giải
* Ý nghĩa của quá trình này đối với sự thu hút dinh dưỡng của cây trồng và hiệu quả sử
dụng các loại phân hữu cơ.
- Cung cấp đạm dễ tiêu cho cây.
- Chọn thời điể m bón, độ sâu bón và mức độ phân giải của phân thích hợp cho từng loại cây trồng và loại đất.
4.2.2. Quá trình phân giải các hợp chất hydratcacbon
* Cơ chế tiến hành
Trong điều kiện yếm khí
(C6H10O5)n + n H2O = n (3CH4 + 3CO2)
Trong điều kiện háo khí
(C6H10O5)n + n H2O + 6O2 = n(6CO2 + 6H2O) + Q Kcalo * Yếu tố ảnh hưởng
pH đất
Ẩm độ và nhiệt độ đất
Tỷ lệ C/N của cơ chất phân giải
Thà nh phần và số lượng của vi sinh vật phân giải
* Ý nghĩa của quá trình này đối với sự thu hút dinh dưỡng của cây trồng và hiệu quả sử
dụng các loại phân hữu cơ.
- Cung cấp đạm dễ tiêu cho cây.
- Cần chú ý đến tỷ lệ C/ N của phâ n hữu cơ khi bón vào đất
- Chọn thời điể m bón, độ sâu bón và mức độ phân giải của phân thích hợp cho từng loại cây trồng và loại đất.
4.2.3. Quá trình phân giải các hợp chất có chứa lưu huỳnh
* Cơ chế tiến hành
Trong đ iều kiện háo khí sẽ tạo thành các muối sulphat. Trong điều kiện yếm khí sẽ tạo thành SH2 hoặc CS2.
* Yếu tố ảnh hưởng
Chế độ khí trong đất
Thà nh phần và số lượng của vi sinh vật phân giải
* Ý nghĩa của quá trình này đối với sự thu hút dinh dưỡng của cây trồng và hiệu quả sử
dụng các loại phân hữu cơ.
- Trong điều kiện háo khí sẽ góp phần cung cấp lưu huỳnh cho cây - Trong điều kiện yếm khí sẽ gây độc cho cây
- Cần chú ý để lựa chọn phân hữu cơ cho các loại đất khác nha u
4.2.4. Quá trình phân giải các hợp chất có chứa lân
Trong đ iều kiện háo khí sẽ tạo thành các muối p hotphat. Trong đ iều kiện yếm khí sẽ tạo thành PH3.
* Yếu tố ảnh hưởng
Chế độ khí trong đất
Thà nh phần và số lượng của vi sinh vật phân giải
* Ý nghĩa của quá trình này đối với sự thu hút dinh dưỡng của cây trồng và hiệu quả sử
dụng các loại phân hữu cơ.
- Trong điều kiện háo khí sẽ góp phần cung cấp lân dễ tiêu cho cây - Trong điều kiện yế m khí là m tiêu hao lượng lân có trong đất - Cần chú ý để lựa chọn phân hữu cơ cho các loại đất khác nha u
4.3. Quá trình mùn hóa phân hữu cơ
Trong quá trình phân giải chất hữu cơ, có 2 loại hợp chất được hình thành. Một loại vốn là các hợp chất có trong cơ thể thực vật và dưới tác động của các phản ứng sinh hóa biến đổi một phần và trở nên k hó bị vi sinh vật phân giả i hơn. Một loại là sản phẩm của quá trình hoạt động của vi sinh vật như các polysaccarit và polyuronit rooif
được vi sinh vật giữ lại một phần. Hai loại hợp chất này liên kết với nhau tạo thành
nhâ n mùn, trên có đính các protein và các hợp chất hữu cơ khác có đạm thành một phức mùn bền vững (Vũ Hữu Yê m, 1995).
Tác động của phân hữu cơ thể hiện mạnh nhất là trong quá trình hình thành mùn
và được biểu hiện qua hệ số mùn hóa.
* Hệ số mùn hóa: là lượng mùn hình thành khi vùi một tấn nguyên liệu thô. Hệ số này phụ thuộc vào thà nh phần và bản chất của chất hữu cơ chứ không phụ thuộc vào điều kiện sinh thái. Các hợp chất chứa nhiều xenlulo hoặc các hợp chất đạm dễ thối rữa có hệ số mùn hóa thấp. Trái lại, các hợp chất giàu lignin có hệ số mùn hóa cao hơn.
Theo tác giả Vũ Hữu Yê m (1995) thì hệ số mùn hóa (theo chất khô) của một số
nguyên liệu hữu cơ được thể hiệ n như sau:
Phân chuồng hoai: 0,3 – 0,5
Phân chuồng nhiều rơm rác: 0,1 – 0,4 Phân ủ từ rác đô thị: 0,25
Rễ cây ngũ cốc: 0,15 Rễ cây phân xanh: 0,04 Thâ n lá phân xanh: 0,2 – 0,3
Bài 2. Phân hữu
cơ nguồn gốc động
vật