Biện pháp sử dụng hiệu quả phân kal

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA HỌC PHÂN BÓN potx (Trang 62 - 64)

2.1. Đặc điểm dinh dưỡng của cây trồng

Các loại cây trồng khác nhau có nhu cầu kali rất khác nha u. Ngay cảở một cây trồng, lượng kali cây cần cũng khác nha u ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Việc cung cấp đầy đủ và kịp thời kali cho cây trồng sẽ giúp cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh và do đó sẽ sử dụng lượng kali trong đất cũng như lượng kali bón bổ sung từ

phân bón hiệu quả hơn, do đó có tác dụng làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Cần ưu tiên bón kali cho các loại cây có un cầu kali cao như : mía, khoai tây, thuốc lá, hướng dương, cà phê… .

Tuy nhiên, rất cần thiết phải tính toán để lượng kali bón có thể đáp ứng đầy đủ

nhu cầu của cây mà không gây lãng phí. Nguyên nhâ n là khi bón nhiều kali hơn mức cần thiết của cây thì cây sẽ hút nhiều lên, mà số lượng kali vượt mức nhất định nào đó

thì nă ng suất cây trồng không tăng nữa.

 Tỷ lệ đạm : kali cũng rất cần thiết được chú ý khi xâ y dựng chế độ bón phân kali cho các loại cây trồng khác nhau.

 Đặc điểm hệ rễ cây trồng.

Do kali khi bón vào đất sẽ tác động với phức hệ hấp phụ của đất và ít di động trong

đất. Trên đất thịt nặng, giàu sét, hiện tượng này có thể là m cho cây trồng thu hút kali ít thuận lợi hơn so với các loại đất khác. Do đó, khi bón kali trên các loại đất này thì đặc

điểm hệ rễ cây trồng cần phải được lưu ý để xác định độ sâu bón phù hợp, giúp cây có thể hút kali một cách triệt để hơn.

Đối với cây có rễ ăn lên thì có thể cần bổ sung thê m một lần kali vào lúa rễ phát triển mạnh trên bề mặt: cuối thời kỳ đẻ nhánh của lúa.

Sự hiện diện của Cl- trong KCl có khả năng ức chế phát triển một số loại bệnh

như bệnh thối lõi và bẹ ngô vì vậy rất thích hợp để bón cho cây trồng này.

K2SO4 rất thích hợp để bón cho khoai tây vì có khả năng là m tăng năng suất tinh bột và bón cho thuốc lá hơn KCl vì khi sử dụng KCl cho thuốc lá sẽ là m giảm khả năng

cháy của lá.

2.2. Đặc điểm đất đai

 Dạng khoáng trong đất và thành phần cơ giới đất

Các loại đất giàu các khoáng như iliit và monmor iolit, có thành phần cơ giới nặng có khả năng cố định kali cao do vậy rửa trôi kali trên đất này không phải là vấn đề

nghiê m trọng. Trên đất này, có thể bón kali với lượng khá và giảm số lần bón. Trên đất

đất cát giàu kaolinit, sự rửa trôi kali trong đất xảy ra mạnh. Vì vậy, phương pháp và

thời gian bón kali trên các loại đất này có ảnh hưởng đặc biệt lớn đến hiệu quả sử dụng phân kali cũng như hiệu quả sử dụng kali trong đất của các loại cây trồng khác nha u.

Để hạn chế hiện tượng rửa trôi kali trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, phân kali nên chia là m nhiều lần để bón.

 pH đất

Các loại phân kali đều là phân sinh lý chua, khi bón vào đất, đặc biệt là đất chua,

tính đệm thấp có thể là m cho pH đất giả m đột ngột và ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy, khi bón kali trên đất chua thì nhất thiết đất phải được bón vôi cải tạo trước.

 Tình trạng kali trong đất

Cần đảm bảo cho đất có đủ dự trữ để huy động, không nên để cho đất nghèo kali quá rồi mới bón.

Ở đất có hà m lượng kali trao đổi cao (lớn hơn hoặc bằng 0,3 %), hàng nă m cần bón một lượng phân duy trì bằng hoặc lớn hơn một ít so với lượng kali bị lấy đi.

Ở đất có hàm lượng kali trao đổi thấp thì bón một lượng phân cải tạo chia ra trong nhiề u nă m.

2.3. Phương pháp bón

- Các loại phân kali có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc.

- Để tránh kali bị giữ lại trên mặt đất, phân kali cần được vùi sâu vào đất. Nếu bón trên mặt thì phải bừa kỹ để phân được trộn đều vào đất. Cần chú ý để cho phân

được phân phối đều trong đất vì kali khuyếch tán chậm theo cả chiều sâu cũng như

sang 2 bên.

K + đối kháng với Bo, Mg và làm rửa trôi các nguyên tố này trong đất. Vì vậy khi bón kali liên tục thì phải chú ý bồi dưỡng Mg và Bo cho đất.

- Trong rơm rạ cây ngũ cốc và phân chuồng rất giàu kali, mà kali trong rơm rạ

và phân chuồ ng đều dễ tiê u không kém kali trong phân hóa học. Do đó, trong trường hợp đất có vùi rơm rạ hoặc bón phân chuồng với lượng lớn thì có thể giả m lượng kali bón.

- Trên đất có thành phầ n cơ giới nặng, giàu sét, cần xác định độ sâu bón phân kali phù hợp, tùy thuộc vào đặc điểm phát triển của hệ rễ cây trồng trên đất đó.

- Không nên bón kali một lần vào đầu chu kỳ luân canh cho cả chu kỳ. Bón kali với lượng lớn một lúc là không có lợi, nhất là trên các loại đất có độ no bazơ thấp và thiếu ma giê.

CHỦ ĐỀ 5

PHÂN TRUNG LƯỢNG, VI LƯỢNG Bài 1. Phân trung lượng Bài 1. Phân trung lượng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KHOA HỌC PHÂN BÓN potx (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)